Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nét độc đáo trong thế giới nghệ thuật thơ nguyễn bính.
PREMIUM
Số trang
79
Kích thước
1.1 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1141

Nét độc đáo trong thế giới nghệ thuật thơ nguyễn bính.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA NGỮ VĂN

----------------

KHÓA LUÂN T ̣ ỐT NGHIÊP Đ̣ ẠI HỌC

NGÀNH SƯ PHẠM NGỮ VĂN

Đề tài:

NÉT ĐỘC ĐÁO TRONG THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT THƠ

NGUYỄN BÍNH

Người hướng dẫn:

PGS.TS Nguyễn Phong Nam

Người thực hiện:

Trịnh Thị Thu Sang

Đà Nẵng, tháng 5/2013

2

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Làn gió lạ từ phong trào Thơ mới đã làm cho các bậc thi nhân không thể ngồi

yên mà phải cựa quậy, chuyển mình trước một cơn bão lớn của thời đại thi ca. Như

một lẽ tất yếu, Nguyễn Bính đến với phong trào Thơ mới như “một tình nhân không

lỗi hẹn”, không đắm say, cuồng nhiệt như Xuân Diệu; không điên cuồng như Chế

Lan Viên, Hàn Mặc Tử; không ảo não như Huy Cận… Nguyễn Bính chọn cho mình

một phong cách riêng. Với chất giọng trong trẻo, đằm thắm, thiết tha, thấm đẫm hồn

quê, thơ Nguyễn Bính đã cảm hóa được đại bộ phận công chúng kể cả những độc

giả khó tính.

Cũng viết về làng quê nhưng không nghiêng về cảnh như Anh Thơ, không

chăm chút đến tục quê như Đoàn Văn Cừ, thơ Nguyễn Bính cứ thế chiếm trọn

không gian quê và hơn hết đọc thơ ông dường như tình quê cứ bàng bạc trong lòng

độc giả. Vì thế, một nhà văn khi nói về thơ Nguyễn Bính đã không kiệm lời cho

những nhận xét: “Thơ Nguyễn Bính không có cái hào hoa lãng tử của Thế Lữ, cái

bay bổng háo hức của Xuân Diệu, cái vẻ kì bí của Chế Lan Viên, cái điên rồ vật vã

của Hàn Mặc Tử. Thơ Nguyễn Bính chỉ mang nặng mối tình đằm thắm với xứ quê,

người quê và chứa chất muôn vàn tâm sự của một đời thi sĩ lang bạt kì hồ đầy khổ

đau, đắng cay và thất vọng”. Để chuyển tải nội dung mang đậm “hồn quê”, Nguyễn

Bính đã xây dựng nên những hệ thống hình tượng và sử dụng những hình thức nghệ

thuật vô cùng đặc sắc. Chính điều đó đã tạo cho Nguyễn Bính một thế giới nghệ

thuật thơ độc đáo.

Thế giới nghệ thuật là một chỉnh thể bao gồm tất cả các yếu tố, cấp độ, trong

đó lại có một chỉnh thể nhỏ hơn được đặt trong mối quan hệ biện chứng nhất định,

xâu chuỗi với các yếu tố khác. Nghiên cứu thế giới nghệ thuật là để tìm hiểu quy

luật sáng tạo của chủ thể, quan niệm nghệ thuật, cuộc sống, nhân sinh của người

nghệ sĩ. Thơ trữ tình là biểu hiện trực tiếp thế giới chủ quan của nhà thơ. Những

cảm xúc tâm trạng, suy nghĩ của thi sĩ thể hiện trong thế giới nghệ thuật chính là

những biểu hiện của cái Tôi và các nguyên tắc thể hiện nó.

