Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Công nghệ sản xuất một số cây ăn quả á nhiệt đới
PREMIUM
Số trang
202
Kích thước
1.9 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1833

Công nghệ sản xuất một số cây ăn quả á nhiệt đới

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

TS. TRẦN TRUNG KIÊN (Chủ biên)

TS. NGUYỄN MINH CHÍ, TS. BÙI VĂN QUANG,

TS. NÔNG PHƢƠNG NHUNG

CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT

MỘT SỐ CÂY ĂN QUẢ Á NHIỆT ĐỚI

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

NĂM 2022

2

MÃ S

:

01

- 23

ĐHTN

- 2022

3

MỤC LỤC

Trang

LỜI NÓI ĐẦU..........................................................................................7

Chƣơng 1. CÂY NHÃN...........................................................................9

1.1. Giá trị dinh dƣỡng, tình hình sản xuất và tiêu thụ..........................9

1.1.1. Giá trị dinh dƣỡng ...................................................................9

1.1.2. Tình hình sản xuất nhãn trên thế giới và ở Việt Nam ...........11

1.2. Nguồn gốc, phân bố, đặc điểm sinh vật học và yêu cầu sinh

thái cây nhãn........................................................................................17

1.2.1. Nguồn gốc, phân bố cây nhãn ...............................................17

1.2.2. Đặc điểm sinh vật học và yêu cầu điều kiện ngoại cảnh

cây nhãn...........................................................................................20

1.3. Các giống nhãn đƣợc trồng phổ biến và kỹ thuật nhân giống......27

1.3.1. Các giống nhãn đƣợc trồng phổ biến ....................................27

1.3.2. Kỹ thuật nhân giống nhãn .....................................................31

1.4. Kỹ thuật trồng và chăm sóc nhãn .................................................38

1.4.1. Chọn cây giống......................................................................38

1.4.2. Mật độ và khoảng cách trồng ................................................39

1.4.3. Làm đất, đào hố, bón phân lót...............................................39

1.4.4. Thời vụ trồng.........................................................................40

1.4.5. Chăm sóc sau trồng ...............................................................40

1.4.6. Bón phân cho cây nhãn .........................................................44

1.4.7. Phƣơng pháp cải tạo vƣờn nhãn già cỗi, không đúng giống .46

1.4.8. Phòng trừ sâu bệnh cho cây nhãn..........................................49

4

1.5. Thu hoạch, bảo quản, chế biến nhãn ............................................52

1.5.1. Thu hoạch nhãn .....................................................................52

1.5.2. Bảo quản nhãn .......................................................................53

1.5.3. Chế biến nhãn........................................................................53

Chƣơng 2. CÂY VẢI.............................................................................55

2.1. Giá trị kinh tế và tình hình sản xuất vải trên thế giới và ở

Việt Nam..............................................................................................55

2.1.1. Giá trị dinh dƣỡng và kinh tế cây vải....................................55

2.1.2. Tình hình sản xuất vải trên thế giới và ở Việt Nam..............56

2.2. Nguồn gốc, phân loại, đặc điểm thực vật học và yêu cầu

sinh thái cây vải...................................................................................60

2.2.1. Nguồn gốc cây vải.................................................................60

2.2.2. Phân loại cây vải....................................................................62

2.2.3. Đặc điểm thực vật học cây vải ..............................................63

2.2.4. Đặc điểm sinh vật học của cây vải ........................................66

2.2.5. Yêu cầu về sinh thái của cây vải ...........................................66

2.3. Các giống đƣợc trồng phổ biến và kỹ thuật nhân giống...............70

2.3.1. Các giống vải ở Việt Nam.....................................................70

2.3.2. Kỹ thuật nhân giống vải ........................................................76

2.4. Kỹ thuật canh tác cây vải..............................................................77

2.4.1. Chuẩn bị đất và quản lý đất trồng vải....................................77

2.4.2. Mật độ - khoảng cách trồng vải.............................................77

2.4.3. Tiêu chuẩn cây vải giống.......................................................78

2.4.4. Thời vụ trồng vải...................................................................78

2.4.5. Kỹ thuật trồng vải..................................................................78

2.4.6. Chăm sóc sau trồng vải .........................................................79

5

2.4.7. Các biện pháp kỹ thuật làm tăng ra hoa đậu quả vải.............83

2.4.8. Cắt tỉa, tạo hình cây vải.........................................................84

2.4.9. Phòng trừ sâu hại vải.............................................................86

2.4.10. Phòng trừ bệnh hại vải.........................................................88

2.5. Thu hoạch, bảo quản, chế biến vải ...............................................91

2.5.1. Thu hoạch vải ........................................................................91

2.5.2. Bảo quản vải..........................................................................91

2.5.3. Chế biến vải...........................................................................93

Chƣơng 3. CÂY CAM...........................................................................95

