Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên Cứu Chọn Giống Và Nhân Giống Hữu Tính Loài Tô Hạp Điện Biên Altingia Slamensis Craib
PREMIUM
Số trang
157
Kích thước
3.2 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1870

Nghiên Cứu Chọn Giống Và Nhân Giống Hữu Tính Loài Tô Hạp Điện Biên Altingia Slamensis Craib

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

LÊ ANH THANH

NGHIÊN CỨU CHỌN GIỐNG VÀ NHÂN GIỐNG

HỮU TÍNH LOÀI TÔ HẠP ĐIỆN BIÊN (ALTINGIA

SIAMENSIS CRAIB)

CHUYÊN NGÀNH: LÂM HỌC

MÃ SỐ: 8620201

LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

1. PGS.TS. LÊ XUÂN TRƯỜNG

2. TS. VŨ TIẾN HƯNG

Hà Nội, 2021

i

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả

nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công

trình nghiên cứu nào khác.

Nếu nội dung nghiên cứu của tôi trùng lặp với bất kỳ công trình nghiên cứu

nào đã công bố, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và tuân thủ kết luận đánh giá

luận văn của Hội đồng khoa học.

Sơn La, ngày 25 tháng 10 năm 2021

Người cam đoan

Lê Anh Thanh

ii

LỜI CẢM ƠN

Luận văn “Nghiên cứu kỹ thuật chọn giống và nhân giống hữu tính loài

Tô hạp Điện Biên (Altingia siamensis Craib)”được hoàn thành theo chương trình

đào tạo Thạc sỹ của trường Đại học Lâm nghiệp.

Nhân dịp hoàn thành luận văn,tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.

TS. Lê Xuân Trường, TS. Vũ Tiến Hưng, Ban giám hiệu Trường Đại học Lâm

nghiệp, các thầy cô giáo trong khoa Lâm học cũng như các thầy cô giáo của trường

đã hướng dẫn tận tình, dành thời gian, công sức giúp tác giả hoàn thành luận văn.

Xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam,

Ban lãnh đạo trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Tây Bắc cùng toàn thể toàn bộ cán bộ

đồng nghiệp trong cơ quan đã tạo điều kiện, cho ý kiến góp ý và hết lòng giúp đỡ

cho luận văn.

Xin chân thành cảm ơn các tổ chức: Ban lãnh đạo Trung tâm Nghiên cứu

Nông nghiệp Quốc tế Úc (ACIAR) và Tổ chức Nghiên cứu Nông lâm Quốc tế

(ICRAF) đã giúp đỡ về mặt kinh phí. Trung Tâm nghiên cứu Khoa học và Chuyển

giao Công nghệ - Trường Đại học Tây Bắc đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành

luận văn này.

Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới người thân trong gia đình, bạn bè đã động

viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp này.

Xin chân thành cảm ơn!

Sơn La, ngày 25 tháng 10 năm 2021

Tác giả

Lê Anh Thanh

iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN.....................................................................................................................i

LỜI CẢM ƠN..........................................................................................................................ii

MỤC LỤC ...............................................................................................................................iii

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT.................................................. v

DANH MỤC CÁC BẢNG....................................................................................................vi

DANH MỤC CÁC HÌNH....................................................................................................vii

ĐẶT VẤN ĐỀ.......................................................................................................................... 1

Chương 1. TỔNG QUAN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................ 3

1.1. Trên thế giới......................................................................................................3

1.1.1. Tên gọi, phân loại ......................................................................................3

1.1.2. Nghiên cứu về chọn giống và nhân giống..................................................3

1.2. Ở Việt Nam.......................................................................................................7

1.2.1. Tên gọi, phân loại ......................................................................................7

1.2.2. Nghiên cứu về chọn giống và nhân giống..................................................8

1.3. Nhận xét và đánh giá chung ...........................................................................11

Chương 2. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........13

2.1. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................13

2.1.1. Mục tiêu tổng quát ...................................................................................13

2.1.2. Mục tiêu cụ thể .........................................................................................13

2.2. Nội dung nghiên cứu ......................................................................................13

2.3. Đối tượng nghiên cứu .....................................................................................13

