Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghề sản xuất và chế biến chè ở Thái Nguyên (giai đoạn 1997 - 2010)
PREMIUM
Số trang
113
Kích thước
700.0 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1074

Nghề sản xuất và chế biến chè ở Thái Nguyên (giai đoạn 1997 - 2010)

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

-----------------------

ĐINH THỊ THU HƢƠNG

NGHỀ SẢN XUẤT VÀ CHẾ BIẾN CHÈ

Ở THÁI NGUYÊN (GIAI ĐOẠN 1997 - 2010)

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Thái Nguyên - 2011

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

-----------------------

ĐINH THỊ THU HƢƠNG

NGHỀ SẢN XUẤT VÀ CHẾ BIẾN CHÈ

Ở THÁI NGUYÊN (GIAI ĐOẠN 1997 - 2010)

Chuyên ngành: LỊCH SỬ VIỆT NAM

Mã số: 60.22.54

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:

PGS.TS. NGUYỄN DUY TIẾN

Thái Nguyên – 2011

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

liệu nêu trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn

chưa từng được ai công bố.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Đinh Thị Thu Hƣơng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

LỜI CẢM ƠN

Trước hết, tác giả Luận văn xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy

hướng dẫn khoa học PGS.TS. Nguyễn Duy Tiến, cùng các thầy cô trong Khoa

Sau Đại học, Khoa Lịch sử trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên

đã chỉ bảo tận tình, động viên, khích lệ tác giả trong suốt quá trình học tập và

hoàn thành Luận văn Thạc sĩ.

Tác giả xin trân trọng cảm ơn Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Thái Nguyên; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thái Nguyên; Cục Thống kê

tỉnh Thái Nguyên; Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên, trường Đại

học Nông Lâm Thái Nguyên… đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tác giả

trong quá trình thu thập số liệu hoàn thành Luận văn.

Tác giả xin chân thành cảm ơn Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thái

Nguyên, BGH trường THPT Chuyên và các thầy cô giáo trong tổ chuyên

môn, trong trường đã tạo điều kiện giúp đỡ tác giả trong quá trình học tập và

nghiên cứu.

Cuối cùng, tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn

bè và đồng nghiệp đã động viên, khuyến khích tác giả trong quá trình học tập

và hoàn thành Luận văn.

Xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, ngày 05 tháng 08 năm 2011

