Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên Cứu Đa Dạng Thành Phần Loài Bò Sát Lưỡng Cư Tại Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên Bắc Hướng Hóa Tỉnh Quảng Trị
PREMIUM
Số trang
129
Kích thước
10.2 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1554

Nghiên Cứu Đa Dạng Thành Phần Loài Bò Sát Lưỡng Cư Tại Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên Bắc Hướng Hóa Tỉnh Quảng Trị

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

KHOA QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG VÀ MÔI TRƢỜNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG THÀNH PHẦN LOÀI BÒ SÁT, LƢỠNG CƢ

TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN BẮC HƢỚNG HÓA

TỈNH QUẢNG TRỊ

NGÀNH : QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG

MÃ SỐ : 7620211

Giáo viên hướng dẫn : Ths. Giang Trọng Toàn

Sinh viên thực hiện : Đỗ Thị Thu Huyền

Mã sinh viên : 1653010141

Lớp : 61A - QLTNR

Khóa học : 2016 – 2020

Hà Nội, 2020

i

LỜI CẢM ƠN

Để củng cố kiến thức đã học trên trƣờng lớp, nâng cao kỹ năng xử lý

ngoài thực địa, đồng thời có thể đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của sinh

viên khi ra trƣờng, đƣợc sự nhất trí của Trƣờng Đại học Lâm Nghiệp, Khoa

Quản lý Tài nguyên rừng và Môi trƣờng, Bộ môn Động vật rừng, cũng nhƣ sự

nhất trí của thầy giáo Ths. Giang Trọng Toàn đã cho phép tôi thực hiện khóa

luận tốt nghiệp với tên đề tài là: “Nghiên cứu đa dạng thành phần loài bò sát,

lưỡng cư tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị”.

Để hoàn thành khoá luận này trƣớc hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc

tới thầy giáo Ths. Giang Trọng Toàn đã tận tình giúp đỡ truyền đạt những kiến

thức và trực tiếp hƣớng dẫn từ định hƣớng nghiên cứu, xây dựng đề cƣơng và

hoàn thiện bản Khóa luận.

Tôi xin cảm ơn gia đình, ngƣời thân và bạn bè đã ủng hộ tôi cả về vật chất

và tinh thần trong suốt thời gian học tập tại trƣờng Đại học Lâm nghiệp và thực

hiện khóa luận.

Mặc dù bản thân tôi đã nỗ lực và cố gắng nhƣng do năng lực còn hạn chế

và thời gian nghiên cứu ngắn nên khóa luận không thể tránh khỏi những thiếu

sót. Tôi kính mong nhận đƣợc sự góp ý của các thầy, cô giáo; sự đóng góp ý

kiến của bạn đọc để khóa luận đƣợc hoàn thiện hơn.

Tôi xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, 30 tháng 6 năm 2020

Sinh viên

Đỗ Thị Thu Huyền

ii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Từ và cụm từ viết tắt Viết đầy đủ

IUCN Sách đỏ thế giới

KBT Khu bảo tồn

KBTTN Khu bảo tồn thiên nhiên

MV Mẫu vật

PV Phỏng vấn

QS Quan sát

SC Sinh cảnh

SĐVN Sách đỏ Việt Nam

TT Thứ tự

TL Tài liệu

UBND Ủy ban nhân dân

iii

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ ......................................................................................................... 1

PHẦN I TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................................. 35

1.1. Lƣợc sử nghiên cứu về bò sát, lƣỡng cƣ tại Việt Nam ..................................... 35

1.2. Các nghiên cứu bò sát, lƣỡng cƣ tại KBTTN Bắc Hƣớng Hóa......................... 36

PHẦN II................................................................................................................. 41

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU ............ 41

2.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................................... 41

2.1.1. Vị trí và ranh giới ......................................................................................... 41

2.1.2. Địa hình, địa mạo ......................................................................................... 41

2.1.3. Khí hậu, thủy văn ......................................................................................... 42

2.1.4. Địa chất, đất đai............................................................................................ 42

2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội................................................................................. 42

