Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghệ thuật kể chuyện trong tiểu thuyết “người tình” của marguerite duras.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
----------
PHẠM THỊ THANH TRÀ
Nghệ thuật kể chuyện trong tiểu thuyết
“Người tình” của Marguerite Duras
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
2
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Văn học Pháp là một trong những nền văn học có sức ảnh hưởng lớn
trong bức tranh văn học thế giới vốn đa thanh, đa sắc. Các khuynh hướng,
trào lưu cũng như các đại biểu xuất sắc của văn học Pháp đã vượt qua giới
hạn địa lí, tạo nên sự tác động sâu rộng mang ý nghĩa toàn nhân loại. Đặc biệt,
khi nhắc đến nền văn học Pháp, chúng ta không thể không nhắc đến tên tuổi
Marguerite Duras - nhà văn của những thiên tình sử lung linh, huyền thoại.
Là một trong số những nhà văn nữ có nhiều đóng góp cho sự đổi mới
nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây những năm cuối thế kỉ XX, Duras đã trở
nên gần gũi và quen thuộc với nhiều thế hệ, nhiều đối tượng độc giả khắp thế
giới. Cuộc đời riêng tư tuy không gặp nhiều may mắn nhưng vượt lên trên tất
cả bằng tài năng nghệ thuật độc đáo, Duras đã ghi lại dấu ấn trong cuộc đời
với tư cách là một nhà văn nữ tài hoa, thành công cả trên ba lĩnh vực: văn
chương, sân khấu và điện ảnh.
Duras là một nhà văn lớn của nền văn học Pháp. Đánh giá về nghệ
thuật viết văn của Duras, nhà văn E.V. Matas viết: “...Tôi thì tôi yêu chuộng
nó. Lối viết đó có vẻ đẹp của cái bất tận về văn học. Chất thơ làm tôi say mê
và đôi khi nó làm tôi xúc động hay làm tôi khóc...” [21, tr.184 - 185]. Nhưng
thực tế, đến năm 1993, những sáng tác của bà mới nhận được sự quan tâm
thấu đáo, rộng rãi trên thế giới. Ở Việt Nam, cái tên Duras không hẳn xa lạ
trong giới nghiên cứu nhưng việc đi sâu nghiên cứu ở góc độ nghệ thuật trong
các sáng tác của bà vẫn là một hành trình còn nhiều bỏ ngỏ.
3
Nữ văn sĩ Duras là bậc thầy về nghệ thuật viết tiểu thuyết. Việc nghiên
cứu nghệ thuật kể chuyện trong các tiểu thuyết của Duras luôn luôn là cơ sở
cần thiết để đi vào thế giới nhân sinh quan bất tận của nhà văn.
Tìm hiểu về nghệ thuật kể chuyện trong tiểu thuyết của một tác giả lớn,
một ngòi bút có tầm vóc quốc tế là một nhiệm vụ không thể thiếu của một
sinh viên Ngữ Văn trên giảng đường đại học. Bởi vậy, chúng tôi chọn đề tài
Nghệ thuật kể chuyện trong tiểu thuyết “Người tình” của Marguerite
Duras để nghiên cứu với mong muốn đi vào chiều sâu tác phẩm của nhà văn
để “...tìm hiểu một ngôn từ luôn luôn sắp sửa tan biến, một giọng nói thở dài,
đau khổ, và giọng nói đó kêu lên sự ước muốn cái bất tận, một ước muốn nảy
sinh từ nỗi đau đớn bởi vì hạnh phúc đã vĩnh viễn mất” [21, tr.184].
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Người tình với giải thưởng Goncourt danh giá năm 1984 đã đưa Duras
trở thành một cái tên sáng giá trên văn đàn thế giới.
