Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nâng cao năng lực thiết kế bài giảng điện tử cho sinh viên ngành sư phạm toán qua dạy học các kiến thức hình học không gian lớp 11
PREMIUM
Số trang
87
Kích thước
11.3 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1958

Nâng cao năng lực thiết kế bài giảng điện tử cho sinh viên ngành sư phạm toán qua dạy học các kiến thức hình học không gian lớp 11

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA TOÁN

--------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI:

NÂNG CAO NĂNG LỰC THIẾT KẾ BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ

CHO SINH VIÊN NGÀNH SƯ PHẠM TOÁN QUA DẠY HỌC

CÁC KIẾN THỨC HÌNH HỌC KHÔNG GIAN LỚP 11

Người hướng dẫn : Th.S Ngô Thị Bích Thủy

Sinh viên thực hiện : Lê Thị Diệu Thảo

Lớp : 14 ST

Đà Nẵng, 05/2018

SVTH: Lê Thị Diệu Thảo GVHD: Th.S Ngô Thị Bích Thủy

Khóa luận tốt nghiệp Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa toán trường ĐH Sư

Phạm – ĐH Đà Nẵng đã tận tình giảng dạy và tạo điều kiện để tôi hoàn thành tốt khóa

luận này.

Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến cô Ngô Thị Bích Thủy,

người đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận.

Cuối cùng tôi xin cảm ơn các ý kiến đóng góp quý báu, sự động viên giúp đỡ nhiệt

tình của các thầy cô, bạn bè trong quá trình làm khóa luận tốt nghiệp.

Đà Nẵng, tháng 5 năm 2018

Sinh viên

Lê Thị Diệu Thảo

SVTH: Lê Thị Diệu Thảo GVHD: Th.S Ngô Thị Bích Thủy

Khóa luận tốt nghiệp Trang 2

CÁC KÍ HIỆU VIẾT TẮT

CNTT: công nghệ thông tin

HHKG: hình học không gian

THPT: trung học phổ thông

GV: giáo viên

HS: học sinh

BTVN: bài tập về nhà

SVTH: Lê Thị Diệu Thảo GVHD: Th.S Ngô Thị Bích Thủy

Khóa luận tốt nghiệp Trang 3

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU……………………………………………………………………………...04

1.Lý do chọn đề tài………………………………………………………………........04

2.Đối tượng nghiên cứu……………………………………………………………….04

3.Mục đích nghiên cứu………………………………………………………………..04

4.Phương pháp nghiên cứu………………………………………………………........04

5.Bố cục đề tài………………………………………………………………………...04

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN……………………………………..06

1.1.Tìm hiểu bài giảng điện tử trong dạy học toán ở trường THPT…………………..06

1.2.Một số yêu cầu cơ bản thiết kế bài giảng điện tử trong dạy học hình học không

gian lớp 11…………………………………………………………………………….06

1.3.Sự cần thiết phải sử dụng bài giảng điện tử để dạy hình học không gian

lớp 11…………………………………………………………………………….........14

Chương 2: NÂNG CAO NĂNG LỰC THIẾT KẾ BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ CHO SINH

VIÊN NGÀNH SƯ PHẠM TOÁN QUA DẠY HỌC CÁC KIẾN THỨC HÌNH HỌC

KHÔNG GIAN LỚP 11………………………………………………………………15

2.1.Tiết dạy: Hai mặt phẳng song song (tiết 1)……………………………………….15

2.2.Tiết dạy: Hai mặt phẳng song song (tiết 2)……………………………………….40

2.3.Tiết dạy: Đường thẳng vuông góc với mặt phẳng…………………………….......61

KẾT LUẬN……………………………………………………………………….......85

TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………………….86

SVTH: Lê Thị Diệu Thảo GVHD: Th.S Ngô Thị Bích Thủy

Khóa luận tốt nghiệp Trang 4

MỞ ĐẦU

1.Lý do chọn đề tài:

Sự bùng nổ công nghệ thông tin nói riêng và khoa học công nghệ nói chung

đang tác động mạnh mẽ vào sự phát triển của tất cả các ngành trong đời sống xã hội.

