Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu chuyển gen mã hóa protein bề mặt của virut H5N1 vào cây đậu tương phục vụ sản xuất vaccine thực vật
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
––––––––––––––––––
NGUYỄN THU HIỀN
NGHIÊN CỨU CHUYỂN GEN MÃ HÓA PROTEIN
BỀ MẶT CỦA VIRUS H5N1 VÀO CÂY ĐẬU TƯƠNG
PHỤC VỤ SẢN XUẤT VACCINE THỰC VẬT
LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC
THÁI NGUYÊN - 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
––––––––––––––––––
NGUYỄN THU HIỀN
NGHIÊN CỨU CHUYỂN GEN MÃ HÓA PROTEIN
BỀ MẶT CỦA VIRUT H5N1 VÀO CÂY ĐẬU TƯƠNG
PHỤC VỤ SẢN XUẤT VACCINE THỰC VẬT
Chuyên ngành: Di truyền học
Mã số: 62 42 01 21
LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. CHU HOÀNG HÀ
2. GS. TS. CHU HOÀNG MẬU
THÁI NGUYÊN - 2014
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi và một số kết
quả cùng cộng tác với các cộng sự khác. Các số liệu và kết quả trình bày
trong luận án là trung thực, một phần đã được công bố trên các Tạp chí khoa
học chuyên ngành và trong Kỷ yếu Hội nghị Khoa học-Công nghệ với sự
đồng ý và cho phép của các đồng tác giả. Phần còn lại chưa được ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả
Nguyễn Thu Hiền
ii
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới GS.TS Chu Hoàng Mậu, PGS.TS Chu
Hoàng Hà đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi
trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án.
Tôi xin cảm ơn Phòng thí nghiệm trọng điểm Công nghệ gen, xin chân
thành cảm ơn TS. Lê Văn Sơn cùng toàn thể cán bộ phòng Công nghệ tế bào
thực vật, Viện Công nghệ Sinh học đã tận tình giúp đỡ, truyền đạt những kinh
nghiệm quý báu cho tôi trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài luận án.
Xin cảm ơn sự giúp đỡ của nhóm nghiên cứu và các đồng nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Thị Tâm cùng tập thể cán
bộ Bộ môn Di truyền & Sinh học hiện đại đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận
lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài luận án.
Tôi xin cảm ơn các thầy cô khoa Sinh-Kỹ thuật Nông nghiệp và Phòng
Quản lý sau đại học, trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên, xin
cảm ơn lãnh đạo trường Đại học Sư phạm và lãnh đạo Đại học Thái Nguyên.
Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ và tạo điều kiện của Ban chủ nhiệm khoa Khoa
học cơ bản, Ban giám hiệu Trường Đại học Y Dược – Đại học Thái Nguyên.
Tôi xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã luôn động viên, giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình học tập và thực hiện thành công luận án này.
