Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Công nghệ sản xuất thức ăn hỗn hợp
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
G S .T S . TỪ Q U A N G H IE N (C h ủ b iê n )
P G S .T S . T R Ầ N V Ă N P H Ù N G - P G S .T S . T R Ầ N T H A N H V Â N
P G S .T S . N G U Y Ễ N V Ă N B ÌN H - T S . TỪ T R U N G K IÊ N
CÔNG NGHỆ
SẢN XUẤT THỨC ÀN
HỖN HÒP
ISBN 9 7 8 -6 0 4 -6 0 -0 0 7 5 - 4 (Dùng cho đào tạo Tiến sỹ)
T O NHÀ XUẤT BẢN NÔNG NGHIỆP
ĐẠI HỌC THÁI NGUYẾN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
GS.TS. TỪ QUANG HlỂN (Chủ biên)
PGS.TS. TRẦN VĂN PHÙNG, PGS.TS. TRẦN THANH VÂN
PGS.TS. NGUYỄN VĂN BÌNH, TS. TỪ TRUNG KIÊN
ISBN 978-604-60-0075-4
CÔNG NGHỆm
SẢN XUẤT THỨC ÃN HỔN HỢP
(Tài liệu dùng cho đào tạo Tiến sỹ)
NHÀ XUẤT BẢN NÔNG NGHIỆP
Hà Nội - 2012
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐÀU 5
Chưong 1. GIỚI THIỆU THỨC ĂN HỐN HỢP
(TS. Từ Trung Kiên) ' 7
1.1. Khái niệm và ưu điểm của thức ăn hỗn hợp 7
1.2. Đặc điểm của các loại thức ăn hỗn họp 10
Chương 2. TIÊU CHUẨN DINH DƯỠNG CỦA THỨC ĂN HỖN
HỢP CHO VẬT NUÔI (PGS.TS. Trần Văn Phùng,
PỎS.TS. Trần Thanh Vân, PGS.TS. Nguyễn Văn Bình) 23
2.1. Tiêu chuẩn dinh dưỡng của thức ăn hỗn họp cho gia cầm 25
2.2. Tiêu chuẩn dinh dưỡng của thức ăn hỗn họp cho lợn 39
2.3. Tiêu chuẩn thức ăn hỗn hợp của gia súc ăn cỏ 45
2.4. Tiêu chuẩn thức ăn hỗn hợp cho một số vật nuôi khác 49
Chương 3. THÀNH PHẦN VÀ GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG CỦA
CÁC NGUYÊN LIỆU THỨC ĂN CHÍNH DÙNG
CHO SẢN XUÁT THỨC ẢN HỎN HỢP
(GS.TS. Từ Quang Hiển, TS. Từ Trung Kiên) 53
3.1. Thức ăn giàu năng lượng 53
3.2. Thức ăn giàu protein 64
3.3. Cỏ và bột lá thực vật 72
3.4. Các chất bổ sung vào thức ăn 80
3.5. Tỷ lệ phối họp các nguyên liệu trong thức ăn hỗn họp 87
Chương 4. PHƯƠNG PHÁP XÂY DựNG CÔNG THỨC
THỨC ĂN HỎN HỢP (PGS. TS. Trần Văn Phùng) 89
4.1. Các nguyên tắc xây dựng công thức thức ăn hỗn hợp 89
4.2. Phương pháp xây dựng công thức thức ăn hỗn họp bằng máy
tính bấm tay 93
4.3. Xây dựng công thức thức ăn ngô - khô đậu tương 106
3
4.4. Xây dựng công thức thức ăn hỗn hợp bàng các phần mềm
chuyên dụng 111
4.5. Sử dụng phần mềm Brill Formulation để xây dựng công thức
thức ăn hỗn họp 112
Chương 5. QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUÁT THỨC ĂN
HỖN HỢP (TS. Từ Trung Kiên) 135
5.1. Công tác chuẩn bị 135
5.2. Quy trình kỹ thuật sản xuất thức ăn hỗn hợp 150
5.3. Kiểm tra chất lượng sản phẩm 167
Chương 6. KHÁI QUÁT VÈ XÂY DựNG VÀ QUẢN LÝ
NHÀ MÁY SẢN XUẤT THỨC ĂN HỎN HỢP
(TS. Từ Trung Kiên) 173
