Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nâng cao sức cạnh tranh của công ty nước giải khát saigon tribeco
MIỄN PHÍ
Số trang
105
Kích thước
508.5 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1583

Nâng cao sức cạnh tranh của công ty nước giải khát saigon tribeco

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Trang 1

MỞ ĐẦU.

1. Sự cần thiết của đề tài.

Trong tình hình hiện nay, nền kinh tế nước ta đang phát triển theo hướng

kinh tế thị trường, mở cửa và tham gia hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới.

Tiến trình thực hiện chiến lược phát triển kinh tế – xã hội ở Việt Nam đã, đang và sẽ

đặt nền kinh tế nước ta nói chung và các doanh nghiệp nói riêng đối diện với những

thách thức trước tình hình cạnh tranh khốc liệt nhằm giành lấy thị phần và khách

hàng ngay cả trong phạm vi không gian của thị trường nội địa cũng như ở thị trường

thế giới.

Trước những thách thức đó, doanh nghiệp phải thực hiện những hoạt động,

chiến lược như thế nào để củng cố và không ngừng nâng cao sức cạnh tranh của

mình, từ đó doanh nghiệp có thể tồn tại, phát triển và đóng góp cho sự phát triển

chung của đất nước.

Xuất phát từ những quan điểm trên, việc nghiên cứu sức cạnh tranh và đề

xuất một số giải pháp thiết thực nhằm nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp

trong bối cảnh cạnh tranh dưới điều kiện hội nhập kinh tế thế giới hiện nay là một

yêu cầu cấp bách và hết sức cần thiết.

Với mong muốn có thể đóng góp một phần nhỏ cho việc phát triển của doanh

nghiệp trong điều kiện cạnh tranh, tác giả chọn đề tài “Nâng cao sức cạnh tranh của

công ty nước giải khát Saigon – TRIBECO” làm đề tài nghiên cứu.

2. Mục đích nghiên cứu.

Trên cơ sở nhận thức về lý luận sức cạnh tranh của doanh nghiệp để tiến

hành phân tích và đánh giá sức cạnh tranh hiện tại của Tribeco, chỉ ra những ưu

điểm, những hạn chế tồn tại, những nguyên nhân của thực trạng đó và với xu thế

phát triển của thị trươøng cùng quá trình đổi mới của TRIBECO, đề tài đề xuất các

giải pháp có cân nhắc tính đồng bộ và khả thi, nhằm phát triển sức cạnh tranh của

Tribeco trong những năm 2003 đến năm 2010 và những năm tiếp theo.

3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu.

Trang 2

Đề tài nghiên cứu các yếu tố tạo lập sức cạnh tranh của doanh nghiệp, bao

gồm những yếu tố nội tại, môi trường và thị trường, để đưa ra các giải pháp nhằm

vận hành liên hoàn và đồng bộ các yếu tố này trong điều kiện thực tiển và xu thế

phát triển của TRIBECO.

Những giải pháp đề xuất có giá trị và hiệu lực cho đến năm 2010 và tập trung

phát triển sức cạnh tranh của TRIBECO chủ yếu trên thị trường nội địa (trọng điểm

là khu vực thành phố Hồ Chí Minh và khu vực phía Nam) với các sản phẩm sản

xuất kinh doanh chính là: nước giải khát có gas, không gas...

4. Tình hình nghiên cứu đề tài trong và ngoài nước.

* Ở ngoài nước: Đã có những sách chuyên khảo, tài liệu, những công trình

nghiên cứu chuyên biệt về chiến lược cạnh tranh và một số những yếu tố tạo lập sức

cạnh tranh của các hãng, các tập đoàn, nhưng chưa có một công trình nào nghiên

cứu chi tiết và cụ thể về sức cạnh tranh của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nước

giải khát, thuộc nhóm có qui mô vừa và nhỏ.