Tác giả

Đinh Thị Thu Hƣơng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT Trang

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, MÔ HÌNH

MỞ ĐẦU…………………………………………………………………………...……………………………………………1

NỘI DUNG

Chƣơng 1. NGHỀ CHÈ Ở THÁI NGUYÊN TRƢỚC NĂM 1997………....…8

1.1. Vài nét về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên……..…...… 8

1.2. Nguồn gốc cây chè và nghề trồng chè ở Thái Nguyên trước năm 1997..15

Tiểu kết chƣơng 1………………………………………………………………………………………………………24

Chƣơng 2. NGHỀ SẢN XUẤT VÀ CHẾ BIẾN CHÈ Ở THÁI NGUYÊN

(GIAI ĐOẠN 1997 - 2010)…………………………………………….……………………………….........… 27

2.1. Vùng phân bố và kĩ thuật trồng, chế biến chè………………………… ……..……………27

2.1.1. Vùng phân bố………………………………………………………………………………….………… ……27

2.1.2. Kĩ thuật trồng và chế biến chè……………………………………………….………………..……40

2.2. Quy trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm………………………………………………….……49

2.2.1. Quy trình sản xuất……………………………………………………………………...……………………49

2.2.2. Hình thức sản xuất……………………………………………………….………………….………………55

2.2.3. Các loại sản phẩm………………………………………………….……………………..…………………62

2.2.4. Thị trường tiêu thụ………………………………………………….…………………….………...………64

Tiểu kết chƣơng 2………………………………………………………………………..…………….…………..…70

Chƣơng 3. VAI TRÒ CỦA CHÈ THÁI NGUYÊN TRONG ĐỜI SỐNG

KINH TẾ - XÃ HỘI…………………………………………………………………………….…………..………73

3.1. Về kinh tế…………………………………………………………………………………………….……………….73

3.2. Về văn hoá - xã hội………………………………………………………………...……………..……………84

Tiểu kết chƣơng 3………………………………………………………………………………………… ... ………95

KẾT LUẬN………………………………………………………………………………...…………………… .… ……98

TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………………………… ………101

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

ASEAN Association of Southeast Asian Nations. Hiệp hội các nước Đông Nam Á

ATK An toàn khu

CNH - HĐH Công nghiệp hoá - hiện đại hoá

CNXH Chủ nghĩa xã hội

CP Cổ phần

DN Doanh nghiệp

EU European Union. Liên minh Châu Âu

FAO Food and Agriculture Organization. Tổ chức Lương Nông Liên hợp quốc

HACCP Hazard Analysis Critical Control Point. Hệ thống quản lý chất lượng

HĐND Hội đồng nhân dân

HTX Hợp tác xã

IPM Intergrated Pest Managerment. Quản lý dịch hại tổng hợp

KCN Khu Công nghiệp

KH - KT Khoa học kĩ thuật

OTD Open Technology Development. Phát triển theo công nghệ mở.

PTNT Phát triển nông thôn

SHTT Sở hữu trí tuệ

SNG Commonwealth of Independent States. Cộng đồng các Quốc gia Độc lập

TNHH Trách nhiệm hữu hạn

UBND Uỷ ban nhân dân

USD United States dollar. Đô la Mĩ

VAC Vườn ao chuồng

VietGAP Vietnamese Good Agricultural Practices. Thực hành sản xuất nông

nghiệp tốt cho rau quả tươi của Việt Nam

WB World Bank. Ngân hàng thế giới

WTO World Trade Organization. Tổ chức thương mại thế giới

XNK Xuất nhập khẩu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU

Số TT Nội dung Trang

Bản đồ Bản đồ hành chính tỉnh Thái Nguyên

Bảng 2.1 Diện tích trồng chè phân theo huyện/thành phố/thị xã 27

Bảng 2.2 Quy hoạch vùng chè tập trung tỉnh Thái Nguyên năm 2010 48

Bảng 2.3 Quy hoạch vùng chè tập trung tỉnh Thái Nguyên năm 2015 39

Bảng 2.4 Quy hoạch vùng chè tập trung tỉnh Thái Nguyên năm 2020 39

Bảng 2.5 Danh sách các doanh nghiệp xuất khẩu chè Thái Nguyên 59

Bảng 3.1 Tình hình sản xuất cây lâu năm giai đoạn 2000 - 2009 75

Bảng 3.2 Sản lượng chè búp tươi phân theo huyện/thành phố/thị xã 76

Bảng 3.3 Dự kiến diện tích, sản lượng chè toàn tỉnh đến năm 2020 80

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Từ Đại hội VI của Đảng (12/1986) mở đầu cho thời kì đổi mới toàn

diện đất nước, nhất là Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lí nông

nghiệp (5/4/1998), Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách

khuyến khích phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng sản

xuất hàng hoá gắn với thị trường. Nhờ đó, từ sau đổi mới, một nền nông

nghiệp hàng hoá đã hình thành với những sản phẩm xuất khẩu nổi tiếng thế

giới như gạo, chè, cà phê, cao su... Qua các Đại hội tiếp theo (Đại hội VII,

VIII, IX), Đảng ta tiếp tục ra nghị quyết tiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế

- xã hội nông thôn với trọng tâm là chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp,

nông thôn theo hướng Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa.

Trong những năm gần đây, nhờ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông

nghiệp, nông thôn mà nông nghiệp nước ta nói chung, nông nghiệp Thái

Nguyên nói riêng đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Đặc biệt trong

nông nghiệp, cơ cấu cây trồng đã có sự thay đổi rõ rệt, đem lại hiệu quả kinh tế

to lớn, góp phần làm thay đổi bộ mặt xã hội.