2.2.1. Dân số, nguồn nhân lực ................................................................................ 42

2.2.2. Hiện trạng sản xuất....................................................................................... 42

2.2.3. Hệ thống hạ tầng thiết yếu ............................................................................ 43

2.2.4. Giáo dục và y tế............................................................................................ 44

2.3. Thuận lợi và khó khăn trong công tác quản lý bảo vệ rừng.............................. 44

2.3.1. Thuận lợi...................................................................................................... 44

2.3.2. Khó khăn...................................................................................................... 44

PHẦN III ............................................................................................................... 46

MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI .................................................................. 46

NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................ 46

3.1. Mục tiêu .......................................................................................................... 46

3.1.1. Mục tiêu chung............................................................................................. 46

3.1.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................................. 46

3.2. Đối tƣợng nghiên cứu...................................................................................... 46

3.3. Phạm vi nghiên cứu......................................................................................... 46

3.4. Nội dung nghiên cứu ....................................................................................... 46

3.5. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................. 47

3.5.1. Phƣơng pháp kế thừa tài liệu ........................................................................ 47

3.5.2. Phƣơng pháp phỏng vấn ............................................................................... 47

iv

3.5.3. Phƣơng pháp điều tra theo tuyến................................................................... 48

3.5.4. Xử lý và phân tích mẫu vật........................................................................... 51

3.5.5. Phƣơng pháp xử lý số liệu ............................................................................ 51

3.5.5.1. Phƣơng pháp xác định thành phần loài bò sát, lƣỡng cƣ ............................ 51

3.5.5.2. Phƣơng pháp xác định giá trị bảo tồn bò sát, lƣỡng cƣ............................... 52

3.5.5.3. Phƣơng pháp đánh giá các mối đe dọa đến các loài bò sát, lƣỡng cƣ tại

khu vực nghiên cứu ................................................................................................ 52

PHẦN IV ............................................................................................................... 54

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN....................................................... 54

4.1. Thành phần loài bò sát, lƣỡng cƣ Khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hƣớng Hóa .... 54

4.1.1. Nguồn thông tin ghi nhận ............................................................................. 58

4.1.2. Các ghi nhận bò sát, lƣỡng cƣ bổ sung tại KBTTN Bắc Hƣớng Hóa ............ 60

4.1.3.1. Mức độ đa dạng bò sát, lƣỡng cƣ của KBT Bắc Hƣớng Hóa so với cả

nƣớc ....................................................................................................................... 65

4.1.3.2. Mức độ đa dạng giữa các họ bò sát............................................................ 65

4.1.3.3. Mức độ đa dạng giữa các họ lƣỡng cƣ ....................................................... 66

4.2. Giá trị bảo tồn bò sát, lƣỡng cƣ Khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hƣớng Hóa....... 67

4.3. Phân bố của các loài bò sát, lƣỡng cƣ tại khu vực nghiên cứu ......................... 70

4.3.1. Vị trí phân bố bò sát, lƣỡng cƣ đƣợc ghi nhận trong đợt điều tra .................. 70

4.3.2. Phân bố bò sát, lƣỡng cƣ theo sinh cảnh sống............................................... 48

Các dạng sinh cảnh chủ yếu tại KBTTN Bắc Hƣớng Hóa ...................................... 48

4.4. Các mối đe dọa và đề xuất các giải pháp bảo tồn bò sát, lƣỡng cƣ tại Khu

bảo tồn thiên nhiên Bắc Hƣớng Hóa....................................................................... 53

4.4.1. Các mối đe dọa tới bò sát, lƣỡng cƣ tại KBTTN Bắc Hƣớng Hóa................. 53

4.4.1.1. Tình trạng săn bắt bò sát, lƣỡng cƣ ............................................................ 53

4.4.1.2. Các hoạt động phá hủy sinh cảnh sống ...................................................... 54

4.4.1.3. Đánh giá các mối đe dọa............................................................................ 56

4.4.2. Đề xuất các biện pháp nhằm quản lý, bảo tồn các loài bò sát, lƣỡng cƣ tại

Khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hƣớng Hóa ............................................................... 57

KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KHUYẾN NGHỊ ............................................................. 59

v

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: Danh sách các loài bò sát, lƣỡng cƣ quý hiếm tại KBTTN Bắc Hƣớng

Hóa theo kết quả khảo sát thành lập Khu bảo tồn năm 2006................................... 37

Bảng 1.2: Thành phần các loài bò sát, lƣỡng cƣ tại KBTTN Bắc Hƣớng Hóa

theo tổ chức Indo – Myanmar Conservation năm 2016........................................... 38

Bảng 3.1: Phiếu thông tin các loài bò sát, lƣỡng cƣ đƣợc ghi nhận qua phỏng

vấn ......................................................................................................................... 48

Bảng 3.2: Mẫu phiếu điều tra bò sát, lƣỡng cƣ theo tuyếnError! Bookmark not defined.