Giữa thập niên 90, đã có hàng trăm chuyên luận kể cả trong và ngoài
nước nghiên cứu về tác phẩm của Duras trên nhiều lĩnh vực: văn học, điện
ảnh, phân tâm học,... Tiêu biểu phải kể đến các công trình nghiên cứu sau:
Ở nước ngoài, có thể kể đến các công trình nghiên cứu của các tác giả
như David Rault, Francois Nourissier, E.V. Matas,... Các công trình này đã
giúp chúng tôi rất nhiều trong quá trình nghiên cứu.
Trên tạp chí Le Magazine Littéraire, số 452 (tháng 4 - 2006), nhà văn
E.V. Matas đã đi vào chiều sâu tác phẩm của Duras để tìm ra cái đẹp trong lối
viết, trong ngôn từ của nhà văn. Matas nhận định: “… Lối viết đó có vẻ đẹp
của cái bất tận về văn học. Chất thơ làm tôi say mê và đôi khi nó làm tôi xúc
động hay làm tôi khóc. Tuy nhiên tôi đã phải nghe cả trăm lần những lời bác
bỏ mãnh liệt mà lối viết đó đã gây nên. Tôi không bao giờ nhọc công phản
4
bác những ý kiến như thế bởi vì tôi biết là vô ích… Những nhà văn lớn, những
người cách tân hoặc liều lĩnh không làm vui lòng mọi người” [21, tr.30].
Đặc biệt, công trình Le “Cycle du Barrage” dans l’oeu de M. Duras
của Eva Ahlstedt, nhà xuất bản Đại học Gothoburensis năm 2003 đã đề cập
đến nhiều phương diện quan trọng về kĩ thuật tiểu thuyết của Duras và phong
cách trần thuật nữ giới của nhà văn.
Ở Việt Nam, các công trình, bài viết nghiên cứu, đề cập đến văn
chương của Duras cũng khá đa dạng, phong phú.
Trước hết là các công trình nghiên cứu đề cập chung về nghệ thuật văn
chương Duras của Liễu Trương, Phùng Văn Tửu, Trần Hinh,…
Liễu Trương với Moderato cantabile nhịp vừa và ngân nga theo chân
Marguerite Duras đã đi vào tìm hiểu khá chi tiết về cuộc đời của nhà văn từ
khi sinh ra đến khi rời mảnh đất Việt Nam trở về Pháp sinh sống. Trong bài
viết, nhà nghiên cứu đã chỉ ra sức hấp dẫn của truyện Moderato Cantabile ở
các phương diện về nhân vật, ý nghĩa của không - thời gian và tính nhạc trong
tác phẩm.
Phùng Văn Tửu với bài viết Hồi ức và sáng tạo đã dành cho Duras
những đánh giá rất cao. Tác giả nhận định, Người tình là tác phẩm mang tính
tự thuật rõ nét hơn cả trong các sáng tác của Duras.
Trần Hinh với chuyên luận Khuynh hướng tiểu thuyết - Điện ảnh trong
Văn học Pháp thế kỉ XX đã tìm hiểu về lối viết lai tạo điện ảnh của Duras và
đi đến khẳng định tài năng cùng với những thành công của nữ văn sĩ. Tác giả
nhận định: “Ở cả hai mảng sáng tác quan trọng nhất của Duras là văn học và
điện ảnh, dường như chúng ta đều được chứng kiến một thứ điện ảnh hay văn
học hoàn toàn khác lạ, không giống với bất cứ một khuôn mẫu có sẵn nào.
Tính độc đáo trong sự nghiệp của Duras chính là ở đó,...” [11].
5
Với Người tình, có khá nhiều những bài viết, chuyên luận đề cập đến ở
các mức độ, phương diện nghiên cứu khác nhau.