Nghiên cứu sinh
Nguyễn Thu Hiền
iii
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU......................................................................................................................................................................................1
1. Đặt vấn đề..............................................................................................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................................................................................2
3. Nội dung nghiên cứu..................................................................................................................................................2
4. Những đóng góp mới của luận án................................................................................................................3
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn.........................................................................................................................4
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU.......................................................................................................5
1.1. BỆNH CÚM GIA CẦM VÀ VIRUS CÚM A/H5N1.......................................................5
1.1.1. Bệnh cúm gia cầm và dịch bệnh cúm A/H5N1...................................................................5
1.1.2. Virus cúm A/H5N1............................................................................................................................................6
1.2. VACCINE PHÒNG CHỐNG BỆNH CÚM A/H5N1............................................................ 19
1.2.1. Các loại vaccine phòng chống bệnh cúm A/H5N1..................................................... 19
1.2.2. Nghiên cứu sản xuất vaccine phòng chống bệnh cúm A/H5N1................... 22
1.3. ỨNG DỤNG KỸ THUẬT CHUYỂN GEN TRONG NGHIÊN CỨU SẢN
XUẤT VACCINE THỰC VẬT............................................................................................................................ 27
1.3.1. Nghiên cứu chuyển gen ở cây đậu tương.............................................................................. 27
1.3.2. Thành tựu ứng dụng kỹ thuật chuyển gen trong chọn giống đậu tương.................38
1.3.3. Ứng dụng kỹ thuật chuyển gen trong nghiên cứu sản xuất vaccine thực
vật...................................................................................................................................................................................................... 43
Chương 2: VẬT LIỆ H ƠN H N HI N C .............................. 48
2.1. VẬT LIỆU................................................................................................................................................................... 48
.1.1. Nguyên liệu thực vật.................................................................................................................................... 48
.1. . Chủng vi khu n và các loại vector................................................................................................ 48
2.1.3. Hóa chất..................................................................................................................................................................... 48
2.1.4. Thiết bị........................................................................................................................................................................ 48
iv
. . PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................................................................................................... 49
2.2.1. Nhóm phương pháp sử dụng để thiết kế vector chuyển gen.................................. 50
. . . Các phương pháp sử dụng trong xây dựng mô hình tái sinh và chuyển gen in
vitro................................................................................................................................................................................................... 56
