Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu chọn tạo lọc tạo nhóm lợn cao sản và xác định các tổ hợp lai thích hợp trong hệ thống giống
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
0
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP MIỀN NAM
BÁO CÁO CHÍNH
TỔNG KẾT KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT
Đề tài:
NGHIÊN CỨU CHỌN LỌC TẠO NHÓM LỢN
CAO SẢN VÀ XÁC ĐỊNH CÁC TỔ HỢP LAI
THÍCH HỢP TRONG HỆ THỐNG GIỐNG
(Thuộc chương trình NC chọn tạo giống cây trồng nông lâm nghiệp và giống vật nuôi)
ThS. Nguyễn Thị Viễn
6498
06/9/2007
TP. Hồ Chí Minh, tháng 3 năm 2006
1
DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI THỰC HIỆN
TT Họ và tên Cơ quan/đơn vị Ghi chú
1 PGS. TS. Lê Thanh Hải Chuyên gia KHKT Cố vấn KHKT
2 TS. Đặng Thị Hạnh Viện KHKTNN Miền Nam
3 ThS. Chế Quang Tuyến “ “
4 TS. Nguyễn Ngọc Hùng “ “
5 TS. Đỗ Văn Quang “ “
6 ThS. Phan Bùi Ngọc Thảo “ “
7 KS. Nguyễn Hữu Thao “ “
8 KS. Đoàn Kim Đính “ “
9 ThS. Lê Phạm Đại “ “
10 ThS. Vũ Thị Lan Phương “ “
11 ThS. Trần Văn Tịnh “ “
12 ThS. Nguyễn Hữu Tỉnh “ “
13 TS. Nguyễn Hồng Nguyên “ “
14 KS. Lê Thị Tố Nga “ “
15 ThS. Vương Nam Trung “ “
16 KS. Huỳnh Thị Thi “ “
17 KS. Trần Vân Khánh “ “
18 Nguyễn Văn Hùng Viện KHKTNN Miền Nam
19 TS. Nguyễn Văn Đức Viện Chăn nuôi
20 TS. Phùng Thị Vân “ “
21 TS. Nguyễn Văn Đồng “ “
22 TS. Nguyễn Quế Côi “ “
23 TS. Tạ Thị Bích Duyên “ “
24 TS. Phạm Thị Kim Dung “ “
25 ThS. Trần Thị Minh Hoàng “ “
26 ThS. Phạm Văn Giới “ “
27 ThS. Giang Hồng Tuyến Viện Chăn nuôi
28 TS. Đinh Văn Chỉnh Đại học Nông nghiệp I-HN
29 GS. TS. Đặng Vũ Bình “ “
30 PGS. TS. Nguyễn Hải Quân “ “
31 TS. Phan Xuân Hảo “ “
32 ThS. Phan Liên Phương “ “
33 KS. Đỗ Đức Lực “ “
34 KS. Nguyễn Chí Thành “ “
35 PGS. TS. Trịnh Công Thành Đại học NL-TP. HCM
36 PGS. TS. Trần Thị Dân “ “
37 TS. Lê Đức Ngoan Đại học Nông –Lâm Huế
38 TS. Phùng Thăng Long “ “
39 TS. Đinh Thị Bích Lân “ “
40 KS. Võ trung Tín “ “
41 KS. Trương Minh Tiến “ “
42 KS. Nguyễn Quang Vinh Đại học Nông –Lâm Huế
43 TS. Đoàn Văn Giải Tổng công ty Chăn nuôi VN
44 BS. Vũ Đình Tường “ “
45 ThS. Nguyễn Quế Hoàng “ “
2
46 KS. Lê Thị Lụa “ “
47 KS. Nhâm Anh Tuấn “ “
48 KS. Tăng Văn Lĩnh “ “
49 KS. Đặng Đình Tháp “ “
50 KS. Nguyễn Thị Hường “ “
51 KS. Nguyễn Văn Tân XN heo giống Cấp I- TP.HCM
52 KS. Lê Thị Phú “ “
53 KS. Nguyễn trí Dũng “ “
54 KS. Nguyễn Thị Kim Hoàn “ “
55 KTV. Lê Văn Hưng “ “
56 KS. Lê Văn Mẽ XNCN heo Phú Sơn –Đồng Nai
57 KS. Võ Đình Đạt “ “
58 KS. Nguyễn Minh Quang “ “
59 ThS. Bùi Minh Nhật “ “
60 KS. Nguyễn Thị Hạnh Công ty chăn nuôi Hải Phòng
61 KS. Nguyễn Văn Hòa Nông trường Thành Tô - Hải Phòng
62 ThS. Bùi Quang Hộ Phòng Kinh tế - Lào Cai
63 KS. Nguyễn Thị Tám Trạm thú y – Đông Anh-Hà Nội
64 KS. Hoàng Thị Thiên Công ty chăn nuôi – Thái Bình
Và một số Cộng tác viên:
65 TS. Kiều Minh Lực Công ty CP-Group Việt Nam
66 KS. Nguyễn Văn Re Sở KH công nghệ-Tiền Giang
67 ThS. Nguyễn Xuân Thành Sở KH công nghệ-Tiền Giang
68 KTV. Trần Văn Tấn Xã Mỹ Thành Nam-Cai Lậy-TG
69 Mr. Phạm Kim Thanh Hội Chăn nuôi-Đồng Nai
70 Mr. Vũ Ngọc Ninh HTX chăn nuôi & dịch vụ thương mại 45 – Đồng Nai
3
MỤC LỤC
TT Nội dung Trang
DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI THỰC HIỆN 1
MỤC LỤC 2
BÁO CÁO TÓM TẮT 4
LỜI MỞ ĐẦU 7
Phần 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 8
Phần 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 11
Phần 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 14
3.1 ĐIỀU TRA ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH 14
3.1.1 Điều tra, xác định cơ cấu giống, hiện trạng về chọn giống và mục đích sử dụng
con giống
14
3.2 NGHIÊN CỨU VỀ PHƯƠNG PHÁP- ĐÁNH GIÁ DI TRUYỀN 15
3.2.1 Xây dựng mô hình phân tích di truyền thống kê cho các tính trạng năng suất
sinh sản
15
3.2.2 Phương pháp xác định tỷ lệ nạc thông qua dày mỡ lưng và khối lượng hơi của
lợn Móng Cái, Landrace, Yorkshire và một số tổ hợp lai Móng Cái
17
3.3 CÁC NGHIÊN CỨU VỀ CHỌN LỌC ĐÀN GIỐNG HẠT NHÂN 19
3.3.1 Nghiên cứu chọn lọc-tạo hai nhóm Móng cái hạt nhân cao sản 19
3.3.2 Khả năng sinh sản của đàn thuần cao sản YY, LL, DD và PP 20
3.4 NGHIÊN CỨU VỀ LAI TẠO ĐỂ SẢN XUẤT NÁI LAI, ĐỰC CUỐI CÙNG
VÀ CÁC TỔ HỢP LAI
24
3.4.1 Nghiên cứu chọn lọc–tạo nhóm đực lai cuối cùng (PP-DD-YY-LL) đạt hiệu quả
cao trong sản xuất lợn thịt
24
3.4.2 Chọn lọc-tạo nhóm nái lai tổng hợp cho khả năng SS cao để SX lợn thương