* Ở trong nước: Đã có nhiều nhà khoa học nghiên cứu và các công trình

nghiên cứu đó được đăng tải dưới dạng sách giáo khoa, đề tài nghiên cứu khoa học

các cấp, hoặc các bài viết chuyên đề về cạnh tranh, yếu tố tạo lập sức cạnh tranh, vị

thế cạnh tranh của ngành, nhóm, loại hàng…, tiêu biểu là các nhà nghiên cứu của

Bộ Công Nghiệp Nhẹ, Bộ Thương Mại, Bộ Khoa Học Công Nghệ, Sở Khoa Học

Công Nghệ Hà Nội, Tp.Hồ Chí Minh, Trường Đại Học Thương Mại, Trường Đại

Học Kinh tế Quốc Dân Hà Nội, trường Đại Học Bách Khoa và Đại Học Kinh tế

Tp.Hồ Chí Minh …, nhưng theo chúng tôi, cũng chưa có công trình nào nghiên cứu

trực diện với thị trường nước giải khát trong nước và với công ty nước giải khát Sài

Gòn – Tribeco.

5. Phương pháp nghiên cứu.

Đề tài lựa chọn phương pháp tiếp cận hệ thống lôgic và lịch sử, trên quan

điểm tiếp tục quá trình đổi mới và phát triển doanh nghiệp trong tiến trình công

nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế của Đảng và Nhà nước ta làm phương

pháp luận và phương pháp tư tưởng của đề tài.

Trang 3

Các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phân tích, so sánh, tổng hợp, mô

hình hóa, sơ đồ hóa, trắc nghiệm, phỏng vấn… sẽ được lựa chọn và vận dụng thích

ứng với từng nội dung cụ thể của đề tài.

6. Kết cấu luận văn.

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được soạn trong 111 trang, 22bảng

và 4 hình. Luận văn được kết cấu qua 3 chương:

* Chương 1: Cơ sở lý luận về sức cạnh tranh của doanh nghiệp.

* Chương 2: Thực trạng sức cạnh tranh của công ty nước giải khát Sài Gòn –

TRIBECO.

* Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh của công ty nước giải

khát Sài Gòn –TRIBECO.

Trang 4

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỨC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP.

1.1 – Sự cần thiết phải nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp.

Trong nền kinh tế thị trường, sức cạnh tranh quyết định sự thành bại, thậm

chí sự sống còn của doanh nghiệp. Vì vậy, mỗi doanh nghiệp phải tự tìm cho mình

những chiến lược cạnh tranh phù hợp, bao gồm các biện pháp nâng cao sức cạnh

tranh để vươn tới một vị thế mà nơi đó doanh nghiệp có thể đủ khả năng chống chọi

với những tác động và tác động lại các lực lượng cạnh tranh khác một cách có hiệu

quả.

Việc nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành góp phần

nâng cao sức cạnh tranh của toàn ngành. Tương tự, việc nâng cao sức cạnh tranh

của nhiều ngành trong một quốc gia cũng góp phần làm nâng cao sức cạnh tranh

của một quốc gia.

Cạnh tranh trên thương trường không phải là diệt đối thủ của mình mà động

lực chủ yếu là phải mang lại cho khách hàng những giá trị gia tăng cao hơn hoặc

mới lạ hơn để khách hàng lựa chọn mình chứ không phải là đối thủ cạnh tranh.

Cạnh tranh là động lực để phát triển, chỉ có những doanh nghiệp với những sản

phẩm tốt, bền, rẽ, đẹp và có kết quả tốt trong hoạt động sản xuất – kinh doanh của

mình mới tồn tại được trên thị trường và mang lại những hiệu quả hết sức thiết thực

cho xã hội, thỏa mãn nhu cầu cho người tiêu dùng. Chính vì vậy, cạnh tranh có vai

trò hết sức quan trọng trong mỗi sản phẩm, mỗi doanh nghiệp và trong mỗi quốc

gia. Do đó, nâng cao sức cạnh tranh trong mỗi doanh nghiệp là một vấn đề vô cùng

cần thiết và là một tất yếu khách quan trong nền kinh tế thị trường.

1.2 – Khái niệm và những yếu tố tạo lập sức cạnh tranh của doanh nghiệp.

1.2.1 – Khái niệm sức cạnh tranh của doanh nghiệp.

Cạnh tranh là một khái niệm được sử dụng trong nhiều lĩnh vực/cấp độ khác

nhau, nhưng không được định nghĩa rõ ràng cụ thể. Ở cấp ngành/doanh nghiệp,

Trang 5

cạnh tranh có thể được hiểu là sự tranh đua giữa các doanh nghiệp trong việc giành

một nhân tố sản xuất hay khách hàng để tồn tại và nâng cao vị thế của mình trên thị

trường để thu lợi nhuận cao.