. . . Phương pháp phân tích cây chuyển gen.................................................................................. 61
. . ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU VÀ HOÀN THÀNH LUẬN ÁN............................ 62
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN C U VÀ THẢO LUẬN......................................... 63
3.1. THIẾT KẾ VECTOR CHUYỂN GEN MANG GEN HA VÀ ĐOẠN
GEN HA1 CỦA VIRUS H5N1......................................................................................................................... 63
3.1.1. Kết quả thiết kế vector chuyển gen mang gen HA...................................................... 63
3.1.2. Kết quả thiết kế vector chuyển gen mang đoạn gen HA1................................... 77
3.2.HOÀN THIỆN QUY TRÌNH TÁI SINH VÀ CHUYỂN GEN THÔNG
QUA VI KHUẨN A.TUMEFARACIENS Ở CÂY ĐẬU TƯƠNG............................. 85
3.2.1. Phát triển hệ thống tái sinh phục vụ chuyển gen ở hai giống đậu tương
ĐT1 và DT84..................................................................................................................................................................... 86
3.2.2. Kết quả chuyển gen gus vào cây đậu tương thông qua vi khu n................ 94
3.2.3. Kết quả chuyển cấu trúc đoạn gen HA1 vào cây đậu tương........................... 99
3.3. KẾT QUẢ CHUYỂN ĐOẠN GEN HA1 VÀO CÂY ĐẬU TƯƠNG....101
3.3.1. Phân tích sự có mặt của đoạn gen HA1 ở các dòng cây đậu tương
chuyển gen ở thế hệ T0.............................................................................................................................................101
. . . Phân tích các dòng cây đậu tương chuyển gen ở thế hệ T1 .............................103
KẾT LUẬN ĐỀ NGHỊ.............................................................................................................................107
C C B I B O ĐÃ CÔN BỐ LI N Q AN ĐẾN LUẬN ÁN........................109
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................................................................110
v
DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT
AS Acetosyrigone
A. tumefaciens Agrobacterium tumefaciens
BAP 6-benzyladenine purin
bp Base pair
CCM Cocultivation medium
DNA Deoxyribonucleic acid
dNTP Deoxynucleoside triphosphate
đtg Đồng tác giả
EDTA Ethylene diamine tetraacetic acid
E. coli Escherichia coli
GA3 Gibberellic acid
GM Môi trường nảy mầm
gus Gen mã hóa enzyme β-Glucuronidase
IAA Indoleacetic acid
IBA Indole-3-butyric acid
kb Kilo base
LB Luria and Bertani
MS Môi trường cơ bản theo Murashige và Skoog (1962)
NAA α-Naphthaleneacetic acid
nptII Neomycin phosphotransferase gene
OD Optical density
PCR Polymerase Chain Reaction
PPT Phosphinothricin
RM Môi trường ra rễ
SDS Sodium dodecylsulfat
vi
SIM Môi trường tạo chồi
SEM Môi trường kéo dài chồi
Taq Thermus Aquaticus
T-DNA Vùng DNA plasmid chuyển vào thực vật
Ti- plasmid Plasmid tạo khối u
T0, T1, T2 Các thế hệ cây đậu tương chuyển gen
T0 Cây đậu tương chuyển gen tái sinh từ chồi
T1 Hạt của cây chuyển gen T0 nảy mầm thành cây T1
T2 Hạt của cây chuyển gen T1 nảy mầm thành cây T2
Vir Virulence Region
v/p vòng/phút
X-gluc 5-bromo-4-chloro-3-indolyl glucuronide
YEP Yeast extract peptone
vii
DANH MỤC BẢNG
TT Tên bảng Trang
Bảng 2.1 Thành phần phản ứng PCR 50
Bảng 2.2 Chu kỳ nhiệt cho phản ứng PCR 50
Bảng 2.3 Thành phần phản ứng ligation 52
Bảng 2.4 Thành phần hóa chất tách plasmid 52
Bảng 2.5 Thành phần phản ứng LR 54
Bảng 2.6 Thành phần phản ứng cắt bằng enzyme hạn chế 55
Bảng 2.7 Thành phần môi trường nuôi khu n 56
Bảng 2.8 Thành phần các loại môi trường nuôi cấy in vitro 57
Bảng 3.1 Trình tự cặp mồi XhoI-HA/HindIII-HA 66
Bảng 3.2 Trình tự cặp mồi XhoI-HA1/HindIII-HA1 78
Bảng 3.3 Ảnh hưởng của thời gian khử trùng đến khả năng nảy
mầm hạt
86
Bảng 3.4 ết quả tái sinh đa chồi trên các môi trường chứa AP
nồng độ khác nhau
89