3.1. Giá trị dinh dƣỡng, tình hình sản xuất và tiêu thụ cam trên

thế giới và ở Việt Nam ........................................................................95

3.1.1. Giá trị dinh dƣỡng và ý nghĩa kinh tế....................................95

3.1.2. Tình hình sản xuất cây cam trên thế giới và ở Việt Nam......96

3.1.3. Tình hình tiêu thụ cam trên thế giới và ở Việt Nam ...........101

3.2. Nguồn gốc, phân loại, đặc điểm sinh vật học và yêu cầu

sinh thái cây cam ...............................................................................107

3.2.1. Nguồn gốc cây cam .............................................................107

3.2.2. Phân loại cam ......................................................................108

3.2.3. Đặc điểm sinh vật học cây cam...........................................109

3.2.4. Yêu cầu sinh thái cây cam...................................................117

3.3. Các giống đƣợc trồng phổ biến và kỹ thuật nhân giống cam.....121

3.3.1. Các giống đƣợc trồng phổ biến ở Việt Nam .......................121

3.3.2. Kỹ thuật nhân giống cam.....................................................123

3.4. Kỹ thuật canh tác cây cam..........................................................129

3.4.1. Chọn đất, lập vƣờn ..............................................................129

3.4.2. Trồng cam............................................................................129

3.4.3. Thu hoạch và bảo quản cam................................................150

6

Chƣơng 4. CÂY BƢỞI........................................................................153

4.1. Giá trị, tình hình sản xuất và tiêu thụ bƣởi trên thế giới và

ở Việt Nam ........................................................................................153

4.1.1. Giá trị dinh dƣỡng của cây bƣởi..........................................153

4.1.2. Tình hình sản xuất, tiêu thụ bƣởi trên thế giới và ở

Việt Nam .......................................................................................154

4.2. Nguồn gốc, phân loại, đặc điểm thực vật học và yêu cầu

sinh thái cây bƣởi...............................................................................162

4.2.1. Nguồn gốc cây bƣởi ............................................................162

4.2.2. Phân loại thực vật................................................................163

4.2.3. Đặc điểm sinh trƣởng, phát triển của cây bƣởi ...................164

4.2.4. Yêu cầu sinh thái cây bƣởi ..................................................169

4.3. Các giống đƣợc trồng phổ biến và kỹ thuật nhân giống.............173

4.3.1. Các giống đƣợc trồng phổ biến ở Việt Nam .......................173

4.3.2. Kỹ thuật nhân giống bƣởi....................................................176

4.4. Kỹ thuật canh tác bƣởi................................................................181

4.4.1. Kỹ thuật trồng bƣởi .............................................................181

4.4.2. Chăm sóc cây bƣởi ..............................................................183

4.4.3. Phòng trừ sâu, bệnh hại chính. ............................................184

4.4.4. Kỹ thuật cắt tỉa, tạo tán bƣởi thời kỳ kiến thiết cơ bản .......187

4.4.5. Kỹ thuật xử lý ra hoa, đậu quả bƣởi....................................189

4.4.6. Thu hoạch và bảo quản bƣởi ...............................................194

TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................196

7

LỜI NÓI ĐẦU

Cây ăn quả (CAQ) Á nhiệt đới là những loài cây trồng đặc trƣng và có

hiệu quả kinh tế cao tại các vùng khí hậu Á nhiệt đới. Vùng CAQ Á nhiệt đới

là vùng có mùa đông lạnh và mùa hè nóng ẩm, nhiệt độ bình quân tháng lạnh

nhất trong năm từ 13 – 18 °C. Quá trình phân hóa mầm hoa của CAQ Á nhiệt

đới cần có điều kiện lạnh trong một khoảng thời gian nhất định.