3

Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nét độc đáo trong thế giới nghệ thuật

thơ Nguyễn Bính” với hi vọng sẽ tìm ra những nét đặc sắc trong thơ ông; từ đó thấy

được những đóng góp của Nguyễn Bính cho thi ca dân tộc, khẳng định vị trí là “một

trong ba đỉnh cao của Thơ mới Việt Nam cùng với Xuân Diệu và Hàn Mặc Tử” [18,

tr.60]. Bên cạnh đó, Nguyễn Bính là một tác giả được chọn và đưa vào sử dụng

trong nhà trường phổ thông và trong chương trình đào tạo cử nhân Ngữ văn ở các

trường đại học, cao đẳng, do vậy việc nghiên cứu đề tài này sẽ giúp ích cho công tác

học tập, nghiên cứu và giảng dạy về sau.

2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu

Nguyễn Bính là cái tên không còn xa lạ gì với độc giả trong cả nước. Có thể

nói, Nguyễn Bính – thi sĩ của “chân quê”, “hồn quê”, “tình quê” đã khiến bao trái

tim ngây ngất suốt mấy mươi năm qua… Nhà phê bình Vương Trí Nhàn có nói

rằng: “Chỉ trong phạm vi thế kỉ này, giữa không biết bao nhiêu thế kỉ mà nông thôn

nước ta cung cấp cho văn học, trước sau, Nguyễn Bính vẫn là một tài năng bậc nhất,

hơn nữa, một tài năng tự nhiên, nghĩa là vừa dồi dào, vừa độc đáo”. Có thể thấy

rằng, Nguyễn Bính không chỉ chiếm được cảm tình của phần đông công chúng với

những cánh diều, cây cau, bụi chuối, bến đò…mà những thứ dân dã ấy cũng cảm

hóa được các nhà văn, nhà thơ, các nhà phê bình văn học, kể cả rất nhiều học viên,

sinh viên chọn Nguyễn Bính để làm đề tài nghiên cứu.

Cuốn sách Nguyễn Bính, về tác gia tác phẩm do Hà Minh Đức và Đoàn Đức

Phương giới thiệu là một tuyển tập về các công trình nghiên cứu về Nguyễn Bính

ngay từ lúc ông mới xuất hiện trên thi đàn cho đến khi ông qua đời. Với các bài viết

của Hoài Thanh, Tô Hoài, Bùi Hạnh Cẩn…và các nhà nghiên cứu như Đỗ Lai

Thúy, Vương Trí Nhàn, Trần Mạnh Hảo, Vũ Quần Phương, Hà Minh Đức... cuốn

sách đã đem đến cho bạn đọc một cái nhìn khá toàn diện về Nguyễn Bính. Những

vấn đề liên quan đến nội dung và hình thức đều được các tác giả trình bày khá đầy

đủ về một khía cạnh nào đó. Các công trình đó cũng khẳng định chất dân gian là

yếu tố chủ đạo trong thơ ông, nó không chỉ thể hiện đậm nét trong nội dung mà hình

thức cũng đậm đà bản sắc dân tộc.

4

Tác giả Chu Văn Sơn trong cuốn Ba đỉnh cao Thơ mới: Xuân Diệu, Nguyễn

Bính, Hàn Mặc Tử (Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2003) là một công trình nghiên cứu khá

công phu. Theo Chu Văn Sơn: “Trong các nhà Thơ mới, Xuân Diệu thì “mới nhất”,

còn Nguyễn Bính “quen nhất”, trong khi Hàn Mặc Tử lại “lạ nhất”. Về sắc điệu trữ

tình, một người là “thi sĩ của tình yêu”, một người là “thi sĩ của thương yêu”, còn

người kia là “thi sĩ của đau thương”. Người này cầm cờ nhóm “Xuân Huy”, người

kia lĩnh xướng “dòng thơ quê”, người còn lại cai trị “trường thơ loạn”” [18, tr.2].

Trong cuốn sách này, với mỗi tác giả, Chu Văn Sơn chia làm ba phần: tiểu sử, tiểu

luận và thẩm bình tác phẩm, nó đã làm cho độc giả một cái nhìn tổng quát nhất về

cuộc đời, thế giới thơ của ba tác giả Xuân Diệu, Nguyễn Bính, Hàn Mặc Tử. Với

Nguyễn Bính, Chu Văn Sơn đã đi vào khai thác về cái Tôi lỡ dở, về sự hoài niệm và

giọng điệu chân quê trong thơ Nguyễn Bính, qua đó tác giả khẳng định được vị thế

đỉnh cao của Nguyễn Bính trong làng Thơ mới Việt Nam.