6.1. Xây dựng nhà máy sản xuất thức ăn hỗn hợp 173
6.2. Quản lý và điều hành nhà máy sản xuất thức ăn hỗn họp 177
6.3. Sơ đồ xây dựng, quản lý, điều hành nhà máy 186
TÀI LIỆU THAM KHẢO 189
4
LỜI NÓI ĐẦU
Theo quy định cua Bộ Giáo dục - Đào tạo, từ năm 2012 trở đi, đào tạo
tiên sỹ sẽ thực hiện íheo chương trình đào tạo mới. Đỏ là, nghiên cún sinh
sẽ học một sỏ môn chuyên sâu cua ngành đào tạo trước khi thực hiện đé
tài khoa học. Đê đáp ứng yêu cầu này, chúng tôi đã biêu soạn giáo trình,
“Công nghệ sản xuất thức ăn hỗn hợp” , mã sổ FPT821 thuộc chuyên
ngành dinh dưỡng vù thức ăn chăn nuôi, mũ số 62 62 45 01.
Giáo trình gom 2 mảng kiến thức: (Ị) Những kiến thức nền móng cùa
công nghệ sản xuất thức ăn hỗn hợp và (2) Những kiến thức liên quan
trực tiếp đến công nghệ sán xuất thức ăn hỗn hợp.
Giáo trình gồm 6 chương.
- Chương ỉ: Giới thiệu chung về thức ăn hon hợp như khái niệm, cúc
dạng thức ủn hôn hợp vù đặc điểm của chúng.
- Chương II: Giới thiệu một sổ tiêu chuân thức ăn hỗn hợp điển hình
và phân tích đặc điêm của các tiêu chuân này, trẽn cơ sờ đỏ rút ra các
đặc điêm chung vù áp dụng các đặc điêm chung này trong việc xây dựng
công thức thức ủn hỗn hợp cho từng đối tượng vật nuôi cụ thê.
- Chương III: Trình bày về giá trị năng lượng và thành phần dinh
dường của các loại nguyên liệu thức ăn chính dùng cho sán xuất thức ăn
hôn hợp. Dựa vào đó, người tu bố trí chúng trong thức ăn hôn hợp với tỷ
ỉệ hợp lý đê vừa đáp ứng được yêu cầu dinh dưỡng của vật nuôi vừa có
chi phí thấp nhất cho một đơn vị san phâm thức ủn hon hợp.
- Chương IV: Hướng dẫn cách thiết lập công thức thức ăn hỗn hợp
dựa trên máy tính cầm tay hoặc trên phần mềm của máy vi tính.
- Chương V: Giới thiệu toàn bộ quá trình từ công tác chuẩn bị đến
việc sản xuất vả kiểm tra sán phâm thức ăn hôn hợp.
- Chương VI: Khái quát về xây dựng và quan lý nhí) máy sàn xuất
thức ăn hôn hợp.
Tập thể tác gia xin giới thiệu với các thầy cô giáo, sinh viên đại học,
học viên cao học, nghiên cứu sinh và độc già cuốn giáo trình này. Kính
mong các đồng nghiệp, sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh và độc già
quan tủm góp ỷ.
Các tác giả
5
Chương 1
GIỚI THIỆU THỨC ĂN HÔN HỢP
1.1. Khái niệm và ưu điểm của thức ăn hỗn họp
ỉ. 1.1. Khái niệm chung
Thức ăn hồn hợp (TẢHH) là loại thức ăn được phối hợp từ
nhiều loại nguyên liệu thức ăn khác nhau đã qua chế biến nhằm đạt
được tối ưu về dinh dưỡng, giá thành, khẩu vị và tiêu hóa hấp thu
của vật nuôi.
Ví dụ: Thức ăn hỗn hợp cho gà thịt, lợn con đã được phối hợp từ
các nguyên liệu dưới đây (xem bảng 1.1).