Bảng 3.3: Mẫu phiếu ghi chép các mối đe dọa đến các loài bò sát, lƣỡng cƣ.......... 51

Bảng 3.4: Mẫu phiếu danh sách các loài bò sát, lƣỡng cƣ tại KBTTN Bắc Hƣớng

Hóa ........................................................................................................................ 51

Bảng 3.5: Mẫu phiếu đánh giá giá trị bảo tồn các loài bò sát, lƣỡng cƣ .................. 52

Bảng 3.6: Mẫu phiếu đánh giá các mối đe dọa ....................................................... 53

Bảng 4.1: Tổng hợp thành phần loài bò sát, lƣỡng cƣ KBTTN Bắc Hƣớng Hóa..... 54

Bảng 4.2 : Danh sách các loài bò sát, lƣỡng cƣ KBTTN Bắc Hƣớng Hóa

Bảng 4.3: Danh sách các loài bò sát, lƣỡng cƣ bổ sung cho KBTTN Bắc Hƣớng

Hóa ........................................................................................................................ 60

Bảng 4.4: Danh sách các loài bò sát, lƣỡng cƣ bổ sung cho huyện Hƣớng Hóa và

tỉnh Quảng Trị so với tài liệu của Sang et al., (2009).............................................. 62

Bảng 4.5: Mức độ đa dạng về thành phần bò sát, lƣỡng cƣcủa KBTTN Bắc

Hƣớng Hóa so với toàn quốc .................................................................................. 65

Bảng 4.6: Thành phần các loài bò sát, lƣỡng cƣ quý hiếm KBT Bắc Hƣớng Hóa... 67

Bảng 4.7 : Phân bố loài bò sát, lƣỡng cƣ theo sinh cảnh......................................... 50

Bảng 4.8: Tổng hợp các mối đe dọa đến bò sát, lƣỡng cƣ tại KBT Bắc Hƣớng

Hóa ........................................................................................................................ 56

vi

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 3.1: Bản đồ tuyến điều tra bò sát, lƣỡng cƣ tại khu vực nghiên cứu ............... 50

Hình 4.1: Tổng hợp nguồn thông tin ghi nhận loài bò sát, lƣỡng cƣ KBTTN Bắc

Hƣớng Hóa………………………………. ............................................................. 58

Hình 4.4: Bản đồ phân bố các loài bò sát, lƣỡng cƣ đƣợc ghi nhận trong đợt điều

tra tại KBTTN Bắc Hƣớng Hóa………… .............................................................. 47

Hình 4.5: Biểu đồ ghi nhận bò sát, lƣỡng cƣ theo các tuyến điều tra ...................... 47

Hình 4.6: Biểu đồ biểu diễn khả năng bắt gặp bò sát, lƣỡng cƣ theo số tuyến

điều tra………………………………… ................................................................ 48

Hình 4.11: Biểu đồ biểu diễn phân bố số loài bò sát, lƣỡng cƣ theo sinh cảnh

sống……………………………………. ................................................................ 52

Hình 4.12: Bẫy rùa đƣợc phát hiện tại xã Hƣớng Lập............................................. 53

Hình 4.13: Ngƣời dân bắt Ếch cây mép trắng làm thực phẩm................................. 53

Hình 4.14: Điểm ghi nhận khai thác gỗ tại xã Hƣớng lập ....................................... 55

Hình 4.15: Đƣờng mòn tạo ra gây chia cắt sinh cảnh tại xã Hƣớng Lập ................. 56

1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Bò sát, lƣỡng cƣ là thành phần quan trọng của hệ sinh thái tự nhiên. Hiện

nay, tổng số các loài bò sát đƣợc biết đến ở nƣớc ta trên 400 loài và trên 200 loài

lƣỡng cƣ; con số này lớn hơn rất nhiều so với tài liệu cập nhật về Danh lục bò

sát, lƣỡng cƣ Việt Nam của Sang et al., (2009) với 368 loài bò sát và 177 loài

lƣỡng cƣ. Các loài bò sát, lƣỡng cƣ là nguồn tài nguyên động vật có giá trị cao

và có vai trò quan trọng đối với cuộc sống của con ngƣời.

