Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu đa dạng cây thuốc ở làng Khua Sung, huyện Nặm Thà, tỉnh Luông Nặm Thà, Nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
PREMIUM
Số trang
137
Kích thước
4.1 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
835

Nghiên cứu đa dạng cây thuốc ở làng Khua Sung, huyện Nặm Thà, tỉnh Luông Nặm Thà, Nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

Bounnam XANGYAORN

NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG CÂY THUỐC LÀNG KHUA SUNG,

HUYỆN NẶM THÀ, TỈNH LUÔNG NẶM THÀ,

NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

THÁI NGUYÊN - 2018

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

Bounnam XANGYAORN

NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG CÂY THUỐC LÀNG KHUA SUNG,

HUYỆN NẶM THÀ, TỈNH LUÔNG NẶM THÀ,

NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

Ngành: Sinh thái học

Mã số: 8.42.01.20

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. SỸ DANH THƯỜNG

THÁI NGUYÊN - 2018

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,

kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực. Nếu sai, tôi xin hoàn toàn chịu

trách nhiệm.

Tác giả

Bounnam XANGYAORN

ii

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Sinh

thái học tại khoa Sinh học Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên, tôi đã nhận

được sự ủng hộ, giúp đỡ của các thầy cô giáo, các đồng nghiệp, bạn bè và gia đình.

Trước tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến PGS.TS. Sỹ Danh Thường -

người thầy đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm quý báu để

tôi có thể hoàn thành luận văn này.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các thầy cô giáo khoa Sinh học, Phòng

Đào tạo (bộ phận Sau Đại học) trường đại học sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã nhiệt

tình giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường.

Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn các Ông lang, Bà mế người dân tộc Khamu ở

khu vực nghiên cứu. Qua đây tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Sở Nông - Lâm

nghiệp của tỉnh Luông Nặm Thà đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian đi thu mẫu.

Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới toàn thể gia đình, bạn bè và đồng

nghiệp đã luôn cổ vũ, động viên tôi trong suốt thời gian qua.

Trong quá trình thực hiện luận văn do còn nhiều hạn chế về mặt thời gian, kinh

phí cũng như trình độ chuyên môn nên không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong

nhận được những ý kiến quý báu của các thầy cô giáo, các nhà khoa học, cùng bạn bè,

đồng nghiệp.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, ngày …. tháng 06 năm 2018

Tác giả luận văn

Bounnam XANGYAORN

iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... i

LỜI CẢM ƠN............................................................................................................... ii

MỤC LỤC ...................................................................................................................iii

CÁC TỪ VIẾT TẮT.................................................................................................... iv

DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................... v

DANH MỤC CÁC HÌNH............................................................................................ vi

MỞ ĐẦU...................................................................................................................... 1

1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................... 1

2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.................................................................. 2

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................................ 3

1.1. Những nghiên cứu về thảm thực vật và hệ thực vật .............................................. 3

1.1.1. Những nghiên cứu về thảm thực vật................................................................... 3

1.1.2. Những nghiên cứu về hệ thực vật....................................................................... 5

1.2. Những nghiên cứu về cây thuốc và vị thuốc trên thế giới, Việt Nam và Lào................. 6

1.2.1. Những nghiên cứu về cây thuốc và vị thuốc trên thế giới.................................. 6

1.2.2. Những nghiên cứu về cây thuốc và vị thuốc ở Việt Nam và Lào....................... 9

1.3. Những nghiên cứu về các loài thực vật làm thuốc quý hiếm có nguy cơ

tuyệt chủng...................................................................................................... 13

1.4. Những nghiên cứu về thảm thực vật, đa dạng thực vật và các loài thực vật làm

thuốc ở tỉnh Luông Nặm Thà và khu vực nghiên cứu ..................................... 14

Chương 2: MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU .......................................................................................................... 15

2.1. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................ 15

2.2. Đối tượng và địa điểm nghiên cứu ...................................................................... 15

2.3. Nội dung nghiên cứu............................................................................................ 15

2.4. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 15

2.4.1. Phương pháp điều tra theo tuyến và ô tiêu chuẩn (OTC)................................. 15

2.4.2. Phương pháp thu mẫu thực vật ......................................................................... 16

2.4.3. Phương pháp phân tích mẫu vật ....................................................................... 16

iv

2.4.4. Phương pháp điều tra trong nhân dân............................................................... 17

2.4.5. Phương pháp nghiên cứu hoạt tính kháng khuẩn ............................................. 17

Chương 3: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC

NGHIÊN CỨU .......................................................................................................... 20

3.1. Điều kiện tự nhiên................................................................................................ 20