Bảng 1.1. Sự đa dạng của nguyên liệu trong thức ăn hỗn họp
TĂHH
cho gà con
TĂHH
cho lợn con TT Nguyên liệu Đơn vị tính
1 Bột ngô % 57,42 56,26
2 Cám gạo % 3,00 3,00
3
4
5
Cám mỳ
Rỉ mật đường
Khô dầu đậu tương
%
%
%
%
5,00
22,49
15.00
2.00
17,41
6 Bột cá % 6,50 5,00
7 L - lysin % 0,07 0,18
8 DL - methionin % 0,03 0,07
9 Threonin % 0,02 0,10
10
11
Tryptophan
Muối ăn (NaCI)
%
%
%
%
0,01
0,56
0,02
0,12
12 Bột đả (CaC03) 0,14 0,20
13 Dicanxiphotphat (DCP) % 2,54 -
14 Premix vitamin % 0,35 0,20
15 Premix khoáng % 0,30 0,30
16
17
Mutil enzym
Dầu đậu tương
%
%
0,12
1,45
0,14
7
tíang trẽn cho thây, môi loại thức ăn hôn hợp đã được phôi hợp từ
15-16 loại nguyên liệu khác nhau, bao gồm các nguyên liệu giàu
năng lượng (bột ngô, cám mỳ, cám gạo, dầu đậu tương), các nguyên
liệu giàu protein (khô dầu đậu tương, bột cá), các nguyên liệu bổ sung
axit amin, khoáng, vitamin, enzym, chính nhờ có sự phối hợp từ nhiều
loại nguyên liệu này mà thức ăn hỗn hợp có đầy đủ các chất dinh
dưỡng theo yêu cầu của vật nuôi và giá thành thấp.
Cần lưu ý rằng: Các hỗn họp vitatmin, khoáng, axit amin không
phải là thức ăn hỗn hợp. Chúng là thức ăn bổ sung và được coi như
một trong các thành phần nguyên liệu của TĂHH.
1.1.2. ưu điểm thức ăn hỗn hợp
Thức ăn hỗn hợp đáp ứng được yêu cầu dinh dưỡng của vật nuôi.
Chúng ta hãy xem xét một số ví dụ dưới đây:
Yêu cầu năng lượng trao đổi trong thức ăn của gà thịt giai đoạn
sinh trưởng là 3.000 Kcal /1 kg thức ăn. Trong khi đó năng lượng trao
đổi trong 1 kg thức ăn của ngô là 3.290 Kcal, cám gạo là 2.583 Kcal,
cám mỳ 2.598 Kcal, bột cá loại 1 là 2.625 Kcal, khô dầu đậu tương là
2.543 Kcal. Neu chỉ sử dụng đơn độc một loại thức ăn thì sẽ thừa hoặc
thiếu năng lượng so với yêu cầu năng lượng trong thức ăn của gà,
nhưng nếu chọn để phối hợp 3 - 4 loại thức ăn trên thì sẽ có thể đáp
ứng đúng yêu cầu. Ví dụ: Phối hợp thức ăn gồm ngô 60%, cám gạo
15%, bột cá 5%, khô dầu đỗ tương 20% thì hỗn hợp thức ăn này có
3.001 Kcal năng lượng trao đổi trong 1 kg.
Yêu cầu protein trong thức ăn của gà thịt giai đoạn sinh trưởng là
19%. Trong khi đó, tỷ lệ protein trong ngô là 9,01%, cám gạo là 11,73%,
bột cá loại I là 53,55%, khô dầu đậu tương là 44,30%, nếu chỉ sử dụng
một loại thức ăn thì cũng sẽ thừa hoặc thiếu protein so với yêu cầu,
nhưng nếu phối hợp 3 - 4 loại thức ăn thì sẽ có thể đáp úng đúng yêu cầu.
Nếu cũng phối hợp ngô, cám gạo, bột cá, khô dầu đậu tương theo tỷ lệ ở
ví dụ trên thì hồn họp thức ăn nay sẽ có tỷ lệ protein là 18,71%.