Nguồn tài nguyên động vật rừng nói chung và nguồn tài nguyên bò sát,

lƣỡng cƣ nói riêng đang bị suy giảm mạnh. Nhiều loài bò sát, lƣỡng cƣ đang

đứng trƣớc nguy cơ tuyệt chủng. Nguyên nhân chủ yếu là do khai thác sử dụng

rừng không hợp lý, nạn săn bắt vì mục đích thƣơng mại… đã làm nguồn tài

nguyên rừng ở nƣớc ta bị suy giảm nghiêm trọng cả về diện tích, số lƣợng và

chất lƣợng. Số lƣợng các loài bò sát và lƣỡng cƣ có tên trong Sách đỏ Việt Nam

2007 (Bộ Khoa học và Công nghệ, 2007) là 40 và 14 loài đang có nguy cơ bị

tuyệt chủng, cần đƣợc tiên bảo tồn. Trƣớc thực tiễn trên, việc bảo vệ nguồn tài

nguyên bò sát, lƣơng cƣ trở nên quan trọng và có ý nghĩa thực tế để duy trì tính

đa dạng sinh học cũng nhƣ bảo vệ sự cân bằng của hệ sinh thái.

Nằm trong hệ thống rừng đặc dụng của Việt Nam, Khu bảo tồn thiên

nhiên (KBTTN) Bắc Hƣớng Hóa đƣợc thành lập năm 2007 nhằm bảo tồn tính đa

dạng sinh học cao và độc đáo, đặc trƣng cho khu vực Nam Trung Bộ. Khu

BTTN Bắc Hƣớng Hóa là nơi sinh sống của nhiều loài động thực vật có giá trị

bảo tồn quốc tế: Sao la (Pseudoryx nghetinhensis), Bò tót (Bos gaurus), Mang

lớn (Muntiacus vuquangensis), Voọc hà tĩnh (Trachypithecus hatinhensis), Thỏ

vằn (Nesolagus timinsi), Gà Lôi lam mào trắng (Lophura edwardsi), Trĩ sao

(Rheinardia ocellata), Hồng Hoàng (Buceros bicornis), Niệc nâu (Anorrhinus

tickelli), Gà so trung bộ (Arborophila merlini)..v.v..và nhiều loài phân bố hẹp

khác. Từ khi thành lập đến nay, các nghiên cứu về tài nguyên động thực vật của

Khu bảo tồn còn rất hạn chế. Khu hệ thực vật, khu hệ thú, khu hệ chim đã đƣợc

điều tra cơ bản, trong khi đó khu hệ bò sát, lƣỡng cƣ hiện chỉ có điều tra sơ bộ

2

của Đặng Ngọc Cần (2004), Nguyễn Đức Tiến và Lê Trọng Trải (2005) và

nghiên cứu của tổ chức Indo – Myanmar (2016). Tuy nhiên, thời gian của các

cuộc điều tra ngắn, phạm vi điều tra hẹp nên cơ sở dữ liệu còn hạn chế. Do đó,

việc thực hiện điều tra tỉ mỉ về khu hệ bò sát, ếch nhái tại Khu bảo tồn thiên

nhiên Bắc Hƣớng Hóa là cần thiết nhằm xây dựng bộ dữ liệu đầy đủ, cập nhật và

tin cậy.

Xuất phát từ những điều trên, tôi đã tiến hành hành thực hiện đề tài

"Nghiên cứu đa dạng thành phần loài bò sát, lưỡng cư tại Khu Bảo tồn thiên

nhiên Bắc Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị". Mục đích của nghiên cứu này nhằm

cập nhật mức đa dạng về thành phần loài bò sát, lƣỡng cƣ góp phần bảo tồn đa

dạng sinh học tại Khu Bảo tồn Thiên nhiên Bắc Hƣớng Hóa.

