Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên Cứu Cấu Trúc Quần Thể Loài Pơ Mu Fokienia Hodginsii Dunn A Henry H H Thomas Tại Xã Tam Đình Tương Dương Vqg Pù Mát Nghệ An
PREMIUM
Số trang
90
Kích thước
939.1 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1358

Nghiên Cứu Cấu Trúc Quần Thể Loài Pơ Mu Fokienia Hodginsii Dunn A Henry H H Thomas Tại Xã Tam Đình Tương Dương Vqg Pù Mát Nghệ An

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

KHOA QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG & MÔI TRƢỜNG

--------------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC QUẦN THỂ LOÀI PƠ MU (Fokienia hodginsii (dunn)

A.Henry & H.H.Thomas) TẠI XÃ TAM ĐÌNH – TƢƠNG DƢƠNG

VQG PÙ MÁT – NGHỆ AN

Ngành : Quản lý tài nguyên thiên nhiên (c)

Mã số : 310

Giáo viên hướng dẫn : Ths. Phạm Thanh Hà

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Văn Quyền

Lớp : 56B_QLTNTN

MSV : 1153100962

Khóa học : 2011 - 2015

Hà Nội – 2015

DANH MỤC VIẾT TẮT

VQG Vƣờn quốc gia

ÔTC Ô tiêu chuẩn

ÔDB Ô dạng bản

CCTT Công thức tổ thành

TB Trung bình

QLBVR Quản lý bảo vệ rừng

Nxb Nhà xuất bản

LỜI CẢM ƠN

Nhằm đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của bản thân sau quá trình học tập

tại trƣờng ĐH Lâm Nghiệp, thì đƣợc sự cho phép của Ban Giám Hiệu trƣờng ĐH

Lâm Nghiệp, khoa Quản lý tài nguyên rừng & môi trƣờng, bộ môn Thực vật

rừng, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu cấu trúc quần thể loài Pơ

Mu Fokienia hodginsii (Dunn) A.Henry & H.H.Thomas) tại xã Tam Đình –

Tương Dương - VQG Pù Mát - Nghệ An”

Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự hỗ

trợ, giúp đỡ dù nhiều hay ít, dù trực tiếp hay gián tiếp của ngƣời khác. Trong suốt

thời gian từ khi bắt đầu học tập ở giảng đƣờng Đại học đến nay, tôi đã nhận đƣợc

rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý thầy cô, gia đình và bạn bè.

Đặc biệt trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài khóa luận thì tôi đã đƣợc

sự hỗ trợ và giúp đỡ từ rất nhiều ngƣời. Nhân dịp này tôi xin chân thành cảm ơn

thầy giáo Phạm Thanh Hà, ngƣời đã hƣớng dẫn tận tình trong suốt quá trình

nghiên cứu đề tài. Tôi cũng xin cảm ơn Ban giám đốc, tập thể cán bộ công nhân

viên của Ban quản lý VQG Pù Mát, đặc biệt là chị Nguyễn Thị Nga và anh Lƣu

Trung Kiên ( Phòng khoa học của VQG Pù Mát), và ngƣời dân tại xã Tam Đình

cũng nhƣ toàn thể bạn bè và gia đình đã động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài

này. Mặc dù đã hết sức cố gắng, song bƣớc đầu làm quen với nghiên cứu khoa

học, công với kiên thức còn hạn hẹp cho nên không thể tránh khỏi những sai sót,

vì vậy tôi mong rằng nhận đƣợc sự đóng góp của thầy hƣớng dẫn, các thầy cô và

bạn bè để bài khóa luận đƣợc hoàn chỉnh hơn.

Tôi xin chân thành cảm ơn.