3.1.1. Vị trí địa lý........................................................................................................ 20

3.1.2. Địa hình............................................................................................................. 20

3.1.3. Địa chất, thổ nhưỡng......................................................................................... 21

3.1.4. Khí hậu, thủy văn.............................................................................................. 21

3.2. Điều kiện kinh tế, xã hội...................................................................................... 22

3.2.1. Điều kiện kinh tế............................................................................................... 22

3.2.2. Điều kiện xã hội................................................................................................ 22

Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.................................... 23

4.1. Đa dạng các bậc taxon thực vật làm thuốc ở KVNC........................................... 23

4.1.1. Đa dạng ở mức độ ngành.................................................................................. 23

4.1.2. Đa dạng ở mức độ họ........................................................................................ 26

4.1.3. Đa dạng ở mức độ chi....................................................................................... 27

4.2. Đa dạng của các loài cây thuốc trong các kiểu thảm thực vật............................. 29

4.2.1. Đa dạng của các loài cây thuốc trong thảm cỏ ................................................. 32

4.2.2. Đa dạng của các loài cây thuốc trong thảm cây bụi ......................................... 33

4.2.3. Đa dạng của các loài cây thuốc trong rừng thứ sinh......................................... 34

4.2.4. Đa dạng của các loài cây thuốc trong rừng nguyên sinh bị tác động...................... 35

4.3. Đa dạng thành phần dạng sống của các loài cây thuốc ....................................... 36

4.4. Đa dạng các bộ phận làm thuốc........................................................................... 38

4.5.Tình hình sử dụng cây thuốc ở địa phương và một số bài thuốc thu thập được ....... 41

4.6. Danh sách các loài cây thuốc quý hiếm ở khu vực nghiên cứu........................... 44

4.7. Đặc điểm hình thái và hoạt tính kháng khuẩn của cây Thanh ngâm (Picria

fel-terrae)........................................................................................................... 45

4.7.1. Đặc điểm hình thái của cây Thanh ngâm (Picria fel-terrae)............................ 45

4.7.2. Hoạt tính kháng khuẩn của cây Thanh ngâm (Picria fel-terrae)...................... 46

v

KÊT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................................. 52

1. Kết luận................................................................................................................... 52

2. Kiến nghị................................................................................................................. 53

TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................ 54

PHỤ LỤC.......................................................................................................................

iv

CÁC TỪ VIẾT TẮT

Viết tắt Viết đầy đủ

B Dạng thân bụi

DL Dạng dây leo

DLĐVN Danh lục đỏ Việt Nam

DMS Dimethyl Sulfoxide

EN Nguy cấp

G Dạng thân gỗ

KVNC Khu vực nghiên cứu

NXB Nhà xuất bản

ODB Ô dạng bản

OTC Ô tiêu chuẩn

RNS Rừng nguyên sinh bị tác động

RTS Rừng thứ sinh

SĐVN Sách đỏ Việt Nam

TC Thảm cỏ

TCB Thảm cây bụi

Th Dạng thân thảo

UNESCO Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên Hợp quốc

VU Sẽ nguy cấp

v

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Thành phần môi trường LB trong 1 lít nước cất................................... 18

Bảng 2.2: Nồng độ hòa tan cao chiết với DMS..................................................... 18

Bảng 3.1 Danh sách các công ty cổ phần đang khai thác ở tỉnh Luông Nặm Thà... 21

Bảng 4.1. Phân bố cây thuốc trong các bậc taxon ở KVNC ................................. 23

Bảng 4.2. Số lượng họ, chi, loài trong hai lớp của ngành Ngọc lan (Magnoliophyta).. 24

Bảng 4.3. So sánh tỉ lệ các họ, chi, loài cây thuốc với các họ, chi, loài thực vật

ở khu vực nghiên cứu............................................................................ 25

Bảng 4.4. Các họ cây thuốc đa dạng nhất trong khu vực nghiên cứu ................... 26

Bảng 4.5. Các chi có từ 2 loài làm thuốc trở lên ở KVNC.................................... 27

Bảng 4.6. Sự phân bố các họ, chi, loài cây thuốc trong các kiểu thảm thực vật KVNC .. 29

Bảng 4.7. Bảng so sánh sự phân bố các họ, chi, loài trong hệ thực vật và cây

thuốc trong các kiểu thảm thực vật tại KVNC...................................... 30