Bảng 3.5 Ảnh hưởng của GA và IAA đến khả năng kéo dài chồi 91
Bảng 3.6 Ảnh hưởng của I A đến khả năng tạo rễ 92
Bảng 3.7 Kết quả chuyển gen gus vào nách lá mầm đậu tương
thông qua vi khu n A. tumefacines
95
Bảng 3.8 Khả năng tái sinh thông qua nách lá mầm của giống đậu
tương ĐT1 sau khi biến nạp cấu trúc gen HA1
100
viii
DANH MỤC HÌNH
TT Tên hình Trang
Hình 1.1 Hình thái, mô hình cấu tạo, cấu trúc ribonucleoprotein
của virus cúm A/H5N1
11
Hình 1.2 Mô hình cấu trúc protein Hemagglutinin 15
Hình 1.3 Sơ đồ xâm nhiễm của virus cúm A/H5N1 trong tế bào chủ 18
Hình 1.4 Khối u thực vật do A. tumefaciens 30
Hình 1.5 Cấu trúc Ti- Plasmid 32
Hình 1.6 Mô hình chuyển gen gián tiếp nhờ A. tumefaciens 34
Hình 2.1 Sơ đồ thí nghiệm tổng quát 49
Hình 2.2 Sơ đồ thí nghiệm tái sinh và chuyển gen vào cây đậu tương 59
H nh 3 Trình tự A và cấu trúc của đoạn gen nhân tạo
(SLHEP) (B)
64
Hình 3.2 Trình tự gen HA đã được thay đổi mã bộ ba HAop) 65
Hình 3.3 Hình ảnh điện di kiểm tra kết quả PCR nhân đoạn gen
HAop bằng XhoI-HA/HindIII-HA
67
Hình 3.4 Hình ảnh điện di kiểm tra sản ph m thôi gel 68
Hình 3.5 Sơ đồ thí nghiệm ghép nối gen HA/HA1 vào vector
p201-SLEHP tạo p201-SLEHP-HA/HA1
69
Hình 3.6 Hình ảnh khu n lạc sau khi biến nạp plasmid tái tổ hợp
vào E.coli
70
Hình 3.7 Hình ảnh điện di kiểm tra kết quả chọn dòng plasmid
tái tổ hợp p201-SLHEP-HA
71
ix
H nh 3 Sơ đồ thiết kế cấu trúc p 1-HA HA1vào vector
pPhaso-dest tạo pPhaso-dest-HA/HA1
72
H nh 3 Hình ảnh điện di kiểm tra vector tái tổ hợp pPhaso-HAop 73
H nh 3 Hình ảnh điện di sản ph m PCR kiểm tra vector biến
nạp trong chủng A. tumefaciens CV58
75
Hình 3.11 Sơ đồ mô tả sự tái sinh và chuyển gen HA ở cây thuốc lá 76
Hình 3.12 Hình ảnh điện di sản ph m PCR kiểm tra gen chuyển
HA trong cây thuốc lá
77
Hình 3.13 Hình ảnh điện di kiểm tra kết quả PCR nhân đoạn gen
HA1 bằng XhoI-HA1/HindIII-HA1
78
Hình 3.14 Trình tự nucleotide và trình tự amino acid suy diễn của
đoạn gen HA1
80
Hình 3.15 Hình ảnh điện di kiểm tra kết quả chọn dòng plasmid
tái tổ hợp p201-SLHEP-HA1
81
H nh 3 Hình ảnh điện di kiểm tra vector chuyển gen mang cấu
trúc pPhaso-SLEHP-HA1
82
H nh 3 Hình ảnh điện di sản ph m PCR kiểm tra vector biến
nạp trong chủng CV5
84
H nh 3 Kết quả điện di sản ph n PCR kiểm tra cây thuốc lá
chuyển gen HA1
85
Hình 3.19 Hạt nảy mầm sau các thời gian khử trùng khác nhau 88
Hình 3.20 Cụm chồi tạo được sau 4 tuần nuôi cấy trên SIM 90
Hình 3.21 Cụm chồi trên môi trường kéo dài SEM 91
H nh 3 22 Đậu tương tái sinh đa chồi A và chọn lọc cây chuyển 95
x
gen trên môi trường chứa kháng sinh kanamycine
H nh 3 23 Hình ảnh kết quả nhuộm X-gluc để kiểm tra biểu hiện
gen gus trên cây đậu tương chuyển gen
96
Hình 3.24 Sơ đồ mô tả quy trình tái sinh phục vụ chuyển gen ở
cây đậu tương ĐT1
98
Hình 3.25 Quy trình chuyển gen ở giống đậu tương ĐT1 100
Hình 3.26 Các cây đậu tương chuyển gen thế hệ T0 được trồng
trong nhà lưới
101
Hình 3.27 Phân tích cây đậu tương chuyển gen mang đoạn gen
HA1 ở thế hệ T0
102
Hình 3.28 Phân tích sản ph m PCR bằng cặp mồi đặc hiệu XhoIHA/ HindIII-HA với các dòng cây đậu tương thế hệ T1
104
Hình 3.29 Hình ảnh protein HA1 hiện phim được phân tích bằng
Western blot từ protein tổng số chiết từ hạt của dòng
đậu tương chuyển gen H11.
105
1
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Cúm là một căn bệnh nguy hiểm gây tử vong cao và hằng năm trên thế
giới đã có hơn nửa tỷ người mắc bệnh. Hiện nay, virus cúm A/H5N1- chủng
virus nguy hiểm nhất ở gia cầm đã lan truyền trên 40 quốc gia ở châu Á,
Trung đông, châu Âu và châu Phi. Ở nước ta, dịch cúm gia cầm H5N1 xảy ra
từ những tháng cuối năm gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành chăn
nuôi gia cầm và ảnh hưởng đến sức khoẻ con người. Việt Nam và Indonesia
là hai quốc gia có số người nhiễm virus cúm A/H5N1 và có tỷ lệ tử vong cao
nhất so với các quốc gia trên thế giới. Chính vì vậy nghiên cứu làm sáng tỏ
bệnh cúm A/H5N1 và nhân tố gây bệnh để xây dựng biện pháp phòng và
khống chế bệnh là yêu cầu thực tiễn đặt ra.
