Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu đa dạng cây thuốc ngành ngọc lan (magnoliophyta) của đồng bào dân tộc Dao đỏ ở huyện Bắc Hà - tỉnh Lào Cai
PREMIUM
Số trang
120
Kích thước
11.1 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
906

Nghiên cứu đa dạng cây thuốc ngành ngọc lan (magnoliophyta) của đồng bào dân tộc Dao đỏ ở huyện Bắc Hà - tỉnh Lào Cai

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VN

VIỆN SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT

VŨ VĂN QUÂN

NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG CÂY THUỐC NGÀNH NGỌC LAN

(MAGNOLIOPHYTA) CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC DAO ĐỎ

Ở HUYỆN BẮC HÀ – TỈNH LÀO CAI

LUẬN VĂN THẠC SỸ SINH HỌC

Hà Nội, 2017

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VN

VIỆN SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT

VŨ VĂN QUÂN

NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG CÂY THUỐC NGÀNH NGỌC LAN

(MAGNOLIOPHYTA) CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC DAO ĐỎ

Ở HUYỆN BẮC HÀ – TỈNH LÀO CAI

Chuyên ngành: Thực vật học

Mã số: 60 42 01 11

LUẬN VĂN THẠC SỸ SINH HỌC

Người hướng dẫn khoa học

TS. VŨ TIẾN CHÍNH

Hà Nội, 2017

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đối với thầy giáo TS. Vũ

Tiến Chính – Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam đã trực tiếp tận tình hướng dẫn

cũng như cung cấp tài liệu thông tin khoa học cần thiết để tôi hoàn thành luận

văn này.

Xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh

vật, phòng đào tạo sau đại học, Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam, Viện Hàn

lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành tốt

công việc nghiên cứu khoa học của mình.

Tôi xin cảm ơn Dự án thành phần BSTMV.05/14-16 đã hỗ trợ tôi thực

hiện đề tài.

Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình,bạn bè, đồng nghiệp đơn

vị công tác đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện Luận văn.

Tôi xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, ngày tháng năm 2017

Học viên

Vũ Văn Quân

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi, các số liệu và

kết quả trong luận văn là trung thực và chưa được công bố ở bất kỳ công trình

nào.

Học viên

Vũ Văn Quân

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN

LỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG

DANH MỤC HÌNH

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 2

1.1. Tình hình nghiên cứu và sử dụng cây thuốc ở một số nước trên thế giới ..... 2

1.2. Tình hình nghiên cứu và sử dụng cây thuốc ở Việt Nam ............................. 8

1.3. Tình hình nghiên cứu tri thức và kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của các

dân tộc thiểu số ở Việt Nam. ............................................................................ 11

1.4. Tình hình nghiên cứu tri thức và kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của

đồng bào dân tộc Dao đỏ ở huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai. .................................. 12

1.5.1. Điều kiện tự nhiên .................................................................................. 12

1.5.1.1. Vị trí địa lý, ranh giới, diện tích ........................................................... 12

1.5.1.2 Địa chất, địa hình .................................................................................. 12

1.5.1.3. Khí hậu, thủy văn ................................................................................ 13

1.5.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ....................................................................... 14

1.5.2.1. Điều kiện về kinh tế ............................................................................. 14

1.5.2.2. Điều kiện về xã hội .............................................................................. 14

Chương 2: MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CƯU ................................................................................................. 26

2.1. Mục tiêu của đề tài .................................................................................... 16

2.1.1. Mục tiêu tổng quát .................................................................................. 16

2.1.2. Mục tiêu cụ thể ....................................................................................... 16

2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................. 16

2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................. 16

2.4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 16

2.4.1. Phương pháp kế thừa: ............................................................................. 16

2.4.2. Điều tra thực địa theo tuyến: ................................................................... 16

2.4.3. Thu thập số liệu, tài liệu: ........................................................................ 17

2.4.4. Xử lý số liệu. .......................................................................................... 17

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................. 20

3.1. Thống kê các loài cây thuốc của đồng bào dân tộc Dao đỏ ở huyện Bắc

Hà, tỉnh Lào Cai ............................................................................................... 20

3.2. Đánh giá về đa dạng các loài cây được đồng bào dân tộc Dao đỏ ở huyện

Bắc Hà, tỉnh Lào Cai sử dụng làm thuốc .......................................................... 20

3.2.1. Đa dạng về các bậc phân loại của các loài cây được đồng bào dân tộc

Dao đỏ ở huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai sử dụng làm thuốc ................................ 20