Bảng 4.8. Các họ có từ 3 loài cây thuốc trở lên trong rừng nguyên sinh bị tác

động và rừng thứ sinh ........................................................................... 31

Bảng 4.9. Các họ có từ 3 loài cây thuốc trở lên trong thảm cây bụi và thảm cỏ .. 31

Bảng 4.10. Phân bố các họ, chi, loài cây thuốc ở thảm cỏ...................................... 32

Bảng 4.11. Phân bố các họ, chi, loài cây thuốc ở thảm cây bụi.............................. 33

Bảng 4.12. Phân bố các họ, chi, loài cây thuốc ở rừng thứ sinh ............................. 34

Bảng 4.13. Phân bố các họ, chi, loài cây thuốc ở rừng nguyên sinh bị tác động.... 35

Bảng 4.14. Thành phần dạng sống thực vật làm thuốc ở KVNC............................ 36

Bảng 4.15. Các bộ phận của cây được sử dụng làm thuốc...................................... 38

Bảng 4.16. Một số bài thuốc thu thập được ............................................................ 41

Bảng 4.17. Những loài cây thuốc quý hiếm ở KVNC ............................................ 45

Bảng 4.18: Kết quả đánh giá hoạt tính ức chế của 4 chủng vi sinh vật................... 46

vi

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1. Sơ đồ bố trí OTC và ODB ở trạng thái thảm thực vật ............................... 16

Hình 4.1. Số lượng họ, chi, loài thực vật làm thuốc trong các bậc taxon ở KVNC........ 23

Hình 4.2. Số lượng họ, chi, loài thực vật làm thuốc trong các kiểu thảm thực vật KVNC.... 29

Hình 4.3. Phân bố các họ, chi, loài cây thuốc ở thảm cỏ .......................................... 33

Hình 4.4. Phân bố các họ, chi, loài cây thuốc ở thảm cây bụi .................................. 34

Hình 4.5. Phân bố các họ, chi, loài cây thuốc ở rừng thứ sinh.................................. 35

Hình 4.6. Phân bố các họ, chi, loài cây thuốc ở rừng nguyên sinh bị tác động ........ 36

Hình 4.7. Thành phần dạng sống thực vật làm thuốc ở KVNC ................................ 37

Hình 4.8: Vòng vô khuẩn của dịch chiết cây Thanh Ngâm với Serratia marcescens .... 49

Hình 4.9: Vòng vô khuẩn của dịch chiết cây Thanh Ngâm với Escherichia coli..... 50

Hình 4.10: Vòng vô khuẩn của dịch chiết cây Thanh Ngâm với Staphyloccocus aureus......... 50

Hình 4.11:Vòng vô khuẩn của dịch chiết cây Thanh Ngâm với Baccillus subtili ..... 51

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Lào có một hệ sinh thái phong phú và đa dạng, một tiềm năng lớn về tài nguyên

thực vật, trong đó có cây thuốc. Theo thống kê, Lào có diện tích rừng là 11.000.000 ha

bằng 47% của diện tích nước.

Ngày nay, việc tìm kiếm các hoạt chất tự nhiên có hoạt tính sinh học cao để làm

thuốc là một xu thế được rất nhiều các nhà khoa học quan tâm. Lào là một trong những

quốc gia thuộc vùng nhiệt đới - nơi chứa đựng giá trị đa dạng sinh học cao chưa được

khám phá. Bên cạnh đó, cộng đồng các dân tộc ở nước Lào trên vùng núi và nông thôn

cũng có vốn tri thức bản địa sử dụng các loài thực vật làm thuốc.

Làng Khua Sung là một làng nằm ở huyện Nặm Thà, tỉnh Luông Nặm Thà có

tọa độ địa lý là: N20°48'11.84'' và E101°15'00.63''. Phía Bắc giáp núi Bản Hàng, phía

Nam giáp núi 1518, huyện Viêng Phu Khà, tỉnh Luông Nặm Thà, phía Đông giáp làng

Prang huyện Nặm Thà, tỉnh Luông Nặm Thà và phía Tây giáp làng Tha Sè, huyện Nặm

Thà, tỉnh Luông Nặm Thà. Làng Khua Sung cách trung tâm thành phố khoảng 30 km,

Làng Khua Sung là một làng thuộc khu Bảo tồn thiên nhiên Quốc gia Nặm Hà, làng

nằm ở 2 bên của đường R3, gồm có 67 gia đình, dân số 301 người, nữ 149 người. Diện

tích đất lâm nghiệp là 258 ha, rừng trồng 163 ha và rừng phòng hộ 343 ha. 100% dân

cư của làng là người dân tộc Khamu. Người dân trong làng phần lớn thường sử dụng

những loài thực vật để làm thuốc bổ và chữa bệnh. Việc nghiên cứu đa dạng hệ thực

vật và nguồn tài nguyên cây thuốc ở nơi đây rất ít. Do đó, việc nghiên cứu, điều tra số

loài thực vật hiện có, thống kê số lượng các loài thực vật có giá trị đặc biệt là các loài

làm thuốc nhằm đề ra các biện pháp bảo tồn và giữ gìn bền vững hệ thực vật nơi đây

là rất cần thiết.