2.4. Giới hạn nghiên cứu .......................................................................................13

2.5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................14

2.5.1. Kế thừa tài liệu.........................................................................................14

2.5.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm, thu thập và xử lý số liệu........................14

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN...........................................25

3.1. Tuyển chọn cây trội cung cấp vật liệu nhân giống.........................................25

3.2. Một số phẩm chất gieo ươm hạt giống ...........................................................28

iv

3.2.1. Kiểm tra khối lượng 1.000 hạt .................................................................28

3.2.2. Độ thuần...................................................................................................28

3.2.3. Tỷ lệ nảy mầm của hạt giống ...................................................................29

3.2.4. Thế nảy mầm của hạt giống .....................................................................29

3.3. Ảnh hưởng của phương pháp bảo quản hạt giống đến tỷ lệ nảy mầm của hạt

Tô hạp điện biên ....................................................................................................30

3.3.1. Bảo quản khô............................................................................................30

3.3.2. Bảo quản lạnh ..........................................................................................33

3.3.3. Gieo ngay sau khi thu hái.........................................................................35

3.4. Kỹ thuật tạo cây con từ hạt.............................................................................36

3.4.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ nước đến khả năng nảy mầm của hạt...............36

3.4.2. Ảnh hưởng của ánh sáng đến sinh trưởng của cây con giai đoạn vườn

ươm.....................................................................................................................37

3.4.3. Ảnh hưởng của thành phần hỗn hợp ruột bầu đến sinh trưởng của cây

con giai đoạn vườn ươm ....................................................................................46

KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KIẾN NGHỊ..............................................................................55

TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................................57

PHỤ LỤC....................................................................................................................................

v

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CT : Công thức

CTTN : Công thức thí nghiệm

Hvn : Chiều cao vút ngọn

D0 : Đường kính gốc

CTK : Công thức bảo quản khô

CTL : Công thức bảo quản lạnh

CTTH : Công thức thu hái

TLNM : Tỷ lệ nảy mầm

TLS : Tỷ lệ sống

CV : Hệ số biến thiên

vi

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1. Bảng tổng hợp các chỉ tiêu cây trội......................................................................25

Bảng 3.2. Khối lượng 1000 hạt..............................................................................................28

Bảng 3.3. Độ thuần của hạt ...................................................................................................28

Bảng 3.4. Thế nảy mầm của hạt giống..................................................................................29

Bảng 3.5. Ảnh hưởng của phương pháp bảo quản khô đến tỷ lệ nảy mầm của hạt .........30

Bảng 3.6. Ảnh hưởng của phương pháp bảo quản lạnh đến tỷ lệ nảy mầm của hạt ........33

Bảng 3.7. Ảnh hưởng của thời điểm thu hái quả đến tỷ lệ nảy mầm của hạt giống.........35

Bảng 3.8. Tổng hợp tỷ lệ nảy mầm của hạt của các phương pháp xử lý hạt bằng

nước..........................................................................................................................................36

Bảng 3.9. Tổng hợp tỷ lệ sống và sinh trưởng trung bình của cây con ở các công thức thí

nghiệm che sáng ......................................................................................................................38

Bảng 3.10. Tổng hợp tỷ lệ sống và sinh trưởng trung bình của cây con ở các công thức

thí nghiệm thành phần ruột bầu..............................................................................................46

vii

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 3.1. Ảnh cây trội được tuyển chọn...............................................................................27

Hình 3.2. Một số hình ảnh bảo quản khô..............................................................................32

Hình 3.3. Một số hình ảnh bảo quản lạnh .............................................................................34

Hình 3.4. Biểu đồ tỷ lệ nảy mầm của hạt ở các công thức thí nghiệm nhiệt độ nước xử lý

hạt..............................................................................................................................................37

Hình 3.5. Biểu đồ tỷ lệ sống của cây con ở các công thức thí nghiệm che sáng...............39

Hình 3.6. Biểu đồ đường kính gốc của cây con ở các công thức thí nghiệm che sáng. ...39

Hình 3.7. Biểu đồ chiều cao của cây con ở các công thức thí nghiệm che sáng...............40

