Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu chất lượng cuộc sống của dân cư vùng Đông Bắc Việt Nam
PREMIUM
Số trang
134
Kích thước
1.5 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1394

Nghiên cứu chất lượng cuộc sống của dân cư vùng Đông Bắc Việt Nam

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

i

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

VŨ BÍCH HẠNH

NGHIÊN CỨU CHẤT LƢỢNG CUỘC SỐNG

CỦA DÂN CƢ VÙNG ĐÔNG BẮC VIỆT NAM

Chuyên ngành: ĐỊA LÝ HỌC

Mã số: 60.31.95

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC ĐỊA LÝ

Người hướng dẫn khoa học: TS. DƢƠNG QUỲNH PHƢƠNG

THÁI NGUYÊN - 2011

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan những số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn

này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào khác.

Tôi cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã

được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ

nguồn gốc.

Tác giả luận văn

Vũ Bích Hạnh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ii

LỜI CẢM ƠN

Với lòng biết ơn sâu sắc và tình cảm chân thành nhất, tôi xin bày tỏ lời

cảm ơn tới TS. Dương Quỳnh Phương - Người đã hướng dẫn tận tình, đầy

tâm huyết trong cả quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành bản luận văn

của tôi ngày hôm nay.

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo trong Khoa Địa lý trường

Đại học Sư phạm Thái Nguyên và Đại học Sư phạm Hà Nội, các thầy cô làm

công tác quản lý ở Khoa sau Đại học, Ban Giám hiệu trường Đại học Sư phạm

Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện cho tôi trong quá trình học tập tại trường.

Xin cảm ơn tới các cơ quan ban ngành... đã cung cấp cho tôi những tư

liệu bổ ích để tôi có thể hoàn thành luận văn của mình.

Và cuối cùng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới những người thân, bạn

bè, đồng nghiệp đã động viên giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình thực hiện

đề tài này.

Tác giả luận văn

Vũ Bích Hạnh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

iii

MỤC LỤC

Trang phụ bìa

Lời cam đoan...................................................................................................... i

Lời cảm ơn ........................................................................................................ii

Mục lục ..........................................................................................................iii

Danh mục các từ, cụm từ viết tắt ..................................................................... vi

Danh mục các bảng ......................................................................................... vii

Danh mục các bản đồ, hình............................................................................viii

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1

1. Lý do chọn đề tài........................................................................................ 1

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ......................................................................... 2

3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu.............................................................. 4

3.1. Mục tiêu ............................................................................................... 4

3.2. Nhiệm vụ.............................................................................................. 4

4. Giới hạn nghiên cứu................................................................................... 5

5. Các quan điểm và phương pháp nghiên cứu.............................................. 5

5.1. Các quan điểm nghiên cứu................................................................... 5

5.2. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................... 7

6. Đóng góp của luận văn .............................................................................. 8

7. Cấu trúc của luận văn................................................................................. 8

Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHẤT LƢỢNG

CUỘC SỐNG DÂN CƢ.................................................................. 9

1.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................... 9

1.1.1. Khái niệm về chất lượng cuộc sống (CLCS).................................... 9

1.1.2. Các chỉ tiêu đánh giá CLCS............................................................ 12

1.1.2.1. Chỉ số phát triển con người (HDI)............................................ 12

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

iv

1.1.2.2. Chỉ số về thu nhập .................................................................... 15

1.1.2.3. Chỉ số về sức khoẻ (tuổi thọ trung bình).................................. 17

1.1.2.4. Chỉ số về giáo dục .................................................................... 19

1.1.2.5. Một số chỉ tiêu khác.................................................................. 20

1.2. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................... 24

1.2.1. Tổng quan về CLCS của dân cư trên thế giới ................................ 24

1.2.2. CLCS của dân cư Việt Nam ........................................................... 29

Tiểu kết chương 1 ........................................................................................ 35