Tại Việt Nam, vùng CAQ Á nhiệt đới đƣợc phân chia thành: vùng Đồng

bằng sông Hồng - vùng CAQ Á nhiệt đới, các loài cây ăn quả tiêu biểu của

vùng này gồm nhãn, vải, hồng xiêm, cam, quít, bƣởi, khế, táo, bơ…; vùng

Trung du và miền núi phía Bắc - vùng CAQ Á nhiệt đới và CAQ Ôn đới chịu

lạnh thấp, các loài cây ăn quả tiêu biểu của vùng này gồm nhãn, xoài, vải,

chuối, dứa…; vùng Duyên hải Bắc Trung Bộ - vùng CAQ Á nhiệt đới chịu ảnh

hƣởng nhiệt đới, các loài cây ăn quả tiêu biểu của vùng này gồm nhãn, vải, đu

đủ, mít…

Thị trƣờng cạnh tranh ngày càng gay gắt, nhiều nƣớc nhập khẩu hoa quả

Việt Nam đƣa ra yêu cầu kỹ thuật rất khắt khe. Bởi vậy, việc nâng cao chất

lƣợng quả là một yêu cầu cấp thiết, luôn đi cùng với việc lựa chọn lập địa, cung

ứng đầu vào, tổ chức sản xuất, thu hoạch, bảo quản và thƣơng mại trong chuỗi

cung ứng.

Cuốn sách Công nghệ sản xuất một số cây ăn quả Á nhiệt đới đƣợc biên

soạn đã kế thừa những nội dung cơ bản trong các giáo trình, sách đã xuất bản,

ngoài ra sách đã đƣợc cập nhật những thông tin cơ bản, những tiến bộ khoa học

kỹ thuật mới về các lĩnh vực chọn tạo giống, kỹ thuật canh tác, thu hoạch và

bảo quản, chế biến cây ăn quả trên thế giới và ở Việt Nam. Cuốn sách cũng là

nguồn tài liệu cung cấp cho sinh viên, học viên, các nhà nông học, cán bộ

nghiên cứu, cán bộ kỹ thuật và nông dân những thông tin liên quan đến cây

Nhãn, Vải, Cam, Bƣởi. Các thông tin có trong cuốn sách sẽ cung cấp những

8

kiến thức mới, những gợi ý về kỹ thuật sản xuất CAQ cho năng suất, chất

lƣợng và hiệu quả kinh tế cao hơn, góp phần đảm bảo sản xuất cây ăn quả an

toàn, bền vững, đảm bảo đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.

Sách gồm 4 chƣơng và đƣợc phân công biên soạn nhƣ sau:

1. TS. Trần Trung Kiên - Chƣơng 4 và chỉnh sửa, bổ sung toàn bộ cuốn sách.

2. TS. Nguyễn Minh Chí - Chƣơng 3 và một phần Chƣơng 1.

3. TS. Bùi Văn Quang - Chƣơng 1 và một phần Chƣơng 2.

4. TS. Nông Phƣơng Nhung - Chƣơng 2 và một phần Chƣơng 3.

Tập thể tác gỉả mặc dù đã cố gắng biên soạn và cập nhật những kiến thức

mới nhất về CAQ Á nhiệt đới, song cuốn sách không tránh khỏi những thiếu

sót và hạn chế, chúng tôi rất mong nhận đƣợc ý kiến đóng góp của các nhà

khoa học, ngƣời học và bạn đọc để dần hoàn thiện cho những lần tái bản.

TẬP THỂ TÁC GIẢ

9

Chƣơng 1

CÂY NHÃN

1.1. Giá trị dinh dƣỡng, tình hình sản xuất và tiêu thụ

1.1.1. Giá trị dinh dưỡng

Nhãn là cây ăn quả có giá trị dinh dƣỡng cao, một loại quả quý trong tập

đoàn cây ăn quả Việt Nam. Kết quả phân tích thành phần dinh dƣỡng trong quả

nhãn cho thấy: Đƣờng tổng số 12,38 - 22,55%, trong đó đƣờng glucoze 3,85 -

10,16%, axit tổng số 0,096 - 0,109%, vitamin C 43,12 - 163,7 mg/100g. Trong

quả nhãn, ngoài các chất khoáng Ca, Fe, P, K, Na… còn có vitamin C khá cao

và các chất dinh dƣỡng cần cho sức khỏe của con ngƣời, thích hợp với ăn tƣơi.