Hình 3.8. Biểu đồ tỷ lệ sống của cây con ở các công thức thí nghiệm thành phần ruột

bầu.............................................................................................................................................47

Hình 3.9. Biểu đồ đường kính gốc của cây con ở các công thức thí nghiệm thành phần

ruột bầu.....................................................................................................................................48

Hình 3.10. Biểu đồ chiều cao của cây con ở các công thức thí nghiệm thành phần ruột

bầu.............................................................................................................................................48

1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Thực hiện đề án “Tái cơ cấu ngành lâm nghiệp”, kế hoạch hành động nâng

cao năng suất, chất lượng và giá trị rừng trồng sản xuất giai đoạn 2014 - 2020,

ngành Lâm nghiệp Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu về xuất khẩu gỗ, tăng

diện tích rừng, nâng cao độ che phủ rừng; tính đến 31/12/2020 tổng diện tích rừng

toàn quốc 14.677.215 ha, trong đó diện tích rừng trồng 4.398.030 ha, diện tích rừng

trồng vùng Tây Bắc 207.414 ha, độ che phủ rừng toàn quốc là 42,01% [4].

Năm 2021, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Chiến lược phát triển lâm

nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050”, theo đó mục tiêu

tổng quát nhằm xây dựng ngành lâm nghiệp thực sự trở thành một ngành kinh tế -

kỹ thuật, trong đó mục tiêu về kinh tế là tăng giá trị sản xuất lâm nghiệp, tăng giá trị

xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản, trồng rừng sản xuất đến 2030 đạt 340.000 ha/năm,

trồng rừng phòng hộ, đặc dụng với các loài cây bản địa quý, hiếm bình quân 4.000-

6.000 ha/năm,…[16]; Song song với đó, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án

“Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021 - 2025” với mục tiêu đến hết năm 2025 cả

nước trồng được một tỷ cây xanh, trong đó 310 triệu cây trồng tập trung trong rừng

phòng hộ, rừng đặc dụng và trồng mới rừng xuất [17].

Để đáp ứng được các mục tiêu trên, Chính phủ đã có Nghị quyết 84/NQ-CP

ngày 05 tháng 8 năm 2021 phê duyệt Chủ trương đầu tư Chương trình phát triển

lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021 - 2025 với hai nhiệm vụ chính là Bảo vệ rừng,

bảo tồn đa dạng sinh học các hệ sinh thái rừng; phát triển rừng và nâng cao năng

suất, chất lượng rừng; Đối với trồng rừng tập trung: 230.000 ha/năm, gồm: 4.000 -

6.000 ha/năm rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng ven biển; 225.000 ha/năm rừng

sản xuất (trồng mới 10.000 ha/năm, trồng tái canh 215.000 ha/năm), trong đó 30%

diện tích là trồng rừng gỗ lớn, thâm canh [6].

Tô hạp điện biên là cây gỗ lớn, phân bố tự nhiên rộng ở nước ta, trong đó có

tỉnh Sơn La, Điện Biên. Đây là cây đa tác dụng, có giá trị kinh tế về gỗ, lá Tô hạp

điện biên còn được dùng trong ẩm thực chế biến các món ăn của người dân tộc

Thái, nhựa của cây Tô hạp điện biên được sử dụng trong công nghiệp mỹ phẩm, y

học cổ truyền [5], [42], [46], [48]. Cây Tô hạp điện biên sinh trưởng khá nhanh

2

ngoài tự nhiên, có khả năng chống chịu với điều kiện thời tiết, lập địa khắc nghiệt;

tại tỉnh Sơn La và Điện Biên cây Tô hạp điện biên là cây gỗ lớn được khuyến khích

trồng rừng nên loài cây này có nhiều tiềm năng phát triển trồng rừng cung cấp gỗ

lớn [20], [21].

Mặc dù với nhiều ưu điểm và tiềm năng phát triển như đã nêu ở trên, cây Tô

hạp điện biên vẫn chưa được quan tâm nghiên cứu, phát triển, hiện tại mới chỉ có

một số nghiên cứu về mô tả đặc điểm hình thái và thăm dò về kỹ thuật nhân giống,

các nghiên cứu sâu về đặc điểm lâm học cho đến chọn giống, nhân giống, kỹ thuật

trồng rừng chưa được tiến hành, do đó thiếu các cơ sở khoa học để khuyến cáo phát

triển mở rộng trong sản xuất.