3.2.1.1. Đánh giá sự đa dạng về lớp .................................................................. 20

3.2.1.2. Đa dạng về bậc họ ............................................................................... 21

3.2.1.3. Đa dạng về bậc chi............................................................................... 22

3.2.2. Đa dạng về dạng sống của các loài cây thuốc. ........................................ 23

3.2.3. Sự phân bố cây thuốc theo môi trường sống tại khu vực nghiên cứu. ..... 24

3.2.4. Xây dựng bản đồ phân bố các loài cây thuốc có giá trị cần được bảo vệ. 26

3.3. Vấn đề sử dụng cây thuốc của đồng bào dân tộc Dao đỏ ở huyện Bắc Hà,

tỉnh Lào Cai. ..................................................................................................... 27

3.3.1. Sự đa dạng về tần số sử dụng của các bộ phận. ....................................... 27

3.3.2. Sự đa dạng về số lượng các bộ phận của từng loại được sử dụng. ........... 29

3.3.3. Một số bài thuốc truyền thống của đồng bào dân tộc Dao đỏ ở huyện

Bắc Hà, tỉnh Lào Cai. ....................................................................................... 29

3.4. Đề xuất các giải pháp bảo tồn các loài cây thuốc và nguồn tri thức bản địa

cho cộng đồng dân cư địa phương .................................................................... 35

3.4.1. Tình hình khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên cây thuốc và các bài

thuốc ................................................................................................................ 35

3.4.2. Các mối đe dọa đối với tài nguyên cây thuốc ở huyện Bắc Hà, tỉnh Lào

Cai .................................................................................................................... 36

3.4.3. Các biện pháp bảo tồn tài nguyên cây thuốc ở Bắc Hà, tỉnh Lào Cai. ..... 36

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................... 38

Kết luận: ........................................................................................................... 38

Kiến nghị.......................................................................................................... 38

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3. 1 Số lượng họ, chi, loài cây thuốc ở hai lớp trong ngành Ngọc lan (Magnoliophita) . 20

Bảng 3.2: Các họ nhiều loài cây thuốc nhất ở huyện Bắc Hà ................................................. 21

Bảng 3.3: Các chi đa dạng nhất về cây thuốc của ngành Ngọc lan ......................................... 22

Bảng 3.4: Dạng thân của các loài cây thuốc được đồng bào dân tộc Dao đỏ huyện Bắc Hà

đã sử dụng ............................................................................................................................ 23

Bảng 3.5: Thống kê các loài cây thuốc theo môi trường sống................................................ 25

Bảng 3.6: Các loài cây thuốc đang bị đe dọa được đồng bào dân tộc Dao đỏ tại huyện Bắc

Hà, tỉnh Lào Cai sử dụng ...................................................................................................... 26

Bảng 3.7: Sự đa dạng trong các bộ phận được sử dụng làm thuốc ......................................... 28

Bảng 3.8: Tổng hợp các bài thuốc thu thập được trong quá trình nghiên cứu ........................ 30

Bảng 3.9: Cây thuốc chữa tắc tia sữa, lưu thai ...................................................................... 31

Bảng 3.10: Cây thuốc đại bổ cho phụ nữ, chu kì kinh nguyệt kéo dài .................................... 31

Bảng 3.11: Cây thuốc chữa viêm đại tràng ............................................................................ 32

Bảng 3.12: Cây thuốc chữa sỏi thận ...................................................................................... 32

Bảng 3.13: Cây thuốc tắm sau sinh ....................................................................................... 33

Bảng 3.14: Cây chuốc chữa băng huyết ................................................................................ 33

Bảng 3.15: Cây thuốc chữa ho .............................................................................................. 33

Bảng 3.16: Cây thuốc chữa ghẻ ............................................................................................ 33

Bảng 3.17: Cây thuốc mát gan, giải độc gan, viêm gan do rượu ............................................ 34

Bảng 3.18: Cây thuốc về bệnh xương khớp........................................................................... 34

Bảng 19: Cây thuốc trị mụn nhọt .......................................................................................... 34

Bảng 3.20: Cây thuốc chữa loãng tinh trùng ......................................................................... 35

Bảng 3.21: Cây thuốc chữa gẫy xương ................................................................................. 35

DANH MỤC HÌNH

Hình 3.1: Sự đa dạng về bộ, họ, chi, loài cây thuốc tại khu vực nghiên cứu .......................... 20

Hình 3. 2: Các họ đa dạng nhất về cây thuốc của ngành Ngọc lan ở Bắc Hà, Lào Cai ............ 22