Trong cơ cấu cây công nghiệp dài ngày, bên cạnh cao su, cà phê, ca cao,

dừa, hồ tiêu, điều..., chè là cây có sản phẩm mang tính hàng hóa, có giá trị kinh

tế cao, có giá trị dinh dưỡng và bảo vệ sức khoẻ con người, có ý nghĩa về văn

hoá - xã hội, đáp ứng các nhu cầu sinh hoạt văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc, đặc

biệt trong các dịp lễ tết, cưới xin, thờ cúng tổ tiên. Đồng thời, chè còn có ý nghĩa

rất lớn trong việc bảo vệ môi trường, nhất là đối với trung du và miền núi như

chống xói mòn đất dốc, phủ xanh đất trống đồi trọc, góp phần bảo vệ đầu nguồn

nước cho châu thổ hạ lưu các sông lớn. Vì vậy, chè là cây công nghiệp dài ngày

đã được trồng lâu đời trong nhân dân, diện tích chè ngày càng được mở rộng.

Cây chè có vị trí quan trọng trong nền kinh tế đất nước.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2

Trong thời gian qua, chè Việt Nam đã có chỗ đứng trên thị trường của hơn

ba mươi nước trên thế giới: Trung Đông, Nga, SNG, châu Âu, châu Mĩ... Cây

chè còn gắn liền với nhiều danh lam thắng cảnh, sơn thuỷ hữu tình, cuốn hút

khách tham quan du lịch trong và ngoài nước. Vì nhiều lẽ, có thể khẳng định

nghề trồng chè và chế biến chè là một nghề truyền thống có vị trí quan trọng đối

với người Việt Nam, trong quá khứ cũng như hiện tại và trong tương lai. Bởi

vậy, trong định hướng về phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp thời kì công

nghiệp hoá, hiện đại hoá, cây chè luôn được xác định là cây mũi nhọn, được xếp

ở vị trí những cây công nghiệp chủ yếu, thực sự đóng vai trò chuyển đổi cơ cấu

kinh tế, góp phần xoá đói giảm nghèo từng bước đẩy mạnh nền kinh tế đất nước

nói chung và kinh tế tỉnh Thái Nguyên nói riêng.

Tỉnh Thái Nguyên có diện tích chè đứng thứ hai của Việt Nam, chỉ sau

tỉnh Lâm Đồng. Chất lượng chè xanh của Thái Nguyên ngon nhất trong cả nước.

Khả năng sản lượng chè Thái Nguyên sẽ tăng nhanh trong những năm tới do nhu

cầu ngày càng cao của thị trường trong nước cũng như thị trường thế giới. Với

truyền thống sản xuất từ lâu đời, cây chè thực sự có ý nghĩa to lớn với đời sống

kinh tế và văn hoá của cư dân trong tỉnh hiện nay. Tuy nhiên, hiện nay việc sản

xuất, chế biến, tiêu thụ cũng như công tác tuyên truyền, quảng bá, xây dựng

thương hiệu chè chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của tỉnh. Vì vậy,

trong những năm tới, cần tiếp tục cố gắng phát huy những kết quả đạt được,

đồng thời đề ra những giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất, chế biến và

tiêu thụ chè tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của tỉnh.

Xuất phát từ thực tế nói trên, cùng với mong muốn có thể đóng góp

một phần nhỏ bé xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh và hơn nữa được

sự hướng dẫn nhiệt tình của các thầy cô giáo, đặc biệt là thầy PGS.TS Nguyễn

Duy Tiến, tôi đã lựa chọn đề tài "Nghề sản xuất và chế biến chè ở Thái

Nguyên (giai đoạn 1997 - 2010)” làm Luận văn Thạc sĩ Khoa học Lịch sử.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Chè là một cây trồng đạt kỉ lục về quá trình nghiên cứu lâu dài và cơ sở

nghiên cứu về chè là một biểu tượng của sự kiên trì bám trụ nghiên cứu khoa

học tại Vùng trung du và miền núi phía Bắc Việt Nam.

