Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu câu trong tập truyện ngắn hay 2019 (nhiều tác giả)
PREMIUM
Số trang
290
Kích thước
5.1 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
751

Nghiên cứu câu trong tập truyện ngắn hay 2019 (nhiều tác giả)

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

KHOA NGỮ VĂN

PHẠM THỊ KIM OANH

NGHIÊN CỨU CÂU TRONG TẬP TRUYỆN NGẮN HAY 2019

(NHIỀU TÁC GIẢ)

LOẠI ĐỀ TÀI: KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGÀNH: NGÔN NGỮ HỌC

Đà Nẵng, tháng 4 năm 2021

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

KHOA NGỮ VĂN

PHẠM THỊ KIM OANH

NGHIÊN CỨU CÂU TRONG TẬP TRUYỆN NGẮN HAY 2019

(NHIỀU TÁC GIẢ)

LOẠI ĐỀ TÀI: KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGÀNH: NGÔN NGỮ HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TH.S TRỊNH QUỲNH ĐÔNG NGHI

Đà Nẵng, tháng 4 năm 2021

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan kết quả nghiên cứu của công trình này là của bản thân tôi,

đƣợc thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn của Th.S Trịnh Quỳnh Đông Nghi.

Việc trích dẫn lại những ý kiến nhận định, ý kiến của các công trình nghiên

cứu đã đƣợc chú thích rõ ràng theo yêu cầu khoa học. Tôi xin chịu trách nhiệm về

tính trung thực của công trình nghiên cứu này.

Đà Nẵng, tháng 4 năm 2021

Sinh viên

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo Trịnh Quỳnh Đông Nghi,

ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn tôi trong quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận

văn này.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy, cô giáo trong Khoa Ngữ

Văn, Trƣờng Đại Học Sƣ Phạm – Đại học Đà Nẵng đã truyền đạt những kiến

thức nền tảng để tôi có thể thực hiện tốt đề tài này.

Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đìnhh, bạn bè, những ngƣời đã

động viên, khuyến khích tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.

Đà Nẵng, tháng 4 năm 2021

Sinh viên

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1

1. Lí do chọn đề tài .................................................................................................1

2. Mục đích nghiên cứu ..........................................................................................1

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................2

4. Phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................................................3

5. Lịch sử vấn đề nghiên cứu..................................................................................3

6. Bố cục của luận văn............................................................................................7

NỘI DUNG ................................................................................................................8

CHƢƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI..............8

1.1. Khái quát về câu tiếng Việt...........................................................................8

1.1.1. Các quan niệm về câu...............................................................................8

1.1.2. Phân loại câu theo cấu trúc ngữ pháp.....................................................11

1.1.3. Về phƣơng diện nghĩa của câu ...............................................................18

1.2. Giới thiệu về tập Truyện ngắn hay 2019 ...................................................20

CHƢƠNG 2 KHẢO SÁT CÁC KIỂU CÂU TRONG TẬP TRUYỆN NGẮN

HAY 2019 (NHIỀU TÁC GIẢ)..............................................................................22

2.1. Câu đơn.........................................................................................................22

2.1.1. Khảo sát câu đơn hai thành phần............................................................22

2.1.2. Khảo sát câu đơn đặc biệt.......................................................................22

2.1.3. Tiểu kết...................................................................................................23

2.2. Câu phức.......................................................................................................24

2.2.1. Khảo sát câu phức chủ ngữ ....................................................................24

2.2.2. Khảo sát câu phức vị ngữ .......................................................................24

2.2.3. Khảo sát câu phức thành phần phụ.........................................................25

2.2.4. Tiểu kết...................................................................................................26

2.3. Câu ghép .......................................................................................................26

2.3.1. Khảo sát câu ghép đẳng lập....................................................................26

2.3.2. Khảo sát câu ghép chính phụ..................................................................27

2.3.3. Khảo sát câu ghép qua lại.......................................................................28

2.3.4. Khảo sát câu ghép chuỗi.........................................................................29

2.3.5. Tiểu kết...................................................................................................30

2.4. Bảng thống kê, khảo sát các kiểu câu phân loại theo cấu trúc cú pháp .30

CHƢƠNG 3PHÂN TÍCH NGHĨA CÁC KIỂU CÂU TRONG TẬP TRUYỆN NGẮN

HAY 2019 (NHIỀU TÁC GIẢ)......................................................................................................32