Hình 3.3: Các chi đa dạng nhất về cây thuốc của ngành Ngọc lan ở Bắc Hà, Lào Cai ............ 23

Hình 4.4: Thể hiện dạng sống của các cây thuốc được đồng bào dân tộc Dao đỏ ở huyện

Bắc Hà sử dụng .................................................................................................................... 24

Hình 3.5: Biểu đồ số lượng các loài cây thuốc phân ố theo môi trường sống ......................... 25

Hình 3. 6: Biểu đồ thể hiện kinh nghiệm sử dụng các bộ phận cây làm thuốc của đồng bào

dân tộc Dao đỏ ở Bắc Hà ...................................................................................................... 28

Hình 3.7: Loài cây thuốc sử dụng chữa bệnh tại khu vực nghiên cứu .................................... 30

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CD: Công dụng

BP: Bộ phận

DC: Dạng sống

MTS: Môi trường sống

G: Cây thân gỗ

B: Cây thân bụi

T: Cây thân thảo

L: Cây leo

K: Cây ký sinh

SĐ: Sách đỏ

EV: Nguy cấp

VU: Sẽ nguy cấp

IUCN: Danh lục các loài có nguy cơ bị đe dọa của hiệp hội bảo tồn thiên

nhiên quốc tế

NĐ 32: Nghị định 32 của chính phủ năm 2006

IA: Loài cấm khai thác và sử dụng vì mục đích thương mại

IIA: Hạn chế khai thác và sử dụng vì mục đích thương mai.

1

MỞ ĐẦU

Người Dao là một dân tộc có địa bàn cứ trú truyền thống ở Nam Trung

Quốc và lân cận ở các bắc phần tiểu vùng Đông Nam Á. Ở Việt Nam, người

Dao cư trú chủ yếu ở các bản làng miền rừng núi trải rộng khắp phía Bắc như

Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Hòa Bình … Người Dao có nhiều

nhóm khác nhau phân biệt theo vùng. Mỗi nhóm người lại có những nét riêng

về văn hóa, phong tục tập quán và những bài thuốc mang đậm bản sắc của

dân tộc mình. Nhắc đến thuốc của người Dao, có lẽ nhiều người sẽ nghĩ ngay

đến thuốc tắm, bởi đây là bài thuốc được sử dụng phổ biến nhất. Nhưng ít ai

biết rằng, bên cạnh bài thuốc tắm nổi tiếng, người Dao đỏ còn nắm giữ nhiều

phương thuốc bí truyền khác có tác dụng chữa bệnh hiệu quả, bồi bổ, nâng

cao sức khỏe…

Từ thủa xa xưa cho đến ngày nay, đồng bào các dân tộc Dao trên đất

nước ta đã không ngừng tìm tòi nghiên cứu, sử dụng nguồn tài nguyên cây

thuốc chữa bệnh. Cùng với kinh nghiệm cổ truyền của dân tôc, sự phát triển

của khoa học kỹ thuật đã minh chứng cơ sở khoa học của những cây thuốc

qua thành phần hóa học, tác dụng kháng khuẩn … chúng ta càng thấy rõ hơn

tác dụng của nó. Các cây thuốc phân bố rộng và đa dạng, số loài cây thuốc

được ghi nhận vào năm 2007 là 3948 loài trong hệ thực vật Việt Nam. Cùng

với sự phát triển của kinh tế xã hội một cách nhanh chóng thì chúng ta đang

phải đối mặt với nhiều thách thức lớn khi môi trường ngày càng ô nhiễm,

thiên tai xảy ra liên tiếp cùng với nó là sự xuất hiện của nhiều loại bệnh tật

mới mà thuốc tây vẫn chưa có thuốc đặc trị. Vì vậy, ngày nay tất cả các nước

trên thế giới đang hết sức quan tâm tới việc sử dụng hiệu quả nguồn tài

nguyên cây thuốc.

Tuy nhiên, hiện nay việc lưu giữ và truyền lại những bài thuốc của

người Dao đỏ ở các thôn, bản gặp rất nhiều khó khăn, bởi không có tài liệu

ghi chép và nguồn dược liệu tự nhiên ngày càng khan hiếm. Theo tìm hiểu

của chúng tôi, hầu hết các bài thuốc của người Dao đỏ đều được truyền lại

bằng phương thức truyền miệng. Thậm chí có dòng họ chỉ truyền lại cho con

trai hoặc con gái khiến các bài thuốc quý được truyền lại ngày càng ít. Bên

cạnh đó, nhiều người cũng không muốn học nghề gia truyền bởi việc học

nghề thuốc và hiểu rõ dược tính của các loài cây thuốc trong rừng cần sự kiên

trì, tỉ mỉ, chịu khó, chịu khổ.