Do đó, muốn nâng cao chất lượng dạy học, chúng ta nhất thiết phải đổi mới phương

pháp dạy học theo hướng vận dụng CNTT và các thiết bị dạy học, nhằm phát huy

mạnh mẽ tư duy sáng tạo, kỹ năng thực hành và hứng thú học tập của học sinh.

Trong dạy học môn Toán, nhiều em học sinh rất e ngại học môn hình học

không gian. Do đây là phần nội dung kiến thức mới nên nhiều học sinh còn chưa quen

với tính tư duy trừu tượng của nó. Việc sử dụng bài giảng điện tử, học sinh có thể quan

sát được nhiều hình ảnh thực tế, mô hình về hình học không gian có thể giúp các em

dễ dàng lĩnh hội kiến thức hơn.

Hiện nay việc ứng dụng CNTT trong dạy học Toán đôi lúc chưa đem lại hiệu

quả cao do còn mang tính trình chiếu, minh họa kiến thức. Điều này làm cho “giờ học”

trở thành “giờ xem”. Học sinh ít được tương tác, hoạt động.

Là một giáo viên dạy Toán trong tương lai, tôi nhận thức được việc nắm vững

các kỹ năng thiết kế bài giảng điện tử là vô cùng quan trọng và cần thiết. Vì thế, tôi

chọn đề tài nghiên cứu “ Nâng cao năng lực thiết kế bài giảng điện tử cho sinh viên

ngành sư phạm Toán qua dạy học các kiến thức hình học không gian lớp 11”.

2. Đối tượng nghiên cứu:

- Bài giảng điện tử.

- Chương trình HHKG lớp 11.

- Các phần mềm thường dùng để thiết kế bài giảng điện tử.

3. Mục đích nghiên cứu:

Nhằm nâng cao năng lực thiết kế bài giảng điện tử cho sinh viên ngành sư phạm Toán.

4. Phương pháp nghiên cứu:

a. Nghiên cứu lý luận: nghiên cứu một số tài liệu, sách, báo tham khảo có liên quan

đến bài giảng điện tử, nhằm hiểu rõ bản chất bản chất, cách thiết kế bài giảng điện.

Từ đó, thiết kế một số tiết dạy học các kiến thức hình học không gian lớp 11.

b. Nghiên cứu thực tiễn: thông qua các giáo viên và học sinh ở một số trường THPT;

kinh nghiệm học tập của bản thân.

5. Phạm vi nghiên cứu:

- Nghiên cứu phần hình học không gian nằm trong sách giáo khoa hình học cơ bản

lớp 11.( NXB giáo dục Việt Nam năm 2016)

6. Bố cục đề tài: đề tài gồm 2 chương

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1.Tìm hiểu bài giảng điện tử trong dạy học Toán ở trường THPT.

1.2.Một số yêu cầu cơ bản thiết kế bài giảng điện tử trong dạy học hình học không

gian lớp 11.

1.3.Sự cần thiết phải sử dụng bài giảng điện tử để dạy hình học không gian lớp 11.

Chương 2: NÂNG CAO NĂNG LỰC THIẾT KẾ BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ CHO

SINH VIÊN NGÀNH SƯ PHẠM TOÁN QUA DẠY HỌC CÁC KIẾN THỨC HÌNH

HỌC KHÔNG GIAN LỚP 11

SVTH: Lê Thị Diệu Thảo GVHD: Th.S Ngô Thị Bích Thủy

Khóa luận tốt nghiệp Trang 5

2.1.Tiết dạy: Hai mặt phẳng song song (tiết 1).

2.2.Tiết dạy: Hai mặt phẳng song song (tiết 2).

2.3.Tiết dạy: Đường thẳng vuông góc với mặt phẳng.

SVTH: Lê Thị Diệu Thảo GVHD: Th.S Ngô Thị Bích Thủy

Khóa luận tốt nghiệp Trang 6

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1.Tìm hiểu bài giảng điện tử trong dạy học ở trường THPT.

