Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Ngành sản xuất lúa gạo Việt Nam - Thực trạng và giải pháp phát triển bền vững.doc
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
MỤC LỤC
SV: Trần Thị Quý Lớp: KTNN 49
PHẦN I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
NGÀNH LÚA GẠO VIỆT NAM
I. Cơ sở lý luận:
1. Vai trò của lúa gạo:
Lúa gạo là một trong những loại cây lương thực chính của thế giới. Đặc biệt
với các nước châu Á đây là lương thực chính để tạo ra các sản phẩm thiết yếu phục
vụ đời sống. Chính vì lý do trên lúa gạo có vai trò vô cùng quan trọng trong việc cung
cấp chất dinh dưỡng thiết yếu cho con người. Với đặc điểm dân số ở Việt Nam thì lúa
gạo còn là sản phẩm đóng góp lớn trong quá trình xóa đói giảm nghèo. Với dân số
85,789 triệu người dân tính đến ngày 1/4/2009 thì vấn đề đảm bảo an ninh lương thực
phụ thuộc rất nhiều vào việc sản xuất lúa gạo vì thế ngành lúa gạo có vai trò rất lớn
trong việc cung cấp sản phẩm cho toàn xã hội. Một vai trò nữa của lúa gạo không thể
không kể đến đó là lúa gạo là sản phẩm nông nghiệp của đại đa số người nông dân vì
thế việc sản xuất lúa gạo đã không chỉ cung cấp lương thực cho dân cư mà còn giải
quyết việc làm cho người dân. Với một nước nông nghiệp như Việt Nam hiện nay thì
ngành trồng lúa gạo vẫn còn là ngành chủ lực trong phần trăm cơ cấu cây trồng và
phân công lao động xã hội. Việt Nam có một thế mạnh về sản xuất lúa gạo và là nước
xuất khẩu gạo đứng thứ hai trên thế giới vì thế lúa gạo còn có vai trò to lớn trong việc
thu ngoại tệ về cho đất nước. Nói tóm lại lúa gạo là sản phẩm có vai trò vô cùng to
lớn đối với các nước đang phát triển và đặc biệt là Việt Nam.
2. Các khái niệm cơ bản:
2.1. Các khái niệm phát triển bền vững:
Định nghĩa phát triển bền vững xuất hiện lần đầu vào năm 1980 trong ấn phẩm
Chiến lược bảo tồn Thế giới ( công bố bởi Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên và Tài
nguyên Thiên nhiên Quốc tế- IUCN) nội dung sau: “Sự phát triển của nhân loại
không chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà còn phải tôn trọng những nhu cầu tất
yếu của xã hội và sự tác động đến môi trường sinh thái học”.
Năm 1987 theo báo cáo của Ủy ban Môi trường và phát triển thế giới – WCED
nêu rõ: “Sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh
hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai…”
Khái niệm trên được phổ biến rộng rãi và nó vẫn có giá trị tới ngày nay.
SV: Trần Thị Quý Lớp: KTNN 49 1
Theo định nghĩa của tổ chức sinh thái và môi trường thế giới (WORD): “Nông
nghiệp bền vững là nền nông nghiệp thỏa mãn được các yêu cầu của thế hệ hiện nay,
mà không làm giảm khả năng ấy đối với các thế hệ mai sau”.
2.2. Khái niệm sản xuất lúa gạo bền vững:
Sản xuất lúa gạo bền vững là việc khai thác sử dụng nguồn lực hiện tại để tạo
ra sản phẩm lúa gạo của thế hệ hiện nay không làm ảnh hưởng tới khả năng sử dụng
nguồn lực đó của thế hệ tương lai. Khái niệm này rút ra từ khái niệm phát triển bền
vững. Sản xuất lúa gạo bền vững hiện nay có nhiều quan điểm một trong số đó có
quan điểm sản xuất lúa gạo theo tiêu chuẩn GAP ( Good Agricultural Practices ). Sản
xuất lúa gạo theo tiêu chuẩn GAP là thỏa thuận những tiêu chuẩn và thủ tục nhằm
phát triển nền sản xuất lúa gạo an toàn, bền vững với mục đích đảm bảo: An toàn cho
người tiêu dùng, An toàn cho người lao động, An toàn cho môi trường.
3. Các quan điểm về phát triển bền vững:
Các quan điểm về phát triển bền vững xoay quanh mối quan hệ của ba vấn đề
đó là hiệu quả kinh tế, hiệu quả về mặt xã hội và hiệu quả về mặt môi trường.
Quan điểm 1: Phát triển bền vững đặt trong mối quan hệ phát triển kinh tế
nhanh và nâng cao hiệu quả xã hội.
Quan điểm này xuất phát từ bối cảnh trước đây khi việc khai thác tài nguyên
của con người chưa gây hiệu quả nghiêm trọng tới môi trường. Và nó chỉ đúng trong
một giai đoạn lịch sử nhất định. Hiện nay quan điểm này đã không còn nữa mà đã
thay đổi theo tiến trình thời gian.