Chƣơng 2. THỰC TRẠNG VỀ CHẤT LƢỢNG CUỘC SỐNG DÂN

CƢ VÙNG ĐÔNG BẮC ............................................................... 36

2.1. Khái quát về vùng Đông Bắc ................................................................ 36

2.1.1. Vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ ..................................................... 36

2.1.2. Đặc điểm về tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ............................ 39

2.1.3. Đặc điểm về dân cư - xã hội ........................................................... 47

2.1.4. Về cơ sở hạ tầng.............................................................................. 54

2.1.5. Sự phát triển kinh tế........................................................................ 56

2.1.6. Thị trường và vốn đầu tư ................................................................ 59

2.1.7. Đường lối, chính sách ..................................................................... 60

2.2. Thực trạng CLCS dân cư vùng Đông Bắc ............................................ 61

2.2.1. Chỉ số thu nhập trong HDI.............................................................. 61

2.2.2. Chỉ số giáo dục trong HDI.............................................................. 67

2.2.3. Chỉ số tuổi thọ trong HDI ............................................................... 70

2.2.4. Thực trạng CLCS qua chỉ số HDI .................................................. 72

2.2.5. Một số chỉ tiêu khác........................................................................ 81

2.2.5.1. Chỉ số nghèo khổ tổng hợp (HPI) và chỉ số phát triển giới (GDI)... 81

2.2.5.2. Tỷ lệ nghèo đói và mức thu nhập ............................................. 83

2.2.5.3. Giáo dục.................................................................................... 87

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

v

2.2.5.4. Y tế............................................................................................ 89

2.2.5.5. Nhà ở......................................................................................... 93

2.2.5.6. Điều kiện sinh hoạt của hộ dân cư............................................ 95

2.2.6. Đánh giá chung về CLCS của dân cư vùng Đông Bắc................... 97

Tiểu kết chương 2.......................................................................................... 99

Chƣơng 3. CÁC ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN ĐỂ NÂNG

CAO CLCS CHO DÂN CƢ VÙNG ĐÔNG BẮC ...................... 100

3.1. Các định hướng về việc cải thiện và nâng cao CLCS cho dân cư...... 100

3.1.1. Các định hướng chung .................................................................. 100

3.1.2. Các mục tiêu cụ thể....................................................................... 103

3.2. Các giải pháp để nâng cao CLCS cho dân cư vùng Đông Bắc ................. 107

3.2.1. Giải pháp về kinh tế, xoá đói, giảm nghèo ................................... 107

3.2.2. Giải pháp về giáo dục - đào tạo .................................................... 108

3.2.3. Giải pháp để nâng cao tuổi thọ, sức khoẻ..................................... 110

3.2.4. Phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, tăng cường giao lưu, nâng cao

đời sống văn hoá cộng đồng các dân tộc vùng Đông Bắc ............ 111

3.2.5. Xây dựng các dự án, chương trình phát triển bền vững cho vùng

Đông Bắc ...................................................................................... 112

Tiểu kết chương 3........................................................................................ 115

KẾT LUẬN .................................................................................................. 116

TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 118

PHỤ LỤC..................................................................................................... 120

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

vi

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT

STT Viết tắt Viết đầy đủ

1 CLCS Chất lượng cuộc sống

2 KT – XH Kinh tế - xã hội

3 HDI Chỉ số phát triển con người

4 GDI Chỉ số phát triển giới

5 GEM Số đo quyền lực theo giới

6 HPI Chỉ số nghèo khổ tổng hợp

7 UNDP Chương trình phát triển của Liên Hiệp Quốc

8 GDP Tổng sản phẩm quốc dân

9 GDP/người Thu nhập bình quân đầu người

10 PPP-USD Phương pháp sức mua tương đương tính theo đô la Mỹ

11 VNĐ Việt Nam đồng

12 GD – ĐT Giáo dục – đào tạo

13 TDMNPB Trung du miền núi phía Bắc

14 THCS Trung học cơ sở

15 THPT Trung học phổ thông

16 Nxb Nhà xuất bản

17 KH & CN Khoa học và công nghệ

18 WB Ngân hàng thế giới

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

vii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Tóm tắt các báo cáo phát triển con người từ 1990 - 2010.............. 25