35

PHẦN I

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Lƣợc sử nghiên cứu về bò sát, lƣỡng cƣ tại Việt Nam

Các nghiên cứu về phân loài bò sát, lƣỡng cƣ ở Việt Nam phát triển mạnh

sau năm 1975. Dƣới đây là một số nghiên cứu tiêu biểu về phân loài:

Từ năm 1978-1982, Đào Văn Tiến đã xây dựng khóa định loại các loài bò

sát, lƣỡng cƣ ở Việt Nam trên nguyên tắc “phân chia đối lập”. Khóa định loại

đƣợc xây dựng căn cứ vào mẫu vật thu đƣợc tại vùng miền trong cả nƣớc và

chia thành các nhóm riêng biệt: Khóa định loại rùa và cá sấu; Khóa định loại

thằn lằn; Khóa định loại rắn. Theo đó, Đào Văn Tiến đã tổng hợp đƣợc 223 loài

bò sát ở Việt Nam (Đào Văn Tiến, 1978, 1979, 1983).

Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc và Nguyễn Quảng Trƣờng đã có nhiều

đóng góp cho việc xây dựng Danh lục bò sát, lƣỡng cƣ Việt Nam. Từ kết quả

tổng hợp nghiên cứu của nhiều nhà khoa học trong nƣớc và nƣớc ngoài tại tất cả

các vùng miền trên lãnh thổ Việt nam, các tác giả trên đã xây dựng Danh lục bò

sát, lƣỡng cƣ Việt Nam năm 1996, 2005 và năm 2009:

Năm 1996, Nguyễn Văn Sáng và Hồ Thu Cúc đã xây dựng Danh lục bò

sát, lƣỡng cƣ Việt Nam với 258 loài bò sát thuộc 23 họ, 3 bộ và 82 loài lƣỡng cƣ

thuộc 9 họ, 3 bộ.

Từ năm 1997 đến 2003, rất nhiều nghiên cứu lớn nhỏ về bò sát, lƣỡng cƣ

đƣợc thực hiện khắp cả nƣớc, chẳng hạn: Nguyễn Quảng Trƣờng và Hồ Thu

Cúc (1997 – 2003) nghiên cứu tại khu vực Đông Bắc Việt Nam trên 11 tỉnh đã

phát hiện ra 3 giống mới và 79 loài mới và phân loài mới cho khoa học. Ngoài ra

có ít nhất 90 loài lần đầu tiên đƣợc nghi nhận ở Việt Nam trong gian đoạn này.

Năm 2000, Nguyễn Quảng Trƣờng đã nghiên cứu bò sát, lƣỡng cƣ tại một

số khu vực Bắc Trƣờng Sơn. Kết quả điều tra đã thu thập đƣợc hơn 750 mẫu,

qua phân tích và thống kê, bƣớc đầu xác định đƣợc 62 loài thuộc 17 họ, 3 bộ.

Trong số đó, lớp bò sát có 34 loài, 12 họ, 2 bộ và lớp lƣỡng cƣ đƣợc ghi nhận

28 loài, 5 họ, 1 bộ.

36

Năm 2002, Nguyễn Quảng Trƣờng đã khảo sát thành phần loài bò sát,

lƣỡng cƣ của khu vực rừng sản xuất Klomplong, tỉnh Kom Tum và lập đƣợc

danh sách gồm 20 loài bò sát và 26 loài lƣỡng cƣ.

Năm 2005, Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc đã cập nhật “Danh lục bò sát

lưỡng cư Việt Nam” với 396 loài bò sát thuộc 24 họ, 3 bộ và 162 loài lƣỡng cƣ

thuộc 10 họ, 3 bộ. Bản danh lục đƣợc cập nhật do có nhiều phát hiện mới từ năm

1996 đến 2005. So với danh lục đƣợc xây dựng năm 1996, bản Danh lục này đã

bổ sung thêm 38 loài bò sát và 80 loài ếch nhái. Tuy nhiên số bộ và số họ bò sát,

lƣỡng cƣ không thay đổi. Ngoài ra bản Danh lục không đề cập đến tình trạng

của loài ngoài tự nhiên, nơi lƣu trữ mẫu vật nhƣng giá trị của loài đƣợc trình bày

khá chi tiết.