phẩm
25
3.4.3 Nghiên cứu xác định tổ hợp lai thích hợp trong hệ thống giống lợn thương phẩm 27
3.5 XÂY DỰNG HỆ THỐNG GIỐNG & QUẢN LÝ GIỐNG 29
3.5.1 Bước đầu nghiên cứu xây dựng mô hình hệ thống giống hình tháp để sản xuất
lợn thịt thương phẩm
29
3.5.2 Quản lý giống 31
3.6 CÁC NGHIÊN CỨU VỀ DINH DƯỠNG 32
3.7 NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG QUY TRÌNH/CHUYÊN ĐỀ 34
Phần IV KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 34
TÀI LIỆU THAM KHẢO 35
Phụ lục Tình hình sử dụng kinh phí; Bảng so sánh kết quả nghiên cứu đạt được so với
đề cương đề ra
36
CÁC BÁO CÁO KHOA HỌC ĐẠT ĐƯỢC TRONG THỜI GIAN THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU ĐIỀU TRA ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH
1 Hiện trạng cơ cấu giống, và công tác giống ỏ một số cơ sở CN phía Nam 40
NGHIÊN CỨU VỀ PHƯƠNG PHÁP- ĐÁNH GIÁ DI TRUYỀN
1 Xây dựng mô hình phân tích di truyền thống kê cho các tính trạng năng suất
sinh sản
50
2 Phương pháp xác định tỷ lệ nạc thông qua dày mỡ lưng và khối lượng hơi của
lợn Móng Cái, Landrace, Yorkshire và một số tổ hợp lai Móng Cái
61
CÁC NGHIÊN CỨU VỀ CHỌN LỌC ĐÀN GIỐNG HẠT NHÂN
4
1 Kết quả sau 3 thế hệ chọn lọc đối với 2 nhóm lợn Móng cái MC3000 sinh sản tốt
và MC15 tăng trọng và tỷ lệ nạc
66
2 Kết quả sau 3 thế hệ chọn lọc đối với 2 nhóm lợn Móng cái MC3000 sinh sản tốt
và MC15 tăng trọng và tỷ lệ nạc
69
3 Nghiên cứu chọn lọc nhóm huyết thống cao sản Landrace và Yorkshire 75
4 Chọn lọc tạo dòng lợn nái Yorkshire và Landrace thuần cao sản và nhóm nái
lai YL/LY cho khả năng sản xuất cao tại công ty lợn giống miền Bắc
(NOPICO)
84
5 Một số đặc điểm di truyền, giá trị giống về khả năng sinh sản của lợn Yorkshire
và Landrace nuôi tại các cơ sở Thuỵ Phương Và Đông Á
95
6 Ứng dụng phương pháp BLUP trong việc cải thiện di truyền một số tính trạng
năng suất của giống lợn thuần tại trại giống Cấp I
106
7 Kết quả bước đầu về cải tiến phương pháp đánh giá di truyền và chọn lọc các
tính trạng sinh sản tại xí nghiệp lợn giống Đông Á
112
8 Một số đặc điểm di truyền, gia 1trị giống của một số tính trạng sinh sản lợn
YY và LL nuôi tại cơ sở giống An Khánh
123
9 Nghiên cứu chọn lọc nhóm lợn cao sản Landrace và Yorkshire 133
NGHIÊN CỨU VỀ LAI TẠO ĐỂ SẢN XUẤT NÁI LAI, ĐỰC CUỐI CÙNG VÀ CÁC TỔ
HỢP LAI
1 Kết quả lai tạo và tuyển chọn đực lai cuối cùng giữa lợn Duroc và Pietrain 148
2 Kết quả lai tạo và tuyển chọn đực lai cuối cùng tại Trung tâm NC lợn Thụy
Phương
159
3 Năng suất sinh sản của nái tổng hợp giữa hai nhóm giống YY và LL 161
4 Xác định tổ hợp lai thích hợp trong sản xuất lợn thịt ở Thừa Thiên Huế 170
5 Studies on reproductive and production traits on crossbreds between
Pietrain and Mong Cai in Northern Vietnam
174
6 Nghiên cứu so sánh khả năng sản xuất YY Úc và con lai của chúng với đực YY
hiện có ở một số tỉnh và cơ sở Nhà nước
178
7 Chọn lọc, lai tạo tổ hợp lợn lai tốt nhất trong SX heo thịt thương phẩm 188
8 Khảo sát khả năng sinh trưởng và cho thịt của lợn nuôi thịt L, Y, D F1 LY, F1
YL có nguồn gốc từ Mỹ nuôi tại TTNC lợn Thụy Phương
195
XÂY DỰNG HỆ THỐNG GIỐNG & QUẢN LÝ GIỐNG
1 Kết quả bước đầu xây dựngiống lợn tại một số cơ sở chăn nuôi ở Việt Nam 201
2 Một số giải pháp nâng cao năng lực qủan lý giống lợn ở Việt Nam 212
NGHIÊN CỨU VỀ DINH DƯỠNG
1 Xác định tỷ lệ năng lượng và lysin thích hợp cho heo giống Pietrain giai đoạn
nuôi hậu bị
219
2 Xác định mức năng lượng, a.amin thích hợp trong khẩu phần cho heo nái ngoại
thuần giai đoạn mang thai
233
3 Xác định khẩu phần ăn thích hợp cho heo nái sinh sản giống thuần giai đọan
nuôi con
245
4 Nghiên cứu xác định tổ hợp lai và mức Protein trong khẩu phần cho NS và
phẩm chất thịt cao ở Thừa Thiên Huế
252
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CÁC QUY TRÌNH 259
5
TÓM TẮT BÁO CÁO
Đề tài: “Nghiên cứu chọn lọc tạo nhóm lợn cao sản và xác định các tổ hợp lai
thích hợp trong hệ thống giống”
Nâng cao năng suất, chất lượng con giống và hiệu quả chăn nuôi lợn luôn là nhu cầu
của các nhà chăn nuôi từ quy mô nhỏ đến quy mô lớn theo hướng trang trại. Năng
suất và chất lượng của giống vật nuôi và giống cây trồng cũng là đòi hỏi của nhà nước
với các nhà khoa học, vì nó phục vụ thiết thực cho mục tiêu phát triển tăng năng suất
và chất lượng của sản phẩm trong sản xuất nông nghiệp, góp phần vào sự phát triển
kinh tế, trong giai đoạn hội nhập kinh tế hiện nay của đất nước.