Bảng 1.2. Chỉ số HDI của một số quốc gia trên thế giới giai đoạn 1990 - 2009 .... 27

Bảng 1.3. Chỉ số HDI theo vùng miền và các nhóm nước năm 2008 ............ 28

Bảng 1.4. Chỉ số HDI của Việt Nam giai đoạn 1995 - 2009 .......................... 30

Bảng 1.5. Chỉ số HDI của một số quốc gia, báo cáo năm 2007 - 2008.......... 32

Bảng 1.6. HDI và thứ hạng HDI theo vùng năm 2004 ................................... 33

Bảng 1.7. HDI của một số địa phương trên cả nước năm 2004...................... 34

Bảng 2.1. Diện tích, dân số, mật độ dân số và đơn vị hành chính các tỉnh

vùng Đông Bắc năm 2009 năm 2000 và 2009................................ 42

Bảng 2.2. Quy mô và tỉ lệ dân số vùng Đông Bắc, giai đoạn 2000 - 2009 .... 47

Bảng 2.3. GDP và GDP/người vùng Đông Bắc giai đoạn 1995 - 2009 ......... 57

Bảng 2.4. Chỉ số về thu nhập của các tỉnh vùng Đông Bắc năm 1999 & 2009...... 63

Bảng 2.5. Chỉ số giáo dục các tỉnh vùng Đông Bắc 1999 - 2009................... 68

Bảng 2.6. Chỉ số tuổi thọ các tỉnh vùng Đông Bắc 1999 - 2009 .................... 71

Bảng 2.7. HDI và các chỉ tiêu thành phần của cả nước, các vùng giai

đoạn 1999 - 2009 ............................................................................ 72

Bảng 2.8. HDI và các chỉ tiêu thành phần của các tỉnh vùng Đông Bắc

giai đoạn 1999 - 2009 ..................................................................... 75

Bảng 2.9. Tổng hợp điểm đánh giá HDI vùng Đông Bắc - 2009 ................... 77

Bảng 2.10. Chỉ số HPI và GDI của cả nước và các vùng giai đoạn 1999 - 2004 .... 81

Bảng 2.11. Thực trạng nghèo của các vùng trên cả nước giai đoạn 2006 - 2008 .... 84

Bảng 2.12. Tỷ trọng dân số từ 15 tuổi trở lên chia theo trình độ học vấn

và chuyên môn kỹ thuật ................................................................. 87

Bảng 2.13. Một số chỉ tiêu về y tế của các tỉnh vùng Đông Bắc năm 2009 ... 89

Bảng 2.14. Tỷ suất sinh, tử của các tỉnh Đông Bắc năm 2009 ....................... 91

Bảng 2.15. Chỉ tiêu về nhà ở của các tỉnh vùng Đông Bắc năm 2009 ........... 93

Bảng 2.16. Một số chỉ tiêu về điều kiện sinh hoạt của hộ dân cư năm 2009............ 96

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

viii

DANH MỤC CÁC BẢN ĐỒ

Bản đồ hành chính vùng Đông Bắc ................................................................ 37

Bản đồ phân bố dân cư vùng Đông Bắc.......................................................... 50

Bản đồ thể hiện sự phân hoá CLCS qua chỉ số HDI! ..................................... 79

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ix

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1. Sơ đồ mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng đến CLCS ........... 10

Hình 1.2. Mô hình HDI và các chỉ số thành phần........................................... 13

Hình 2.1. Biểu đồ cơ cấu sử dụng các nhóm đất vùng Đông Bắc năm

2000 và 2009................................................................................... 42

Hình 2.2. Biểu đồ chuyển dịch cơ cấu kinh tế phân theo ngành của vùng

Đông Bắc giai đoạn 2000 - 2009 .................................................... 58

Hình 2.3. Biểu đồ chỉ số thu nhập (IGDP) các tỉnh vùng Đông Bắc năm

1999 & 2009 ................................................................................... 66

