Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nâng cao trách nhiệm xã hội trong việc sử dụng lao động tại Nhà khách Tỉnh ủy Bình Định
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC QUY NHƠN
---------------
NGUYỄN HỮU HUY
ĐỀ TÀI: NÂNG CAO TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI TRONG
VIỆC SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TẠI NHÀ KHÁCH TỈNH ỦY
BÌNH ĐỊNH
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH
Bình Định – Năm 2021
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC QUY NHƠN
---------------
NGUYỄN HỮU HUY
ĐỀ TÀI: NÂNG CAO TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI TRONG
VIỆC SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TẠI NHÀ KHÁCH TỈNH ỦY
BÌNH ĐỊNH
Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh
Mã số : 8340101
Người hướng dẫn: PGS. TS. ĐỖ THỊ THANH VINH
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ................................................................... 3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu................................................................ 5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 5
5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 6
6. Những đóng góp của luận văn ...................................................................... 6
7. Kết cấu luận văn............................................................................................ 6
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI
CỦA DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG
1.1. Khái niệm về trách nhiệm xã hội doanh nghiệp ................................... 7
1.1.1. Khái niệm người lao động....................................................................... 7
1.1.2. Khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSP)......................... 7
1.1.3. Khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với người lao động.. 10
1.2. Các tiêu chuẩn liên quan đến TNXH doanh nghiệp đối với người lao
động ................................................................................................................ 11
1.2.1. Bộ quy tắc ứng xử BSCI....................................................................... 13
1.2.2. Tiêu chuẩn SA 8000.............................................................................. 16
1.2.3. Tiêu chuẩn ISO 26000 .......................................................................... 17
1.3. Nội dung trách nhiệm xã hội doanh nghiệp đối với người lao động....... 20
1.3.1. Việc làm và các mối quan hệ việc làm..................................................... 20
1.3.1.1. Mô tả vấn đề....................................................................................... 20
1.3.1.2. Hành động và mong đợi liên quan..................................................... 21
1.3.2. Điều kiện làm việc và bảo trợ xã hội .................................................... 23
1.3.2.1. Mô tả vấn đề....................................................................................... 23
1.3.2.2. Hành động và mong đợi liên quan..................................................... 23
1.3.3. Đối thoại xã hội..................................................................................... 25
1.2.3.1. Mô tả vấn đề....................................................................................... 25
1.2.3.2. Hành động và mong đợi liên quan..................................................... 25
1.2.4. Sức khỏe và an toàn tại nơi làm việc .................................................... 28
1.3.4.1. Mô tả vấn đề....................................................................................... 28
1.3.4.2. Hành động và mong đợi liên quan..................................................... 28
1.3.5. Phát triển và đào tạo con người tại nơi làm việc................................... 30
1.3.5.1. Mô tả vấn đề....................................................................................... 30
1.3.5.2. Hành động và mong đợi liên quan..................................................... 30
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến trách nhiệm xã hội doanh nghiệp đối với
người lao động ............................................................................................... 31
1.4.1. Pháp luật liên quan đến thực hiện trách nhiệm xã hội đối với người lao
động................................................................................................................. 31
1.4.2. Nhận thức của lãnh đạo về trách nhiệm xã hội đối với người lao động31