Cùi nhãn tƣơi có 77,15% nƣớc, độ tro 0,01%, chất béo 0,13%, protit

1,47%, hợp chất có nitơ tan trong nƣớc 20,55%, đƣờng sacaroze 12,25%,

vitamin A và B. Cùi nhãn khô chứa 0,85% nƣớc, chất tan trong nƣớc 79,77%,

chất không tan trong nƣớc 19,39%, độ tro 3,36%. Trong phần tan trong nƣớc

có glucoze 26,91%, sacaroze 0,22%, axit taetric 1,26%. Chất có nitơ 6,31%.

Hạt nhãn chứa tinh bột, saponin, chất béo và tanin. Trong chất béo có các axit

xyclopropanoit và axit dihydrosterculic C19H36O2, chiếm khoảng 17,4%. Hạt

nhãn sau khi cạo bỏ lớp vỏ đen, thái mỏng tán bột đƣợc dùng để rắc lên những

vết thƣơng đang chảy máu, hoặc trộn với dầu bôi lên nơi bị bỏng.

Quả nhãn tƣơi chứa nhiều vitamin C, nhƣ hầu hết các loại trái cây - đó là

một lý do tại sao quả nhãn rất quan trọng trong một chế độ ăn uống lành mạnh.

Một khẩu phần nhãn cung cấp nhu cầu gần nhƣ cả ngày. Hình dáng và mùi vị

độc đáo của quả nhãn có thể kích thích sự thèm ăn của chúng ta và khiến chúng

ta ăn nhiều trái cây hơn. Các chuyên gia dinh dƣỡng chỉ ra rằng ăn nhiều loại

trái cây cung cấp cho cơ thể nhiều chất dinh dƣỡng. Với thành phần giàu

vitamin C và các chất dinh dƣỡng khác, nhãn có thể cung cấp những lợi ích sức

khỏe sau:

CHƯƠNG 1 - CÂY NHÃN

10

- Sức khỏe mô: khi vết cắt trên ngón tay của chúng ta cuối cùng lành lại,

chúng ta có thể cảm ơn vitamin C. Còn đƣợc gọi là axit ascorbic, vitamin C rất

quan trọng đối với sức khỏe mô và thúc đẩy quá trình chữa lành các vết cắt và

vết thƣơng. Nó cũng giúp cơ thể tạo ra collagen, một chất dẻo dai là một phần

của cơ, sụn, da, xƣơng và hầu hết các bộ phận khác của cơ thể. Vitamin C cũng

giữ cho răng và nƣớu của chúng ta khỏe mạnh.

- Sức khỏe tim mạch: một số nghiên cứu đã gợi ý rằng vitamin C là một

chất chống oxy hóa và có thể góp phần vào sức khỏe tim mạch. Nó có thể làm

giảm độ cứng của động mạch, một đặc điểm của bệnh tim mạch. Điều mà

thuốc bổ sung vitamin C dƣờng nhƣ không có tác dụng này. Nhận các nguồn

vitamin C từ thực vật, chẳng hạn nhƣ nhãn dƣờng nhƣ là một con đƣờng tốt

hơn cho sức khỏe tim mạch. Các nghiên cứu chuyên sâu hơn có thể chỉ ra

chính xác cách vitamin C có thể bảo vệ tim.

- Kiểm soát huyết áp: Long nhãn chứa một lƣợng kali tốt, giúp kiểm soát

huyết áp. Nhiều chuyên gia dinh dƣỡng coi kali là một chất dinh dƣỡng đƣợc

tiêu thụ dƣới mức tiêu chuẩn, với hầu hết ngƣời Mỹ chỉ nhận đƣợc khoảng một

nửa lƣợng khuyến nghị. Ngƣời cổ đại tiêu thụ lƣợng kali gấp khoảng 16 lần so

với natri, nhƣng ngƣời Mỹ ngày nay hấp thụ lƣợng natri gấp đôi lƣợng kali.

Một số nhà khoa học tin rằng sự mất cân bằng này là một trong những lý do

khiến nhiều ngƣời bị cao huyết áp. Bởi vì huyết áp tăng cao là một yếu tố nguy

cơ của đột quỵ, những ngƣời có đủ kali trong chế độ ăn uống của họ sẽ giảm

nguy cơ đột quỵ.

- Dinh dƣỡng: Nhãn chứa các vitamin và khoáng chất và là một nguồn

cung có giá trị của: vitamin C, kali, riboflavin (vitamin B2).