Năm 2009, Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc và Nguyễn Quảng Trƣờng

tổng hợp các kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học tại các vùng miền trong

cả nƣớc đã xây dựng danh lục các loài bò sát và lƣỡng cƣ Việt Nam trong cuốn

sách “Herpetofauna of Vietnam”. Trong bản danh lục, 368 loài bò sát thuộc 24

họ, 3 bộ và 177 loài lƣỡng cƣ thuộc 10 họ, 3 bộ đã đƣợc thống kê và xác định

vùng phát hiện.

Kể từ năm 2009 đến nay, nhiều nghiên cứu khác nhau về thành phần các

loài bò sát, lƣỡng cƣ đƣợc thực hiện ở các vùng miền trong cả nƣớc. Số loài mới

tại Việt Nam không ngừng đƣợc tăng lên nhƣng đến nay chƣa có tài liệu nào cập

nhật về thành phần các loài bò sát, lƣỡng cƣ ở Việt Nam. Do vậy, trong nghiên

cứu này sử dụng hệ thống phân loại, tên phổ thông và tên khoa học các loài bò

sát, lƣỡng cƣ trong cuốn sách “Herpetofauna of Vietnam” của Sang et al., (2009)

vì đây là tài liệu cập nhật và chi tiết hơn cả.

1.2. Các nghiên cứu bò sát, lƣỡng cƣ tại KBTTN Bắc Hƣớng Hóa

Đến nay, các nghiên cứu về bò sát, lƣỡng cƣ tại KBTTN Bắc Hƣớng Hóa

rất hạn chế. Danh mục các loài bò sát, lƣỡng cƣ của KBTTN Bắc Hƣớng Hóa

chƣa đƣợc cập nhật và đầy đủ.

Theo kết quả nghiên cứu dự án thành lập KBTTN Bắc Hƣớng Hóa (2006)

đƣợc thực hiện bởi Đặng Ngọc Cần (2004), Nguyễn Đức Tiến và Lê Trọng Trải

37

(2005) đã ghi nhận đƣợc 61 loài bò sát và lƣỡng cƣ tại KBTTN Bắc Hƣớng Hóa.

Trong đó, lớp lƣỡng cƣ có 30 loài thuộc 5 họ và 1 bộ; lớp bò sát có 31 loài thuộc

8 họ và 2 bộ. Trong số các loài đƣợc ghi nhận có 5 loài bị đe dọa trên phạm vi

toàn cầu và 11 loài bị đe dọa tuyệt chủng ở cấp quốc gia, điển hình: Rùa hộp ba

vạch (Cuora trifasciata), Hổ mang chúa (Ophiophagus hannah) (bảng 1.1).

Bảng 1.1: Danh sách các loài bò sát, lƣỡng cƣ quý hiếm tại KBTTN Bắc Hƣớng

Hóa theo kết quả khảo sát thành lập Khu bảo tồn năm 2006

TT Tên phổ thông Tên khoa học

SĐVN

2007

IUCN

2020

1 Cóc chân bè trung bộ Brachytarsophrys intermedia VU

2 Ếch cây chân đen Rhacophorus nigropalmatus EN

3 Tắc kè Gekko gecko VU

4 Rồng đất Physignathus cocincinus VU VU

5 Kỳ đà hoa Varanus salvator EN

6 Trăn đất Python molurus CR VU

7 Rắn ráo trâu Pytas mucosus EN

8 Rắn cạp nong Bungarus fasciatus EN

9 Rắn hổ mang Naja naja EN

10 Rắn hổ mang chúa Ophiophagus hannah CR VU

11 Rùa hộp trán vàng Cuora galbinifrons EN CR

12 Rùa hộp ba vạch Cuora trifasciata CR CR

13 Rùa sa nhân Pyxhidea mohotti EN

14 Rùa bốn mắt Sacalia quadriocellata EN

(Nguồn: Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị, 2006)

Tuy nhiên, bảng danh sách chi tiết các loài bò sát, lƣỡng cƣ tại KBTTN

Bắc Hƣớng Hóa chƣa đầy đủ. Tên gọi của các loài và tình trạng của chúng có

nhiều thay đổi so với các tài liệu cập nhật hiện nay (Sang et al., 2009):

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!