Mục tiêu: Nghiên cứu chọn lọc nâng cao các tính năng sản xuất ở một số nhóm lợn cao
sản thuần (nhóm mẹ và nhóm cha) và các tổ hợp lai thích hợp trong hệ thống giống
để cho sản phẩm lợn thịt đạt chất lượng cao phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu.
Nội dung và Phương pháp
- Thời gian thực hiện: 5 năm (từ 2001 đến 2005)
- Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
- Cơ quan thực hiện: Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam
- Kinh phí: 4.600,00 triệu (từ ngân sách nhà nước)
- Các cơ quan phối hợp nghiên cứu: Viện Chăn nuôi; Tổng công ty Chăn nuôi Việt
Nam; Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh; Trường Đại học Nông Nghiệp IHà Nội; Trường Đại học Nông Lâm- Huế và Một số cơ cở chăn nuôi heo giống và
Cộng tác viên (XNCN Phú Sơn, - Đông Á, - Giống Cấp I, - Mỹ Văn,-An Khánh, -
Thành Tô, -Thanh Hưng, một số cơ sở CN tư nhân và Các cộng tác viên)
Nội dung:
¾ Điều tra xác định cơ cấu giống, hiện trạng về chọn giống và mục đích sử dụng
con giống
¾ Chọn lọc xây dựng đàn lợn hạt nhân các nhóm/dòng mẹ thuộc giống: Landrace
(LL), Yorkshire, Móng Cái và các nhóm/dòng cha thuộc giống: Duroc (DD),
Pietrain (PP)
¾ Nghiên cứu chọn lọc-tạo nhóm đực lai cuối cùng (PP-DD), (DD-YY-LL)
¾ NC chọn lọc-tạo nhóm nái tổng hợp (YY- LL)
¾ NC chọn lọc-tạo nhóm nái lai (Ngoại x Nội) giữa giống (PP/YY/LL - MC)
¾ Nghiên cứu xác định các tổ hợp lai thích hợp trong hệ thống giống
¾ Nghiên cứu xây dựng mô hình hệ thống giống hình tháp để sản xuất lợn thịt
thương phẩm có chất lượng cao
¾ Nghiên cứu xác định các quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc phù hợp cho từng
giống/nhóm giống để ứng dụng vào sản xuất.
Phương pháp: Nghiên cứu trên các đàn giống lợn thuần Yorkshire, Landrace, Duroc,
Pietrain, Móng Cái và con lai của chúng tại các cơ sở chăn nuôi của Nhà nước và tư
nhân. Ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong chọn lọc-nhân giống; Sử dụng các phần
mềm bổ trợ để tính các thông số di truyền: giá trị giống, di truyền cộng gộp, tương
quan di truyền, ưu thế lai. Gồm chương trình SAS (1999), DFREML (1993),
PIGBLUP, MATLAB).
Kết quả: Qua 5 năm nghiên cứu, với tổng kinh phí được cấp là 4,60 tỷ; cùng với sự tham
6
gia của các PGS, TS, ThS, KS, các kỹ thuật viên và các CTV, đã nghiên cứu: 8.182 con
lợn, 20.717 lứa đẻ. Trong đó: 4.947 lợn sinh sản, 1.700 con kiểm tra năng suất cá thể,
1.535 con nuôi vỗ béo. Các kết quả cụ thể đã đạt được:
- Các báo cáo khoa học: 26 báo cáo khoa học
- Các quy trình kỹ thuật: 7 quy trình và chuyên đề
- Tham gia đào tạo: 5 kỹ sư + 4 Thạc sĩ + 2 Tiến sĩ
Qua các kết quả nghiên cứu đã đạt được chúng tôi có những nhận xét như sau:
* Với kết quả điều tra 99 cơ sở chăn nuôi lợn (thuộc 8 tỉnh thành phía Nam) cho thấy
(100%) các cơ sở đều nuôi lợn cao sản. Các giống lợn dòng mẹ (Yorkshire và
Landrace) và con lai của chúng chiếm ưu thế trong tổng đàn nái hiện nuôi (89.1% nái
sinh sản và 85,7% trong đàn hậu bị). Các giống lợn cao sản dòng bố cũng được sử
dụng rộng rãi trong nhân giống và sản xuất lợn thịt ở các cơ sở chăn nuôi lợn kể cả ở
gia đình và trang trại với các quy mô khác nhau. Trong nhân giống và sản xuất cũng
còn nhiều đòi hỏi cấp bách về cải thiện di truyền giống lợn thuần và hệ thống giống.
Những đòi hỏi này không chỉ về quản lý giống mà còn về quản lý kỹ thuật, kỹ thuật
chọn lọc ở từng cơ sở, về xây dựng hệ thống giống trong ngành sản xuất lợn của Việt
Nam.
* Đề tài đã chọn lọc được các nhóm giống cao sản hạt nhân dòng mẹ (YY, LL, MC)
và dòng cha (DD, PP), qua ứng dụng phương pháp BLUP trong đánh giá giá trị giống
để chọn lọc, qua đó đã nâng cao được năng suất sinh sản từ + 0,1 đến 0,5 con và sinh
trưởng từ + 0,30 đến + 50 g so với trước khi đề tài thực hiện. Đặc biệt hai nhóm
thưần YY, LL cho khả năng sinh sản tăng từ 0,5 đến 1 con so với các thế hệ trước, lứa
đẻ từ 1,9 tăng lên 2,1 lứa/nái/năm. Số con cai sữa tăng từ 2 con/nái/năm, trọng lượng
lúc 60 ngày tuổi tăng từ 5 đến 7kg/con, giảm được 11% ngày ở tuổi đẻ lứa đầu.
Đề tài bước đầu cũng đã xây dựng và hình thành mô hình tháp giống ở một số cơ sở
chăn nuôi lợn. Trong hệ thống sản suất lợn thương phẩm, đề tài cũng đã xác định được
một số công thức lai để tạo dòng đực cuối cùng và nái lai tổng hợp tạo ra sản phẩm lợn
thịt thương phẩm đạt năng suất sinh trưởng cao (680- 720 g/ngày, tỷ lệ nạc đạt >56%
tuỳ theo tỷ lệ máu khác nhau của từng giống tham gia vào hệ thống lai.
* Tạo được nhóm đực lai cuối cùng (PP-DD) có chất lượng tinh dịch (VAC) cao hơn
từ 1 đến 8 tỷ so với dòng thuần Duroc và Pietrain bố mẹ và đặc biệt có tính đực hăng
hơn con thuần. Nhóm đực lai D.PD cho kết quả tốt nhất về sinh trưởng và chất lượng
tinh (đạt 700g/ngày, VAC = 28,2 tỷ).