Chất dinh dƣỡng trên mỗi khẩu phần ăn: thành phần dinh dƣỡng của nhãn

khác nhau đối với trái cây tƣơi, đóng hộp và khô. Một khẩu phần 20 quả nhãn

tƣơi có chứa: lƣợng calo: 38; chất đạm: 1 g; chất béo: 0 g; carbohydrate: 10 g.

Mặc dù không có chỉ số đƣờng huyết đối với quả nhãn, nhƣng nó tƣơng

đối nhiều carbs và ít chất xơ. Điều đó có nghĩa là nó có thể làm tăng lƣợng

đƣờng trong máu. Nhãn có thể không phải là loại trái cây tốt nhất cho những

ngƣời mắc bệnh tiểu đƣờng, mặc dù nó sẽ tốt cho sức khỏe ở mức độ vừa phải.

CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT MỘT SỐ CÂY ĂN QUẢ Á NHIỆT ĐỚI

11

Một nguyên tắc đƣợc đề xuất là không ăn một khẩu phần trái cây có nhiều hơn

15 g carbohydrate. Chỉ với 10 g carbohydrate, một phần ăn nhãn sẽ rất tốt cho

những ngƣời mắc bệnh tiểu đƣờng. Những ngƣời muốn tránh thực phẩm nhiều

đƣờng để kiểm soát cân nặng hoặc các lý do khác có thể tuân theo quy tắc

tƣơng tự (Health Benefits of Longan, 2020).

Vỏ quả, thân cây và rễ có nhiều tanin có thể dùng làm nguyên liệu trong

ngành công nghiệp nhuộm. Nhãn là cây ăn quả có tán lớn, xanh quanh năm,

góp phần cải thiện điều kiện môi sinh.

Nhãn còn cung cấp phấn hoa, mật hoa để nuôi ong, mật ong tƣơi từ nhãn

có màu vàng nhạt với hƣơng vị thơm dễ chịu cùng với thành phần hóa học rất

tốt cho cơ thể con ngƣời. Theo nghiên cứu của Wen - HweiMei và cs (1995),

mật ong có hàm lƣợng nƣớc dao động từ 14,7 - 23,6% và hàm lƣợng đƣờng

tổng số 37,8 - 81,5%, trong đó đƣờng glucoze 17,1% - 36,2% và đƣờng

fructoze 20,7 - 46,8%. Đối với chất khoáng, kali phong phú nhất và có hàm

lƣợng đạt đến 533 ppm.

1.1.2. Tình hình sản xuất nhãn trên thế giới và ở Việt Nam

1.1.2.1. Tình hình sản xuất nhãn trên thế giới

Trung Quốc có ngành công nghiệp sản xuất nhãn lớn nhất về diện tích

canh tác và sản lƣợng, với việc mở rộng nhanh chóng song song với vải kể từ

năm 1980. Năm 2000, Trung Quốc đại lục sản xuất 608.500 tấn từ 465.600 ha.

Các vùng sản xuất chính bao gồm Quảng Đông (157.500 ha ≈ 346.000 tấn),

Quảng Tây (202.400 ha ≈ 150.900 tấn) và Phúc Kiến (96.000 ha ≈ 110.400

tấn). Một số địa phƣơng có diện tích trồng nhỏ hơn nhƣ ở Tứ Xuyên (2.364 ha

≈ 1.200 tấn), Vân Nam (3.000 ha ≈ 450 tấn) và Hải Nam (9.400 ha ≈ 890 tấn).

Các vƣờn nhãn ở Đài Loan chủ yếu đƣợc trồng ở miền Trung và miền Nam của

hòn đảo, với 12.000 ha và tƣơng đối ổn định trong những năm gần đây với sản

lƣợng 53 - 130 nghìn tấn, tùy thuộc vào thời tiết theo mùa và điều kiện trồng

trọt (Wong, 2000). Các giống nhãn đƣợc trồng chính ở Đài Loan là: Fenke

(Fenko), Hongke (Hongko) và Qingke (Qingko), có quả từ giữa tháng 8 đến

đầu tháng 9. Năng suất dao động từ 5 tấn/ha đến hơn 10 tấn/ha; cao hơn nhiều

so với năng suất trung bình 2 tấn/ha ở Trung Quốc đại lục.

