Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu biến tính mùn cưa làm vật liệu hấp phụ chất màu hữu cơ trong nước.
PREMIUM
Số trang
53
Kích thước
1.5 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1670

Nghiên cứu biến tính mùn cưa làm vật liệu hấp phụ chất màu hữu cơ trong nước.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA HÓA

----------

PHAN THỊ KIM OANH

Nghiên cứu biến tính mùn cưa làm vật liệu hấp

phụ chất màu hữu cơ trong nước

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

CỬ NHÂN KHOA HỌC

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Ô nhiễm môi trường nước hiện nay là một vấn đề được toàn xã hội quan tâm. Ở

Việt Nam đang tồn tại một thực trạng đó là nước thải ở hầu hết các cơ sở sản xuất chỉ

được xử lí sơ bộ thậm chí thải trực tiếp ra môi trường. Hậu quả là môi trường nước kể cả

nước mặt và nước ngầm ở nhiều khu vực đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Vì vậy, bên cạnh

việc nâng cao ý thức của con người, siết chặt công tác quản lí môi trường thì việc tìm ra

phương pháp nhằm loại bỏ các ion kim loại nặng, các hợp chất hữu cơ độc hại ra khỏi môi

trường nước có ý nghĩa hết sức to lớn.

Chất màu hữu cơ được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp như: dệt

may, cao su, giấy, mỹ phẩm…Do tính tan cao, các chất màu là tác nhân gây ô nhiễm các

nguồn nước và hậu quả là tổn hại đến con người và các sinh vật sống. Hơn nữa, chất màu

trong nước thải rất khó loại bỏ vì chúng ổn định với ánh sáng, nhiệt và các tác nhân gây

oxy hoá. Trong số nhiều phương pháp được nghiên cứu để tách loại các phẩm màu trong

môi trường nước, phương pháp hấp phụ được lựa chọn và đã mang lại hiệu quả cao. Ưu

điểm của phương pháp này là đi từ nguyên liệu rẻ tiền, sẵn có, qui trình đơn giản và không

đưa thêm vào môi trường những tác nhân độc hại.

Hiện nay, có rất nhiều chất hấp phụ rẻ tiền, dễ kiếm (như: bã mía, vỏ lạc, lõi ngô,

vỏ dừa, rơm, bèo tây, chuối sợi…) được sử dụng để loại bỏ các chất gây độc hại trong môi

trường nước. Mùn cưa đang được đánh giá là tiềm năng để chế tạo các vật liệu hấp phụ

(VLHP).

Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu biến tính mùn cưa

làm vật liệu hấp phụ chất màu hữu cơ trong nước”.

2. Mục đích nghiên cứu của đề tài

- Biến tính mùn cưa tạo ra vật liệu hấp phụ chất màu hữu cơ trong nước

- Ứng dụng làm vật liệu hấp phụ

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

3.1. Đối tượng nghiên cứu: Mùn cưa

3.2. Phạm vi nghiên cứu

Sử dụng phương pháp hóa học để biến tính mùn cưa. Khảo sát các yếu tố ảnh

hưởng đến quá trình biến tính và quá trình hấp phụ của mùn cưa biến tính, từ đó so sánh

khả năng hấp phụ với mùn cưa chưa biến tính.

4. Phương pháp nghiên cứu

4.1. Nghiên cứu lí thuyết

Tổng quan tài liệu về:

- Tìm hiểu thực tế về mùn cưa từ gỗ cây bạch đàn

- Các phương pháp xác định nồng độ.

- Quá trình hấp phụ chất màu hữu cơ trong nước.

4.2. Nghiên cứu thực nghiệm

- Phương pháp vật lý

+ Thu gom và xử lý mẫu mùn cưa

+ Xác định độ ẩm toàn phần

- Phương pháp hóa học: Phương pháp UV-VIS xác định nồng độ chất màu hữu cơ

trong nước

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Phương pháp biến tính mùn cưa tạo ra loại mùn cưa có khả năng hấp phụ cao đối

với các chất màu hữu cơ trong nước, tạo ra hướng phát triển mới trong việc xử lý chất

màu hữu cơ bằng mùn cưa.

6. Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, nội dung đề tài gồm 3 chương như sau:

Chương 1 - Tổng quan

Chương 2 - Nguyên liệu và phương pháp nghiên cứu

Chương 3 - Kết quả và bàn luận

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN

1.1. Giới thiệu về mùn cưa lấy từ gỗ cây bạch đàn và một số hướng nghiên cứu làm vật

liệu hấp phụ

1.1.1. Nguồn gốc và cấu tạo [11]

Hình 1.1. Cây bạch đàn

Bạch đàn là chi thực vật có

hoa Eucalyptus trong

họ Myrtus, Myrtaceae. Các thành viên của chi này có xuất xứ từ Australia. Có hơn 700 loài

bạch đàn, hầu hết có bản địa tại Australia, và một số nhỏ được tìm thấy ở New

Guinea và Indonesia và một ở vùng viễn bắc Philippines và Đài Loan. Các loài bạch đàn đã

được trồng ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới gồm châu Mỹ, châu Âu, châu Phi,

vùng Địa Trung Hải, Trung Đông, Trung Quốc, bán đảo Ấn Độ...

Tên khoa học: Eucalyptus spp

Giới (regnum) Plantae

Bộ (ordo) Myrtales

Họ (familia) Myrtaceae

Phân họ (subfamilia) Myrtoideae

Tông (tribus) Eucalypteae

Chi (genus) Eucalyptus

Giới (regnum) Plantae

Bảng 1.1. Phân loại khoa học cây bạch đàn

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!