Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nâng cao năng lực sử dụng từ cho học sinh lớp 4 thông qua phân môn tập làm văn
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
GIÁO DỤC TIỂU HỌC
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
NÂNG CAO NĂNG LỰC SỬ DỤNG TỪ CHO HỌC SINH
LỚP 4 THÔNG QUA PHÂN MÔN TẬP LÀM VĂN
Giảng viên hƣớng dẫn : Th.s Nguyễn Thị Thúy Nga
Sinh viên thực hiện : Đỗ Thị Kỳ Duyên
Chuyên ngành : Giáo dục Tiểu học
Lớp : 16STH
Đà Nẵng, tháng 01 năm 2020
LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian nghiên cứu cùng với sự hướng dẫn và chỉ bảo tận tình
của cô Th.s Nguyễn Thị Thúy Nga, khóa luận của em đến nay đã được hoàn
thành. Qua đây, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô Nguyễn Thị Thúy
Nga, người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo cho em nhiều kinh nghiệm quý báu
trong thời gian em thực hiện khóa luận này. Em xin chân thành cám ơn sự giúp
đỡ của các thầy cô trong khoa Giáo dục Tiểu học, thầy cô giáo trong trường Tiểu
học Huỳnh Ngọc Huệ và Nguyễn Văn Trỗi đã giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất
cho em trong thời gian em làm khóa luận.
Do chưa thực hiện nhiều công tác nghiên cứu khoa học, hơn nữa do thời
gian và năng lực của bản thân còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót
trong khóa luận. Em rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô và các
bạn sinh viên để khóa luận của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn.
Đà Nẵng, tháng 1 năm 2020
Sinh viên
Đỗ Thị Kỳ Duyên
LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đề tài nghiên cứu là của riêng em, không trùng với kết
quả của các tác giả khác. Các kết quả nghiên cứu trong khóa luận có tính khách
quan, trung thực và kết quả của em trong quá trình học tập, nghiên cứu vừa qua
dưới sự hướng dẫn của cô – Th.s Nguyễn Thị Thúy Nga. Nếu sai, em xin hoàn
toàn chịu trách nhiệm.
Đà Nẵng, tháng 1 năm 2020
Sinh viên
Đỗ Thị Kỳ Duyên
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN...................................................................................................... 1
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................ 3
PHẦN MỞ ĐẦU.................................................................................................. 1
1. Lí do chọn đề tài...................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 2
2.1. Các công trình nghiên cứu về việc sử dụng từ và lỗi dùng từ trong văn
bản......................................................................................................................2
2.2. Các công trình nghiên cứu về dạy học TLV ở tiểu học ............................3
3. Mục đích nghiên cứu..................................................................................... 4
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu..................................................................... 4
4.1. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................4
4.2. Phạm vi nghiên cứu....................................................................................4
5. Giả thuyết khoa học....................................................................................... 4
6. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 4
7. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 5
7.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết .............................................................5
7.2. Phương pháp điều tra..................................................................................5
7.3. Phương pháp thống kê miêu tả ..................................................................5
8. Cấu trúc đề tài ............................................................................................... 5
Chƣơng 1.............................................................................................................. 6
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................................... 6
1.1. Đặc điểm tâm lý ......................................................................................... 6
1.1.1. Đặc điểm lứa tuổi ....................................................................................6
1.1.2. Đặc điểm hoạt động.................................................................................6
1.2. Đặc điểm nhận thức.................................................................................... 7
1.2.1. Nhận thức cảm tính .................................................................................7
1.2.2. Nhận thức lý tính.....................................................................................7
1.3. Một số vấn đề chung về từ và từ tiếng Việt............................................... 9
1.3.1. Khái niệm về từ và từ tiếng Việt.............................................................9
1.3.2. Đặc điểm của từ tiếng Việt....................................................................11
1.3.3. Các bình diện chủ yếu của từ:...............................................................11
1.4. Một số yêu cầu về dùng từ trong văn bản................................................ 12