Chúng ta có thể nhận thấy sự mất cân đối (thừa, thiếu) các chất
dinh dưỡng chính của một số nguyên liệu thức ăn so với tiêu chuẩn
thức ăn hỗn hợp của gà thịt và sự khắc phục nhược điểm này của thức
ăn hỗn hợp trong bảng số liệu dưới đây.
8
Bảng 1.2. Thành phần dinh dưõng của nguyên liệu thức ăn
và thức ăn hỗn họp
TT Chỉ tiêu Đơn vị Tiêu chuẩn
TĂHH Ngô Cám mỳ Bột cá TĂHH
1 NL trao đổi Kcal 3.000 3.282 2.570 2.575 3.002
2 Protein thô % 20,00 8,92 13,50 58,39 20,06
3 Lysin % 1,20 0,28 0,56 4,63 1,20
4 Methionin % 0,46 0,13 0,27 1,65 0,46
5 Xơ thô % 4,00 2,02 7,68 0,78 3,52
6 Canxi % 1,00 0,12 0,15 5,29 1,03
7 Photpho % 0,80 0,22 0,72 2,07 0,81
Ghi chú: Thức ăn hỗn hợp gồm có ngô 55,76%, cám mỳ 8,0%, khô dầu đậu tương
21,86%, bột cá 7,0%, L - lysin 0,03%, methionin 0,11%, dầu đậu tương 2,12%, bột lá
sắn 2,0% và các chất bổ sung khác.
SỐ liệu bảng trên cho thấy: Ngô thừa năng lượng nhưng lại
thiếu protein, axit amin, canxi, photpho so với tiêu chuẩn; cám mỳ
thiểu năng lượng và các chất dinh dường khác, còn tỷ lệ xơ lại quá
cao so với tiêu chuẩn; bột cá thiếu năng lượng nhưng các chất
dinh dưỡng khác đều thừa nhiều so với tiêu chuẩn. Thức ăn hỗn
hợp đã khắc phục được sự thừa, thiếu đó và đáp ứng vừa đủ tiêu
chuẩn.
Thức ăn hồn hợp tận dụng được các nguyên liệu thức ăn có giá trị
dinh dưỡng thấp, rẻ tiền dẫn đến giảm giá thành thức ăn.
Ví dụ: Giá 1 kg thức ăn như sau: Bột cá: 18.000đ, khô dầu đậu
tương: lO.OOOđ, bột ngô: 7.000đ, cám gạo 7.000đ, bột lá thực vật:
5.000đ, bột đầu mẩu sắn: 2.000đ, bột lõi ngô: l.OOOđ.
Nếu phối hợp thức ăn cho gà thịt đang sinh trưởng với tỷ lệ: Bột
ngô: 65%, bột cá 5%, khô dầu đậu tương 15%, cám gạo 10%, bột thực
vật 5%, thì giá lkg thức ăn hỗn hợp sẽ là 7.900đ.
Neu phối hợp thức ăn cho bò sinh trưởng với tỷ lệ: Bột ngô: 40%,
bột cá 1%, khô dầu đâu tương 6%, cám gạo 25%, bột thực vật 15%,
bột đầu mẩu sắn: 8%, bột lõi ngô 5% thì giá lkg thức ăn hỗn hợp là
6.290đ.
9
Do phôi hợp nhiêu loại thức ăn với nhau nên đã sử dụng được
cám gạo, cám mỳ, cám ngô, bột lá thực vật làm thức ăn cho gà,
bột đầu m ẩu sắn, bột lõi ngô làm thức ăn cho bò. Phối hợp các loại
thức ăn này với tỷ lệ thích hợp không những bảo đảm được dinh
dưỡng theo yêu cầu của vật nuôi mà còn giảm được đáng kể giá
Ikg thức ăn.
Thức ăn hỗn hợp đã được xử lý nhiệt bằng hơi nước nóng do đó
hầu hết các loại nấm, vi khuẩn, virus thông thường, các loại ký sinh
trùng đã bị tiêu diệt, do đó vật nuôi giảm mắc các bệnh lây truyền qua
đường thức ăn.