Khái niệm trên cho thấy các điều kiện để xuất hiện cạnh tranh ở cấp độ vi mô

là:

- Tồn tại một thị trường.

- Có ít nhất hai thành viên bên cung hay bên cầu

- Mức độ đạt mục tiêu của thành viên này sẻ ảnh hưởng đến mức độ đạt mục

tiêu của các thành viên khác

Cạnh tranh là một trong những đặc trưng cơ bản và là động lực phát triển nền

kinh tế thị trường. Không có cạnh tranh thì không có kinh tế thị trường. Cạnh tranh

trong nền kinh tế thị trường là một cuộc đua không dứt, không bị gián đoạn về thời

gian. Trong kinh tế thị trường, để tồn tại và phát triển các doanh nghiệp phải nổ lực

đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng thông qua các biện pháp như cải tiến chất

lượng, phương thức bán hàng… đồng thời tiết kiệm chi phí nhằm đạt lợi nhuận cao.

Vì doanh nghiệp nào cũng muốn bán được nhiều hơn, thu lợi nhiều hơn nên phải

tranh đua với nhau. Như vậy, cạnh tranh là tất yếu của nền kinh tế thị trường

Cạnh tranh có thể đưa lại lợi ích cho người này và thiệt hại cho người khác

nhưng xét dưới góc độ toàn xã hội, cạnh tranh luôn có tác động tích cực như sản

phẩm tốt hơn, giá rẻ hơn, dịch vụ tốt hơn,… Giống như qui luật sinh tồn và đào thải

trong tự nhiên của Darwin, quy luật cạnh tranh loại những thành viên yếu kém

khỏi thị trường, duy trì và phát triển những thành viên tốt nhất. Cạnh tranh còn giúp

thị trường hoạt động có hiệu quả nhờ việc phân bổ hợp lý các nguồn lực có hạn.

Đây chính là động lực của nền kinh tế vì nó buộc các đối thủ tham gia cạnh tranh

phải cải tiến kỹ thuật, nâng cao chất lượng, hạ giá thành, tạo ra giá trị tăng thêm cho

sản phẩm… nhằm thu hút khách hàng, chiếm lĩnh thị trường để đạt lợi nhuận cao.

Tuy nhiên, cạnh tranh cũng có những tiêu cực như cạnh tranh thiếu sự kiểm soát,

cạnh tranh không lành mạnh dẩn đến phát triển sản xuất tràn lan, lộn xộn, tình trạng

“cá lớn nuốt cá bé” và làm thiệt hại quyền lợi của người tiêu dùng.

Trang 6

Thuật ngữ “Sức cạnh tranh” dù được sử dụng rộng rãi nhưng chưa có một khái

niệm rõ ràng cũng như cách thức đo lường sức cạnh tranh ở cấp độ quốc gia lẫn cấp

ngành/ doanh nghiệp.

Theo quan điểm tân cổ điển dựa trên lý thuyết thương mại truyền thống thì

sức cạnh tranh của ngành/ doanh nghiệp được xem xét qua lợi thế so sánh về chi phí

sản xuất và năng suất. Hiệu quả của các biện pháp nâng cao sức cạnh tranh được

đánh giá dựa trên mức chi phí thấp. Chi phí sản xuất thấp không chỉ là điều kiện cơ

bản của lợi thế cạnh tranh mà còn đóng góp tích cực cho nền kinh tế.

Còn theo quan điểm tổng hợp của Van Duren, Martin và Westgren thì sức

cạnh tranh là khả năng tạo ra và duy trì lợi nhuận và thị phần trên các thị trường

trong và ngoài nước. Các chỉ số đánh giá là năng suất lao động, tổng năng suất các

yếu tố sản xuất, công nghệ, chi phí cho nghiên cứu và phát triển, chất lượng và tính

khác biệt của sản phẩm, chi phí đầu vào…

Lý thuyết tổ chức công nghiệp xem xét sức cạnh tranh của doanh nghiệp/

ngành dựa trên khả năng sản xuất ra sản phẩm ở một mức giá ngang bằng hay thấp

hơn mức giá phổ biến mà không có trợ cấp, đảm bảo cho ngành/ doanh nghiệp đứng

vững trước các đối thủ khác hay sản phẩm thay thế.