Trước Cách mạng tháng Tám 1945, đặc biệt là từ năm 1884, các nhà

khoa học Pháp đã tổ chức điều tra, khảo sát về cây chè ở miền núi phía Bắc

nước ta. Những công trình nghiên cứu về chè do người Pháp và người Việt

Nam thực hiện đã khẳng định được vị trí cây chè trong sản xuất nông nghiệp

Việt Nam, giá trị sử dụng trong nước và xuất khẩu, đề ra được kế hoạch phát

triển chè ở trung du miền núi phía Bắc và Tây Nguyên.

Sau năm 1954, mặc dù trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh, các

nghiên cứu về chè được sự giúp đỡ của Liên Xô và Trung Quốc đã từng bước

được phát triển, đặt cơ sở cho việc phát triển các vùng chuyên canh tập trung

chè ở Việt Nam.

Trong cuốn “Cây chè miền Bắc Việt Nam”, của Viện Hàn lâm khoa

học Liên Xô, Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, 1981 đã trình bày và phân

tích những đặc điểm chung và sự tiến hoá của cây chè, ý nghĩa của cây chè

với nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà...

Sau Đại hội VI (12/1986) của Đảng, những vấn đề về kinh tế, chuyển

dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên phạm vi cả nước và từng địa phương

được chú ý nghiên cứu ở nhiều cấp độ khác nhau, đã được đề cập ở một số

công trình nghiên cứu của các cá nhân, các bộ, ban, ngành liên quan đến lĩnh

vực kinh tế - xã hội.

Trong cuốn “Tiềm năng kinh tế đồng bằng sông Hồng”, Nhà xuất bản

Thống kê, 1995 của tác giả Trần Hoàng Kim đã phân tích tiềm năng to lớn

của đồng bằng sông Hồng và đề ra những giải pháp để đẩy mạnh hơn nữa sự

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

4

phát triển của vùng kinh tế giàu tiềm năng này, trong đó có đề cập đến khả

năng phát triển to lớn của cây chè.

Trong cuốn “Cây chè Việt Nam”, Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội,

1997 của tác giả Đỗ Ngọc Quỹ, Nguyễn Kim Phong đã giới thiệu khái quát về

những chặng đường lịch sử phát triển cây chè Việt Nam, các vùng trồng chè

nổi tiếng ở Việt Nam, vị trí cây chè trong nền nông nghiệp Việt Nam.

Tác giả Nguyễn Sinh Cúc trong cuốn “Nông nghiệp, nông thôn Việt

Nam thời kì đổi mới”, Nhà xuất bản Thống kê, 2003 đã đề cập đến thực trạng

sản xuất, xuất khẩu cây chè trong thời kì đổi mới, những thành tựu, những

khó khăn hiện nay và đề ra giải pháp mở rộng sản xuất và thị trường xuất

khẩu.

Ở tỉnh Thái Nguyên, hàng năm đều có các tài liệu thống kê về thành

tựu, hạn chế, giải pháp phát triển cây chè. Ngoài ra còn có một số bài báo, tạp

chí, thông tin khoa học cũng nghiên cứu vấn đề đề tài quan tâm. Mặc dù vậy,

cho đến nay chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu và trình bày một cách

hệ thống về quá trình phát triển nghề chè ở Thái Nguyên dưới góc độ lịch sử.

Trên thực tế, chỉ có các số liệu thống kê những kết quả đạt được và những tồn

tại, khó khăn cần giải quyết.

Khi thực hiện đề tài: "Nghề sản xuất và chế biến chè ở Thái Nguyên

(giai đoạn 1997 - 2010)”, tác giả đã kế thừa một cách nghiêm túc, có chọn lọc

các kết quả nghiên cứu trước đây có liên quan đến đề tài, bao gồm các nội

dung về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, yếu tố con

người và các nhân tố khác... có tác động đến tình hình phát triển cây chè tỉnh

Thái Nguyên, trước hết là các công trình chính sử, các công trình nghiên cứu

chung về kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên có những phần liên quan đến cây

chè.

3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!