“Bài giảng điện tử” là một hình thức tổ chức bài lên lớp mà ở đó toàn bộ kế

hoạch hoạt động dạy học đều được chương trình hoá do giáo viên điều khiển thông

qua môi trường multimedia do máy vi tính tạo ra. Cũng có thể hiểu bài giảng điện tử là

những tệp tin có chức năng chuyển tải nội dung giáo dục đến học sinh, chẳng hạn tệp

PowerPoint.

1.2.Một số yêu cầu cơ bản thiết kế bài giảng điện tử trong dạy học hình học

không gian lớp 11

1.2.1.Quy trình thiết kế một bài giảng điện tử.

Để thiết kế một bài giảng điện tử, chúng ta theo một quy trình như sau:

a) Bước 1: Xác định mục đích, yêu cầu của bài giảng:

- Đọc kỹ sách giáo khoa, kết hợp với các tài liệu liên quan để tìm hiểu nội dung của

mỗi mục trong bài và cái đích cần đạt tới của mỗi mục. Trên cơ sở đó, giáo viên xác

định cái đích cần đạt tới của bài về cả 3 mặt kiến thức, kỹ năng và tình cảm- thái độ

(mục đích trên là khi giảng xong, học viên thu nhận được cái gì ?). Từ những mục

đích trên, giáo viên có thể định ra các yêu cầu trong quá trình giảng dạy của mình để

đạt cái đích đã đề ra ở trên (giảng như thế nào).

b) Bước 2: Lựa chọn những kiến thức cơ bản, trọng tâm, có tính khái quát và chắt

lọc cao để sắp xếp chúng vào các slide:

- Đây là bước quan trọng thể hiện toàn bộ nội dung của bài giảng. Các nội dung đưa

vào các slide phải thật sự chắt lọc từ những kiến thức cơ bản của từng chương, mục,

tiết, đoạn. Dung lượng thông tin chứa đựng trong một slide là không nhiều (thường

khoảng 3-4 dòng) cho nên đòi hỏi giáo viên phải có tư duy tổng hợp, khái quát để có

thể chọn lựa, kiến thức cần thiết nhất đưa vào các slide. Bước này, nếu giáo viên làm

tốt thì bài giảng điện tử sẽ đạt hiệu quả cao.

c) Bước 3: Thu thập nguồn tài liệu liên quan đến nội dung, xây dựng kho tư liệu:

- Ngoài việc sưu tầm các tài liệu để bổ sung, mở rộng kiến thức từ sách báo, tài liệu

tham khảo có liên quan; điều quan trọng và cần thiết là phải xây dựng kho tư liệu. Đây

là điều kiện cần thiết để khai thác có hiệu quả chương trình phần mềm PowerPoint,

kho tư liệu càng phong phú thì khả năng khai thác càng cao, càng đa dạng.

- Các nguồn để giáo viên có thể thu thập xây dựng kho tư liệu:

+ Các thông tin trên Internet: Đây thực sự là kho thông tin khổng lồ, chúng ta có thể

tìm kiếm thông tin theo chủ đề. Bằng công cụ tìm kiếm ta vào các Website có liên

quan đến chủ đề cần tìm. Sau khi tìm kiếm được thông tin trên mạng Internet, ta chỉ

cần download vào kho tư liệu để làm tài liệu tham khảo.

+ Các thông tin trên các CD-ROM, VCD: Hiện nay các thông tin trên CD-ROM và

VCD hết sức phong phú, có thể lựa chọn những thông tin cần thiết phục vụ nội dung

của bài giảng để nhập vào kho tư liệu.

+ Ngoài ra, các tranh ảnh, thông tin trên sách báo liên quan dến nội dung bài giảng

hết sức phong phú có thể là nguồn tư liệu quan trọng để chúng ta bổ sung vào kho tư

liệu.

d)Bước 4: Xây dựng kịch bản cho bài giảng của giáo án điện tử:

SVTH: Lê Thị Diệu Thảo GVHD: Th.S Ngô Thị Bích Thủy

Khóa luận tốt nghiệp Trang 7

- Đây là khâu quan trọng trong việc thiết kế bài giảng. Kịch bản xây dựng phải bảo

đảm các nguyên tắc sư phạm, nội dung kiến thức cơ bản của bài giảng, đáp ứng mục

đích, yêu cầu đã đặt ra.