Với những lý do trên chúng tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu đa dạng cây thuốc ở

làng Khua Sung, huyện Nặm Thà, tỉnh Luông Nặm Thà, Nước cộng hòa dân chủ

nhân dân Lào”.

2

2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

2.1. Ý nghĩa khoa học

Kết quả của đề tài cung cấp các dữ liệu khoa học về danh lục các loài thực vật

làm thuốc ở khu vực nghiên cứu. Ngoài ra, kết quả của đề tài còn là tài liệu tham khảo

cho công tác đào tạo sinh viên và học viên cao học chuyên ngành Sinh thái học.

2.2. Ý nghĩa thực tiễn

Trên cơ sở dữ liệu thu thập được, kết quả đề tài là cơ sở quan trọng cho công tác

quản lý, bảo tồn các loài thực vật làm thuốc có giá trị tại địa phương.

3

Chương 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Những nghiên cứu về thảm thực vật và hệ thực vật

1.1.1. Những nghiên cứu về thảm thực vật

Warming (1896) với quan điểm dựa vào điều kiện sinh thái đã phân chia thảm

thực vật thành các kiểu thảm thực vật thủy sinh, hạn sinh, ẩm sinh và trung sinh.

Sennhicov (1941, 1964) đưa ra quan điểm phân loại rừng theo nơi sống của quần xã

thực vật (Theo Hoàng Chung, 1980) [11].

Bead J. (1938) đưa ra hệ thống phân loại gồm 3 cấp. Ông cho rằng rừng nhiệt đới

có 5 loại quần hệ: Loại quần hệ rừng xanh mưa mùa; loại quần hệ khô thường xanh; loại

quần hệ miền núi; loại quần hệ ngập từng mùa và loại quần hệ ngập quanh năm.

Braun-Blanquet (1928) là nhà khoa học tiêu biểu cho trường phái phân loại

thảm thực vật theo thành phần thực vật và lấy đơn vị phân loại cơ bản là quần hợp

(Association).

Schimper (1898), đã chia thảm thực vật rừng nhiệt đới thành 3 quần hệ: quần hệ

khí hậu, quần hệ thổ nhưỡng và quần hệ vùng núi (Theo Thái Văn Trừng, 1970).

Champion H. G. (1936) đã chia các kiểu rừng ở Ấn Độ - Miến Điện thành 4 kiểu

thảm thực vật theo nhiệt độ là: nhiệt đới, á nhiệt đới, ôn đới và núi cao [44].

Maurand (1943) nghiên cứu về thảm thực vật ở Đông Dương đã chia thảm

thực vật thành 3 vùng: Bắc Đông Dương, Nam Đông Dương và vùng trung gian, đồng

thời ông đã liệt kê 8 kiểu quần lạc trong các vùng đó [53].

UNESCO (1973) dựa trên cơ sở lí thuyết các kiểu thực vật đỉnh cực hoặc gần

đỉnh cực, trên cơ sở các tiêu chuẩn về cấu trúc ngoại mạo kết hợp với các điều kiện

sinh thái để đưa ra một hệ thống phân loại chung về thảm thực vật cho thế giới. Hệ

thống này sắp xếp theo thứ bậc từ cấp cao tới cấp thấp, từ lớp cho tới quần hệ là cấp

đơn vị cơ bản của thảm thực vật. Đây là bảng phân loại tuy còn mang tính nhân tạo

nhưng lại cần thiết theo yêu cầu thực tế hiện nay [66].

Năm 1918 nhà khoa học người Pháp, là người đầu tiên đã đưa ra một bảng

phân loại thảm thực vật rừng Bắc bộ Việt Nam (đây được xem là bảng phân loại thảm

thực vật rừng nhiệt đới châu Á đầu tiên trên thế giới). Theo bảng phân loại này, rừng ở

miền Bắc Việt Nam được chia thành 10 kiểu.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!