Nguyễn Bính – thơ và đời (Nxb Văn hóa dân tộc, 2000) do Vũ Nam biên

soạn là tập hợp những mẫu giai thoại về Nguyễn Bính từ khi ông còn nhỏ cho đến

khi ông qua đời. Đó là những mẫu chuyện ngắn sinh động về đời sống, về những cá

tính, về sự thông minh trong ứng tác, và cả những bí mật đời tư của Nguyễn Bính…

Quyển sách này còn tập hợp những bài thơ làm nên tên tuổi của Nguyễn Bính, và

còn có những bài cảm nhận về Nguyễn Bính của một số nhà văn, nhà phê bình như

Tô Hoài, Chu Văn, Huy Vinh, … và cả những nhà thơ với những tác phẩm thơ viết

về Nguyễn Bính như Vũ Quốc Ái, Vũ Minh Am, Trần Mạnh Hảo, Nguyễn Đức

Mậu, Vũ Quần Phương,… Có thể thấy, thông qua những giai thoại và những bài

cảm nhận phần nào giúp người đọc hình dung được một bức chân dung về cuộc

sống và cá tính sáng tạo của Nguyễn Bính.

Nguyễn Đình Thu trong cuốn Nguyễn Bính – Thi sĩ giang hồ lại nghiên cứu,

nhìn nhận những nét hay, độc đáo về tác giả Nguyễn Bính ở một khía cạnh khác.

Nguyễn Đình Thu đã mang đến cho độc giả một chân dung Nguyễn Bính bằng cách

giới thiệu đan xen giữa các chi tiết đời thường và đặc điểm của tác phẩm. Cuốn sách

gồm có 10 kỳ, mỗi kỳ lại đề cập đến một vấn đề riêng nhưng có liên quan đến nhau

5

về Nguyễn Bính. Kỳ 1, giới thiệu những giai thoại cậu bé Nguyễn Bính “thần

đồng”. Kỳ 2, những năm tháng Nguyễn Bính bắt đầu khởi bước giang hồ đi khắp

đây đó. Kỳ 3, những thay đổi của Nguyễn Bính cả về cuộc sống lẫn phong cách thơ

khi len lỏi vào cuộc sống ở Hà Nội. Kỳ 4, kỳ 5, kỳ 6, kỳ 7 tác giả dành để bàn về

một số tác phẩm đánh dấu tài năng và sự nghiệp thơ ca của Nguyễn Bính, trong mỗi

tác phẩm đó tác giả lại đan xen với những mảnh chuyện có liên quan đến sự ra đời

của bài thơ. Kỳ 8, là những tháng ngày rong ruổi ở Phương Nam của Nguyễn Bính.

Kỳ 9, là cảm nhận của tác giả về bài Hành phương Nam. Kỳ cuối, là lúc Nguyễn

Bính từ bỏ dòng thơ lãng mạn cũng được tác giả ghi lại. Cuốn sách đã mang đến

cho người đọc một bức chân dung sinh động về nhà thơ tài hoa của xứ đồng quê –

Nguyễn Bính.

Cuốn sách Tác giả trong nhà trường – Nguyễn Bính do Nhà xuất bản Văn

học phát hành là sự tập hợp của khá nhiều công trình nghiên cứu về Nguyễn Bính.