Bàn về yếu tố tự thuật và sự góp phần đổi mới tiểu thuyết tự thuật của
Duras có loạt bài: “Người tình” chuyện cũ viết lại hay Các nhà văn nữ và một
số thể loại hư cấu trong văn học phương Tây và văn học Việt Nam hiện đại
của Đặng Thị Hạnh. Trong bài viết, tác giả đã chỉ ra yếu tố tự thuật trong tiểu
thuyết Người tình và những đổi mới quan trọng về phương diện nghệ thuật
tiểu thuyết của Duras cho nền văn học phương Tây cuối thế kỉ XX. Ngoài ra,
còn có những bài viết quan tâm đến tiểu thuyết Người tình và những đóng góp
về mặt thể loại trong sáng tác của Duras như: Việt Nam trong tiểu thuyết của
Marguerite Duras của tác giả Lộc Phương Thủy, Thật giả trong tiểu thuyết
“Người tình” của Marguerite Duras của nhà nghiên cứu Trần Hinh,...
Bàn về nghệ thuật trần thuật trong tác phẩm Người tình có bài viết:
Hình tượng người trần thuật trong tác phẩm “Người tình” của tác giả Trần
Huyền Sâm. Đây là bài viết đầu tiên khá quy mô về Người tình của Duras.
Tác giả đã chỉ ra được sức hấp dẫn thực sự của Người tình qua hình tượng
người trần thuật và sự đổi mới kĩ thuật trần thuật của nhà văn. Tác giả bài viết
nhận định: “Sở dĩ Người tình được công chúng đón nhận nồng nhiệt như vậy,
theo tôi bởi hai lẽ: 1. Sức hấp dẫn của đề tài và giá trị nhân bản của nó; 2. Sự
đổi mới táo bạo về phương diện nghệ thuật của thể loại tiểu thuyết…” [18,
tr.454].
Nhìn chung, các công trình, bài viết trên đã ít nhiều chỉ ra được những
đổi mới về kĩ thuật viết của Duras trong Người tình và những đóng góp không
nhỏ của nhà văn với sự đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây những
năm cuối thế kỉ XX. Tuy nhiên, vấn đề nghệ thuật kể chuyện trong tiểu thuyết
Người tình đã được các nhà nghiên cứu quan tâm nhưng vẫn còn ở những
khía cạnh, những phương diện riêng lẻ, ngắn gọn. Nghệ thuật kể chuyện với
6
toàn bộ các phương diện liên quan trong Người tình chưa được hệ thống thành
một công trình trọn vẹn.
Những công trình trên là những gợi ý, phát hiện có tính chất gợi mở
giúp cho chúng tôi kế thừa và phát triển để hoàn thành đề tài của mình.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Có rất nhiều hướng khác nhau để
tiếp cận, nghiên cứu về tác giả và tác phẩm này nhưng trong khuôn khổ của
một bài khóa luận, chúng tôi chỉ tập trung đi sâu vào nghiên cứu, làm rõ nghệ
thuật kể chuyện của Duras được thể hiện trong tiểu thuyết Người tình.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Tiểu thuyết Người tình của Duras, bản
dịch của tác giả Lê Ngọc Mai, NXB Hội nhà văn, 2010.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành khóa luận này, chúng tôi đã tiến hành sưu tầm, đọc và
xử lí tài liệu, sau đó vận dụng các phương pháp nghiên cứu như sau:
- Phương pháp nghiên cứu tác giả - tác phẩm: Phương pháp này giúp
chúng tôi nắm bắt được những thông tin, tri thức cần thiết cho việc xử lí các
vấn đề đặt ra trong đề tài.
- Phương pháp thống kê - phân loại: Trên cơ sở này, chúng tôi xác định
nghệ thuật kể chuyện trên các bình diện ngôi kể, không - thời gian và ngôn
ngữ kể, giọng kể.
- Phương pháp phân tích - tổng hợp: Được chúng tôi sử dụng trong
suốt quá trình tiếp cận, nghiên cứu tác phẩm. Phương pháp này giúp chúng tôi
làm rõ những vấn đề cần lập luận trên cơ sở phân tích từ các luận điểm và lấy
dẫn chứng chứng minh để đi đến khẳng định vấn đề.
5. Bố cục của khóa luận