- Điều rất quan trọng mà giáo viên phải hết sức lưu tâm là khi xây dựng kịch bản

cho giáo án điện tử phải căn cứ vào giáo án “nền” ( giáo án “nền” là giáo án dùng cho

các bài giảng theo phương pháp truyền thống- chưa khai thác, sử dụng PowerPoint

trong giảng dạy). Trên cơ sở đó để tìm tòi, phát hiện, khai thác thế mạnh của

PowerPoint nhằm tăng cường tính tích cực hoá quá trình nhận thức trong hoạt động

học tập của học viên.

- Kịch bản xây dựng còn phụ thuộc vào các sản phẩm có được trong kho tư liệu.

Giáo viên cần phải biết lựa chọn phù hợp để xây dựng kịch bản có chất lượng.

e) Bước 5: Lựa chọn ngôn ngữ, các phần mềm trình diễn để xây dựng giáo án điện

tử:

- Sau khi đã có kho tư liệu, các kiến thức cơ bản được lựa chọn, giáo viên cần lựa

chọn ngôn ngữ và các phần mềm trình diễn để tiến hành xây dựng bài giảng điện tử.

Tuỳ theo nội dung cụ thể mà thông tin trên mỗi slide có thể là văn bản, đồ hoạ, tranh

ảnh, âm thanh, video clip. Văn bản cần trình bày ngắn gọn, cô đọng, chủ yếu là các

tiêu đề và dàn ý cơ bản. Nên dùng một loại font chữ phổ biến, đơn giản; màu chữ

được dùng thống nhất (thống nhất tuỳ theo mục đích sử dụng khác nhau của văn bản:

câu hỏi gợi mở, dẫn dắt, giảng giải, ghi nhớ, câu trả lời). Khi trình bày nên sử dụng sơ

đồ khối để học viên thấy ngay được cấu trúc logic của những nội dung cần trình bày.

- Đối với mỗi bài giảng nên dùng khung, màu nền thống nhất cho các slide, Hạn chế

sử dụng các màu quá chói hoặc quá tương phản nhau. Mặt khác cũng không nên quá

lạm dụng phần mềm trình diễn theo kiểu “bay nhảy” nhằm thu hút sự tò mò không

cần thiết cho người học, làm phân tán sự chú ý của học viên. Điều quan trọng khi sử

dụng phần mềm trình diễn là chú ý làm nổi bật nội dung trọng tâm, khai thác triệt để

các ý tưởng tiềm ẩn bên trong các đối tượng trình diễn thông qua việc nêu vấn đề,

hướng dẫn, tổ chức hoạt động nhận thức nhằm phát triển tư duy của người học.

- Cuối cùng là thực hiện các liên kết giữa các slide một cách hợp lý, logic. Đây

chính là công việc quan trọng tạo ra các ưu điểm của bài giảng điện tử, do đó chúng ta

cần khai thác tối đa khả năng liên kết, nhờ khả năng liên kết này mà bài giảng được tổ

chức một cách linh hoạt giúp học sinh nắm bắt được kiến thức bài học.

- Trong Microsoft Office, PowerPoint là một trong những chương trình trình diễn

cho phép thực hiện hầu hết các yêu cầu trong giảng dạy theo phương pháp hiện đại; là

một chương trình có nhiều tiện ích đối với việc thiết kế, trình bày bài giảng với nhiều

tính năng đa dạng và phong phú. Để thiết kế một giáo án điện tử theo chương trình

PowerPoint đảm bảo các yêu cầu đúng về nội dung và đẹp về hình thức, giáo viên nên

quan tâm đến năm bước của quy trình đã nêu trên.

1.2.2.Các thao tác cơ bản với slide

a) Thêm 1 slide

- Kích chọn thẻ Home trên Ribbon, trong nhóm lệnh Slides, kích nút New Slide, chọn

một hình thức của silde phù hợp với nội dung trong danh sách các hình thức thể hiện

bên dưới Ribbon.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!