1.4.3. Văn hóa tổ chức..................................................................................... 32
1.4.4. Tổ chức đoàn thể................................................................................... 32
1.4.5. Nguồn lực tài chính của tổ chức ........................................................... 33
1.5. Tóm tắt chương 1 ..................................................................................... 33
Chương 2: THỰC TRẠNG VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI TRONG
VIỆC SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TẠI NHÀ KHÁCH TỈNH ỦY
BÌNH ĐỊNH
2.1. Giới thiệu về Nhà khách Tỉnh ủy Bình Định....................................... 35
2.2. Khái quát về lực lượng lao động tại Nhà khách Tỉnh ủy Bình Định...... 41
2.3. Thực trạng về trách nhiệm xã hội trong việc sử dụng lao động tại
Nhà khách Tỉnh ủy Bình Định..................................................................... 46
2.3.1. Thang đo đánh giá TNXH trong sử dụng lao động .............................. 46
2.3.2. Đối tượng khảo sát ................................................................................ 46
2.3.3. Quy trình thu thập dữ liệu ..................................................................... 50
2.3.4. Phương pháp đánh giá........................................................................... 50
2.3.5. Kết quả đánh giá.................................................................................... 51
2.3.5.1. Việc làm và các mối quan hệ việc làm............................................... 52
2.3.5.2. Điều kiện làm việc và bảo trợ xã hội ................................................. 53
2.3.5.3. Đối thoại xã hội ................................................................................. 55
2.3.5.4. Sức khỏe và an toàn tại nơi làm việc ................................................. 56
2.3.5.5. Phát triển và đào tạo con người tại nơi làm việc .............................. 58
2.4. Đánh giá chung về trách nhiệm xã hội trong việc sử dụng lao động tại
Nhà khách Tỉnh Ủy Bình Định .................................................................... 62
2.4.1. Những thành tựu đạt được..................................................................... 62
2.4.2. Một số hạn chế và nguyên nhân............................................................ 64
2.5. Tóm tắt chương 2 ................................................................................... 66
Chương 3: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI
TRONG VIỆC SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TẠI NHÀ KHÁCH TỈNH ỦY
BÌNH ĐỊNH
3.1. Định hướng phát triển của Nhà khách Tỉnh Ủy Bình Định............... 67
3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao trách nhiệm xã hội trong việc sử
dụng lao động tại Nhà khách Tỉnh Ủy Bình Định ..................................... 69
3.3. Tóm tắt chương 3 ................................................................................... 74
Kết luận .......................................................................................................... 75
Danh mục tài liệu tham khảo ....................................................................... 77
Phụ lục............................................................................................................ 82
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
STT Tên viết tắt Tên đầy đủ
01 CSR Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp
02 DN Doanh nghiệp
03 DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa
04 EU Liên minh châu Âu
05 ILO Tổ chức Lao động Quốc tế
06 ISO Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế
07 NLĐ Người lao động
08 OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế
09 TNXH Trách nhiệm xã hội
10 UBND Ủy ban nhân dân
11 WB Ngân hàng Thế giới
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Tiêu đề ......................................................................................................Trang
Bảng 1.1 Các nội dung chính của ISO 26000 .................................................... 18
Bảng 2.1. Danh hiệu thi đua Nhà khách Tỉnh ủy Bình Định đã đạt được trong
giai đoạn 2015-2019........................................................................................ 39
Bảng 2.2. Hình thức khen thưởng Nhà khách Tỉnh ủy Bình Định đã đạt được
trong giai đoạn 2015-2019 .............................................................................. 40
Bảng 2.3. Cơ cấu lao động của Nhà khách Tỉnh ủy Bình Định qua các năm. 42
Bảng 2.4. Tình hình lực lượng lao động tại Nhà khách Tỉnh Ủy Bình Định . 42