Xuất phát từ những vấn đề trên, đề tài “Nghiên cứu chọn giống và nhân

giống hữu tính loài Tô hạp điện biên (Altingia siamensis Craib)” đặt ra hết sức

cần thiết, các kết quả nghiên cứu bước đầu về loài cây này sẽ là tiền đề cho việc

tuyển chọn các xuất xứ và tuyển chọn cây trội, nghiên cứu nhân giống, chuyển giao

kỹ thuật về cây Tô hạp điện biên.

3

Chương 1

TỔNG QUAN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Trên thế giới

1.1.1. Tên gọi, phân loại

Tô hạp điện biên có tên khoa học Altingia siamensis Craib, thuộc chi Tô

hạp (Altingia) nằm trong họ Tô hạp (Altingiaceae). Một số tên khoa học đồng

nghĩa khác thường được dùng như: Altingia angustifolia H.T.Chang, Altingia

takhtajanensis Thai Van Trung & Lie Viet Lok; Altingia takhtajanii T.V.Trung

& L.V.Lok [2], [5]; Altingia tenuifolia Chun ex H.-T. Chang [37]; Altingia

gracilipes hemsl [28], Altingia excelsa Noronha [36], [45]; Liquidambar

siamensis (Craib) Ickert-Bond & J.Wen [36], [47]; Ở Indonesia Tô hạp điện biên

có tên gọi là Ramasa.

Bộ gen của loài cây Tô hạp điện biên chứa 127 gen, bao gồm 82 gen mã hóa

protein, 8 gen ARN ribosome và 37 gen ARN vận chuyển. Phân tích loài thực vật

cho thấy Tô hạp điện biên và loài Sau sau tập hợp thành một nhánh theo thứ tự của

bộ Tai hùm (Saxifragales) [25].

1.1.2. Nghiên cứu về chọn giống và nhân giống

a) Nghiên cứu về cây bản địa

Trên thế giới đã có một số nghiên cứu chọn giống và nhân giống cho một số

loài cây bản địa phục vụ cho công tác trồng rừng cung cấp gỗ lớn, có thể kể đến các

nghiên cứu sau đây:

Theo Conerlius, j. (1994), đã có nhiều tác giả nghiên cứu về hiệu quả của cây

trội đến năng suất cây trồng thế hệ sau, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, thế hệ con

của cây trội mang tính trạng năng suất cao hơn so với các cây không được chọn cây

trội trong cùng điều kiện, cụ thể tăng 15% về đường kính và chiều cao, tăng 35% về

thể tích trên một diện tích so với thế hệ con của cây không phải là cây trội [23].

Nhân giống cây trồng là một phần quan trọng của các chương trình trồng

rừng. Mục tiêu của nhân giống cây là tăng năng suất, năng cao chất lượng lâm sản,

phát triển tính kháng sâu bệnh và thích nghi với điều kiện bất lợi. Bước đầu tiên của

chương trình nhân giống là chọn cây trội dựa vào mục tiêu của từng chương trình.

4

Cây trội được chọn là cây trung niên, đã thành thục về công nghệ, các cây được

chọn so sánh về kiểu hình với cây xung quanh của lâm phần, hoặc đánh giá cây dự

tuyển dựa trên thang điểm chấm cho nó. Tuy nhiên, phương pháp so sánh kiểu hình

là phương pháp dễ dàng và hiệu quả trong việc chọn cây trội [26].

Theo AD Kokutse (2016), khi nghiên cứu về vai trò của cây trội cho trồng

rừng gỗ lớn đã chọn được 25 cây gỗ Tếch tại Togo và 8 cây tại Bein, đây là những

cây có sự vượt trội về đặc điểm hình thái và tính chất gỗ, những cây này sẽ là nguồn

nhân giống cho trồng rừng gỗ lớn Tếch [22].