Dịch cúm gia cầm diễn biến ngày càng phức tạp vì hệ gen của virus cúm
A luôn biến đổi. Bên cạnh đó, nguồn tàng trữ và lây lan bệnh là chim di cư và
thủy cầm rất khó kiểm soát và khống chế. Hiện nay, việc phòng chống virus
cúm A nói chung và H5N1 nói riêng, bên cạnh các biện pháp phòng chống
dịch như tiêu độc, xử lý gia cầm bị bệnh, thanh lý gia cầm nhiễm hoặc nguy
cơ nhiễm thì biện pháp sử dụng vaccine vẫn là hướng thiết yếu nhất để khống
chế và ngăn chặn sự lây lan dịch sang người. Ngoài các loại vaccine truyền
thống, vaccine thế hệ mới được tạo ra bằng các phương pháp tái tổ hợp và di
truyền ngược đang được sử dụng rộng rãi, tuy nhiên, các loại vaccine này có
nhược điểm như giá thành cao, khó bảo quản và mức độ an toàn thấp. Do vậy,
các nhà khoa học trên thế giới vẫn đang tiếp tục phát triển những loại vaccine
mới có tính ưu việt hơn, rẻ hơn, dễ bảo quản, an toàn và hiệu quả hơn.
Vaccine ăn được từ thực vật là vaccine tác động vào thể dịch, kích thích cả hệ
2
thống miễn dịch thể dịch và miễn dịch tế bào. Vaccine thực vật có hoạt tính
tương tự như vaccine thông thường, chỉ khác là vaccine này được thực vật sản
xuất trong những phần ăn được như lá, củ, quả và hạt. Vaccine thực vật có
một số ưu điểm nổi bật so với các loại vaccine khác ở chỗ có thể ăn tươi hoặc
nấu chín; dễ dàng sản xuất khối lượng lớn bằng cách tăng diện tích trồng cây
chuyển gen có khả năng sản xuất kháng nguyên; vaccine thực vật có tính ổn
định, an toàn cao, dễ bảo quản, dễ sử dụng và có hiệu quả kinh tế.
Ở Việt Nam, đậu tương là cây có giá trị kinh tế cao, hạt đậu tương là
nguồn thực ph m chính cho vật nuôi và con người. Sự biểu hiện thành công
gen gus trên cây đậu tương là cơ sở của việc ứng dụng kỹ thuật chuyển gen để
sản xuất các chất có dược tính như vaccine trong hạt đậu tương. Với ưu điểm
nổi bật như sản xuất đơn giản, giá thành thấp, hiệu quả cao trong phòng bệnh
và có độ an toàn, vaccine sản xuất từ thực vật được xem là hướng đi phù hợp
trong chiến lược chăm sóc sức khoẻ cộng đồng ở các quốc gia đang phát triển.
Xuất phát từ lý do trên chúng tôi đã tiến hành đề tài luận án là: “Nghiên
cứu chuyển gen mã hóa protein bề mặt của virus H5N1 vào cây đậu tương
phục vụ sản xuất vaccine thực vật”
2. Mục tiêu nghiên cứu
Thiết kế được vector mang cấu trúc gen HA, đoạn gen HA1 của virus
cúm A/H5N1.
Tạo được cây đậu tương chuyển gen mang cấu trúc đoạn gen HA1 và
biểu hiện được protein tái tổ hợp HA1 ở hạt đậu tương.
3. Nội dung nghiên cứu
3.1. Thiết kế và tổng hợp gen HA và đoạn gen HA1 có khả năng biểu hiện tối
ưu ở thực vật, nhân dòng gen HA và đoạn gen HA1 trong tế bào vi khu n
E.coli và tạo vector chuyển gen mang cấu trúc gen HA và đoạn gen HA1.