CHƯƠNG 1 - CÂY NHÃN

12

Có hơn 400 giống với các đặc điểm độc đáo, mặc dù sản xuất thƣơng mại

chỉ dựa trên khoảng 10 giống nhãn cung cấp quả từ đầu tháng 8 đến cuối tháng

9. Việc sử dụng hóa chất để sản xuất trái vụ ở Thái Lan đã thuyết phục ngƣời

trồng ở Trung Quốc thử một số sản phẩm này; tuy nhiên, chỉ đạt đƣợc thành

công hạn chế. Trung Quốc đại lục có lƣợng tiêu thụ nhãn lớn nhất thế giới và

nhập khẩu trái cây từ Thái Lan vào thời điểm trái vụ. Ngƣợc lại, Đài Loan là

nƣớc xuất khẩu ròng, trái cây chủ yếu ở dạng sấy khô đƣợc gửi đến Hồng

Kông, Singapore và Mỹ. Năm 1997, xuất khẩu long nhãn đạt tổng cộng 1.368

tấn, trị giá 2,8 triệu đô la Mỹ (Wong, 2000). Những khu vực trồng nhiều nhãn ở

Đài Loan là Đài Nam, Đài Trung, Cao Hùng… Đài Loan là thuộc địa trƣớc kia

của Nhật Bản, ảnh hƣởng nhiều những kỹ thuật chọn tạo giống và thâm canh

của Nhật Bản. Hiện nay ở Đài Loan có tập đoàn trồng nhãn lớn và phong phú

gồm ba nhóm chín sớm, trung bình và hạ muộn. Nhãn ở Đài Loan chín từ

tháng 7 đến tháng 12 nên rất có giá trị về hàng hóa (Xuming, 2020).

Nhãn là một loại cây ăn quả chính ở Thái Lan và đƣợc xếp là một trong

những cây trồng “Nhà vô địch về sản xuất”. Diện tích gieo trồng năm 2017

khoảng 187.564 ha với tổng sản lƣợng 1.027.493 tấn và năng suất bình quân

5,4 tấn/ha. Nhìn chung, mùa nhãn ở Thái Lan bắt đầu từ tháng 6 nhƣng đạt sản

lƣợng vƣợt cung vào tháng 7 và tháng 8. Do vị trí phù hợp và công nghệ phát

triển nên Thái Lan có thể sản xuất nhãn quanh năm. Sản xuất ngoài tháng 6,

tháng 7 và tháng 8 đƣợc xếp vào loại nhãn trái vụ. Tỷ lệ giữa nhãn chính vụ và

nhãn trái vụ đã tăng lên đáng kể trong mƣời năm qua. Gần đây, nhãn trái vụ ở

Thái Lan chiếm khoảng 50% tổng sản lƣợng. Tỉnh Chantaburi nổi tiếng với sản

xuất trái vụ, nơi hầu hết ngƣời trồng nhãn chỉ sản xuất nhãn trong 9 tháng kể từ

tháng 6 (Jaroenkit, 2020).

Nhãn đƣợc di thực vào Mỹ bắt đầu từ Hawai - nơi điểm nút giao thông

trên biển Thái Bình Dƣơng giữa các thuộc địa vào năm 1903. Sau đó nhãn

đƣợc trồng tại California, đến đầu những năm 90 của thập kỷ 20 nhãn đƣợc

trồng nhiều ở Florida là nơi sản xuất nhãn quan trọng của Mỹ. Hiện nay, nhãn

đang dần trở thành một cây trồng quan trọng ở Floria nhằm đáp ứng nhu cầu

tiêu thụ của những ngƣời dân gốc châu Á. Tuy với lịch sử trồng nhãn chƣa lâu

nhƣng những kết quả nghiên cứu về nhãn ở Mỹ rất đáng chú ý. Hiện nay có

khoảng hơn 10 giống nhãn có giá trị hàng hóa đang đƣợc trồng ở Florida, trong

CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT MỘT SỐ CÂY ĂN QUẢ Á NHIỆT ĐỚI

13

có 4 giống là: Biewkiew, Chompoo, Haew và Edau đƣợc chọn từ tập đoàn

giống nhập từ Thái Lan, 6 giống là: Florida No 1, Florida No 11, Florida No

12, Degelman, KeySweeney và Ponyai đƣợc lai tạo tại Florida và California.