Bảng 2.5. Tình hình lực lượng lao động tại Nhà khách Tỉnh Ủy Bình Định . 45
Bảng 2.6. Cơ cấu lao động theo trình độ tại Nhà khách Tỉnh Ủy Bình Định. 46
Bảng 2.7. Thống kê đối tượng khảo sát theo từng tiêu chí............................. 49
Bảng 2.8. Thống kê kết quả đánh giá của người lao động về Việc làm và các
mối quan hệ việc làm tại Nhà khách Tỉnh Ủy Bình Định .............................. 53
Bảng 2.9. Thống kê kết quả đánh giá của người lao động về Điều kiện làm
việc và bảo trợ xã hội tại Nhà khách Tỉnh Ủy Bình Định .............................. 54
Bảng 2.10. Thống kê kết quả đánh giá của người lao động về Đối thoại xã hội
tại Nhà khách Tỉnh Ủy Bình Định .................................................................. 56
Bảng 2.11. Thống kê kết quả đánh giá của người lao động về Sức khỏe và an
toàn tại nơi làm việc tại Nhà khách Tỉnh Ủy Bình Định ................................ 58
Bảng 2.12. Thống kê kết quả đánh giá của người lao động về Phát triển và
đào tạo con người tại nơi làm việc tại Nhà khách Tỉnh Ủy Bình Định .......... 60
DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ
Tiêu đề ......................................................................................................Trang
Hình 1.1. Mô hình kim tự tháp TNXH ............................................................. 7
Biểu đồ 2.1. Lực lượng lao động tại Nhà khách Tỉnh Ủy Bình Định giai đoạn
2015-2019........................................................................................................ 41
Biểu đồ 2.2. Tỷ trọng biên chế và hợp đồng lao động tại Nhà khách Tỉnh Ủy
Bình Định giai đoạn 2015-2019...................................................................... 43
Biểu đồ 2.3. Tỷ trọng lao động gián tiếp và trực tiếp tại Nhà khách Tỉnh Ủy
Bình Định giai đoạn 2015-2019...................................................................... 43
Biểu đồ 2.4. Lao động theo giới tính tại Nhà khách Tỉnh Ủy Bình Định giai
đoạn 2015-2019............................................................................................... 44
Biểu đồ 2.5. Thống kê về giá trị trung bình của các nhóm yếu tố đánh giá việc
thực hiện xã hội trong việc sử dụng lao động tại Nhà khách Tỉnh Ủy Bình
Định................................................................................................................. 51
Biểu đồ 2.6. Thống kê về kết quả đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến việc
thực hiện trách nhiệm xã hội trong việc sử dụng lao động tại Nhà khách Tỉnh
Ủy Bình Định .................................................................................................. 62
-1-
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Khi điều kiện sống ngày càng được cải thiện thì người tiêu dùng không
còn quá quan tâm đến vấn đề giá cả của sản phẩm mà xu hướng của họ là tập
trung vào chất lượng cũng như các tiêu chuẩn về điều kiện sản xuất như: thân
thiện với môi trường, an toàn đối với NLĐ,.. Hay nói cách khác, ngày càng
nhiều người tiêu dùng quan tâm hơn đến trách nhiệm xã hội doanh nghiệp
(Corporate Social Responsibility-CSR) khi vấn đề tuân thủ các chuẩn mực
đạo đức trong sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp được xem như là một
phần bắt buộc đối với mỗi sản phẩm được bán ra.
Các nghiên cứu về mặt lý luận hay thực nghiệm về trách nhiệm xã hội của
doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ từ những năm 1950, đặc biệt khi Bowen
công bố cuốn sách đầu tiên mang tên “Social Responsibilitiy of Businessman”
vào năm 1953 [26] đã tạo ra một làn sóng mới trong cách nhìn nhận không chỉ
đối với người tiêu dùng mà cả đối với doanh nghiệp cũng như chính phủ ở các
quốc gia khác nhau. Trong đó, việc cần nâng trách nhiệm xã hội của doanh
nghiệp đối với NLĐ giữ một vai trò rất quan trọng, bởi lẽ việc thực hiện đầy đủ
trách nhiệm của doanh nghiệp đối với NLĐ sẽ góp phần thu hút nguồn nhân
lực chất lượng cao, tăng năng suất lao động, từ đó giúp giảm chi phí, làm gia
tăng lợi ích cho doanh nghiệp nói riêng và cho toàn xã hội nói chung.
Đối với Việt Nam, trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng,
các doanh nghiệp Việt Nam bên cạnh phải tôn trọng và tuân thủ luật pháp
Quốc tế trong cạnh tranh thì cũng cần quan tâm nhiều hơn đến vấn đề CSR.
Đặc biệt, việc thực hiện đầy đủ CSR đối với NLĐ hiện đang trở thành một
trong những tiêu chí quan trọng trong các chuẩn mực cần đánh giá để hàng
hoá được phép tiêu thụ trên thị trường quốc tế.
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, hiện nay du lịch là một trong những
ngành tạo việc làm lớn nhất không chỉ trên thế giới mà còn tại Việt Nam, đặc