3.1. Nghĩa sự tình ................................................................................................32

3.1.1. Nghĩa sự tình trong câu đơn ...................................................................32

3.1.2. Nghĩa sự tình trong câu phức .................................................................33

3.1.3. Nghĩa sự tình trong câu ghép .................................................................34

3.2. Nghĩa tình thái..............................................................................................35

3.2.1. Bộc lộ cảm xúc, trạng thái, tính cách nhân vật. .....................................36

3.2.2. Nhận xét, đánh giá sự việc .....................................................................38

3.3. Tiểu kết .........................................................................................................39

KẾT LUẬN..............................................................................................................41

TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................42

PHỤ LỤC............................................................................................................ PL 1

1

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Câu trong ngôn ngữ nói chung và ngữ pháp học nói riêng đƣợc nghiên cứu từ

rất sớm. Câu đƣợc coi là đơn vị cấu trúc lớn nhất trong tổ chức ngữ pháp của một

ngôn ngữ, là một bộ phận quan trọng trong giao tiếp và tạo lập văn bản. Đơn vị

trong câu có nội dung trọn vẹn khi diễn đạt. Bởi sự phong phú và đa dạng trong cấu

trúc tiếng Việt mà việc phân loại câu là vô cùng phức tạp theo các khuynh hƣớng

khác nhau. Vấn đề nghiên cứu về câu thu hút sự quan tâm của nhiều nhà ngôn ngữ

học trong và ngoài nƣớc tuy nhiên đến nay vẫn chƣa có sự thống nhất. Nghiên cứu

về câu tiếng Việt trong một văn bản, tiểu thuyết, truyện ngắn không phải là vấn đề

mới nhƣng nghiên cứu về cả ba loại câu theo cấu trúc ngữ pháp là câu đơn, câu

phức và câu ghép trong tác phẩm chƣa đƣợc quan tâm sâu sắc, đa phần chỉ tập trung

vào một, hai kiểu câu để làm rõ giá trị của câu trong tác phẩm.

Theo thời gian cùng với sự phát triển và đổi mới của xã hội, thể loại truyện

ngắn cũng có những chuyển mình về mặt phong cách. Những cây bút trẻ đem đến

những diện mạo mới cho thể loại truyện ngắn với phong cách đa dạng, tài hoa bên

cạnh những cây bút gạo cội. Họ là những nhà văn đƣơng đại mà độc giả ngày nay

rất yêu thích nhƣ: Tống Ngọc Hân, Lữ Thị M, Kiều Bích Hậu, Phong Điệp, Thiên

Sơn,…Những câu chuyện có tác động đến đời sống con ngƣời đƣơng đại, những

mất mát, nỗi đau. Có thể thấy đó nhƣ món ăn tinh thần không thể thiếu giữa cuộc

sống đang ngày càng bão hòa này.

Đề tài Nghiên cứu câu trong tập Truyện ngắn hay 2019 (nhiều tác giả) tìm

hiểu về đặc điểm cấu trúc, giá trị ngữ nghĩa của các kiểu câu trong một truyện ngắn

và tuyển tập truyện ngắn qua cách sử dụng của nhiều tác giả, góp phần ứng dụng lí

thuyết ngữ pháp học vào việc lĩnh hội một tác phẩm văn học. Đây là một đề tài rất

thú vị và bổ ích, nếu thành công không chỉ cung cấp kiến thức lí thuyết ngữ pháp

học về phần câu mà còn nâng cao trình độ của bản thân sau khi ra trƣờng.

2. Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu câu trong tập Truyện ngắn hay 2019 (nhiều tác giả) nhằm mục

đích nêu bật lên giá trị ngữ nghĩa của các kiểu câu trong các truyện ngắn thể hiện

2

phong cách nghệ thuật của các tác giả. Nghiên cứu đề tài này, chúng tôi khảo sát,

thống kê số lƣợng các câu đơn, câu ghép, câu phức và những tiểu loại câu trong tập

Truyện ngắn hay 2019 (nhiều tác giả), tìm hiểu giá trị ngữ nghĩa của các loại câu

qua cách vận dụng của các tác giả trong những truyện ngắn với dụng ý nghệ thuật.

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tƣợng nghiên cứu

Câu phân theo cấu trúc ngữ pháp trong tập Truyện ngắn hay 2019 (nhiều tác

giả).

3.2. Phạm vi nghiên cứu

Trong phạm vi đề tài này chúng tôi tập trung khảo sát, nghiên cứu các kiểu câu

trong tập Truyện ngắn hay 2019 (nhiều tác giả), NXB Văn học, 2019.

Khảo sát 24 truyện ngắn của các tác giả khác nhau gồm:

STT Tên tác phẩm Tên Tác giả

1. Tiếng đàn bầu Tống Ngọc Hân

2. Tiếng vó ngựa xa Tống Ngọc Hân

3. Bán hàng trên mạng Võ Thị Xuân Hà

4. Ngƣời lạ Phong Điệp

5. Không chỉ là giấc mơ Phong Điệp

6. Ngôi sao trên vai Vũ Thanh Lịch

7. Buồn vặt Vũ Thanh Lịch

8. Đƣờng đến Cây cô đơn Bích Ngân

9. Bí mật của chồng Kiều Bích Hậu

10. Ngƣời lạ Kiều Bích Hậu

11. Chuyến tàu Vinh Trần Nguyễn Anh

12. Hơi ấm Linh Cảm Trần Nguyễn Anh

13. Năm tháng nhớ thƣơng… Thiên Sơn

14. Sƣơng khuya lách tách Kiều Duy Khánh

15. Hƣơng ngọc lan bay lên Kiều Duy Khánh

3

16. Con bê lông vàng Nguyễn Phú

17. Bông gòn nở trên cao Lữ Thị Mai

18. Tiếng hót của con chim xanh Dƣơng Giao Linh

19. Thăm thẳm bóng sông Trần Thị Tú Ngọc

20. Báu vật Trần Thúy Lành

21. Đoản hoa Nguyễn Văn Học

22. Chim sa cá nhảy Lê Quang Trạng

23. Trăm năm cuộc hẹn Vũ Thị Huyền Trang

24. Sông không bao giờ thẳng Hoàng Khánh Duy

4. Phƣơng pháp nghiên cứu

Để Nghiên cứu câu trong tập Truyện ngắn hay 2019 (nhiều tác giả), khóa luận

sử dụng những phƣơng pháp nhƣ sau:

4.1. Phƣơng pháp miêu tả: đi sâu miêu tả đặc điểm của từng loại câu để chỉ ra

những đặc trƣng riêng của mỗi loại.

4.2. Phƣơng pháp thống kê, phân loại: chúng tôi thống kê các kiểu câu trong

24 truyện ngắn của nhiều tác giả khác nhau, tìm tỉ lệ khi khảo sát các loại câu khác

nhau.

4.3. Phƣơng pháp phân tích- tổng hợp: Từ tƣ liệu khảo sát, chúng tôi phân tích

từng kiểu câu phân loại theo cấu trúc ngữ pháp cơ bản mà các nhà văn vận dụng từ

đó tìm ra hiệu quả nghệ thuật mà các kiểu câu truyền tải.

5. Lịch sử vấn đề nghiên cứu

Trong lịch sử nghiên cứu tiếng Việt, vấn đề câu đƣợc bàn khá nhiều, tuy nhiên

cho đến nay vẫn chƣa có sự thống nhất giữa các nhà ngôn ngữ học thuộc các

khuynh hƣớng khác nhau. Nhìn lại quá trình nghiên cứu cú pháp tiếng Việt, có thể

thấy hầu nhƣ tất cả những lí thuyết quan trọng về cú pháp trên thế giới đều có ảnh

hƣởng, tác động đến nghiên cứu ngữ pháp ở Việt Nam. Nghiên cứu câu về mặt cấu

trúc ngữ pháp cơ bản cũng tạo nên nhiều tranh cãi bởi những phân loại câu khác

nhau của các tác giả. Những công trình nghiên cứu về cú pháp tiếng Việt tiêu biểu

có thể kể đến là:

4

Hoàng Trọng Phiến trong cuốn Ngữ pháp tiếng Việt- câu (1980) theo cấu trúc

ngữ nghĩa ông phân loại câu thành ba nhóm đó là: câu đơn, câu trung gian và câu

ghép. Trong đó ông phân loại câu đơn gồm: câu sự kiện gồm một thành phần, hai

thành phần và câu định danh gồm câu một thành phần. Câu ghép gồm hai hoặc hơn

hai bộ phận câu tƣơng đối độc lập có hai trung tâm tính vị ngữ trở lên đƣợc phân

loại thành: câu ghép qua lại, câu ghép liên hợp và câu ghép đối xứng. Còn loại câu

trung gian theo ông là một dạng câu phức tạp hóa mô hình của câu đơn, tức là câu

có thành phần ứng với một câu con, có dạng kiểu móc xích. Vấn đề về câu trung

gian tuy chƣa đƣợc giải quyết triệt để, còn nhiều lúng túng nhƣng không thể phủ

nhận các kiểu câu mà Hoàng Trọng Phiến đƣa ra đã giúp ngƣời đọc tiếp cận với ngữ

pháp tiếng Việt dễ dàng, thuận tiện hơn rất nhiều so với trƣớc đây. Phân loại câu

của Hoàng Trọng Phiến phản ảnh đầy đủ và trung thực những hiện tƣợng xung

quanh cách phân chia các loại câu tiếng Việt tính đến thời điểm bấy giờ.

Nhóm tác giả thuộc Trung tâm KHXH & NV Quốc gia trong cuốn Ngữ pháp

tiếng Việt (1983) phân loại câu tiếng Việt theo số lƣợng và quan hệ giữa các nòng

cốt trong câu thành hai loại là câu đơn và câu ghép. Trong đó câu đơn gồm hai trung

tâm có quan hệ đề thuyết đƣợc phân chia thành câu tả, câu luận và câu đặc biệt. Còn

câu ghép biểu thị một phán đoán phức gồm hai yếu tố, mỗi yếu tố là một phán đoán

đơn thƣờng đƣợc biểu hiện bằng kết từ đƣợc phân loại nhỏ thành: câu ghép song

song và câu ghép qua lại. Trong đó, câu ghép qua lại là dạng tiêu biểu cho câu ghép

có sử dụng phụ từ và kết từ. Cuốn Ngữ pháp tiếng Việt (1983) là một cuốn sách bổ

ích về ngữ pháp cho giảng viên và giáo viên trung học phổ thông, sinh viên đại học.

Tuy nhiên, cuốn sách cũng có những hạn chế về việc chƣa phân định rõ ràng 3 loại

câu: câu đơn, câu phức, câu ghép (cho câu phức và câu ghép là một) và ranh giới

giữa câu đơn và câu ghép cũng chƣa thực sự rõ ràng.

Đối với Nguyễn Kim Thản trong cuốn Nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt (tái

bản năm 1997) ông phân loại câu theo kết cấu ngữ pháp thành câu đơn giản và câu

phức hợp. Trong đó, câu đơn giản gồm: câu song phần (gồm hai bộ phân C-V tồn

tại song song), câu đơn phần (chỉ gồm một bộ phận nói lên đặc trƣng nhƣng không

5

nói rõ một đặc trƣng của đối tƣợng nào và không có chủ ngữ), câu danh xƣng (chỉ

có một thể từ nói lên sự vật và không thể gọi tên thành phần đó là gì). Câu phức hợp

gồm: câu phức hợp liên hợp và câu phức hợp có quan hệ qua lại. Cụ thể câu phức

hợp liên hợp là kiểu câu có thể dùng phƣơng tiện từ vựng hay phƣơng tiện ngữ

pháp, có thể chia thành nhiều câu đơn giản mà ý nghĩa lời nói không bị tổn thất.