Giống đƣợc trồng lâu đời ở Mỹ và có giá trị hơn cả là giống Kohala đƣợc

Witman mang từ Hawai về trồng tại lục địa Mỹ. Giống Kohala có sức sinh

trƣởng khỏe, tán tròn, năng suất khá, quả thuộc loại to, quả chín vào giữa tháng

7 và tháng 8, thuộc loại chín sớm. Sản lƣợng nhãn hàng năm của Floria đạt giá

trị 1,75 triệu USD.

Những năm gần đây, nhãn cũng đƣợc trồng ở Úc. Cây nhãn chiếm một vị

trí khiêm tốn so với cây trồng khác, nhƣng vẫn có tiềm năng để phát triển. Úc

là một trong số rất ít quốc gia trồng nhãn nằm ở Nam Bán cầu. Điều kiện sinh

thái nơi đây đã giúp thay đổi đặc tính ra hoa của nhãn. Nhãn ở Úc ra hoa vào

tháng 7 đến tháng 9, tùy giống chín vào khoảng tháng 1 đến tháng 3. Đây là

một lợi thế quan trọng của cây nhãn ở Úc so với nhiều quốc gia khác.

Mặc dù cây nhãn đã đƣợc ngƣời nhập cƣ Trung Quốc vận chuyển đến Úc

vào giữa những năm 1800, nhƣng các vƣờn nhãn thƣơng mại hầu hết có tuổi

đời dƣới 20 năm. Quy mô trồng đạt khoảng 72.000 cây, với hầu hết các vƣờn

cây ăn quả đƣợc thành lập trong 10 năm qua. Sản lƣợng đạt 300 - 1.000 tấn, ít

hơn 20% so với vụ vải của Úc (Nicholls, 2001). Trồng trọt rải rác dọc theo bờ

biển phía Đông của Queensland và phía Bắc New South Wales, nhƣng tập

trung nhiều hơn ở gần Mareeba ở phía Bắc Queensland, ở độ cao 400 m

(Menzel và McConchie, 1998). Hầu hết các trang trại cũ dựa trên giống Kohala

đƣợc du nhập từ Florida; tuy nhiên, các trang trại mới thƣờng bao gồm các

giống Chompoo, Haew và Biew Kiew từ Thái Lan.

Mùa sản xuất kéo dài từ tháng 1 ở miền Bắc Queensland đến tháng 4 ở

miền Bắc New South Wales. Phần lớn quả nhãn đƣợc bán ở thị trƣờng nội địa

và chỉ một lƣợng nhỏ đƣợc xuất khẩu. Ngƣời tiêu dùng trong nƣớc chính là

ngƣời gốc châu Á, chiếm một tỷ lệ tƣơng đối nhỏ dân số. Do đó, sản xuất hiện

tại đã gần nhƣ bão hòa thị trƣờng nội địa, với giá bán giảm trong những năm

qua. Lợi nhuận dài hạn phụ thuộc vào việc mở rộng thị trƣờng bao gồm những

ngƣời tiêu dùng nội địa phi truyền thống. Các mặt hàng nhập khẩu tiềm năng từ

CHƯƠNG 1 - CÂY NHÃN

14

Đông Nam Á cũng có thể làm giảm giá tại thị trƣờng nội địa, với ít triển vọng

xuất khẩu vào Trung Quốc, Việt Nam hoặc Thái Lan (Xuming, 2020).

Ngoài những nƣớc trên cũng còn một số nƣớc đang chú trọng và phát

triển trồng nhãn. Israel, tuy chƣa có số liệu thống kê đầy đủ nhƣng cùng với

cây vải, nhãn đang đƣợc phát triển và đầu tƣ nghiên cứu. Israel đã hoàn thành

bộ sƣu tập giống nhãn tốt từ Trung Quốc, Mỹ, Thái Lan và Việt Nam. Những

kết quả bƣớc đầu nghiên cứu về nhãn rất đáng chú ý.

Nhãn cũng bắt đầu đƣợc quan tâm ở một số nƣớc nhƣ Malaysia, Canada,

là những nƣớc trƣớc đây và hiện có làn sóng ngƣời nhập cƣ hợp pháp từ các

nƣớc châu Á, đặc biệt là Canada. Năm 1995, Canada đã nhập và trồng thử

trong nhà kính và những vùng ấm áp một lƣợng lớn vải, nhãn. Hiện nay,

Canada có khoảng 42.437 cây nhãn.