* Tạo được 2 nhóm nái lai tổng hợp: (Ngọai x Ngọai) và (Ngọai x Nội).
- Nhóm nái lai (YL/LY): đã giảm được từ 0,25 đến 2,42 ngày lên giống lại sau cai sữa;
Ưu thế lai về tính trạng sinh sản (SCSSS, PSS, SCCS, PCS) đạt từ 0,99 đến 6,21% và đã
cải thiện được từ 2,03 đến 3,48% về tăng trọng g/ngày qua KTNSCT (từ 90 đến 150
ngày tuổi). Nhóm nái YL nâng cao được khả năng sinh sản về số con SSS/ổ, có tuổi đẻ
lứa đầu sớm hơn từ 8 đến 27 ngày. Nhóm nái lai LY nâng cao được khối lượng cai sữa
từ 1,11 đến 4,34 kg/ổ.
- Nhóm nái lai (Y.MC/L.MC/P.MC): đã tận dụng được ưu thế lai cao ở thế hệ F1,
được thể hiện qua ba lứa đẻ đầu bình quân: trọng lượng sơ sinh của đàn con bình quân
7
là 1kg, có số con đẻ ra sống/lứa đạt từ 11,33 đến 12,02 con. Đặc biệt nhóm nái lai có
máu Pietrain (P.MC), cho khả năng sinh sản cao hơn hai nhóm kia (> 0,47-0,69
con/lứa và có PSS > 0,045 kg/con).
* Các tổ hợp lai 3-4 máu giữa các giống cao sản (YY, LL, DD, PP), đạt tỷ lệ nạc: từ
56 đến 58 %, đã cải thiện tăng nạc hơn đề tài trước từ 2 đến 4%.
Với các tổ hợp lai có 50% máu Móng Cái đã nâng cao được tỷ lệ nạc lên 2-7 %;
Các tổ hợp lai có (25 % máu Móng Cái + ¾ máu Ngoại) thích ứng với điều kiện môi
trường sinh thái miền Trung (Huế), nuôi trong điều kiện dinh dưỡng đảm bảo cho tăng
trọng nhanh, giảm tỷ lệ mỡ trên thân thịt, đạt 53Æ56 % nạc. Đặc biệt tổ hợp (P x
Y.MC) là tổ hợp có nhiều triển vọng (đạt 56,87% nạc).
* Từ kết quả nghiên cứu về chọn lọc, kết quả thực tiễn trong sản xuất đàn lợn dòng
mẹ, dòng cha, bước đầu chúng tôi đã hình thành được một số hệ thống giống, trong đó
hệ thống nhân giống thuần và hệ thống nhân giống thương phẩm ở một số đơn vị, tuy
còn đơn giản, song các cơ sở sản xuất giống có thể học hỏi và xây dựng hệ thống quản
lý cho cơ sở. Bước đầu đã xây dựng ở một số đơn vị: Công ty giống lợn miền Bắc, Hải
Phòng, XN lợn giống Đông Á, XNCN Phú Sơn và Trung tâm NC-HLCN Bình Thắng.
Hệ thống nhân giống gồm có: Đàn hạt nhân; Đàn nhân giống; Đàn sản xuất
* Song song với nâng cao chất lượng giống, bước đầu đã xác định được nhu cầu dinh
dưỡng, công thức thức ăn phù hợp cho từng nhóm giống lợn: Yorkshire, Landrace,
Pietrain và Duroc.
- Khẩu phần cho lợn giống Pietrain trong nuôi dưỡng và sản xuất giống có mức năng
lượng 13,5-13 MJ.DE/kg và mức lysine là 0,75-0,65 g/MJ.DE.
- Khẩu phần cho heo nái thuần CS giai đọan mang thai:
Giai đọan 1 Giai đọan 2
Năng lượng Lysine Mức ăn Năng lượng Lysine Mức ăn
(kcal ME) (g) (kg) (kcal ME) (g) (kg)
Thể trạng ốm 7680 15,6 2,4 9600 19,5 3,0
trung bình 6400 13,0 2,0 8000 16,25 2,5
mập 5120 10,4 1,6 6400 13,0 2,0
- Khẩu phần cho nái sinh sản giống thuần giai đoạn nuôi con là 3200 kcal ME/kg TĂ;
1%lysine; 0,26% methionine; 0,68% methionine + cystine và 0,81% threonine, đã cải
thiện trọng lượng lợn con khi cai sữa và tăng trọng lợn con trong thời gian theo mẹ
- Mức Protein thô 18-16% và 16-14% trong khẩu phần cho lợn lai (75%Ngọai x 25%
Móng cái), nâng cao được tăng trọng, khối lượng thịt móc hàm, thịt xẻ, tỷ lệ nạc và có
xu hướng giảm tiêu tốn thức ăn để sản xuất ra 1 kg thịt lợn.
* Từ lý thuyết và thực tế sản xuất tại các cơ sở, đề tài đã xây dựng được 7quy trình
chăn nuôi như: chọn lọc-tạo giống, nhu cầu dinh dưỡng-chăm sóc, vệ sinh thú y. Các
quy trình đã được ứng dụng trong sản xuất .
Đề nghị: Ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật đã được công nhận của đề tài vào sản xuất; Để
cải thiện nhanh các tiến bộ di truyền về các tính trạng sản xuất của lợn, đáp ứng nhu cầu
người chăn nuôi hiện nay, cần có hệ thống quản lý giống vùng hoặc Quốc gia trên cơ sở
các hệ thống giống ở từng cơ sở đã hình thành, nhằm nối kết các đàn giống ở các cơ sở
chăn nuôi, để có quần thể lợn giống với số lượng lớn nhằm tăng nhanh tiến bộ di truyền
của các tính trạng sản xuất trong chọn lọc nhân thuần ở các nhóm giống hiện có
8
LỜI MỞ ĐẦU
Cùng với sự phát triển chung của nhiều ngành kinh tế trong thời kỳ đổi mới đất
nước, ngành nông nghiệp có những bước phát triển mạnh, trong đó phải nói đến chăn
nuôi và nhất là chăn nuôi lợn. Ngành chăn nuôi lợn có những bước tiến lớn cả về số
lượng và chất lượng. Tổng đàn lợn trong cả nước 27.434.895 con (2005), tăng hơn
35,86 % so với năm 2000 và 68,25 % so với năm 1995; Tương ứng sản lượng thịt lợn
hơi cũng tăng 61,37 % và 127 %.