Còn “Quan điểm quản trị chiến lược” của M.Porter thì cho rằng chiến lược cạnh

tranh liên quan tới việc xác định vị trí của doanh nghiệp để phát huy các năng lực

độc đáo của mình trước các lực lượng cạnh tranh: đối thủ tiềm năng, đối thủ hiện

tại, sản phẩm thay thế, nhà cung cấp và khách hàng. (Chiến lược cạnh tranh,

M.Porter)

Từ quan điểm trên, theo người viết, sức cạnh tranh có thể được hiểu là khả năng

chống chọi và tác động đến các lực lượng cạnh tranh bằng các biện pháp như sáng

tạo ra sản phẩm độc đáo, giá rẻ, chất lượng vượt trội, hệ thống phân phối và dịch vụ

hậu mãi hoàn thiện nhằm xác lập vị thế trên thị trường và đạt lợi nhuận cao.

1.2.2 – Những yếu tố tạo lập sức cạnh tranh của doanh nghiệp.

Muốn nâng cao sức cạnh tranh thì các doanh nghiệp phải xác định lợi thế cạnh

tranh của doanh nghiệp nằm ở chỗ nào và các biện pháp chiến lược nào để nâng cao

Trang 7

được lợi thế cạnh tranh, khai thác nội lực nhằm đáp ứng được các yêu cầu về nâng

cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp.

1.2.2.1 – Những yếu tố từ môi trường, thị trường.

Như chúng ta đã biết, việc nghiên cứu môi trường, thị trường là công việc

được thực hiện thường xuyên, liên tục, nó chính là điều kiện để đảm bảo sự thành

công của doanh nghiệp. Mục đích việc nghiên cứu môi trường bên ngoài là nhằm

nhận định những mối đe dọa cũng như những cơ hội có ảnh hưởng đến hoạt động

của doanh nghiệp. Vì vậy việc nghiên cứu môi trường bên ngoài không đặt ra với

toàn bộ các yếu tố mà chỉ giới hạn trong những yếu tố có ảnh hưởng thực sự đến

doanh nghiệp. Những yếu tố tác động này khác nhau tùy thuộc vào đặc điểm của

từng ngành, mục tiêu và chiến lược của từng doanh nghiệp.

a.Môi trường tổng quát: là môi trường bao trùm lên hoạt động của tất cả

các tổ chức, có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp hoạt động của tất cả các tổ chức

được xác lập bởi các yếu tố vĩ mô: các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa,

tự nhiên, dân số và kỹ thuật công nghệ. Môi trường tổng quát, có các đặc điểm cần

chú ý:

-Môi trường tổng quát có ảnh hưởng lâu dài đến doanh nghiệp.

-Doanh nghiệp khó có thể ảnh hưởng hoặc kiểm soát được nó, trái lại, phụ thuộc

vào nó.

-Mức độ và tính chất tác động của loại môi trường này khác nhau tùy theo từng

ngành, từng doanh nghiệp, thậm chí khác nhau trong từng hoạt động của doanh

nghiệp.

-Sự thay đổi của môi trường tổng quát có tác động làm thay đổi cục diện của môi

trường cạnh tranh, môi trường nội bộ.

-Mỗi yếu tố của môi trường tổng quát có thể ảnh hưởng đến tổ chức một cách độc

lập hoặc trong mối liên kết với các yếu tố khác.

Các yếu tố trong môi trường tổng quát bao gồm :

+ Yếu tố vĩ mô: Đây là một yếu tố rất quan trọng thu hút sự quan tâm của

tất cả các nhà quản trị. Sự tác động của các yếu tố môi trường này có tính chất trực

Trang 8

tiếp và năng động hơn so với một số các yếu tố khác trong môi trường tổng quát.