Tiêu biểu có bài viết: “Tình yêu trong thơ Nguyễn Bính” của Thanh Việt; Hoài Việt

với: “Nguyễn Bính – Thi sĩ của thương yêu”; Đoàn Hương với: “Nguyễn Bính –

Thi sĩ nhà quê”, Nguyễn Quốc Túy với: “ Thi pháp dân gian trong Thơ mới Nguyễn

Bính”… mỗi bài viết có mỗi cách nhìn nhận đánh giá khác nhau về thơ Nguyễn

Bính, từ đó giúp người đọc có một cái nhìn đa diện về thế giới nghệ thuật của nhà

thơ chân quê này. Bên cạnh đó, cuốn sách cũng tập hợp một số bài viết của các tác

giả về những bài thơ hay làm nên tên tuổi và phong cách thơ của Nguyễn Bính, ví

như: Hà Minh Đức với: “Bài thơ Chân quê”, Văn Tâm với bài viết: “Về bài thơ

Tương tư của Nguyễn Bính”, Hoàng Như Mai với Lỡ bước sang ngang, Vũ Quần

Phương với Cô hái mơ... Những bài viết này đã đi sâu phân tích những cái hay

trong mỗi bài thơ, từ đó giúp cho người đọc có thể cảm được bài thơ một cách sâu

sắc hơn. Hầu hết các bài viết, các công trình nghiên cứu trên đều có chung nhận

định: Nguyễn Bính là thi sĩ “chân quê”, “tình quê”, “hồn quê”; là người đã góp phần

đánh thức “hồn dân tộc” trong mỗi người dân Việt Nam.

Cuốn sách Nguyễn Bính – Thâm Tâm do Hồ Sĩ Hiệp cùng một số giáo viên

giỏi văn sưu tầm và biên soạn là một công trình tập hợp một số bài viết nghiên cứu

6

về hai nhà thơ Nguyễn Bính và Thâm Tâm. Cuốn sách được chia làm hai phần:

Phần thứ nhất bàn về Nguyễn Bính, phần thứ hai bàn về Thâm Tâm. Nghiên cứu về

Nguyễn Bính gồm có cuộc đời, tác phẩm và các bài bình luận về phong cách thơ

Nguyễn Bính như: “Đường về chân quê của Nguyễn Bính” của Đỗ Lai Thúy, bài:

“Thông điệp Nguyễn Bính” của Nguyễn Phan Cảnh, Phạm Thị Hòa… và còn một

số bài viết về tác phẩm Tương tư và Lỡ bước sang ngang. Hầu hết các tác giả đều

khẳng định Nguyễn Bính là một nhà thơ chân quê với ngôn từ giản dị, mộc mạc

xứng đáng được xem là người có công níu giữ hồn quê của dân tộc.

Nhà nghiên cứu Hà Minh Đức trong cuốn Nguyễn Bính, thi sĩ của đồng quê

do Nxb Giáo Dục xuất bản năm 1998 đã nhìn nhận thơ Nguyễn Bính một cách rất

sâu sắc và toàn diện. Ông đã chỉ ra cho chúng ta thấy được hình ảnh của một vùng

quê ngập tràn trong thơ Nguyễn Bính: “Quê mẹ là vùng đất của nhiều trái cây và

nhiều loài hoa: hoa lan nhiều loại, hoa huệ, hoa cúc, hoa tử tiêu, hoa hồng

quế…Mặt nước và ao ngòi, luôn có hoa sen, hoa súng, hoa ấu và hoa trang…Những

vòng bờ ao um tùm những cây dâu quả thẫm, chen những gốc cam yên, sắn, ổi, táo,

chay, nhãn, vải… Trước cửa nhà thấp thoáng những giàn đỗ ván, giàn nho, giàn

thiên lý hoa vàng riêng biệt.” [4, tr.133]. Rồi đến cả những tình cảm của con người

nơi ấy, từ tình cảm gia đình, láng giềng đến tình cảm nam nữ cũng mộc mạc, giản dị

và rất chân quê.