Nguyên liệu thức ăn được nghiền nhỏ, xử lý nhiệt, viên thức ăn có
kích cỡ, độ cứng phù hợp với sinh lý tiêu hóa của vật nuôi... nên làm
tăng khả năng ăn và tỷ lệ tiêu hóa hấp thu thức ăn của vật nuôi.
Thức ăn hỗn hợp được bổ sung đầy đủ vitamin, khoáng đa, vi
lượng, axit amin, sắc tố... do đó nâng cao được năng suất chăn nuôi và
chất lượng sản phẩm.
1.2. Đặc điếm của các loại thức ăn hỗn họp
Căn cứ vào dinh dưỡng trong thức ăn hỗn họp, người ta chia thành
các loại sau: Thức ăn hỗn hợp tinh, thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức
ăn hỗn họp đậm đặc.
Căn cứ vào hình dáng, cấu trúc vật lý của thức ăn, người ta chia
thành các loại sau: Thức ăn hỗn hợp dạng bột, dạng viên, dạng mảnh,
dạng đặc biệt (sử dụng trong chăn nuôi thủy sản).
1.2.1. Thức ăn hỗn hợp tinh
Thức ăn hỗn hợp tinh là thức ăn được phối hợp từ các nguyên liệu
thức ăn khác nhau, đáp ứng cơ bản về yêu cầu dinh dưỡng của vật
nuôi nhưng chưa được bo sung vitamin, khoáng, axit amin, sắc tố và
các chất bổ sung khác.
Khoảng 20 năm trở về trước, thức ăn hỗn hợp tinh được sản xuất
và sử dụng trong chăn nuôi tương đối phổ biến ở Việt Nam. Người ta
sản xuất thức ăn hỗn hợp tinh vì 2 lý do chính sau đây: (1) các loại
thức ăn bổ sung (vitamin, khoáng...) được đóng gói riêng và bán rộng
10
rãi trên thị trường. Người chăn nuôi mua thức ăn bổ sung và trộn vào
thức ăn hỗn hợp tinh theo chỉ dẫn. (2) Lợn được nuôi bằng khẩu phần
gồm 2 thành phần: Thức ăn tinh và rau xanh. Người chăn nuôi mua
thức ăn hỗn hợp tinh (hoặc tự phối hợp) và kết hợp với rau xanh (tự
sản xuất hoặc mua) để tạo thành khẩu phần ăn cho lợn. Khẩu phần ăn
của gia súc ăn cỏ cũng gồm 2 thành phần tương tự, đó là thức ăn hỗn
hợp tinh và cỏ (tươi hoặc khô).
Thức ăn hỗn hợp tinh tuy đã đáp ứng cơ bản yêu cầu các chất
dinh dưỡng của vật nuôi nhưng chưa đạt được tối ưu. Sự thừa, thiếu,
mất cân đối các chất như khoáng, vitamin, axit amin là khó tránh
khỏi. Việc m ua và trộn các chất này vào thức ăn hỗn hợp tinh theo
phương pháp thủ công cũng khá phiền phức và không đạt được độ
đồng đều cao.
1.2.2. Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh
Thức ăn hỗn họp hoàn chỉnh là thức ăn được phối hợp từ các
nguyên liệu thức ăn khác nhau đã qua xử lý và được bổ sung đầy đủ
các chất còn thiếu trong thức ăn. Vật nuôi ăn thức ăn này lâu dài,
không cần bổ sung thêm thức ăn nào khác mà vẫn sinh trưởng, sinh
sản tốt.
Như vậy, thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh sẽ gồm: Các nguyên liệu
thức ăn giàu năng lượng, giàu protein, bột lá thực vật, hỗn họp các
khoáng, hỗn hợp các vitamin, các axit amin tổng hợp (nếu cần bổ
sung), sắc tố, chất chổng oxy hóa và các chất bổ sung khác.
Ưu điểm của thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh là đã khắc phục được
các nhược điểm của thức ăn hồn hợp tinh. Vì vậy, trên thị trường thức
ăn chăn nuôi hiện nay, thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh chiếm tỷ lệ gần
như tuyệt đổi.