Xuất phát từ những vấn đề trên và để kho báu của người Dao đỏ không

bị thất truyền, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu đa dạng cây

thuốc thuộc ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) của đồng bào dân tộc Dao đỏ

ở huyện Bắc Hà - tỉnh Lào Cai”. Để hoàn thiện nghiên cứu luận văn tốt

nghiệp của mình.

2

Chương 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Tình hình nghiên cứu và sử dụng cây thuốc ở một số nước trên thế

giới

Khi xã hội loài người hình thành chúng ta đã biết sử dụng các loài thực

vật để sinh tồn và chống chọi với thiên nhiên, bệnh tật, họ đã biết sử dụng các

loài cây cỏ trong tự nhiên để phục vụ cuộc sống của mình như sử dụng làm

thức ăn, nhà ở, làm thuốc, mồi săn bắt…Từ những kinh nghiệm đó, dần dần

hình thành một khoa học gọi là Thực vật dân tộc học. Khoa học này nghiên

cứu các mối quan hệ giữa các dân tộc khác nhau với các loài cây cỏ phục vụ

cho cuộc sống của họ. Mỗi quốc gia đều có những nền y học cổ truyền riêng,

đặc biệt trong đó có những kinh nghiệm tìm kiếm và sử dụng những cây thuốc

để phòng và trị bệnh ở người, vật nuôi. Những ghi chép đầu tiên về cây thuốc

được tìm thấy cách đây hơn 5 ngàn năm, đó là những nét khắc trên đất sét của

người Sumeria, thuộc Mesopotamia cổ xưa (là Irắc ngày nay), đề cập đến sử

dụng cây carum và cây húng tây. Cũng thời gian này, kinh nghiệm sử dụng

cây thuốc cũng bắt đầu hình thành và phát triển ở Trung Quốc và Ấn Độ. Tuy

nhiên, nhiều bằng chứng khảo cổ học cho thấy kinh nghiệm sử dụng cây

thuốc xuất hiện từ rất lâu đời. Rễ của cây Thục quỳ (Althea officinalis), cây

Lan dạ hương (Hyacinthus sp.) và cây Cỏ thi (Achillea millefolium) được cất

giữ quanh bộ xương người có niên đại vào thời kỳ đồ đá ở Irắc. Cho đến nay,

giá trị làm thuốc của ba loài thực vật kể trên vẫn được thừa nhận. Điều này

cho thấy, trên thực tế, thực vật được dùng làm thuốc xuất hiện trước khi có sự

ghi chép của sử sách.

Hiện nay, số loài cây thuốc được sử dụng trên thế giới ước tính từ

khoảng gần 70.000 loài [1]. Các vùng nhiệt đới trên thế giới, bao gồm lưu vực

sông Amazon của châu Mỹ, Đông Nam Á, Ấn Độ, Tây Phi,… là kho tàng

chứa đựng số lượng loài cây cỏ khổng lồ, cũng như giàu có về tri thức sử

dụng. Ở vùng nhiệt đới châu Á có khoảng 6.500 loài thực vật có hoa được

dùng làm thuốc, riêng ở Ấn Độ có 6.000 loài, ở Trung Quốc là 5.136 loài

[24].

Trung Quốc là quốc gia được đánh giá là có truyền thống trong việc sử

dụng cây cỏ làm thuốc và có sự đa dạng về cây thuốc phát triển bậc nhất thế

giới. Cách đây khoảng 5000 năm tại Trung Quốc, cuốn sách “Thần nông bản

thảo” là một trong những tài liệu cổ quý giá của y học dân tộc. Bản thảo đã

ghi rõ người Trung Hoa cổ đại đã sử dụng 365 vị và cây thuốc để phòng và

chữa bệnh. Trong đó, nhiều bài thuốc vẫn được sử dụng cho tới ngày nay như

cây Gai mèo (Cannabis sp.) để chống nôn, cây Đại phong tử (Hydnocarpus

kurzii) làm thuốc chữa bệnh phong…Vào thời Tam Quốc, danh y Hoa Đà, sử

dụng Đàn hương, Tử đinh hương để chế hương nang (túi thơm) để phòng

chống và chữa trị bệnh lao phổi và bệnh lỵ. Ông còn dùng hoa Cúc, Kim ngân

phơi khô cho vào chiếc gối (hương chẩm) để điều trị chứng đau đầu, mất ngủ,

cao huyết áp. Từ thời nhà Hán (năm 168 trước Công nguyên) trong cuốn sách

3

“Thủ hậu bị cấp phương” tác giả đã kê 52 đơn thuốc chữa bệnh từ các loại cây

cỏ. Giữa thế kỷ XVI, Lý Thời Trân đã thống kê 12.000 vị thuốc trong tập

“Bản thảo cương mục”.