Nhìn chung, việc tuyển chọn cây trội bản địa để cung cấp giống cho trồng

rừng gỗ lớn trên thế giới đã được quan tâm và nghiên cứu trên nhiều loài. Tuy

nhiên, đối với cây Tô hạp điện biên thì tuyển chọn cây trội chưa được đề cập.

Theo kết quả nghiên cứu của Viện Nghiên cứu lâm nghiệp quốc gia Ấn Độ

về kỹ thuật nhân giống một số loài cây bản địa thì hạt giống của Chò xanh rất nhỏ,

khối lượng nhẹ, nên cần được thu hái bằng cách chặt các cành nhỏ. Sau khi thu hái,

phơi quả trong điều kiện ánh sáng tán xạ trong 2 - 3 ngày. Quả được đưa vào túi vải,

đập nhẹ để hạt tách ra. Hạt Chò xanh nên gieo ngay, nếu để quá 3 tháng hạt giống sẽ

mất sức nảy mầm nhanh. Thời gian thu hái từ tháng 12 đến tháng 1 năm sau. Mỗi

kg hạt giống có khoảng 250.000 hạt. Thời gian hạt giống nảy mầm từ 10 - 35 ngày.

Hạt sau khi gieo nên được che phủ trong giai đoạn ban đầu để tăng sức nảy mầm

[31], [34], [35].

Các tác giả J. P. Tripathi và S. P. Bajpai (1985) đã tiến hành nghiên cứu ảnh

hưởng của độ sâu lấp hạt tới khả năng nảy mầm của hạt giống Chò nhai. Thí nghiệm

được bố trí ở 2 độ sâu lấp hạt là 0,5 cm và 1cm. Kết quả nghiên cứu cho thấy, hạt giống

Chò nhai nảy mầm tốt nhất ở độ sâu 1cm (J. P. Tripathi, S. P. Bajpai, 1985) [30]. Bên

cạnh đó, việc thử nghiệm nhân giống bằng hom cũng đã được thực hiện ở Ấn Độ. Kết

quả cho thấy, IBA nồng độ 0,1 mg/lít là tốt nhất đối với giâm hom Chò nhai [43]. Chò

nhai có khả năng tái sinh cả chồi và hạt tốt. Tuy nhiên, các thử nghiệm gieo hạt trực

tiếp để trồng rừng không mang lại hiệu quả tốt. Cây con được gieo và nuôi trong bầu

dinh dưỡng có tỷ lệ sống cao hơn khi đem đi trồng rừng. Tiêu chuẩn cây con từ 2 năm

tuổi trở lên có tỷ lệ sống và sinh trưởng tốt hơn hẳn cây con 1 năm tuổi [44].

Có thể thấy rằng trên thế giới đã có các nghiên cứu về nhân giống cây bản

5

địa, tuy nhiên nghiên cứu về nhân giống cây Tô hạp điện biên chưa được triển khai

nghiên cứu.

b) Nghiên cứu về chi Tô hạp (Altingia)

Các nghiên cứu về nhân giống cho các loài cây trong chi Tô hạp còn khá hạn

chế và chỉ tập trung cho một vài loài cây phổ biến, các loài cây hiếm gặp hầu như

không được đề cập tới. Một số công trình đã công bố chủ yếu là các nghiên cứu về

nuôi cấy mô, giâm hom; nghiên cứu về nhân giống từ hạt ít được đề cập.

Một số nghiên cứu về nhân giống cho loài cây Altingia chingii như sau:

- Chen S, Liu X, Du Q (2002) [24], khi nghiên cứu nuôi cấy mô cho cây

Altingia chingii đã chỉ ra rằng tỷ lệ cảm ứng mô sẹo của lá cao hơn ở thân; môi

trường cơ bản để tạo mô sẹo là MS (Murashige and Skoog medium) và môi trường

tốt nhất để tạo mô sẹo là MS + 6-BA 2mg/L + NAA 1mg/L nuôi cấy trong bóng tối

thuận lợi hơn nhiều cho sự phát triển của mô sẹo.