Nâng cao năng suất, chất lượng con giống, hiệu quả chăn nuôi lợn luôn là nhu
cầu của các nhà chăn nuôi từ quy mô nhỏ đến quy mô lớn theo hướng trang trại. Ngòai
ra, nâng cao năng suất, chất lượng giống cây trồng - vật nuôi cũng là đòi hỏi của Nhà
nước với các nhà khoa học, vì nó phục vụ thiết thực cho mục tiêu phát triển tăng năng
suất và chất lượng của sản phẩm trong sản xuất nông nghiệp, góp phần vào sự phát
triển kinh tế, trong giai đoạn hội nhập kinh tế hiện nay của đất nước.
Từ đầu những năm 90 trở lại đây, Nhà nước đã chú ý đến công tác cải tạo và
nâng cấp đàn giống qua các chương trình nghiên cứu giống. Các giống lợn cao sản
Yorkshire (YY), Landrace (LL), Duroc (DD) và Pietrain (PP) đã được nhập vào Việt
Nam từ các nước (Cuba, Mỹ, Úc, Bỉ, Canada, Thái Lan, …) và từ các nguồn như: các
chương trình giống của Nhà nước; các Dự án hợp tác giữa Việt Nam và nước ngoài
(Dự án cải thiện giống của Pháp (1985 - 1992), Dự án ACIAR –Úc về cải thiện giống
và thức ăn giữa lợn Úc và Việt Nam (1995-2000), …). Ngòai các giống cao sản trên,
chúng ta phải nói đến giống Móng Cái, là một giống lợn Nội có nhiều ưu điểm: đẻ sai
con, nuôi con khéo, chịu đựng kham khổ trong điều kiện thời tiết và nuôi dưỡng không
được tốt, tuy nhiên có một số yếu điểm như: tăng trọng thấp (300-333g/ngày) và tỷ lệ
nạc thấp (33-34%). Giống Móng Cái và con lai giữa (Móng cái x Lợn Ngoại) được
nuôi phổ biến trong dân, các vùng quê trải dài từ một số tỉnh miền Trung Nam ra các
tỉnh phía Bắc). Đó là những nguồn nguyên liệu di truyền quan trọng, cần phát huy
những đặc tính tốt cải thiện những điểm yếu, góp phần cải thiện di truyền của đàn lợn
giống trong cả nước, nhằm từng bước nâng cao hiệu quả kinh tế ngành chăn nuôi lợn
của Việt Nam.
Để đáp ứng nhu cầu thực tiễn của sản xuất trong chăn nuôi lợn cũng như nhu
cầu nâng cao kiến thức về công tác giống lợn trong nghiên cứu và giảng dạy ở nước ta,
chúng tôi đề xuất thực hiện đề tài: “Nghiên cứu chọn lọc tạo nhóm lợn cao sản và
xác định các tổ hợp lai thích hợp trong hệ thống giống”.
9
PHẦN I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Những quan điểm về nghiên cứu và sản xuất lợn trên thế giới
Để nâng cao năng suất - chất lượng trong chăn nuôi lợn, con giống đóng vai
trò rất quan trọng trong sản xuất thịt lợn, đóng góp quyết định nên sản phẩm cuối
cùng là năng suất và chất lượng thịt. Do vậy, nghiên cứu cải thiện chất lượng giống
là khâu then chốt được các quốc gia và các tập đoàn chăn nuôi lợn trên thế giới quan
tâm xuyên suốt trong quá trình sản xuất lợn thịt.
Các giống lợn cao sản hiện nay là kết quả của quá trình chọn lọc nhân thuần
qua nhiều thập kỷ ở một số nước có nền chăn nuôi tiên tiến, với các điều kiện môi
trường và nhu cầu thị trường khác nhau. Hay nói cách khác là mục đích kinh tế trong
chọn lọc, tạo giống lợn nói riêng và các giống vật nuôi khác nói chung có sự khác
nhau giữa các nước, tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế và nhu cầu của người tiêu dùng
(wilton, 1990; Kauffman, 1993; Melton, 1994 ). Trên cơ sở các dòng/giống cao sản
được chọn lọc, nhân thuần, người ta đã nghiên cứu và sử dụng các tổ hợp lai để cung
cấp lợn thương phẩm cho các thị trường khác nhau tuỳ theo nhu cầu người tiêu dùng,
tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế và thị hiếu người tiêu dùng của mỗi nước (Roman,
1991; Wei, 1996; Van Vlack, 2000). Gần đây cùng với sự phát triển của công nghệ di
truyền học, công nghệ sinh học - tin học, việc khám phá bản đồ di truyền ở lợn và xác
định các gen QTL (Quantitative Trait Loci) hoặc các gen có liên quan đến các tính
trạng số lượng đồng thời lại liên quan đến các tính trạng khác như phẩm chất thịt
hoặc khả năng miễn dịch … (Yonash et al., 2001) đang mở ra một hướng mới cho
công nghệ sinh học trong chọn lọc cải thiện năng suất vật nuôi. Công nghệ chọn lọc
với sự hỗ trợ của gen đánh dấu (Marker Assisted Selection) cũng là một hướng đang
ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong chọn giống vật nuôi (Cassady, 2001).
Vì vậy, hệ thống nhân giống-chọn lọc giống trong nhân giống thuần chuyên
biệt và hệ thống nhân giống trong sản xuất lợn thương phẩm theo mô hình tháp
giống, các quan điểm chọn giống và các tiến bộ kỹ thuật cũng đã được ứng dụng rộng
rãi vào thực tiễn sản xuất lợn trên thế giới và ở nước ta.
1.2 Kết quả nghiên cứu về đánh giá giá trị giống để chọn giống lợn trên thế giới
và trong nước
Nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới và trong nước đã và đang tập trung
ứng dụng các phương pháp chọn lọc khác nhau, nhằm cải thiện nhanh tiến bộ di truyền
về năng suất và chất lượng sản phẩm nhất là trong ngành chăn nuôi lợn. Trong số các
phương pháp đánh giá giá trị giống để chọn lọc được áp dụng hiện nay là phương pháp
BLUP, PIGCHAMP, PEST, PIGBLUP, … được coi là phương pháp có độ chính xác
cao nhất hiện nay, kế đó là là phương pháp xác định giá trị giống qua chỉ số chọn lọc -
Index selection (Hazel, 1943; Henderson, 1973; Van Vleck, 2000; Luc, 2001), đã được
ứng dụng rộng rãi trên thế giới hiện nay đem lại nhiều tiến bộ về năng suất và chất
lượng thịt trong sản xuất lợn thương phẩm.