Câu phức hợp có quan hệ qua lại đòi hỏi sự hô ứng của hai đoạn câu liên quan một

cách hữu cơ với nhau, dựa vào nhau mà tồn tại, luôn có những yếu tố hình thức gắn

bó lại. Có thể nói đây là công trình trình bày một cách hệ thống và chặt chẽ về cú

pháp tiếng Việt.

Diệp Quang Ban trong cuốn Ngữ pháp tiếng Việt phổ thông, tập 2 (1989) phân

loại câu theo cấu tạo ngữ pháp thành câu đơn, câu phức và câu ghép. Trong đó câu

đơn gồm: câu đơn hai thành phần (có một cụm C-V duy nhất làm thành nòng cốt

câu), câu đơn đặc biệt (hay còn gọi là câu đơn không xác định thành phần) và câu

dƣới bậc (kiểu câu không có đời sống độc lập phải nhờ bám vào những câu lân cận

hữu quan, là biến thể của câu nhƣng không mang đầy đủ các đặc trƣng cần yếu của

câu). Câu phức chứa hai (hoặc hơn hai) kết cấu C-V, trong đó có một kết câu C-V

nằm ngoài bao các kết cấu C-V còn lại bên trong, đƣợc phân loại thành 6 kiểu câu:

câu phức có chủ ngữ là câu bị bao, câu phức có vị tố là câu bị bao, câu phức có bổ

ngữ là câu bị bao, câu phức có gia ngữ bậc câu là câu bị bao, câu phức là câu bị

động, câu phức có yếu tố phụ của danh từ là câu bị bao. Về câu ghép, Diệp Quang

Ban nhận định là câu chứa hai (hoặc hơn hai) kết cấu C-V, trong đó không có kết

cấu C-V nào bao kết cấu C-V nào mà mỗi kết cấu diễn đạt một sự việc có mối quan

hệ với nhau. Đƣợc phân loại thành câu ghép chính phụ và câu ghép bình đẳng. Với

những kiến giải sâu sắc về câu tiếng Việt, đặc biệt là phân loại câu theo cấu trúc

ngữ pháp, Diệp Quang Ban đã có những đóng góp quan trọng trong lĩnh vực nghiên

cứu ngữ pháp và là một ngƣời thầy uy tín của nhiều sinh viên thế hệ trẻ ngày nay.

Trong cuốn Ngữ pháp tiếng Việt (2002), Đỗ Thị Kim Liên cũng đã phân loại

câu thành câu đơn, câu phức và câu ghép. Trong đó câu đơn gồm: câu đơn bình

thƣờng và câu đơn đặc biệt. Câu ghép gồm: câu ghép có quan hệ từ liên kết (câu

6

ghép đẳng lập, câu ghép chính phụ) và câu ghép không có quan hệ từ liên kết (câu

ghép qua lại, câu ghép có ngữ điệu liên kết). Đây là công trình bày tỏ chặt chẽ về hệ

thống cú pháp tiếng Việt.

Trong cuốn Giáo trình Ngữ pháp tiếng Việt của Bùi Minh Toán (chủ biên)-

Nguyễn Thị Lƣơng phân loại câu thành câu đơn (bình thƣờng), câu ghép, câu phức

thành phần và câu đặc biệt. Trong đó, câu ghép gồm: câu ghép đẳng lập và câu ghép

chính phụ. Câu phức gồm: câu phức thành phần chủ ngữ, câu phức thành phần vị

ngữ, câu phức thành phần khởi ngữ, câu phức thành phần trạng ngữ, câu phức thành

phần bổ ngữ, câu phức thành phần định ngữ. Nhƣ vậy các tác giả đã tách câu đơn

đặc biệt thành nhóm câu riêng là câu đặc biệt, thể hiện một quan điểm mới trong

cách phân loại câu Tiếng Việt.