- Khi nghiên cứu nhân giống loài cây Altingia chingii, tác giả Liu Xianwang

và các cộng sự đã tiến hành bảo quản lạnh mô sẹo cho loài này và đã đi đến kết

luận: Mô sẹo ở tuần thứ ba là vật liệu tốt nhất để bảo quản lạnh; chất phản ứng lạnh

tốt nhất là hỗn hợp của 0,5% DMSO (Dimethyl sulfoxide) (viết tắt là DMSO) là

một hợp chất organosulfur với công thức (CH3)2SO.), quy trình làm đông lạnh tốt

nhất là giảm nhiệt độ từ 0℃ đến - 32℃ ở tốc độ ổn định bằng cách giảm 0,5℃ mỗi

phút, sau đó thả mô sẹo ở -32℃ trong 2 giờ và thả chúng vào Nitrogent lỏng để

được bảo quản; mô sẹo bị đông cứng được nuôi trong bóng tối và phát triển tốt với

tỷ lệ sống sót cao [32].

c) Nghiên cứu về loài cây Tô hạp điện biên

Nghiên cứu nhân giống loài cây Tô hạp điện điện đã được thực hiện khá sớm

ở một số quốc gia trên thế giới như Trung Quốc, Indonesia; các phương pháp nhân

giống sinh dưỡng như giâm hom, nuôi cây mô và nhân giống từ hạt cũng đã được

thực hiện nhằm tạo ra cây giống tốt phục vụ trồng rừng.

Phương pháp nhân giống sinh dưỡng (giâm hom) được thực hiện cho cây Tô

hạp điện biên có thể kể đến như:

- Nhóm tác giả của Trung Quốc đã nghiên cứu kỹ thuật nhân giống cây Tô

6

hạp điện biên bằng phương pháp giâm hom với mục tiêu tìm công thức giâm hom

tốt nhất, hiểu cơ chế ra rể của hom Tô hạp điện biên, nâng cao tỷ lệ sống khi cắt

hom, các tác giả tiến hành 13 công thức thí nghiệm,sử dụng 4 nồng độ khác nhau

(150, 300, 500 và 800 mg/L) IAA, NAA hoặc GGR và một nhóm đối chứng được

xử lý bằng nước (CK), hom cành ở tuổi 3. Kết quả thí nghiệm chỉ ra rằng: Các chất

điều hòa sinh trưởng thực vật đẩy nhanh quá trình tổng hợp và chuyển hóa các chất

dinh dưỡng và tạo rễ, cải thiện khả năng điều hòa oxy nội sinh của hom Tô hạp điện

biên; Sự ra rễ của cành giâm ngâm trong nồng độ 300 mg/L NAA trong 2 giờ cho ra

rễ sớm nhất, trước công thức đối chứng 12 ngày và tỷ lệ ra rễ (78%), số rễ trung

bình (16,8) và chiều dài rễ trung bình (4,27 cm) [29], [41].

- Nghiên cứu ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng cho các cây lá rộng

như Elacocarpus sylvestris, Liquidambar formosana, Magnoliaceae skinneriana,

Temstroemia gymnanthera, Altingia siamensis,… tại tỉnh Chiết Giang - Trung

Quốc, kết quả chỉ ra rằng các công thức tốt nhất cho hom Tô hạp điện biên (Altingia

siamensis) ra rễ là: ABT1, 250 mg L-1, tỷ lệ ra rễ 74,6%, giá thể đất vàng: cát sông

tỷ lệ 7: 3 là tốt nhất [27].

Nghiên cứu nhân giống từ hạt cũng được thực hiện và có hướng dẫn khá chi

tiết từ khâu thu hái, bảo quản hạt, xử lý, hạt giống, cấy cây mầm tại Indonesia:

- Về thời điểm thu hái tốt nhất khi vỏ quả đang ở màu nâu, lúc các nang chứa

hạt chưa mở, thu hái xong về phơi khô dưới ánh nắng mặt trời cho đến khi nang

chứa hạt mở ra và hạt tự rơi ra ngoài.

- Bảo quản hạt giống: Hạt giống Tô hạp điện biên rất nhanh mất sức nảy mầm,

nên tốt nhất là xử lý, gieo ươm ngay sau khi thu hái; nếu lưu trữ hạt giống thì bảo

quản hạt giống trong lọ nhựa hoặc thủy tinh ở nhiệt độ 4 - 8

0C, độ ẩm 5 - 8%, với

điều kiện này thì đảm bảo hạt giống không bị mất sức nảy mầm trong vòng 12 tuần.