Sinh viên thực hiện

Nguyễn văn quyền

MỤC LỤC

CHƢƠNG 1 .............................................................................................................4

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU................................................................4

1.1 Trên thế giới.......................................................................................................5

1.2 Trong nƣớc.........................................................................................................7

CHƢƠNG 2. MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG, PHƢƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU.........................................................................................................9

2.1 Mục tiêu nghiên cứu ..........................................................................................9

2.1.1 Mục tiêu chung ...............................................................................................9

2.1.2 Mục tiêu cụ thể................................................................................................9

2.2 Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu ........................................................................9

2.2.1 Đối tƣợng nghiên cứu .....................................................................................9

2.2.2 Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................9

2.3 Nội dung nghiên cứu..........................................................................................9

2.4 Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................10

2.4.1 Công tác chuẩn bị..........................................................................................10

2.4.2 Phƣơng pháp kế thừa số liệu chọn lọc. .........................................................10

2.4.3 Phƣơng pháp điều tra thực địa. .....................................................................10

2.4.4 Phỏng vấn......................................................................................................18

2.4.5 Xử lý nội nghiệp ...........................................................................................20

CHƢƠNG 3. ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU........................................23

3.1 Một số đặc điểm tự nhiên - xã hội khu vực nghiên cứu ..................................23

3.1.1 Điều kiện tự nhiên.........................................................................................23

3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội.............................................................................26

3.1.3 Thực trạng các nghành kinh tế của khu vực .................................................27

3.1.4 Tài nguyên thiên nhiên .................................................................................28

CHƢƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..............................33

4.1 Đặc điểm cấu trúc rừng tại khu vực điều tra....................................................33

4.1.1 Cấu trúc tổ thành tầng cây gỗ tại các trạng thái có Pơ mu phân bố .............33

4.1.2 Cấu trúc tầng thứ..........................................................................................35

4.2 Đặc điểm tái sinh của Pơ mu ...........................................................................50

4.2.2 Chất lƣợng và nguồn gốc cây tái sinh...........................................................53

4.2.3 Sinh trƣởng cây tái sinh ................................................................................54

4.3 Các tác động ảnh hƣởng tới loài Pơ mu...........................................................57

4.3.1 Tác động của con ngƣời................................................................................57

4.3.2 Tác động tự nhiên .........................................................................................57

4.4 Một số giải pháp nhắm bảo tồn và phát triển loài Pơ mu ...............................58

4.4.1 Giải pháp kỹ thuật.........................................................................................58

4.4.2 Giải pháp quản lý..........................................................................................59

KẾT LUẬN - TỒN TẠI - KIẾN NGHỊ ................................................................61

KẾT LUẬN............................................................................................................61

1. Cấu trúc rừng có Pơ mu phân bố. ......................................................................61

2. Đặc điểm tái sinh Pơ mu....................................................................................61

3. Các tác động ảnh hƣởng đến loài Pơ mu ...........................................................61

TỒN TẠI................................................................................................................63

KIẾN NGHỊ...........................................................................................................64

1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Mọi thứ trên trái đất này đều có giới hạn, Tài nguyên thiên nhiên cũng là

một trong những số đó.Tài nguyên là một phần quan trọng để giúp cho sự phát

triển của một đất nƣớc. Tài nguyên đất đai, rừng núi và tài nguyên nƣớc là những

tài nguyên không thể thiếu đối với sự phát triển của một đất nƣớc, nó cung cấp

những yếu tố sản xuất thiết yếu, không thể thay thế đƣợc, và cũng nhƣ máy móc

và nhà cửa hay các thiết bị,đồ vât khác..., trong quá trình sử dụng thì tất cả các

loại tài nguyên đều bị hao mòn, hƣ hỏng và có thể mất hoàn toàn nếu không đƣợc

sử dụng hợp lý.

Khi con ngƣời chúng ta đã nhận thức sâu sắc rằng, nguồn của cải mà tự

nhiên ban tặng cho mình là không phải vô hạn, thì vấn đề đặt ra là phải cố gắng

sử dụng các tài nguyên một cách hiệu quả, hợp lý và tiết kiệm, nhƣng cùng với sự

phát triển của kinh tế xã hội thì những nguồn tài nguyên này ngày càng bị khai

thác cạn kiệt hay nói cách khác song song với sự phát triển của kinh tế xã hội là

sự mất mát của đa dạng sinh học.

Hiện nay các loài động thực vật trong Sách Đỏ không ngừng gia tăng, Theo

Sách đỏ Việt Nam năm 2007 công bố thì về hệ thực vật thì có 464 loại thực vật

đang bị đe dọa ngoài thiên nhiên đặc biệt là sự mất dần của một số loài gỗ quý

hiếm nhƣ Pơ Mu Fokienia hodginsii (Dunn) A.Henry & H.H.Thomas) thuộc họ

Hoàng đàn.