Để nâng cao năng suất trong chăn nuôi lợn thịt thương phẩm, những năm qua
Nhà nước đã liên tục đầu tư cho công tác nghiên cứu cải thiện di truyền về năng suất
và chất lượng giống lợn qua các chương trình nghên cứu cấp Nhà nước, cấp Bộ và
hoàn thiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng chúng. Các đề tài cấp Nhà Nước về nâng
10
cao chất lượng giống giai đoạn (từ 1990 - 2000) do PGS. TS. Lê Thanh Hải chủ trì, đã
tập hợp được đội ngũ cán bộ khoa học trong cả nước cùng tham gia và đã giải quyết
được nhiều vấn đề cấp bách trong thực tiễn sản xuất lợn nạc đạt chất lượng cao. Khả
năng sản xuất của các giống lợn dùng làm dòng mẹ trong sản xuất lợn thịt như Móng
Cái, Yorkshire cũng đã được cải thiện rõ rệt cả về năng suất sinh sản và sinh trưởng
thông qua quá trình chọn lọc nhân thuần (Trần Thế Thông, Lê Thanh Hải-1985-1990,
Nguyễn Văn Thiện và ctv.,1995; Lê Thanh Hải, Nguyễn Văn Đức và ctv., 2000). Qua
nghiên cứu đã xác định được các tổ hợp lai hai và ba máu giữa giống lợn Móng Cái lai
với Yorkshire, Landrace và giữa các giống cao sản Yorkshire, Landrace, Duroc và
Pietrain…đưa vào sản xuất (Lê Thanh Hải, Nguyễn Văn Đức, Phùng Thị Vân,
Nguyễn Thị Viễn, Nguyễn Khánh Quắc, Nguyễn Quế Côi 1995-2001). Nguồn gen bổ
sung từ các giống lợn nhập nội cũng được chọn lọc nhân thuần và thích nghi để góp
phần vào cải thiện năng suất và chất lượng trong sản xuất lợn thịt (Lê Thanh Hải,
Nguyễn Thị Viễn, Chế Quang Tuyến, Đòan Xuân Trúc và ctv., 2001; Nguyễn Quế Côi
và Võ Hồng Hạnh, 2000; Nguyễn Văn Đồng và ctv., 2001). Trong công tác chọn lọc
nhân thuần, với các giống dòng mẹ (LL, YY) đã được quan tâm nghiên cứu nhiều và
đạt được những tiến bộ di truyền đáng kể cả về năng suất sinh trưởng và năng suất
sinh sản (Nguyễn Thị Viễn, Nguyễn Hữu Thao, Đặng Quan Điện, Võ Thị Tuyết, Trần
Văn Chính, Phùng Thị Vân và ctv., 1997-2000). Nghiên cứu chọn lọc tạo dòng đực
thuần và đực lai đạt năng suất, chất lượng cao có ý nghĩa rất quyết định về chất lượng
thịt xẻ trong sản xuất lợn thịt thương phẩm. Song trong thực tế sản xuất cũng như
trong nghiên cứu trước 2000, do quần thể các giống dòng bố Duroc, Pietrain chưa có
đủ độ lớn nên nghiên cứu chọn lọc nâng cao năng suất và chất lượng của chúng chưa
thật sự chú trọng. Thường chỉ sử dụng những cá thể nhân thuần được chọn lọc theo
ngoại hình, tầm vóc để dùng trong lai thương phẩm. Chính vì những lý do khách quan
và chủ quan nêu trên chúng ta cũng chưa nghiên cứu một cách hệ thống về các khía
cạnh sử dụng các dòng đực và đực lai cuối cùng trong sản xuất lợn thịt thương phẩm ở
Việt Nam cho đến năm 2000 cũng chỉ mới bước đầu thăm dò sử dụng đực lai hai máu
giữa Duroc và Pietrain .
1. 3 Những vấn đề cần quan tâm
+ Với phương pháp chọn giống
Hiện tại trong chọn lọc nhân thuần, phần lớn các cơ sở giống vẫn áp dụng chủ
yếu phương pháp chọn lọc theo từng tính trạng độc lập dựa trên giá trị kiểu hình. Chỉ
ở một số ít cơ sở có áp dụng phương pháp chọn lọc theo chỉ số chọn lọc (Chế Quang
Tuyến và ctv, 2001; Nguyễn Quế Côi và Võ Hồng Hạnh, 2001). Phương pháp đánh
giá giá trị giống theo BLUP cũng mới ở mức tổ chức thu thập số liệu và trong quá
trình nghiên cứu để ứng dụng trong từng trại nhỏ, hoặc một nhóm trại có sự chi phối
về con giống. Phương pháp chọn lọc BLUP có hiệu quả chỉ khi có hệ thống giống
quốc gia được vận hành thông suốt mới đem lại hiệu quả cao. Đề tài nghiên cứu khoa
học trong lĩnh vực chọn giống lợn trong các giai đoạn trước cũng đã bước đầu đầu tư
nghiên cứu ứng dụng phần mềm chọn giống PIGBLUP của Úc để đánh giá giá trị trên
giống lợn Móng Cái, phần mềm Lợn nạc (Kiều Minh Lực và ctv. 2000) đã được một
số cơ sở đưa vào ứng dụng thử nghiệm. Phương pháp đánh giá giá trị giống BLUP để
chọn lọc ở nước ta cũng còn hạn chế trong ứng dụng, cần được đẩy mạnh nghiên cứu
11
ứng dụng. Khi ứng dụng, cần chú ý nghiên cứu điều chỉnh hệ số kinh tế của từng tính
trạng để cho phù hợp với từng dòng/giống, theo mục tiêu giống lâu dài ở Việt Nam .
+ Với các dòng đực chuyên biệt
Nhằm đáp ứng được yêu cầu về chất lượng thịt xẻ của người tiêu dùng và chế
biến, yêu cầu về năng suất sinh trưởng của người chăn nuôi lợn, cần được quan tâm
trong nghiên cứu chọn lọc các giống dòng đực. Hiện nay trên thế giới, đực lai cuối
cùng được sử dụng rất phổ biến. Các dòng tổng hợp - đực lai có ưu thế lai cao và giá
thành sản xuất con giống hạ nhờ chọn lọc chặt chẽ và sử dụng kỹ thuật gieo tinh nhân
tạo đã giảm được số lượng lợn đực giống cần nuôi giữ, tăng hiệu quả kinh tế trong
chăn nuôi.
+ Với các tổ hợp lai
Trong mười năm trở lại đây, đã có nhiều công bố trong nghiên cứu các tổ hợp
lai như: tổ hợp lai giữa các giống lợn Ngoại với lợn Nội (Phạm Hữu Doanh, Võ Trọng
Hốt, 1990-1998; Nguyễn Văn Đức và ctv, 2000; Nguyễn Khánh Quắc và ctv, 2001;
Phạm Sinh và ctv, 2001). Với các tổ hợp lai giữa các giống lợn cao sản (Ngoại x
Ngọai) cũng đã được thử nghiệm đưa vào sản xuất (Trần Thế Thông, Lê Thanh Hải,
1990; Nguyễn Thị Viễn và ctv, 2000; Phùng Thị Vân và ctv, 2001; Lê Thanh Hải và
Nguyễn Văn Đức, 2001). Các công trình nghiên cứu này đã đóng góp rất có ý nghĩa
trong cải thiện nâng cao năng suất lợn thịt thương phẩm ở nước ta.