Một số yếu toá cơ bản được quan tâm nhất: Xu hướng của toång sản phẩm quốc nội

(GNP) và tổng sản phẩm quốc dân (GDP), lãi suất và xu hướng của lãi suất trong

nền kinh tế, cán cân thanh toán quốc tế, xu hướng của tỷ giá hối đoái, xu hướng

tăng giảm của thu nhập thực tế, mức độ lạm phát, hệ thống thuế và mức thuế và các

biến động trên thị trường chứng khoán…

+ Yếu tố chính trị và luật pháp: bao gồm hệ thống các quan điểm, đường

lối chính sách của chính phủ, hệ thống pháp luật hiện hành, các xu hướng chính trị,

ngoại giao của chính phủ và những diễn biến chính trị trong nước, khu vực và trên

toàn thế giới.

+ Yếu tố văn hoá xã hội: Bao gồm những chuẩn mực, giá trị mà những

chuẩn mực và giá trị này được chấp nhận và tôn trọng bởi một xã hội hoặc một nền

văn hóa cụ thể. Sự thay đổi của các yếu tố văn hóa xã hội một phần là hệ quả của sự

tác động lâu dài của các yếu tố vĩ mô khác, do vậy nó thường xảy ra chậm hơn so

với các yếu tố khác. Một số các đặc điểm cần chú ý là: Sự tác động của các yếu tố

văn hóa xã hội thường là dài hạn và tinh tế hơn so với các yếu tố khác, thậm chí

nhiều lúc khó có thể nhận biết được. Mặt khác, phạm vi tác động của yếu tố văn hóa

xã hội thường rất rộng, nó xác định cách thức người ta sống, làm việc, sản xuất và

tiêu thụ các sản phẩm dịch vụ. Như vậy, những hiểu biết về mặt văn hóa – xã hội sẽ

là những cơ sở rất quan trọng cho doanh nghiệp trong việc xác định vị thế cạnh

tranh.

+ Yếu tố dân số : Là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến các yếu tố khác

của môi trường tổng quát, đặc biệt là yếu tố xã hội và yếu tố kinh tế. Những thay

đổi của môi trường dân số sẽ tác động trực tiếp đến sự thay đổi của môi trường kinh

tế và xã hội, ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Những thông

tin của môi trường dân số cung cấp những dữ liệu quan trọng cho việc hoạch định

chiến lược sản phẩm, chiến lược thị trường, chiến lược tiếp thị, phân phối và quảng

cáo…. Những khía cạnh cần quan tâm đến môi trường dân số là: tổng dân số của xã

Trang 9

hội, tỷ lệ tăng dân số, kết cấu và xu hướng thay đổi của dân số về tuổi tác, giới tính,

dân tộc, nghề nghiệp và phân phối thu nhập, tuổi thọ và tỷ lệ sinh tự nhiên..

+ Yếu tố tự nhiên : điều kiện tự nhiên bao gồm vị trí địa lý, khí hậu, cảnh

quan thiên nhiên, đất đai, sông biển, các nguồn tài nguyên, khoáng sản trong lòng

đất, sự trong sạch của môi trường,… luôn là yếu tố quan trọng trong cuộc sống của

con người (đặc biệt là các yếu tố của môi trường sinh thái), mặt khác nó cũng là yếu

tố đầu vào hết sức quan trọng của nhiều ngành : nông nghiệp, công nghiệp khai

khoáng, du lịch, vận tải,… Trong nhiều trường hợp, chính các điều kiện tự nhiên là

yếu tố vô cùng quan trọng để hình thành lợi thế cạnh tranh của các sản phẩm – dịch

vụ.

+ Yếu tố công nghệ: Đây là một trong những yếu tố rất năng động, chứa

đụng nhiều cơ hội và đe dọa đối với các doanh nghiệp. Những áp lực và đe dọa từ

môi trường công nghệ có thể là : Sự ra đời của công nghệ mới làm xuất hiện và tăng

cường ưu thế cạnh tranh của các sản phẩm thay thế, đe dọa sản phẩm truyền thống

của các ngành hiện hữu. Sự bùng nổ của công nghệ mới làm cho công nghệ hiện

hữu bị lỗi thời và tạo ra áp lực đòi hỏi các doanh nghiệp phải đổi mới công nghệ để

tăng cường khả năng cạnh tranh. Sự ra đời của công nghệ mới và làm tăng thêm áp

lực đe dọa các doanh nghiệp hiện hữu trong ngành. Sự bùng nổ của công nghệ mới

làm cho vòng đời công nghệ có xu hướng rút ngắn lại, điều này càng làm tăng thêm

áp lực phải rutù ngắn thời gian khấu hao so với trước.