- 1 kg hạt giống có khoảng 177.000 hạt; khối lượng 1.000 hạt khoảng 6 g.

- Xử lý hạt giống: Ngâm hạt giống trong nước ở nhiệt độ thường trong vòng

24h, vớt hạt giống, rửa chua và gieo vào luống đã chuẩn bị sẵn; giá thể gieo hạt là

cát sông: đất với tỷ lệ 1:1. Hạt bắt đầu nảy mầm sau khoảng 10 ngày đến 70 ngày;

sau khi hạt nảy mầm được 30 ngày thì cấy cây mầm vào bầu đất. Tỷ lệ nảy mầm

khoản 40% [33], [38], [49].

7

Nhằm tạo ra các cây giống sinh trưởng nhanh, khỏe mạnh đáp ứng được mục

đích trồng rừng thì công tác chăm sóc, bón phân và các biện pháp thúc đẩy sự sinh

trưởng của cây con ở giai đoạn vườn ươm cực kỳ quan trọng. Chính vì vậy đã có

nghiên cứu về bón phân, nghiên cứu về cắt tỉa tạo chồi, tạo cành cho cây giống:

- Thí nghiệm một nhân tố ảnh hưởng của bón phân hữu cơ đến sinh trưởng

của cây con Tô hạp điện biên, kết quả cho thấy: (1) Việc bón phân ảnh hưởng đáng

kể đến mật độ cây con, đường kính gốc, chiều cao và cành bên. (2) Khi tăng lượng

phân bón, mật độ cây con có xu hướng giảm. (3) Tỷ lệ bón từ 0,0 - 3,0 kg/m2

,

đường kính gốc tăng khi lượng phân tăng; khi trên 3,0 kg/m2

, đường kính gốc của

tất cả các nghiệm thức đều không tăng. (4) Khi lượng phân bón là 0,0 - 7,0 kg/m2

,

Chiều cao tăng khi lượng phân bón tăng lên; Sự tăng trưởng Chiều cao bị kìm hãm

khi vượt quá 8,0 kg/m2

. (5) Có mối tương quan thuận giữa các nhánh bên và bón

phân khi tỷ lệ bón là 0,0 - 7,0 kg/m2

, khi vượt quá 7,0 kg/m2

, sự phát triển của các

nhánh bên bị kìm hãm.Tồn tại mối tương quan nghịch giữa mật độ và chiều cao

cũng như đường kính gốc, tuy nhiên, giữa đường kính gốc và chiều cao cũng như

nhánh bên có mối tương quan thuận [40].

- Nghiên về ảnh hưởng của đường kính gốc và chiều cao vị trí cắt thân cây

đến sự bật chồi cành của cây Tô hạp điện biên giai đoạn vườn ươm. Thí nghiệm

được tiến hành trên cây con Tô hạp điện biên 10 tháng tuổi ở giai đoạn vườn ươm;

Kết hợp thí nghiệm với đường kính gốc là 6,50 mm và chiều cao vị trí cắt thân cây

từ 13 - 19 cm. Kết quả thí nghiệm cho thấy đường kính gốc và chiều cao vị trí cắt

thân cây đều ảnh hưởng mạnh đến sự bật chồi, số cành, chiều dài cành và đường

kính cành. 7 tháng sau khi cắt thân cây ở vị trí 13 - 17 cm thì số cành được ghi nhận

là 11,7 cành, tổng chiều dài các cành là 164,4 cm, đường kính cành là 1,81 m, các

chỉ số đều đạt ở mức tối đa [39].

1.2. Ở Việt Nam

1.2.1. Tên gọi, phân loại

Tô hạp điện biên [5] hay tên gọi khác Quay sà hon (Tây Bắc) [18],Tô hạp

bình khang, Tô hạp Nam Bộ, An tiên xiêm, Sốp, Mạy xà hon (tiếng Thái) [42]

(Altingia siamensis Craib) thuộc họ Tô hạp (Sau sau) (Altingiaceae Lindl) [5], [42];

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!