Hình 2.4. Biểu đồ tỷ lệ hộ nghèo phân theo các tỉnh vùng Đông Bắc năm

2006 & 2008 ................................................................................... 85

Hình 2.5. Biểu đồ thu nhập bình quân đầu người/tháng của các tỉnh vùng

Đông Bắc năm 2008........................................................................ 86

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

1

MỞ ĐẦU

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Chất lượng cuộc sống (CLCS) của con người đã và đang là vấn đề

được cả thế giới quan tâm, vì CLCS phản ánh rõ nét trình độ văn minh của

mỗi quốc gia. Đặc biệt, trong thời đại ngày nay, trên thế giới đang có những

biến động to lớn: xu thế quốc tế hoá, khu vực hoá nền kinh tế, cuộc cách

mạng khoa học kỹ thuật công nghệ ngày càng phát triển mạnh… đã và đang

làm cho nền kinh tế thế giới có những tăng trưởng đáng kể, đồng thời CLCS

dân cư cũng không ngừng được nâng lên. Tuy nhiên, trên thực tế thì mức

sống của dân cư các quốc gia trên thế giới có sự phân hóa rất rõ nét và khoảng

cách chênh lệch giàu - nghèo ngày càng lớn. Ở những nước có nền kinh tế

phát triển thì CLCS của dân cư rất cao. Ngược lại, ở các nước đang phát triển,

nhất là một số quốc gia ở Châu Phi thì CLCS còn thấp và luôn luôn phải đối

mặt với sự đói nghèo. Do đó, việc đấu tranh nhằm nâng cao CLCS của con

người nói chung và CLCS cho người dân nghèo nói riêng nhằm làm giảm bớt

khoảng cách chênh lệch giàu - nghèo đã và đang được nhiều người biết đến

tại hầu hết các quốc gia, trên nhiều diễn đàn quốc tế và khu vực.

Ở Việt Nam hiện nay, vấn đề CLCS với tư cách là một khái niệm khoa

học đã được quan tâm trong thời gian gần đây khi chúng ta thực hiện chính

sách kinh tế mới. Đảng và Nhà nước ta luôn nhấn mạnh “Con người là trung

tâm của sự phát triển, là mục tiêu và cũng là động lực của sự phát triển”.

Do đó, nâng cao CLCS cả về thể chất, trí tuệ, tinh thần và vật chất cho nhân

dân là mục tiêu phấn đấu nhằm đáp ứng cho sự nghiệp phát triển bền vững

của đất nước.

Đông Bắc là một trong hai tiểu vùng của Trung du miền núi Bắc Bộ -

cái nôi căn cứ địa cách mạng trong kháng chiến và là nơi ghi dấu những năm

tháng lịch sử hào hùng của dân tộc. Trong những năm gần đây, cùng với sự

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2

nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước thì CLCS của dân

cư vùng Đông Bắc cũng đang từng bước đạt được những kết quả đáng khích

lệ. Tuy nhiên, vẫn có sự phân hoá, chênh lệch đáng kể về CLCS giữa các tỉnh

trong vùng; giữa vùng với cả nước. Trước sự tác động của nền kinh tế thị

trường hiện nay, sự phân hoá ấy lại càng trở nên sâu sắc. Do vậy, việc nâng

cao CLCS của nhân dân trong vùng đã trở thành một trong những mục tiêu

phấn đấu phát triển KT - XH hàng năm của các tỉnh vùng Đông Bắc nhằm

thúc đẩy sự phát triển của vùng và góp phần vào việc thực hiện mục tiêu

chung của đất nước.

Thực trạng CLCS của dân cư vùng Đông Bắc ra sao và làm thế nào để

nâng cao CLCS cho nhân dân các dân tộc trong vùng? Đó là vấn đề vừa có tính

lý luận đối với Địa lý học vừa có tính thực tiễn cao, góp phần làm phong phú

thêm những định hướng và giải pháp phát triển bền vững cho vùng trong thời

gian tới. Vì những lý do trên tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài: "Nghiên cứu

chất lượng cuộc sống của dân cư vùng Đông Bắc Việt Nam".