Ta biết rằng Rừng là môi trƣờng sống của rất nhiều sinh vật, giữ nƣớc đầu

nguồn chống lũ lụt, giữ carbon, là lá phổi tạo nguồn oxygen, nguồn nguyên liệu

đa dạng sinh học phong phú cung cấp những thực vật có giá trị trong y học và bao

dịch vụ có ích khác cho con ngƣời. Không những thế rừng còn chứa đựng nhiều

bất ngờ khác cho ta những dữ kiện thông tin quý báu, một số cây quí hiếm không

3

những có giá trị nói trên mà nó còn mang trong mình một giá trị kinh tế to lớn

chính vì vậy mà nó luôn là những đối tƣợng bị đe dọa.

Vƣờn quốc gia Pù Mát thuộc tỉnh Nghệ An là một trong những VQG có sự

đa dạng sinh học rất cao, có nhiều loài động thực vật đặc hữu, có một số loài gỗ

quí hiếm rất có giá trị nhƣ Pơ Mu ( Fokienia hodginsii (Dunn) A.Henry &

H.H.Thomas) thuộc họ Hoàng đàn, Sa mộc quế phong (Cunninghamia konishiii),

Giáng hƣơng quả to (Pterocarpus macrocarpus), Gụ lau (Sindora tonkinensis), Lát

hoa (Chukrasia tabularis)… Nhóm gỗ tứ thiết nhƣ Đinh (Markhamia Stipulata),

Sến mật (Madhuca pasquieri) dùng làm ván sàn, bệ máy, tàu thuyền. Nhiều loài

cây cung cấp gỗ xây dựng, làm đồ gia dụng rất tốt nhƣ các loài trong họ Ngọc

Lan, họ Xoan, họ Dẻ và đặc biệt là họ Dầu. Các nhóm công dụng khác nhƣ cung

cấp vật liệu điêu khắc, làm đệm, sản xuất các văn phòng phẩm cũng có nhiều loại.

Tuy nhiên hiện nay qua kết quả nghiên cứu của các chuyên gia trong nƣớc và

quốc tế, hiện tại đã xác định đƣợc có 2.494 loài thực vật, 931 chi thuộc 202 họ.

Trong đó có 70 loài nằm trong sách đỏ Việt Nam có nguy cơ bị tiêu diệt; chiếm

2,81% tổng số loài của khu hệ. số lƣợng còn lại rất ít, do chúng có giá trị cao cho

nên bị khai thác rất nhiều chính vì vậy phải có những giải pháp hiệu quả nhằm

bảo tồn và phát triển chúng.

Pơ mu là đối tƣợng đang đứng trƣớc nguy cơ suy thoái mạnh, ngoài công

tác bảo vệ bằng pháp luật thì để bảo tồn hiệu quả loài này cần có những nghiên

cứu sâu về đặc điểm tái sinh, phân bố, cấu trúc quần thể của nó.

Nhằm mục đích đề xuất các biện pháp quản lý, bảo vệ và phát triển bền

vững tài nguyên rừng thì tôi đã lựa chọn nghiên cứu đề tài “ Nghiên cứu cấu

trúc quần thể loài Pơ Mu Fokienia hodginsii (Dunn) A.Henry &

H.H.Thomas) thuộc họ Hoàng đàn làm cơ sở để đề xuất một số giải pháp

nhằm bảo tồn và phát triển chúng tại xã Tam Đình - Tương Dương - VQG Pù

Mát - Nghệ An ” .

4

CHƢƠNG 1

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Cấu trúc rừng là sự sắp xếp có tính quy luật của tổ hợp các thành phần cấu

tạo nên quần thể thực vật rừng trong không gian và thời gian. Cấu trúc rừng biểu

hiện quan hệ sinh thái giữa thực vật rừng với nhau và với các nhân tố môi trƣờng

xung quanh gồm: Cấu trúc sinh thái tạo thành loài cây, dạng sống, tầng phiến; cấu

trúc hình thái tầng tán rừng; cấu trúc đứng; cấu trúc theo mặt phẳng ngang (mật

độ và dạng phân bố cây trong quần thể); cấu trúc theo thời gian (theo tuổi).