Qua các công trình nghiên cứu của các tác giả, việc nhận định, phân loại câu

tiếng Việt đều dựa vào cụm C-V tuy còn nhiều tranh cãi bởi các tiêu chí khác nhau

nhƣng đây là những đóng góp tích cực trong lịch sử nghiên câu tiếng Việt trong

suốt những năm qua. Có thể thấy, theo thời gian các tiêu chí phân loại câu triệt để

hơn, minh bạch hơn rất nhiều. Ngoài các tác giả nêu trên còn nhiều những tác giả

nghiên cứu về câu tiêu biểu trong lịch sử nghiên cứu câu tiếng Việt nhƣ: Lê Xuân

Thại, Lƣu Vân Lăng, Trần Ngọc Thêm, Cao Xuân Hạo, Bùi Minh Toán,…

Nhìn chung các khảo sát, nghiên cứu về câu tiếng Việt nói chung và câu trong

tác phẩm văn học khá nhiều nhƣng chƣa có bài nghiên cứu về tất cả các kiểu câu

theo cấu trúc ngữ pháp cơ bản trong một tác phẩm thuộc thể loại truyện ngắn, tiểu

thuyết hay tản văn. Các bài nghiên cứu chỉ khảo sát về một, hai kiểu câu trong

truyện ngắn, tiểu thuyết. Có thể điểm qua các bài nghiên cứu nhƣ: "Câu tách biệt

trong truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ" của Hoàng Thị Hồng, "Khảo sát câu

đặc biệt, câu tỉnh lƣợc trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan" của Nguyễn Chúc

Chi, "Câu phức định ngữ trong tiếng Việt và những hiện tƣợng tƣơng ứng trong

tiếng Trung Quốc" của Trần Thị Ngọc Bích, "Khảo sát câu đặc biệt trong truyện

ngắn Việt Nam sau 1975", "Hiệu quả nghệ thuật của câu đặc biệt trong truyện ngắn

7

Nam Cao", "Khảo sát đặc điểm câu văn trong một số truyện ngắn Nguyễn Huy

Thiệp",…

6. Bố cục của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và TLTK, Nội dung luận văn gồm 3 chƣơng:

Chƣơng 1: Những vấn đề lí luận liên quan đến đề tài

Chƣơng 2: Khảo sát các kiểu câu trong tập Truyện ngắn hay 2019 (nhiều tác giả)

Chƣơng 3: Phân tích nghĩa các kiểu câu trong tập Truyện ngắn hay 2019

(nhiều tác giả)

8

NỘI DUNG

CHƢƠNG 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1.1. Khái quát về câu tiếng Việt

1.1.1. Các quan niệm về câu

Cùng với các đơn vị ngôn ngữ khác nhƣ âm vị, hình vị,…câu là đơn vị ngôn

ngữ đƣợc nghiên cứu rất sớm. Có thể nói, đối tƣợng chủ yếu của cú pháp học nói

riêng và ngữ pháp học nói chung là câu. Kể từ trƣớc đến nay đã có rất nhiều nhà

nghiên cứu, nhiều tài liệu đƣa ra những định nghĩa khác nhau về câu và để lại cho

chúng ta trên 300 định nghĩa về câu (theo thống kê của bà A.Akhmanôva – Từ điển

thuật ngữ ngôn ngữ học). Nhƣng cho đến nay khái niệm về câu vẫn chƣa đạt đƣợc

một sự thống nhất ý kiến của các nhà ngôn ngữ học.

Định nghĩa về câu của Alêchxandria( TK III-II TCN): "Câu là sự tổng hợp

của các từ biểu thị một tư tưởng trọn vẹn" [11; tr.8] đƣợc xem là khái niệm thể hiện

đƣợc mặt chức năng và ý nghĩa của câu. Định nghĩa lí giải đơn giản nhƣng khá hoàn

chỉnh về mặt tính chất câu vì thế đến nay định nghĩa vẫn đƣợc sử dụng phổ biến. Và

từ thời cổ đại Hy Lạp (thế kỷ V trƣớc công nguyên), Aristote đã cho rằng: "Câu là

một âm phức hợp có ý nghĩa độc lập mà mỗi bộ phận riêng biệt trong đó cũng có ý

nghĩa độc lập.[10; tr.100]