Ngoài nền Y học cổ truyền chính thống của người Hán (Trung y), các

cộng đồng không phải người Hán, với dân số khoảng 100 triệu người, cũng có

các nền Y học riêng của mình, gọi là Y học dân tộc cổ truyền biết sử dụng

khoảng 8.000 loài cây cỏ làm thuốc. Trong đó, có các nền Y học chính là: Y

học cổ truyền Tây Tạng (sử dụng 3.294 loài), Mông Cổ (1.430

loài)…“Shennong Bencao Jing” là cuốn sách được đặt theo tên của Thần

Nông, cuốn sách đã đề cập tới 364 thảo dược của Trung Quốc; bao gồm 252

loại bộ phận của cây, 67 bộ phận của động vật và 46 loại khoáng sản làm

thuốc, trong đó cũng đã mô tả tác dụng chúng [11]. Cuốn sách đã tạo nên nền

tảng cho sự phát triển liên tục của nền y học cổ truyền Trung Quốc cho đến

nay.

Năm 1977, Trung Quốc đã xuất bản cuốn “Đại từ điển đông dược”,

cuốn sách đã thống kê 5.757 mục từ, trong đó đa số là các loại thảo dược.

Năm 1985, cuốn sách “Cây thuốc Trung Quốc” đã được xuất bản, cuốn sách

đã thống kê hầu hết các loài cây cỏ có tác dụng chữa bệnh ở Trung Quốc [86].

Và gần đây Li đã công bố hơn 1.000 loài cây thuốc được sắp xếp theo bảng

chữ cái Latinh [14].

Ấn Độ là một trong những quốc gia có nền văn minh lâu đời, cách đây

khoảng 5.000 năm dọc theo bờ sông ở miền Nam Ấn Độ. Trong bộ sử thi

Vedas được viết năm 1500 TCN, chứa đựng những kiến thức phong phú về

thảo dược thời kỳ đó. Theo những ghi chép còn sót lại cho thấy nền y học cổ

truyền được hình thành cách đây hơn 3000 năm. Chủ trương của người Ấn là

ngừa bệnh là chính, nếu phải điều trị bệnh thì các liệu pháp tự nhiên chủ yếu

thông qua thực phẩm và thảo mộc sẽ giúp loại bỏ gốc rễ căn bệnh. Trong đó,

nhiều loài cây được xem là những “cây thiêng” dành cho những vị thần đặc

biệt, chẳng hạn như cây Trái nấm (Aegle marmelos L.) là cây dành cho thánh

thần của người Hindu, thánh Lakshmi (Thánh mang lại sự giàu có và may

mắn), thánh Samhita (Vị thánh của sức khoẻ) và cây được trồng gần các đền

thờ [90]. Gần đây, y học cổ truyền Ấn Độ Ayurveda đã phát triển rất mạnh,

nhiều tri thức bản địa đã được nghiên cứu, đánh giá và sử dụng có hiệu quả,

trong đó có khoảng 2.000 cây cỏ làm thuốc. [25]. Dãy Hymalaya hùng vĩ của

đất nước Ấn Độ, là nơi có sự đa dạng về thực vật rất lớn, ở đây có khoảng

8.000 loài thực vật hạt kín, 44 loài thực vật hạt trần, trong đó có 1.748 loài

được sử dụng làm thuốc. Ngoài Hymalaya thì khu vực Hy Mã Lạp Sơn (IHR)

cũng là cái nôi cung cấp nguồn cây thuốc cho hàng triệu người dân Ấn Độ.

Ấn Độ được đánh giá là quốc gia rất phát triển về nghiên cứu thảo dược như

tổng hợp chất hữu cơ, tách chiết chứng minh cấu trúc, sàng lọc sinh học, thử

nghiệm độc tính và nghiên cứu tác dụng hóa học của các chất tới cơ thể con

người. Hiện nay, chính phủ khuyến khích sử dụng công nghệ cao trong trồng

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!