Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu biến tính tro bay phả lại với polyme chức năng để tăng dung lượng hấp thụ crom ứng dụng
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Nghiên cứu biến tính tro bay Phả Lại với
Polyme chức năng để tăng dung lượng hấp thụ
crom ứng dụng xử lý nước thải
Trần Thị Minh Huyền
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
Luận văn ThS. ngành: Hóa môi trường; Mã số: 60 44 41
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Tuấn Dung
Năm bảo vệ: 2012
Abstract. Tổng quan về tro bay, Crom và các phương pháp xử lý crom cũng như
ứng dụng tro bay làm vật liệu hấp phụ Cr(VI). Nghiên cứu quá trình biến tính tro
bay nhà máy nhiệt điện Phả Lại với polydiaminonaphtalen bằng phản ứng trùng hợp
in-situ, nghiên cứu các tính chất của vật liệu và khả năng hấp phụ ion Cr(VI) trong
môi trường nước. Đưa ra kết quả và thảo luận: Trùng hợp in-situ Pdan trên tro bay
xử lý axit; trùng hợp in-situ Pdan trên tro bay xử lý kiềm; nghiên cứu khả năng hấp
phụ Cr(VI) của TBK/PDAN.
Keywords. Hóa môi trường; Tro bay; Polyme; Xử lý nước thải
Content
MỞ ĐẦU
Hàng năm trên thế giới thải ra hơn 400 triệu tấn tro bay, phần lớn từ các nhà máy
nhiệt điện than. Cho đến nay, ngay ở các nước phát triển, lượng chất thải rắn này mới được
tái sử dụng rất ít, chủ yếu thải ra môi trường [20]. Do đó việc nghiên cứu phát triển các
hướng ứng dụng khác nhau của tro bay đang được các nhà khoa học hết sức quan tâm, đặc
biệt là hướng ứng dụng làm vật liệu hấp phụ xử lý nước thải [21].
Kim loại nặng là những chất ô nhiễm nước đặc biệt nguy hiểm đối với sức khỏe con
người do khả năng tích tụ sinh học. Trong số đó ion Cr(VI) có độc tính thuộc hàng cao nhất.
Các nghiên cứu đều chứng tỏ dung lượng hấp phụ Cr(VI) của tro bay không cao nên phải sử
dụng với lượng lớn, do đó cần có các biện pháp biến tính để khắc phục yếu điểm này.
Polydiaminonaphtalen (PDAN) là sản phẩm trùng hợp ôxi hóa từ monomer là các dẫn
xuất của naphatalen có chứa hai nhóm chức amin trong phân tử. Các kết quả nghiên cứu đã
chỉ ra rằng liên kết trùng hợp diễn ra ở một nhóm amin, nhóm amin còn lại ở trạng thái tự do
tạo cho polyme khả năng phản ứng mạnh mẽ với các hợp chất “nhận điện tử” (electron
acceptor), ví dụ các cation kim loại.
Trong khuôn khổ luận văn này chúng tôi nghiên cứu quá trình biến tính tro bay nhà
máy nhiệt điện Phả Lại với polydiaminonaphtalen bằng phản ứng trùng hợp in-situ, nghiên
cứu các tính chất của vật liệu và khả năng hấp phụ ion Cr(VI) trong môi trường nước.
CHƢƠNG I: TỔNG QUAN
1.1. TRO BAY:
1.1.1. Giới thiệu về tro bay:
Tro bay là một loại chất thải rắn sinh ra từ quá trình đốt than từ các nhà máy nhiệt
điện. Người ta thường dùng luồng khí để phân loại tro: tro bay là loại nhỏ mịn, bay lên với
khói lò; loại không bay lên người ta gọi là tro cặn.
Ở nước ta, các nhà máy nhiệt điện ước tính hằng năm thải ra khoảng 1,3 triệu tấn tro
bay [2]. Riêng nhà máy nhiệt điện Phả Lại 2 (Hải Dương) trung bình mỗi ngày thải ra khoảng
3.000 tấn tro xỉ, trong đó 30% là than chưa cháy hết, còn lại là tro bay rất mịn. Theo dự báo,
đến năm 2020 sẽ có thêm 28 nhà máy nhiệt điện đốt than đi vào hoạt động [1], lúc đó lượng
tro xỉ thải ra hàng năm sẽ vào khoảng 12 triệu tấn, đó là chưa kể lượng tro bay khá lớn thải ra
từ hàng loạt các lò cao ở các khu công nghiệp gang thép sử dụng nhiên liệu than. Vì vậy việc
xử lí để tái sử dụng chất thải rắn này là vấn đề vô cùng cấp bách.
Trên thế giới, có nhiều công nghệ để xử lý tro (chủ yếu là để tách than chưa cháy ra
khỏi tro): phương pháp cơ học, phương pháp tách tĩnh điện, phương pháp tuyển nổi và phân
ly bằng ly tâm. Công ty Cổ phần Công nghiệp và Dịch vụ Cao Cường thị trấn Phả Lại - Chí
Linh - Hải Dương đã phối hợp với Viện Khoa học Vật liệu, Viện Khoa học và Công nghệ
Việt Nam thực hiện dự án Nhà máy Chế biến Tro bay Nhiệt điện sử dụng phương pháp tuyển
nổi [3]. DCông ty CP VLXD Sông Đáy, Dự án nhiệt điện Quảng Ninh I, II và các Nhà máy
bê tông trong nước.
1.1.2. Phân loại
Tro bay thường được phân ra thành hai loại tùy theo nguồn than đốt [24]:
Loại C có hàm lượng CaO ≥ 5% và thường bằng 15-35%. Đó là sản phẩm đốt than
ligrit hoặc than chứa bitum; chứa ít than chưa cháy, thường < 2%.
Loại F có hàm lượng CaO < 5%, thu được từ việc đốt than antraxit hoặc than chứa
bitum, có hàm lượng than chưa cháy nhiều hơn, khoảng 2-10%.
Tro bay Phả Lại thuộc loại F. Do đốt không tốt, nên hàm lượng than chưa cháy khá cao.
1.1.3. Thành phần và đặc điểm của tro bay:
Thành phần hóa học của tro bay chủ yếu là hỗn hợp các ôxit vô cơ như SiO2, Al2O3,
Fe2O3 , TiO3, MgO, CaO, K2O. Ngoài ra, có thể chứa một lượng than chưa cháy. Thành phần
hóa học mẫu tro bay thu được từ hồ chứa nhà máy nhiệt điện Phả Lại [4] và của một số loại
tro từ các quốc gia khác [26] được trình bày tại bảng 1.1 và 1.2.
Bảng 1.1: Thành phần hóa học của tro bay Phả Lại
Thành phần hóa học Hàm lƣợng (%)
SiO2 62,75
Al2O3 13,20
Fe2O3 3,23
MgO 1,87
Na2O 0,08
K2O 1,98
ZnO 2,10
TiO2 1,70
Cacbon 12,10
Còn lại 1,19