a.Môi trường cạnh tranh: Đây là một nội dung hết sức quan trọng trong quá

trình nghiên cứu và kiểm soát quá trình bên ngoài. Đây là môi trường gắn trực tiếp

với từng doanh nghiệp và phần lớn các hoạt động và cạnh tranh của doanh nghiệp

xảy ra tại đây. Theo Michael Porter, có năm áp lực cạnh tranh của doanh nghiệp xảy

ra trực tiếp ở đây.

Một laø, nguy cơ xâm nhập của các nhà cạnh tranh tiềm năng – Mức độ cạnh

tranh trong tương lai bị chi phối bởi nguy cơ xâm nhập của những nhà cạnh tranh

tiềm ẩn. Nguy cơ xâm nhập vào một ngành phụ thuộc vào các rào cản xâm nhập thể

hiện qua các phản ứng của các đối thủ cạnh tranh hiện thời mà các đối thủ mới có

Trang 10

thể dự đoán. Nếu các rào cản cao hay các đối thủ mới có thể dự đoán sự trả đũa

quyết liệt của các nhà cạnh tranh hiện hữu thì khả năng xâm nhập của các đối thủ

mới rất thấp. Theo Joe Bain có 3 nguồn rào cản chính ngăn chặn sự xâm nhập: Sự

trung thành của khách hàng đối với sản phẩm của doanh nghiệp; Lợi thế tuyệt đối

về chi phí và lợi thế kinh tế theo quy mô. Mặt khác, M. Porter cho rằng có sáu

nguồn rào cản xâm nhập chủ yếu sau :

Lợi thế kinh tế theo quy mô: Lợi thế kinh tế theo quy mô coi sự giảm

xuống về chi phí cho một đơn vị sản phẩm là do sự tăng lên tuyệt đối trong một thời

kỳ về khối lượng sản phẩm. Điều này có nghĩa rằng, với một tổ chức có quy mô lớn

có thể thu được các khoản lợi tức tăng thêm nhờ sự tiết kiệm do sản xuất hàng loạt

các sản phẩm với khối lượng lớn. Một cách khác, lợi thế kinh tế theo quy mô bao

gồm hiệu quả giảm chi phí do sản xuất đại trà các sản phẩm đã được tiêu chuẩn hóa,

do giá chiết khấu với số lượng lớn nguyên liệu, vật tư đầu vào sản xuất hoặc do hạ

thấp được chi phí quảng cáo tính trên đơn vị sản phẩm. Nếu tổng gộp các thuận lợi

về giảm chi phí này đối với các doanh nghiệp đã thành danh trên thương trường thì

đây là yếu tố tạo rào cản cao đối với các đối thủ mới.

Sự khác biệt của sản phẩm: Nhấn mạnh đến sự trung thành của khách

hàng đối với sản phẩm của doanh nghiệp có tiếng trên thị trường. Yếu tố này xuất

phát từ các sản phẩm có tính khác biệt – khác biệt về chất lượng, kiểu dáng, cách

thức phục vụ, quảng cáo; hoăïc doanh nghiệp là một trong những người đi tiên

phong trong ngành. Tính khác biệt tạo nên rào cản xâm nhập, nó buộc đối thủ phải

có những tác động rất to lớn nhằm vượt qua sự trung thành của khách hàng. Các nỗ

lực nhằm vượt qua sự trung thành của khách hàng thường làm cho doanh nghiệp lỗ

trong thời gian đầu. Việc xây dựng tiếng tăm cho doanh nghiệp thường rất mạo

hiểm nếu sự xâm nhập thất bại.

Bảo đảm các yêu cầu về tài chính cho việc đầu tư các hoạt động như

quảng cáo, nghiên cứu sản phẩm mới, tài trợ cho các hoạt động xúc tiến hay gia

tăng các khoản nợ cho khách hàng,… cũng tạo nên các rào cản xâm nhập.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!