1.2.3. Thức ăn hỗn hợp đậm đặc
Thức ăn hồn hợp đậm đặc được phối hợp như thức ăn hỗn hợp
hoàn chỉnh nhưng nồng độ các chất dinh dưỡng trong thức ăn cao
hơn để khi pha trộn nó với một loại nguyên liệu thức ăn nào đó (ngô,
lúa mỳ, m ạch...) với một tỷ lệ thích hợp thì hỗn hợp mới này có nồng
11
độ các chât dinh dưỡng và giá trị dinh dưỡng như thức ăn hỗn hợp
hoàn chỉnh. Cũng có thể nói ngắn gọn rằng thức ăn hỗn hợp đậm đặc
là thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh nhưng nồng độ các chất dinh dưỡng
trong nó cao hơn.
Thức ăn hỗn hợp đậm đặc có mặt ở nhiều nước trên thế giới bởi
các lý do sau:
Các trang trại vừa và nhỏ, các nông hộ có thể tự sản suất được
ngô, gạo, lúa mì, mạch hoặc có thể thu mua các nguyên liệu này tại
địa phương với giá rẻ trong mùa thu hoạch sử dụng thức ăn hồn hợp
đậm đặc pha trộn với các nguyên liệu thức ăn nói trên nhằm giảm giá
thành thức ăn. Mặt khác, chi phí cho việc vận chuyền thức ăn hỗn hợp
đậm đặc (với số lượng ít) sẽ giảm đi nhiều so với thức ăn hồn họp
hoàn chỉnh (với số lượng nhiều).
Trong những năm gần đây, để cải thiện độ dai và hương vị của
thịt gà, người ta sử dụng thức ăn hỗn hợp đậm đặc trộn với ngô hạt,
mì hạt cho gà ăn trong giai đoạn vồ béo. Bí quyết thành công của
phương pháp này là: (1) Thức ăn hỗn hợp phải có nồng độ các chất
dinh dưỡng (năng lượng, protein, axit amin, vitam in, khoáng, sắc tố
và các chất khác) cao để khi phối trộn với ngô, m ì... theo m ột tỷ lệ
nhất định thì hỗn hợp mới này đảm báo các chất dinh dưỡng theo
đúng yêu cầu thức ăn của gà. (2) Phải dùng thức ăn hồn hợp dạng
viên loại to, tuyệt đối không dùng thức ăn hồn hợp dạng bột. Bởi vì,
gà có khả năng lựa chọn thức ăn, chúng sẽ chọn ăn hạt ngô, mì
trước sau đó mới đến các hạt thức ăn to, còn thức ăn dạng bột sẽ bị
chừa lại mà các vi chất (khoáng vi lượng, vitam in, sắc tố) là các hạt
mịn nên chúng nằm chủ yếu trong phần thức ăn dạng bột. Vì vậy,
gà sẽ bị thiếu các vi chất này. Một vấn đề khác xảy ra là những con
gà khỏe cạnh tranh ăn hết các hạt ngô, mì, hạt thức ăn to dẫn đến
thiếu vi chất, còn các con gà yếu thì phải ăn các thức ăn bột m ịn lại
bị thừa các vi chất.
Chúng ta hãy xem nồng độ các chất dinh dưỡng chính của thức ăn
hỗn hợp đậm đặc, ngô và thức ăn hỗn hợp đậm đặc pha trộn với ngô
trong bảng dưới đây.
12
Bảng 1.3. Nồng độ dinh dưỡng trong thức ăn hỗn họp đậm đặc,
ngô và sau khi phôi trộn
TT Chỉ tiêu Đơn
vị
Tiêu chuẩn
TĂHH
TĂHH
đậm đặc Ngô Đậm đặc +
Ngô
1 NL trao đổi Kcal 3.000 2.649 3.282 3.002
2 Protein thô % 20,0 34,10 8,92 20,06
3 Lysin % 1,20 2,35 0,28 1,20
4 Methionin % 0,46 0,88 0,13 0,46
5 Xơ thô % 4,00 5,40 2,02 3,52
6 Canxi % 1,00 2,17 0,12 1,03
7 Photpho % 0,80 1,56 0,22 0,81
Ghi chú: Đậm đặc: 44,26%; Ngô: 55,76%.