Trong cuốn Thi nhân Việt Nam, xuất bản năm 1942 của nhà phê bình văn

học nổi tiếng Hoài Thanh, ông đã nhận định: “Nguyễn Bính vẫn còn giữ được bản

chất nhà quê nhiều lắm. Và thơ Nguyễn Bính đã đánh thức người nhà quê ẩn náu

trong ta. Ta bỗng thấy vườn cau, bụi chuối là hoàn cảnh tự nhiên của ta và những

tính tình đơn giản của dân quê là những tính tình căn bản của ta” [20, tr.371]. Chỉ

trong vài câu nhận định nhưng tác giả đã khẳng định được chất chân quê trong thơ

Nguyễn Bính, đồng thời đã khẳng định được ảnh hưởng của Nguyễn Bính đối với

độc giả.

Vương Trí Nhàn với công trình nghiên cứu về Nguyễn Bính mang tên Cánh

bướm và đóa hướng dương do Nxb Phụ nữ xuất bản năm 2006 đã có một hướng đi

7

khác trong việc nghiên cứu về Nguyễn Bính. Tác giả nhìn nhận thơ Nguyễn Bính

qua việc tìm hiểu cuộc đời và con người của nhà thơ.

Đoàn Thị Đặng Hương với bài viết “Nguyễn Bính nhà thơ chân quê” in trong

cuốn Nhìn lại một cuộc cách mạng trong thi ca, Nxb Giáo dục, năm 1993, đã khẳng

định Nguyễn Bính là nhà thơ chân quê qua việc tìm hiểu sâu về thi pháp thơ của

Nguyễn Bính. Tác giả cho rằng, Nguyễn Bính không những tiếp nhận rất sâu sắc và

tinh tế những thi pháp văn học dân gian mà Nguyễn Bính đã sáng tạo và mở rộng

hơn một bước so với văn học dân gian để phù hợp với thơ mới hiện đại, đồng thời

bản thân nhà thơ đã tiếp nhận và phát triển thi pháp và tư duy của các nhà thơ trên

thi đàn Thơ mới.

Trong bài viết “Đóng góp của thơ Nguyễn Bính” đăng trên báo Giáo viên

nhân dân, số đặc biệt, tháng 7/1969 của Vũ Quần Phương, tác giả đã đưa ra những

nhận định khá sâu sắc và toàn diện về hồn thơ Nguyễn Bính. Vũ Quần Phương đã

làm rõ hơn một bước về thơ Nguyễn Bính. “Đó là hồn của làng mạc quê hương,

vườn cau mái rạ.” [16, tr.235] Nguyễn Bính ca ngợi vẻ đẹp chân quê hết mực với

cảm xúc yêu thương của một con người xa quê. Ông miêu tả quê hương thật sắc sảo

và tinh tế, đẹp và trong sáng cả cảnh quê lẫn tình quê: “Đời sống như ngưng đọng

lại sau lũy tre xanh. Tâm tình con người được quy định bằng nền kinh tế tiểu nông

khép kín. Những cô gái chăn tằm dệt vải chỉ đi từ khung cửi đến nương dâu và cô

gái lái đò thì cũng chỉ quen với một khúc sông một cái bến. Chỉ đêm hội làng là dịp

tụ hội của trai thôn nọ gái thôn kia. Những mối tình quê nảy nở bao nhiêu vui buồn

mơ ước, nhớ mong, đau khổ xôn xao lên nhưng vẫn xôn xao trong sự tĩnh lặng cố

hữu của quê hương. Ngòi bút Nguyễn Bính có biệt tài diễn tả những mối tình quê

thơ và mộng ấy.” [16, tr.236]. Vũ Quần Phương đã phân tích thơ Nguyễn Bính ở cả

góc độ thi pháp. Thi pháp thơ Nguyễn Bính mang đậm tính dân gian bởi nhà thơ

sáng tác phần lớn những tác phẩm của mình bằng thể thơ lục bát truyền thống của

dân tộc cùng với những ngôn ngữ rất trong sáng, mộc mạc của người nhà quê.

Bên cạnh đó có rất nhiều bài viết về Nguyễn Bính trên các trang báo điện tử.

Lại Nguyên Ân với bài viết “Nguyễn Bính và tuần báo Trăm hoa”(1955-1957) trên

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!