2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ

Sự gia tăng dân số chưa từng thấy trong nhiều thập kỷ trước đã gây ra

nhiều vấn đề áp lực đối với sự phát triển và cải thiện CLCS. Bên cạnh việc gia

tăng dân số, sự khai thác quá mức các nguồn tài nguyên thiên nhiên đã làm

cho CLCS của con người cũng bị ảnh hưởng theo chiều hướng tiêu cực.

Trước những vấn đề đó, trên thế giới đã có nhiều nhà khoa học tập

trung nghiên cứu mối quan hệ giữa dân số và CLCS như R.C.Sharma, Wiliam

Bell, M.Un Hat và nhiều tác giả khác. Trong đó, công trình nghiên cứu của

R.C.Sharma về "Dân số - Tài nguyên - Môi trường và CLCS" được coi là

"cuốn kim chỉ nam" về giáo dục dân số và CLCS. Năm 1990, Liên Hiệp Quốc

cũng đã đưa ra chỉ số HDI (chỉ số phát triển con người) dựa trên những chỉ

tiêu về thu nhập, sức khoẻ, tri thức và được coi như là một khía cạnh quan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3

trọng để phản ánh CLCS. Cho đến nay, các số liệu và tình hình CLCS dân cư

vẫn thường xuyên được cập nhật qua các báo cáo phát triển con người hàng

năm đồng thời thông qua đó người ta có thể so sánh được trình độ phát triển

kinh tế xã hội và mức sống của dân cư các nước trên thế giới.

Ở Việt Nam, cũng có nhiều tác giả rất quan tâm đến vấn đề này như

GS.TS Tống Văn Đường, GS.TS Lê Thông, PGS.TS Nguyễn Minh Tuệ…

Trong những năm qua đã có những công trình nghiên cứu về CLCS ở tầm

vĩ mô như cuốn "Báo cáo phát triển con người Việt Nam, 2001" của

Trung tâm Khoa học - Xã hội và Nhân văn Quốc gia; NXB Chính trị Quốc

gia, Hà Nội 2001, được coi là "Báo cáo đầu tiên của Việt Nam do chính người

Việt Nam viết đã đề cập một cách hệ thống, tương đối toàn diện và sâu sắc

các vấn đề cơ bản nhất về phát triển con người Việt Nam hiện nay". Lần đầu

tiên cuốn sách đã đưa ra các chỉ số cơ bản về phát triển con người ở Việt Nam

như: HDI, HPI, GDI… của 61 tỉnh thành trong cả nước. Cũng theo hướng

này, năm 2006, một công trình nữa về Báo cáo Phát triển con người Việt Nam

(giai đoạn 1999 - 2004) đã ra đời với tiêu đề “Những thay đổi và xu hướng

chủ yếu”, trong đó làm rõ nhiều vấn đề về phương hướng và giải pháp phát

triển con người Việt Nam thời kỳ phát triển và hội nhập. Trong những năm

gần đây cũng xuất hiện nhiều báo cáo và các kết quả nghiên cứu về chỉ số

phát triển con người như: “Con người và phát triển con người ở Hoà Bình:

Một số vấn đề về lý luận và thực tiễn” (2007) của PGS.TS Hồ Sĩ Quý,

“Nghiên cứu chỉ số phát triển con người - HDI của Việt Nam” (2008) do

PGS.TS Đặng Quốc Bảo làm chủ biên hay đề tài KH&CN cấp Bộ “Chỉ số

phát triển con người ở tỉnh Thái Nguyên” (2009) của Th.S Vũ Vân Anh,…

Trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo đã có một số đề tài nghiên cứu về

CLCS dân cư của các địa phương, tỉnh thành trong cả nước. Đó là luận án tiến

sĩ địa lý của tác giả Nguyễn Thị Kim Thoa (2004) về thành phố Hải Phòng,

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!