Thức ăn hỗn hợp cho gia súc ăn cỏ cũng được coi như thức ăn hỗn
hợp đậm đặc. Bởi vì, thức ăn hỗn họp của gia súc nhai lại phải có
nồng độ dinh dưỡng cao, để khi phối hợp với cỏ, là loại thức ăn có
nồng độ dinh dưỡng thấp sẽ tạo thành khẩu phần có đầy đủ các chất
dinh dưỡng theo đúng yêu cầu về hàm lượng các chất dinh dưỡng
trong thức ăn của vật nuôi.
Thức ăn hỗn hợp đậm đặc cũng có các ưu điểm của thức ăn hỗn
hợp hoàn chỉnh, ngoài ra nó còn có những ưu điểm là: Tận dụng được
các nguyên liệu địa phương với giá rẻ, giảm chi phí vận chuyển, đáp
ứng cải tiến kỹ thuật chăn nuôi gà giai đoạn vỗ béo.
1.2.4. Thức ăn hỗn hợp dạng bột
Thức ăn hỗn hợp được trình bày trong các mục từ 1.2.4. đến 1.2.6.
đều thuộc loại thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh nhưng chúng có sự khác
nhau về hình dạng và cấu trúc vật lý.
Thức ăn hỗn hợp dạng bột là loại thức ăn được phối hợp từ các
nguyên liệu đã qua nghiền ớ dạng bột.
Ví dụ: Các nguyên liệu như hạt ngô, mì, mạch, khô dầu đậu tương,
khô dầu lạc, dừa, bông... đều được phơi, sấy khô (độ ẩm dưới 15%) và
được nghiền thành bột trước khi phối hợp với các nguyên liệu khác
(đã ở dạng bột như bột cá, bột sữa khử bơ, premix khoáng, vitamin...)
để tạo thành thức ăn hỗn hợp ở dạng bột.
13
Hình 1.1. Thức ăn dạng bột
Ở trên thế giới vào khoảng 40 - 50 năm trở về trước, còn ở Việt
Nam từ thập kỷ 80 của thế kỷ XX trở về trước, thức ăn hỗn hợp dạng
bột chiếm tỷ lệ gần như tuyệt đối trên thị trường thức ăn gia súc. Khi
thức ăn hỗn hợp dạng viên ra đời thì thức ăn hỗn họp dạng bột không
còn đứng ở vị trí hàng đầu nữa. Ngày nay, nó chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ
trên thị trường thức ăn hỗn họp hoặc tồn tại ở các trang trại vừa và
nhỏ, các nông hộ tự tổ chức sản xuất và chế biến thức ăn gia súc. Tuy
nhiên, nó vẫn chiếm tỷ lệ trên 30% tổng lượng thức ăn được sử dụng
trong chăn nuôi hàng năm ở nước ta.
Yêu cầu cơ bản của thức ăn hỗn họp dạng bột là kích cỡ hạt
nghiền. Kích cỡ hạt nghiền khác nhau sẽ cho hiệu quả sử dụng thức ăn
và năng suất chăn nuôi khác nhau.
Kích thước của nguyên liệu sau khi nghiền có vai trò quan trọng,
nếu thức ăn nghiền to quá sẽ làm giảm mức độ tiêu hóa các chất dinh
dường, ngược lại nếu nghiền nhỏ quá (<0,4 mm) sẽ làm tiêu tốn nhiều
điện năng, nhưng mức độ tiêu hóa cũng không tăng thêm bao nhiêu.
Đồng thời, nhiều thí nghiệm cho thấy, khi thức ăn được nghiền quá
nhỏ sẽ làm cho vật nuôi bị loét đường tiêu hóa. Độ mịn hợp lý của
thức ăn sau khi nghiền là 0,6 - 0,8 mm.
