Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nét độc đáo trong nghệ thuật viết phóng sự hiện đại của Ngô Tất Tố thể hiện qua
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
Đề bài: Nét độc đáo trong nghệ thuật viết phóng sự hiện đại của Ngô Tất
Tố thể hiện qua "Nghệ thuật băm thịt gà" Bài làm
Là một trong những cây bút hiện thực phê phán có nhiều đóng góp cho nền văn
học Việt Nam trước cách mạng tháng Tám, người ta biết đến Ngô Tất Tố
không chỉ ở những tác phẩm truyện ngắn và tiểu thuyết viết về người nông dân
và cuộc sống nông thôn mà còn cả ở mảng phóng sự ghi chép lại một cách chân
thực và đậm chất văn học hiện thực đời sống của xã hội Việt Nam phong kiến
thời bấy giờ. Trong số đó, có thể kể đến phóng sự “Việc làng” mà “Nghệ thuật
băm thịt gà” là một tác phẩm tiêu biểu. Theo các nhà nghiên cứu, phóng sự là một thể tài ký, nguyên thuộc thể báo chí, sau đó được các nhà văn sử dụng như một thể loại văn học. Đặc trưng của
phóng sự là sự kết hợp đậm nét giữa tính phát hiện và tính tự sự, tính xác thực
và tính định hướng, tính thời sự nóng hổi của đề tài và tính sinh động của bút
pháp người kể chuyện. Để viết phóng sự thành công, người viết phải bám sát
vào cuộc sống phát hiện ra những sự việc, những vấn đề gay cấn có tính thời sự, có ý nghĩa xã hội sâu sắc, lật đi, lật lại vấn đề khiến cho nó trở nên thuyết phục
đối với độc giả. Nếu phóng sự chỉ là một dạng báo chí thuần túy, tuổi thọ của
nó thường không cao. Những thiên phóng sự lớn vượt qua sự sàng lọc khắc
nghiệt của thời gian thường là những tác phẩm có sự kết hợp hài hòa với chất
văn học. Người đọc không chỉ thấy ở đó các sự kiện như được sao chép một
cách khô cứng mang tính thông tin là chính mà còn bắt gặp ở đó đậm tính nghệ
thuật và sắc thái trữ tình. Nói đến nghệ thuật viết phóng sự của một tác giả nào
đó cũng chính là việc chúng ta đề cập đến những đặc trưng này của phóng sự
thể hiện trong tác phẩm của tác giả đó cũng như nét riêng của họ trong việc thể
hiện những đặc điểm ấy. So với thế giới, chủ yếu là Âu Mỹ, phóng sự ở Việt Nam ra đời muộn. Phải đến
đầu những năm 30 của thế kỷ XX phóng sự mới xuất hiện mà người mở đầu là
Tam Lang với phóng sự “Tôi kéo xe”. Trong suốt khoảng thời gian từ đó đến
năm 1945, Ngô Tất Tố là một trong số ít những người viết thành công nhất về
mảng phóng sự. Tác phẩm của ông, tuy chưa đa chiều, phong phú và nhiều góc
độ như cây bút phóng sự xuất sắc Vũ Trọng Phụng những cũng mang đậm dấu
ấn của nghệ thuật viết phóng sự hiện đại, loại hình ngày càng có vai trò quan
trọng trong xã hội hiện đại. Nằm trong “Việc làng”, “Nghệ thuật băm thịt gà”
là một bài phóng sự ghi lại chân thực nạn “xôi thịt” ở nông thôn, phơi bày
những hủ tục phong kiến bắt rễ vào đời sống đã trở nên đáng cười và đáng
buồn như thế nào trong xã hội nông thôn trước đây, thể hiện trong buổi thực
hiện lệ làng “chứa hàng xóm” ở nhà Vân Lăng và nghệ thuật chia cỗ của anh
mõ làng tên Mới. Bằng ngòi bút phát hiện và miêu tả tỉ mỉ của mình, Ngô Tất
Tố đã tái hiện lại tất cả những gì diễn ra như một thước phim quay cận cảnh, sinh động. Buổi “chứa hàng xóm” hôm ấy được ghi lại theo đúng trình tự thời
gian và không gian. Việc chuẩn bị được bắt đầu từ lúc nửa đêm cho đến sáng
sớm thì đã đâu vào đấy. Thành phần tham dự được tường thuật bao quát gồm
đông đủ cả già trẻ, lớn bé, từ các cụ tai to mặt lớn trong làng đến những thằng
“tí nhau”, mà lại “toàn là đàn ông cả”. Mới chỉ giới thiệu đến đó thôi nhưng
ngòi bút của Ngô Tất Tố đã phản ánh được hiện thực về một xã hội chỉ tìm mọi