Hay cấu trúc rừng là sự sắp xếp tổ chức nội bộ của các thành phần sinh vật

trong hệ sinh thái rừng mà qua đó các loài có đặc điểm sinh thái khác nhau có thể

cùng sinh sống trong một khoảng không gian nhất định trong một giai đoạn phát

triển của rừng. Cấu trúc rừng vừa là kết quả vừa là sự thể hiện các mối quan hệ

đấu tranh sinh tồn và thích ứng lẫn nhau giữa các thành phần trong hệ sinh thái

với nhau và với môi trƣờng. Cấu trúc rừng bao gồm cấu trúc sinh thái, cấu trúc

hình thái và cấu trúc tuổi.

Quy luật về cấu trúc rừng là cơ sở quan trọng để nghiên cứu sinh thái học,

sinh thái rừng và đặc biệt là để xây dựng những mô hình lâm sinh cho hiệu quả

sản xuất cao. Trong nghiên cứu cấu trúc rừng ngƣời ta chia ra làm 3 dạng cấu trúc

là: cấu trúc sinh thái, cấu trúc không gian và cấu trúc thời gian. Cấu trúc của thảm

thực vật là kết quả của quá trình đấu tranh sinh tồn giữa thực vật với thực vật và

giữa thực vật với hoàn cảnh sống. Trên quan điểm sinh thái thì cấu trúc rừng

chính là hình thức bên ngoài phản ánh nội dung bên trong của hệ sinhthái rừng,

thực tế cấu trúc rừng nó có tính quy luật và theo trật tự của quần cấu trúc rừng

phản ánh điều kiện sinh thái, cụ thểlà những nơi có điều kiện môi trƣờng khắc

nghiệt, cấu trúc rừng đơn giản chỉ gồm những loài cây chống chịu đƣợc môi

trƣờng đó. Nơi có môi trƣờng thuận lợi, cấu trúc rừng phức tạp và gồm nhiều loài

5

cạnh tranh, có phần cộng sinh, ký sinh (các loại rêu, địa y…). Vùng ôn đới, cấu

trúc rừng thƣờng là thuần loài, đều tuổi, một tầng, rụng lá. Vùng nhiệt đới nhƣ

Việt Nam, cấu trúc rừng tự nhiên điển hình là rừng hỗn loài, nhiều tầng, thƣờng

xanh quanh năm.

Ngay trong một khu vực nhất định nhƣ ở sƣờn đồi, đỉnh đồi và ven khe suối

cạn cũng có những kiểu thảm thực vật khác nhau. Thậm chí trong một kiểu thảm

thực vật (cùng một trạng thái rừng) thì đặc điểm cấu trúc, khả năng tái sinh, mật

độ cây rừng và phân bố số loài cây tại vị trí này cũng có thể hoàn toàn khác so với

vị trí khác. Điều đó đã nói lên cây rừng chịu ảnh hƣởng sâu sắc của điều kiện sinh

thái

Cùng với sự phát triển của xã hội thì càng ngày càng có nhiều nghiên cứu

khoa học, nhiêu sáng tạo trên rất nhiêu lĩnh vực. Những nghiên cứu này sẽ làm

tiền đề, làm câu hỏi cho những nghiên cứu tiếp theo nhằm ngày càng làm sáng tỏ

và hoàn thiện vấn đề nghiên cứu.

Hiện nay một số nghành khoa học trong đó có nghành Lâm nghiệp đang

đƣợc coi trọng phát triển, tất cả các nƣớc trên thế giới trong sự phát triển của đất

nƣớc thì ngành lâm nghiệp đóng một vai trò quan trọng, cho nên các nƣớc đã đầu

tƣ không nhỏ cho việc phát triển nghành và từ đó đã có nhiều nghiên cứu, nhiều

công trình nhằm phát triển nghành, đặc biệt trong những năm gần đâycó rất nhiều

công trình nghiên cứu về các loài thực vật nhằm phát hiện thêm những loài mới,

những quy luật và những giải pháp hữu hiệu phục vụ cho việc bảo tồn và phát

tiển loài.

Sau đây tôi xin trình bày một số công trình nghiên cứu trên thế giới và trong

nƣớc liên quan đến vấn đề này :

1.1 Trên thế giới

Về nghiên cứu cấu trúc rừng đã đƣợc các nhà lâm nghiệp trên thế giới

nghiên cứu bằng nhiều phƣơng pháp khác nhau để đáp ứng cho một mục tiêu nào

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!