Với các tổ hợp lai giữa các giống cao sản (Yorkshire, Landrace, Duroc, Pietrain
đã đạt tỷ lệ nạc khá cao (> 55%), hệ số chuyển hóa thức ăn thấp (< 3,2) và tăng trọng
nhanh (> 600 g/con/ngày). Một số công trình cũng đã bước đầu nghiên cứu xác định
thành phần di truyền cộng gộp và thành phần ưu thế lai (trực tiếp, bố, mẹ) ở một số tổ
hợp lai (Nguyễn Thị Viễn và Trịnh Công Thành, 1998; Nguyễn Văn Đức và ctv, 2001;
Nguyễn Thị Viễn và ctv, 2001). Để có được những tổ hợp lai tối ưu, cho năng suất cao
và ổn định trong từng hệ thống lai cần nghiên cứu xác định rõ thành phần cấu thành
năng suất của chúng trên cơ sở giá trị giống ước lượng. Khi biết được các thành phần
di truyền cấu thành năng suất của con lai, chúng ta có thể dự đoán được năng suất và
chất lượng sản phẩm của các công thức lai mới, trước lúc triển khai thực nghiệm. Nhờ
đó chi phí sẽ giảm rất lớn trong công tác giống và trong sản xuất.
+ Về quy trình chăm sóc nuôi dưỡng
Để gia súc, gia cầm có thể phát huy hết tiềm năng về năng suất của chúng cần
có chế độ dinh dưỡng phù hợp. Không những đối với từng giai đoạn sinh trưởng mà
phải phù hợp với đặc điểm của từng giống, từng dòng. Các nghiên cứu về thức ăn và
dinh dưỡng trong đề tài cấp nhà nước (Nguyễn Nghi và ctv, 1995-2000 và đề tài độc
lập cấp nhà nước (Lã Văn Kính và ctv, 2000 – 2002), đã có đóng góp vào việc giảm
chi phí thức ăn và giá thành sản xuất trong chăn nuôi lợn nhờ giảm được hệ số tiêu tốn
thức ăn cho một kg tăng trọng trên cơ sở cân đối nhu cầu dinh dưỡng và phối hợp
được khẩu phần cho giá thành hạ. Song những nghiên cứu này chủ yếu tập trung cải
thiện dinh dưỡng trong chăn nuôi lợn thương phẩm mà chưa có nội dung nào đề cập
tới vấn đề nghiên cứu nhu cầu dinh dưỡng cũng như quy trình chăm sóc đối với các
nhóm lợn cao sản thuần. Đây cũng là một nội dung rất cần thiết trong nhân thuần, tạo
điều kiện thuận lợi cho việc chuyển giao giống mới vào sản xuất.
12
PHẦN II. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Tên đề tài: “Nghiên cứu chọn lọc tạo mhóm lợn cao sản và xác định các tổ hợp lai
thích hợp trong hệ thống giống”
2.2 Thời gian thực hiện: 5 năm (từ 2001 đến 2005)
2.3 Thuộc chương trình: Nghiên cứu chọn tạo giống cây trồng Nông Lâm nghiệp và
Giống vật nuôi Cấp Bộ
2.4 Chủ nhiệm đề tài:
Họ và tên : ThS. Nguyễn Thị Viễn
Chuyên môn : Di truyền giống vật nuôi
Cơ quan công tác : Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam
Địa chỉ : 121 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại : 08-9100490; Fax: 08-8297650
2.5 Cơ quan quản lý: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Cơ quan chủ trì: Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam
Địa chỉ : 121 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quận 1, TP.HCM
Điện thoại : 08. 8297889-08. 8291746; Fax : 08-829 7650
2.6 Kinh phí : Tổng kinh phí: 4.600,00 triệu
Trong đó: Từ ngân sách nhà nước : 4.600,00 triệu
2.7 Cơ quan phối hợp nghiên cứu
- Viện Chăn nuôi
- Tổng công ty Chăn nuôi Việt Nam
- Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh
- Trường Đại học Nông Nghiệp I, Hà Nội
- Trường Đại học Nông Lâm, Huế
- Một số cơ cở chăn nuôi lợn giống và Cộng tác Viên (XNCN Phú Sơn, - Đông Á,
- Giống Cấp I, - Mỹ Văn, -Thành Tô, - An khánh, Thanh Hưng, một số hộ CN tư
nhân và Các Cộng tác viên)
2.8 Mục tiêu đề tài: Nghiên cứu chọn lọc nâng cao các tính năng sản xuất ở một số
nhóm lợn cao sản thuần (dòng mẹ và dòng cha) và các tổ hợp lai thích hợp trong
hệ thống giống để cho sản phẩm lợn thịt đạt chất lượng cao phục vụ tiêu dùng và
xuất khẩu.