Quan điểm 2: Phát triển bền vững phải đảm bảo đủ ba mặt là phát triển kinh tế,
đảm bảo quan hệ xã hội và môi trường tự nhiên không bị ảnh hưởng.
Quan điểm này hiện nay rất phổ biến và đó cũng là mục đích của việc phát triển
bền vững hướng tới. Phát triển bền vững là việc sử dụng các yếu tố nguồn lực hiện
tại không làm ảnh hưởng đến việc sử dụng các yếu tố đó của thế hệ tương lai. Vì vậy
phát triển bền vững phải đảm bảo đủ những mặt tích cực của nó như phát triển kinh
tế ổn định lâu dài, đời sống xã hội được cải thiện và môi trường không bị ảnh hưởng
nặng nề.
II. Cơ sở thực tiễn:
1. Cơ sở pháp lý về phát triển bền vững ngành lúa gạo:
Hiện nay với thực tế là sản xuất lúa gạo thường cho thu nhập thấp, nông dân
trồng lúa nghèo, giá trị thu nhập trên 1 ha thường thấp hơn so với các cây trồng khác,
giá cả không ổn định phụ thuộc vào biến động của giá lúa gạo tren thế giới, đặc biệt ở
SV: Trần Thị Quý Lớp: KTNN 49 2
vùng sản xuaatsluas gạo lúa hàng hóa lớn như ĐBSCL. Để giúp nông dân giảm giá
thành sản xuất lúa, đảm bảo lãi suất đạt trên 30% chính phủ có một số chính sách mới
cho nông dân đầu tư phát triển lúa gạo và phát triển lúa gạo bền vững như sau:
1. Quyết định 115/2008/NĐ-Cp ngày 14/11/2008 về việc miễn giảm thủy lợi
phí trong sản xuất trồng trọt nói chung và sản xuất lúa nói riêng.
2. Quyết định 131/QĐ-TTg ngày 23/01/2009 của Thủ tướng Chính phủ và
Thông tư số 02/2009/TT-NHNN hướng dẫn thi hành việc hỗ trợ lãi suất choc ac tổ
chức, cá nhân vay vốn ngân hàng để sản xuất-kinh doanh. Múc lãi suất hỗ trợ cho
khách hàng vay là 4%/năm.
3. Quyết định số 443/QĐ-TTg ngày 04/04/2009 của Thủ tướng chính phủ về
việc hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức, cá nhân, vay vốn trung, dài hạn ngân hàng để
thực hiện đầu tư mới, để phát triển sản xuất kinh doanh.
4. Quyết định 497/QĐ-TTg ngày 17/04/2009 của Thủ tướng chính phủ về việc
hỗ trợ lãi suất vốn vay mua máy móc thiết bị, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp và
vật tư xây dựng nhà ở khu vực nông thôn.
Ngoài một số chính sách mới thì các chính sách khác như chính sách ruộng đất,
chính sách khuyến nông, chính sách trợ giá,… nhiều chính sách khác đều là cơ sở
pháp lý để phát triển lúa gạo bền vững.
2. Kinh nghiệm của các nước về phát triển bền vững ngành lúa gạo.
2.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc:
Trung Quốc là quốc gia có diện tích rộng và dấn số đông nhất thế giới. Trong
quá khứ cũng như hiện tại, quá trình phát triển kinh tế – xã hội của Trung Quốc có
nhiều nét tương đồng với Việt Nam. Từ khi Trung Quốc tiến hành cải cách mở cửa,
nền nông nghiệp và kinh tế đã đạt được những thành tựu nhất định, trong đó có sự
đóng góp không nhỏ của khoa học công nghệ. Từ thập kỷ 90 của thế kỷ XX đến nay,
các khu phát triển nông nghiệp công nghệ cao, cơ sở hiện đại hóa nông nghiệp…
được xây dựng ở hầu hết các tỉnh, thành phố và sử dụng công nghệ cao để cải tạo
nông nghiệp truyền thống. Trung Quốc đã chọn công nghệ cao làm khâu đột phá
trong phát triển nông nghiệp.Hiện nay, trình độ chung nền nông nghiệp Trung Quốc
khá cao. Tỷ lệ tiến bộ khoa học – công nghệ nâng cao đã đóng góp quan trọng cho sự
phát triển ổn định liên tục của nền kinh tế nông thôn và nông nghiệp Trung Quốc.Sản
lượng một số nông sản phẩm của Trung Quốc đã và đang đứng đầu thế giới: Lương
thực đứng vị trí số 1 (lúa gạo, lúa mỳ); ngô đứng thứ 2: đậu tương đứng thứ 3; bông,
cây có dầu, các loại thịt, thức ăn gia cầm và các loại thủy sản đều đứng ở top đầu thế
SV: Trần Thị Quý Lớp: KTNN 49 3