Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH TRONG HOẠT ĐỘNG THU HÚT VỐN NGOẠI TỆ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA THƯƠNG MẠI & KINH TẾ QUỐC TẾ
------------o0o-------------
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT
NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH TRONG HOẠT ĐỘNG THU HÚT
VỐN NGOẠI TỆ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI
THƯƠNG VIỆT NAM
Hà nội, 05/2009
Giáo viên hướng dẫn
Sinh viên thực hiện
TS.Tạ Văn Lợi
NGUYỄN THỊ LAN
Chuyên ngành
Lớp
Khoá
hệ
Kinh doanh quốc tế
Kinh doanh quốc tế A
47
Chính quy
LỜI CAM ĐOAN
Sinh viên: Nguyễn Thị Lan
Lớp: KDQT 47A
Em xin cam đoan đề tài “Nâng cao sức cạnh tranh trong hoạt động thu hút vốn
ngoại tệ của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam” là do em tự tìm tài
liệu và tự viết dưới sự hướng dẫn của TS.Tạ Văn Lợi, chị Lê Thu Phương –
phòng thanh toán xuất khẩu Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt
Nam.
Sinh viên
Nguyễn Thị Lan
Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT CÁC TỪ VIẾT TẮT TÊN ĐẦY ĐỦ
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
CNTT
DN
DTXK
NH
NHNN
NHTM
NHTMCP
NHTW
TCTC
TCTD
TNHH
TTQT
TW
QHKH
QLRR
VCB
XHCN
Công nghệ thông tin
Doanh nghiệp
Doanh thu xuất khẩu
Ngân hàng
Ngân hàng Nhà Nước
Ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại cổ phần
Ngân hàng Trung ương
Tổ chức tài chính
Tổ chức tín dụng
Trách nhiệm hữu hạn
Thanh toán quốc tế
Trung ương
Quan hệ khách hàng
Quản lý rủi ro
Vietcombank
Xã hội chủ nghĩa
Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368
DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH
STT TÊN CÁC BẢNG, HÌNH
Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368
1 Hình 1.1: Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của M.Porter
2 Hinh 2.1: Mô hình cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt
Nam
3 Hình 2.2: DTXK của VCB từ năm 2004-2008
4 Hình 2.3: Tốc độ tăng trưởng DTXK và tốc độ tăng thị phần so với toàn ngành
của VCB từ năm 2004-2008
5 Hình 2.4: Tăng trưởng xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam từ năm 2003-2007
6 Hinh 2.5: Tốc độ tăng trưởng vốn huy động bằng tiền gửi tiết kiệm ngoại tệ từ
năm 2004-2008 của VCB
7 Hình 2.6: Doanh số mua bán ngoại tệ từ 2004-2008 của VCB
8 Hình 2.7: Doanh số thu hút kiều hối của một số Ngân hàng năm 2008
9 Hình 2.8: Giá USD bán ra theo niêm yết của các ngân hàng thương mại từ đầu
năm 2008
10 Hình 2.9: Cơ cấu lao động theo trình độ của VCB
11 Hình 2.10: Biểu đồ số lượng chi nhánh và phòng giao dịch trong nước
của VCB qua các năm
12 Bảng 2.1: Chương trình khuyến mại của dịch vụ MoneyGram
13 Hình 2.11: Biểu đồ cơ cấu vốn huy động Ngoại tệ/VNĐ của VCB từ năm 2004-
2008
14 Hình 2.12: Vốn ngoại tệ của VCB từ năm 2004-2008
15 Bảng 2.2: Vốn ngoại tệ của một số ngân hàng từ năm 2005-2008
16 Hình 2.13: Biểu thị phần vốn ngoại tệ của một số ngân hàng năm 2008
Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế đặc biệt sau khi gia nhập tổ chức
thương mại thế giới (WTO), nước ta đã có những bước phát triển mạnh mẽ, đạt
được những thành tựu to lớn về kinh tế. Trong đó phải kể đến kim ngạch xuất
Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368
nhập khẩu tăng một cách đáng kể, tham gia vào sân chơi chung các DN của ta
có nhiều điều kiện thuận lợi để tiếp cận với các thị trường lớn như Mỹ, EU.
Đồng hành cùng DN trong hoạt động xuất nhập là hệ thống ngân hàng thương
mại với vai trò là trung gian tài chính thực hiện các hoạt động thanh toán quốc
tế. Một trong những phương tiện thanh toán không thể thiếu trong hoạt động
thanh toán quốc tế là ngoại tệ. Thực tế cho thấy trong thời gian vừa qua các ngân
hàng thương mại của chúng ta “khát” USD để đáp ứng nhu cầu thanh toán, do
ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới và suy thoái kinh tế nên các
ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động thu hút vốn ngoại tệ. Vì vậy
rất nhiều ngân hàng đã thực hiện cuộc “chạy đua” lãi suất, gây nên sức ép cạnh
tranh ngày càng lớn. Là một trong những ngân hàng thương mại lớn hàng đầu
Việt Nam, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCB) cũng đang đứng
trước sức ép cạnh tranh trong hoạt động thu hút vốn ngoại tệ. Trong thời gian
thực tập vừa qua, được thực tập tại Sở Giao Dịch Ngân hàng TMCP Ngoại
thương Việt Nam là cơ hội tốt để em trau dồi cũng như nắm bắt những kiến thức
thực tiễn, tiếp xúc với môi trường làm việc thực tế. Em thấy vốn ngoại tệ là một
trong những phương tiện không thể thiếu trong thanh toán quốc tế của mỗi ngân
hàng và ngân hàng nào thu hút được lượng ngoại tệ lớn sẽ có lợi thế trong việc
thu hút các khách hàng sử dụng các dịch vụ của mình. Vì vậy em đã chọn đề tài
“ Nâng cao sức cạnh tranh trong hoạt động thu hút vốn ngoại của Ngân hàng
TMCP Ngoại thương Việt Nam”
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
• Đối tượng:
Nâng cao sức cạnh tranh trong hoạt động thu hút vốn ngoại tệ của Ngân
hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
• Phạm vi nghiên cứu:
Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368
Không gian: Nghiên cứu nâng cao sức cạnh tranh trong hoạt động
thu hút vốn ngoại tệ đối với riêng Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.