2.9 Đối tượng nghiên cứu (NC)
Nghiên cứu trên giống lợn thuần Yorkshire (YY), Landrace (LL), Duroc (DD),
Pietrain (PP), Móng Cái (MC) và con lai của chúng
2.10 Nội dung và phân công nhiệm vụ thực hiện
TT Nội dung Kết quả chính Đơn vị thực hiện Người chủ trì
1 Điều tra xác định cơ cấu
giống, hiện trạng về chọn
Hiện trạng cơ
cấu-chất lượng
Viện
KHKTNNMN
Đặng Thị Hạnh
Nguyễn Thị Viễn
13
giống và mục đích sử
dụng con giống
đàn giống trong
sản xuất
Phan BùiNgọc Thảo
2 Chọn lọc xây dựng đàn
lợn hạt nhân các giống
nhóm/dòng mẹ:
Landrace, Yorkshire,
Móng Cái và các giống
nhóm/dòng cha: Duroc,
Pietrain
- Đàn cao sản
YY, LL, DD, PP
chọn lọc qua
đánh giá giá trị
giống cho năng
suất chất lượng
cao
-Viện
KHKTNNMN
-Viện Chăn nuôi
- Tổng Cty chăn
nuôi Việt Nam
- Đại học Nông
Lâm-TP. HCM
- Đại học NN I-Hà
Nội
-Các trại chăn nuôi
Lê Thanh Hải
Nguyễn Thị Viễn
Nguyễn Ngọc Hùng
Nguyễn Văn Đức
Phùng Thị Vân
Trịnh Công Thành
NguyễnHồngNguyên
TạThị Bích Duyên
Đoàn Văn Giải
Phan BùiNgọc Thảo
Tăng Văn Lĩnh
Đinh Văn Chỉnh
Nguyễn Văn Tân
Bùi Minh Nhật
3 Nghiên cứu chọn lọc-tạo
nhóm đực lai cuối cùng
(PP-DD), (DD-YY-LL)
Nhóm đực lai
đạt hiệu quả
kinh tế cao trong
sản xuất lợn thịt
-Viện
KHKTNNMN
-Viện Chăn nuôi
Tổng Cty chăn
nuôi Việt Nam
Chế Quang Tuyến
Nguyễn Hữu Thao
Nguyễn Văn Đồng
Đoàn Văn Giải
4 NC chọn lọc-tạo nhóm
nái tổng hợp (YY- LL)
Nhóm nái tổng
hợp (YY-LL)
cho khả năng
sinh sản cao
-Viện
KHKTNNMN
- Tổng Cty CN VN
- Các trại CN
Nguyễn Thị Viễn
NguyễnHồngNguyên
Vũ Thị Lan Phương
Võ Đình Đạt
Đoàn Văn Giải
5 NC chọn lọc-tạo nhóm
nái lai (Ngoại x Nội) giữa
giống (PP/YY/LL - MC)
Nhóm nái lai
(Ngoại x Nội)
cho khả năng
sinh sản cao,
chất lượng thịt
cao
- Viện Chăn nuôi
- Đại học Nông
Lâm Huế
Nguyễn Văn Đức
Phùng Thăng Long
6 Nghiên cứu xác định các
tổ hợp lai thích hợp trong
hệ thống giống
Tổ hợp lai cho
năng suất chất
lượng cao
ViệnKHKTNNMN
Viện Chăn nuôi
Đại học NL Huế
Nguyễn Hữu Thao
Lê Phạm Đại
Lê Thị Tố Nga
Nguyễn Văn Đức
Phùng Thăng Long
7 Nghiên cứu xây dựng mô
hình hệ thống giống hình
tháp để sản xuất lợn thịt
thương phẩm có chất
lượng cao
Kết quả bước
đầu về hệ thống
giống ở một vài
cơ sở chăn nuôi
ViệnKHKTNNMN
Viện Chăn nuôi
Tổng Cty CN VN
Lê Thanh Hải
Nguyễn Thị Viễn
Nguyễn Ngọc Hùng
Nguyễn Văn Đức
Nguyễn Quế Côi
Đoàn Văn Giải
8 Nghiên cứu xác định các
quy trình nuôi dưỡng,
chăm sóc phù hợp cho
từng giống/nhóm giống để
ứng dụng vào sản xuất.
7 quy trình và
chuyên đề phục
vụ cho chọn lọcnuôi dưỡngquản lý lợn
ViệnKHKTNNMN
Viện Chăn nuôi
Tổng Cty CN VN
Cộng tác viên
Đỗ Văn Quang
Vương Nam Trung
Nguyễn Quế Côi
Chế Quang Tuyến
Nguyễn Thị Viễn
Phan Bùi Ngọc Thảo
14
Đoàn Văn Giải
Kiều Minh Lực
Tạ Thị Bích Duyên
9 Phiên bản phần mềm
PIGMANIA từ tiếng Anh
qua tiếng Việt
Phần mềm
PIGMANIA
bằng tiếng Việt,
sử dụng dễ trong
quản lý lợn ở
một số trại
Viện Chăn nuôi Tạ Thị Bích Duyên
2.11 Phương pháp nghiên cứu
a. Điều tra một số cơ sở giống lợn, theo mẫu điều tra (Structured interview) và theo
các câu hỏi mở (Semi-structured interview) nhằm xác định cơ cấu giống, hiện trạng
công tác giống ở các cơ sở giống và hệ thống sản xuất lợn theo khu vực sinh thái
và kinh tế khác nhau, trên cơ sở đó nghiên cứu xác định mục đích giống cho các hệ
thống giống khác nhau.
b. Nghiên cứu chọn lọc cải thiện di truyền ở các nhóm lợn cao sản tạo đàn giống hạt
nhân ở các giống Móng Cái, Yorkshire, Landrace, Duroc và Pietrain.
Mỗi nhóm sẽ đưa vào kiểm tra năng suất cá thể tối thiểu 50 lợn đực hậu bị và 100-
150 nái. Trên cơ sở xác định giá trị giống để phân loại chọn lọc nhằm ổn định về
các tính trạng sản xuất trong nhân thuần. Mỗi giống sẽ chọn lọc giữ lại 5 đực và 50
nái ưu tú ở để nhân thuần chọn lọc tiếp tục ở đời sau.
c. Nghiên cứu tạo nhóm nái tổng hợp (50% máu YY + 50% máu LL) và nhóm đực lai
cuối cùng (25%-50%-75% máu DD/PP), so sánh khả năng cải thiện năng suất của
các đực giống cuối cùng trong điều kiện sản xuất lợn thịt thương phẩm khác nhau.
d. Nghiên cứu so sánh tính năng sản xuất của bản thân và đời sau ở các tổ hợp lai giữa
YY và LL (nhóm nái tổng hợp 50%LL/YY+50%YY/LL) và giữa PP và DD (đực
lai cuối cùng) với tỷ lệ máu khác nhau nhằm xác định tổ hợp lai tối ưu nhất. Sau
đó tiến hành nhân đàn và chọn lọc nhóm nái bố mẹ tổng hợp YY-LL và nhóm đực
cuối cùng PP-DD.
e. Nghiên cứu các tổ hợp lai trong sản xuất lợn thịt thương phẩm từ các nhóm lợn cao
sản được chọn lọc, và so sánh năng suất, hiệu quả kinh tế ở các hệ thống sản xuất
khác nhau.
- Các tổ hợp lai (Nội x Ngoại) sản xuất lợn thịt thương phẩm gồm:
[PP x (LL x MC)], [PP x (YY x MC)] và [PP x (PP x MC)];
- Các tổ hợp lai (Ngoại x Ngoại) gồm: [DD x (YL/LY)], [PP x (YL/LY)];
[(PD/DP) x (YL/LY)]
f. Nghiên cứu ứng dụng các phương pháp đánh giá trị giống bao gồm:
- Phương pháp xác định giá trị giống bằng BLUP (Henderson, 1973,1984; Morde,
1996). ở phía Bắc dùng chương trình PIGBLUP sau khi đã được nâng cấp điều
chỉnh cho phù hợp với điều kiện Việt Nam.
- Xác định thành phần di truyền cộng gộp và ưu thế lai thành phần ở các tổ hợp lai
trong các hệ thống giống hình tháp (GGP-GP-PS-FP các giống lợn ngoại ở phía
Nam; GGP-GP-PS-FP lợn Móng Cái và một số giống lợn ngoại ở phía Bắc).