1.1.2.2. Tình hình sản xuất nhãn ở Việt Nam

Miền Bắc Việt Nam có lịch sử trồng nhãn lâu đời, những cây nhãn lâu

đời nhất ở chùa Phố Hiến, thị xã Hƣng Yên, tỉnh Hƣng Yên đã trồng cách đây

khoảng 300 năm. Theo nhiều tác giả nƣớc ngoài cho rằng miền núi phía Bắc

Việt Nam cũng là quê hƣơng của nhãn, nhiều cây nhãn rừng vẫn còn tìm thấy ở

vùng núi tỉnh Sơn La, Lai Châu, Phú Thọ... Hiện nay nhãn đƣợc trồng nhiều ở

các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ: Hƣng Yên, Nam Định, Thái Bình, Hà Nội... Cùng

với các chƣơng trình xóa đói giảm nghèo của Chính phủ, nhãn đƣợc trồng

nhiều ở các tỉnh miền núi nhƣ: Sơn La, Tuyên Quang, Yên Bái,... Ở vùng Đồng

bằng, nhãn đƣợc trồng ở hai bên đƣờng, dọc theo các kênh rạch, sông ngòi nhỏ,

vừa làm cây bóng mát vừa cho quả. Nhãn còn đƣợc trồng nhiều ở vùng đất phù

sa ven sông Hồng, sông Lô, sông Thao, sông Mã và các vùng gò đồi của các

tỉnh Sơn La, Hòa Bình, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai, Bắc Kạn, Thái Nguyên,

Tuyên Quang... Thời gian gần đây, do cơ chế thị trƣờng và nhu cầu quả tƣơi tại

chỗ, các tỉnh phía Nam đang phát triển mạnh trồng nhãn nhƣ: Đồng Tháp, Sóc

Trăng, Vĩnh Long.

Theo số liệu thống kê năm 2017, diện tích trồng nhãn của cả nƣớc là 73,3

nghìn ha và sản lƣợng ƣớc đạt 550 nghìn tấn/năm. Các con số tƣơng ứng là

35,6 nghìn ha và 186,9 nghìn tấn/năm ở các tỉnh phía Bắc và 27,8 nghìn ha và

245 nghìn tấn/năm ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Ở các tỉnh phía Bắc,

CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT MỘT SỐ CÂY ĂN QUẢ Á NHIỆT ĐỚI

15

nhãn đƣợc trồng chủ yếu ở các tỉnh Sơn La và Hƣng Yên, chiếm hơn 30% tổng

diện tích cây ăn quả của tỉnh với các giống nhãn chính đƣợc trồng là: PHS2,

Hƣơng Chi, PHM99.1.1, HTM1, HTM2 và T6. Thời gian thu hoạch của các

giống cây này dao động từ ngày 10 tháng 7 đến ngày 5 tháng 10 hàng

năm. Năng suất trung bình là 5,6 tấn/ha. Ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long,

nhãn đƣợc trồng chủ yếu ở tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Đồng Tháp

và Sóc Trăng. Các giống nhãn đang đƣợc trồng ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu

Long bao gồm: Tiêu da bò, Xƣơng rồng vàng, Xƣơng rồng rao, năng suất trung

bình đạt 10 tấn/ha. Các kỹ thuật thâm canh đã đƣợc sử dụng để tăng năng suất

đạt 20 - 25 tấn/ha. Kỹ thuật xử lý ra hoa trái vụ để điều chỉnh thời gian thu

hoạch đã đƣợc áp dụng phổ biến ở các tỉnh trồng nhãn thuộc vùng Đồng bằng

sông Cửu Long (Hung, 2020).

Bảng 1.1. Diện tích, năng suất và sản lượng nhãn của Việt Nam giai đoạn 2005 - 2020

Năm

Diện tích

(nghìn ha)

Năng suất

(tấn/ha)

Sản lượng

(nghìn tấn)

2005 115,1 5,32 612,1

2010 88,4 6,49 573,7

2011 86,2 6,91 595,7

2012 79,4 6,83 542,5

2013 78,3 6,95 544,1

2014 75,5 6,87 519,0

2015 73,3 7,00 513,0

2016 73,5 6,84 503,0

2017 75,7 6,60 499,3

2018 78,7 6,90 543,7

2019 80,6 6,55 528,0

2020 80,2 6,88 551,9

Nguồn: Tổng cục thống kê, 2021.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!