14
Bảng 1.4. Anh hưởng của độ mịn thức ăn hốn họp tóĩ
tỷ lệ tiêu hóa và tăng trọng của lợn
TT
Độ mịn của
hỗn hợp
thức ăn
Kích thước
bột thức ăn
(mm)
Tỷ lệ tiêu
hóa chất
hữu cơ
(%)
Tăng trọng
bình quân
(gam/con/ngày)
So sánh tiêu tốn
thức ăn cho 1 kg
tăng trọng (%)
1 Bột thô 1,74 74,3 638 100
2 Bột vừa 1,17 75,4 714 91,1
3 Bột mịn 0,91 77,3 759 85,6
Nguồn: Silva, (1995); McDonald và cs, (1995)
SỐ liệu ở bảng trên cho thấy kết quả tăng trọng của nhóm nuôi
bằng thức ăn dạng bột mịn cao hơn nhóm nuôi bằng thức ăn dạng bột
thô là 18,96%, còn tăng trọng của lợn ăn thức ăn dạng bột vừa so với
dạng bột thô cao hon là 11,19%. So với chi phí thức ăn cho một kg
tăng trọng của nhóm ăn bột thô thì nhóm lợn ăn bột mịn giảm 14,4%
và nhóm ăn bột có độ mịn vừa giảm 8,9%.
Kết quả thí nghiệm trên thế giới cũng như kinh nghiệm thực tế ở
nước ta cho phép kết luận là khi chế biến thức ăn hỗn hợp cho lợn thì
thành phần nguyên liệu nên nghiền cho đến kích thước trung bình
không lớn quá 1 mm.
Thức ăn hon hợp dạng bột có một số nhược điêm như sau:
Tính bụi cao, vì vây, nó thường gây các bệnh về đường thở cho vật
nuôi còn non. Thường rơi vãi nhiều khi vật nuôi ăn, đặc biệt là gà. De
bị hút ẩm dẫn đến làm giảm tương đối giá trị dinh dưỡng của một đơn
vị khối lượng thức ăn. Ví dụ 1 kg thức ăn hỗn hợp với độ ẩm 11%, có
giá trị năng lượng là 3.200 Kcal, khi nó hút ẩm tới 15% thì giá trị năng
lượng chỉ còn 3.056 Kcal. Độ ẩm cao còn dẫn đến thức ăn dễ bị nấm
mốc, vi khuẩn xâm nhập và phát triển. Vì ở dạng bột, nên nó chiếm
thể tích lớn hơn dạng viên. Điều đó dẫn đến việc chuyển chở và kho
chứa cũng cần phải có thề tích lớn hơn.
Các thức ăn bổ sung (vitamin, khoáng, axit amin...) thường ở dạng
bột mịn mặc dù đã được trộn vào thức ăn hồn hợp dạng bột đồng đều,
nhưng khi đóng bao, vận chuyển, đặc biệt là khi cho vật nuôi ăn.
15
chúng thường bị lắng đọng xuống phía dưới. Nếu ở trong máng ăn thì
phân lăng đọng này thường bị dính vào thành và đáy máng hoặc bị vật
nuôi bỏ lại, gọi là thức ăn thừa. Điều đó dẫn đến vật nuôi thiếu các vi
chât, mặc dù chúng đã được bổ sung đầy đủ vào thức ăn.
1.2.5. Thức ăn hỗn hợp dạng viên và dạng mảnh
Thức ăn hỗn hợp dạng viên và dạng mảnh là thức ăn hồn hợp hoàn
chỉnh nhưng được bổ sung thêm chất kết dính và được xử lý bằng hơi
nước nóng sau đó ép thành viên hoặc mảnh.
Hình 1.2. Thức ăn dạng viên dài
Hình 1.3. Thức ăn dạng viên tròn
Trên thế giới, thức ăn hỗn hợp dạng viên (bao gồm cả viên và
mảnh) đã được sản xuất và đưa vào chăn nuôi cách đây khoảng trên
40 năm, còn ở nước ta thì mới chi khoảng hai chục năm trở lại đây (ở
phía Nam vào đầu thập kỷ 80, còn phía Bắc vào nửa cuối thập kỷ 80
của thế kỷ XX).
16