Thời gian: Từ năm 2005 đến nay
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
• Mục đích nghiên cứu đề tài:
Đánh giá thực trạng về sức cạnh tranh và đề xuất một số giải pháp
để nâng cao sức cạnh tranh trong hoạt động thu hút vốn ngoại tệ của Ngân hàng
TMCP Ngoại thương Việt Nam.
• Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài:
Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về sức cạnh tranh và việc cần
thiết phải nâng cao sức cạnh tranh trong hoạt động thu hút vốn ngoại tệ của
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.
Nghiên cứu và phân tích thực trạng sức cạnh tranh trong hoạt động
thu hút vống ngoại tệ của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam trong thời
gian qua
Rút ra những ưu điểm, tồn tại trong việc nâng cao sức cạnh tranh
trong hoạt động thu hút vốn ngoại tệ của VCB
Phân tích các nguyên nhân của những tồn tại và đề xuất một số giải
pháp và kiến nghị để nhằm nâng cao sức cạnh tranh trong hoạt động thu hút vốn
ngoại tệ.
4. Kết cấu của đề tài
Đề tài gồm 3 chương:
• Chương I: Cơ sở lý luận chung về sức cạnh tranh và sự cần thiết phải
nâng cao sức cạnh tranh trong hoạt động thu hút vốn ngoại tệ ở Ngân hàng
TMCP Ngoại thương Việt Nam
Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368
• Chương II: Thực trạng sức cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Ngoại
thương Việt Nam trong hoạt động thu hút vốn ngoại tệ
• Chương III: Một số giải pháp nâng cao sức cạnh tranh trong hoạt động thu
hút vốn ngoại tệ của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ SỨC CẠNH TRANH VÀ SỰ
CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH TRONG HOẠT
ĐỘNG THU HÚT VỐN NGOẠI TỆ CỦA NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI
THƯƠNG VIỆT NAM
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CẠNH TRANH
1.1.1. Khái niệm cạnh tranh
Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368
Có thể nói, cạnh tranh chỉ xuất hiện trong nền kinh tế thị trường. Ngày
nay, có lẽ không ai còn nghi ngờ về sự phát triển tất yếu của nền kinh tế thị
trường ở nước ta. Vì vậy, cạnh tranh đã được nhìn nhận như một động lực thúc
đẩy phát triển nền kinh tế. Cạnh tranh cũng chỉ diễn ra khi được pháp luật thừa
nhận và bảo hộ tính đa dạng của các loại hình sở hữu, khi có tự do hóa thương
mại và theo đó là tự do kinh doanh và quyền tự chủ của các cá nhân được thừa
nhận và đảm bảo. Cạnh tranh chỉ xuất hiện khi không có độc quyền dưới bất kỳ
hình thức nào. Tất cả những tiền đề đó đã hình thành ở nước ta từ khi chuyển
sang cơ chế thị trường và từ khi Đảng và Nhà nước ta chủ trương thúc đẩy kinh
tế phát triển.
Có thể có nhiều định nghĩa khác nhau về cạnh tranh, song nhìn chung
cạnh tranh là sự ganh đua hay chạy đua giữa các thành viên trong một thị trường
hàng hóa, sản phẩm cụ thể nhằm mục đích lôi kéo về phía mình ngày càng nhiều
khách hàng, thị trường và thị phần của một thị trường. Như vậy, về phương diện
kinh tế, cạnh tranh được hình thành trên cơ sở của tiền đề đó là có sự hiện diện
của các thành viên, có cuộc chạy đua vì mục tiêu kinh tế giữa các thành viên và
chúng đều diễn ra trên cùng một thị trường hàng hóa cụ thể.
Nhìn chung các khái niệm về cạnh tranh của các nhà kinh tế học tuy được
diễn đạt khác nhau, song đều có chung hai khía cạnh là khả năng chiếm lĩnh thị
trường và tạo ra lợi nhuận.
Nguyên nhân của cạnh tranh: Theo quan điểm kinh tế chính trị học, cạnh
tranh là một quy luật kinh tế của sản xuất hàng hóa không phụ thuộc vào ý muốn
của con người. Xuất phát từ điều kiện sản xuất khác nhau như: trang thiết bị kỹ
thuật, trình độ chuyên môn, bí quyết công nghệ, điều kiện nguyên vật liệu… dẫn
đến chi phí lao động cá biệt khác nhau, kết quả là có người lãi nhiều, có người
lãi ít, thậm chí thua lỗ, phá sản. Để giành lấy những điều kiện thuận lợi trong
kinh doanh, họ buộc phải cạnh tranh. Hơn nữa những điều kiện trong sản xuất
và tiêu thụ sản phẩm thường xuyên bị biến động nên quá trình này tiếp diễn liên
tục, tạo thành quy luật kinh tế. Quy luật này sinh ra khách quan và luôn tồn tại
trong mọi nền kinh tế thị trường. Một nền kinh tế lành mạnh thì không thể thiếu
Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368