Ở thời kỳ đầu của ngữ pháp tiếng Việt, những vấn đề về "Văn phạm Việt

Nam" nói chung và câu nói riêng mới đƣợc nghiên cứu ở mức "sơ khai", phần lớn

mô phỏng sách ngữ pháp của tiếng Pháp do đó vấn đề định nghĩa về câu thực sự

chƣa có gì thay đổi. Tác giả Nguyễn Lân cho rằng: "Nhiều từ hợp lại mà biểu thị

một ý dứt khoát về động tác, tình hình hoặc tính chất của sự vật thì gọi là một câu"

[8; tr.19]. Còn Trần Trọng Kim thì cho rằng: "Câu lập thành do một mệnh đề có ý

nghĩa lọn hẳn hoặc hai hay nhiều mệnh đề" [11; tr.15]. Còn ngƣợc lại, tác giả

Nguyễn Kim Thản đã không đƣa ra một định nghĩa trực tiếp về câu mà tác giả chọn

9

định nghĩa về câu của v.v.Vinogradov: "Câu là đơn vị hoàn chỉnh của lời nói đƣợc

hình thành về mặt ngữ pháp theo các quy luật của một ngôn ngữ nhất định, làm

công cụ quan trọng để cấu tạo, biểu thị tƣ tƣởng. Trong câu, không phải chỉ có sự

truyền đạt về hiện thực mà còn có cả mối quan hệ của ngƣời nói với hiện thực"

[15; tr.65]. Ủy ban khoa học xã hội cũng đƣa ra định nghĩa về câu tƣơng tự: "Câu là

đơn vị dùng từ hay đúng hơn là dùng ngữ pháp mà cấu tạo nên trong quá trình tƣ

duy, thông báo; nó có nghĩa hoàn chỉnh, có cấu tạo ngữ pháp và có tính chất độc

lập." [20; tr.167]

Nhà nghiên cứu L.C.Thompson đã đƣa ra định nghĩa câu về mặt hình thức mà

tác giả đã bỏ qua mặt nội dung: "Ở trong tiếng Việt, các câu đƣợc tách ra khỏi nhau

bởi những ngữ điệu kết thúc. Một đoạn có một hay nhiều nhóm nghỉ, kết thúc bằng

một ngữ điệu kết thúc và đứng sau một sự im lặng hay tiếp một đoạn khác cũng nhƣ

vậy là một câu. Sự độc lập của những yếu tố nhƣ vậy, đƣợc phù hiệu hóa trong chữ

viết bởi cách dùng một chữ hoa ở đầu câu và một dấu kết thúc (dấu chấm, dấu hỏi,

dấu chấm than ở cuối câu)." [19; tr.85]

Cũng giống nhƣ nhà nghiên cứu L.c.Thompson, tác giả F.F.Fortunatov đã đƣa

ra định nghĩa tƣơng tự nhƣ sau: "Câu là một tổ hợp từ với ngữ điệu kết thúc." [18; tr.496]

Vào những năm cuối thế kỷ XX, các nhà ngữ pháp học đã nhận thấy đƣợc

những mặt hạn chế của các hƣớng nghiên cứu về câu các tác giả chỉ dựa vào

phƣơng diện hình thức hoặc có thể là phƣơng diện ý nghĩa hoặc phân loại câu.

Chính bởi lẽ đó mà nghiên cứu câu trong những năm gần đây có những sự thay đổi

đó là sự nhìn nhận theo xu hƣớng mới, dựa vào cả hai bình diện cấu trúc và ý nghĩa

của câu. Tiêu biểu là cuốn Ngữ pháp tiếng Việt (2007) với định nghĩa về câu: "Câu là

đơn vị của nghiên cứu ngôn ngữ có cấu tạo ngữ pháp (bên trong và bên ngoài) tự

lập và ngữ điệu kết thúc, mang một ý nghĩa tƣơng đối trọn vẹn hay thái độ, sự đánh

giá của ngƣời nói hoặc có thể kèm theo thái độ, sự đánh giá của ngƣời nói, giúp

hình thành và biểu hiện, truyền đạt tƣ tƣởng, tình cảm. Câu đồng thời là đơn vị

thông báo nhỏ nhất bằng ngôn ngữ" [3; tr.107].

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!