1.4.1. Dùng từ phải đúng âm thanh, hình thức cấu tạo ..................................12
1.4.2. Dùng từ phải đúng về nghĩa..................................................................13
1.4.3. Dùng từ phải đúng về quan hệ kết hợp................................................14
1.4.4. Dùng từ phải thích hợp với phong cách ngôn ngữ của văn bản ..........14
1.4.5. Dùng từ phải đảm bảo tính hệ thống của văn bản...............................14
1.4.6. Dùng từ, cần tránh hiện tượng lặp, thừa từ không cần thiết và bị sáo
rỗng, công thức ................................................................................................14
1.5. Một số vấn đề chung về dạy học phân môn Tập làm văn........................ 15
1.5.1. Mục tiêu môn Tiếng Việt theo chương trình 2006...............................15
1.5.2. Vị trí của phân môn Tập làm văn .........................................................16
1.5.3. Nhiệm vụ của phân môn Tập làm văn..................................................16
1.5.4. Phương pháp dạy học Tập làm văn ......................................................17
1.5.5. Quy trinh dạy Tập làm văn ...................................................................17
1.5.6. Nội dung dạy học Tập làm văn ở lớp 4 ................................................19
Tiểu kết chương 1............................................................................................ 22
Chương 2 ............................................................................................................ 24
KHẢO SÁT NĂNG LỰC SỬ DỤNG TỪ TRONG PHÂN MÔN ....................
TẬP LÀM VĂN CỦA HỌC SINH LỚP 4...................................................... 24
2.1. Một số vấn đề chung về năng lực............................................................. 24
2.1.1. Khái niệm về năng lực ..........................................................................24
2.1.2. Các phẩm chất và năng lực theo chương trình giáo dục phổ thông 2018
..........................................................................................................................25
2.1.3.Yêu cầu cần đạt về năng lực viết của học sinh lớp 4 ............................26
2.2. Khảo sát năng lực sử dụng từ của học sinh lớp 4 thông qua môn Tập làm
văn ................................................................................................................... 27
2.2.1. Mục đích khảo sát..................................................................................27
2.2.2. Tổ chức khảo sát....................................................................................27
2.3. Phân tích kết quả khảo sát........................................................................ 27
2.3.1. Kết quả khảo sát giáo viên ....................................................................27
2.3.2. Kết quả khảo sát học sinh......................................................................34
2.4. Nhận xét về lỗi dùng từ thông qua khảo sát bài làm của HS..................... 36
2.4.1. Lỗi dùng từ về ngữ nghĩa.....................................................................36
2.4.2. Lỗi về ngữ pháp.....................................................................................38
2.4.3. Lỗi cấu tạo âm thanh và hình thức cấu tạo...........................................39
2.4.4. Lỗi về phong cách .................................................................................41
2.4.5. Lỗi về thừa từ, lặp từ, thiếu từ và dùng từ sáo rỗng.............................43
Tiểu kết chương 2............................................................................................ 44
Chƣơng 3............................................................................................................ 46
XÂY DỰNG MỘT SỐ BÀI TẬP BỔ TRỢ NHẰM NÂNG CAO NĂNG
LỰC SỬ DỤNG TỪ CHO HỌC SINH LỚP 4 THÔNG QUA PHÂN MÔN
TẬP LÀM VĂN................................................................................................. 46
3.1. Nguyên tắc xây dựng bài tập.................................................................... 46
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính tích hợp........................................................46
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống .......................................................46
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo phù hợp nôi dung chương trình..........................46
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính vừa sức và phát huy sáng tạo của học sinh.46
3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa .........................................................47
3.1.6. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi ..........................................................47
3.2. Mục đích xây dựng bài tập....................................................................... 47
3.3. Các dạng bài tập nhằm nâng cao năng lực sử dụng từ cho HS lớp 4 thông
qua phân môn Tập làm văn ............................................................................. 48
3.3.1. Các dạng bài tập nhằm nâng cao năng lực sử dụng từ về ngữ nghĩa.48
3.3.2. Các bài tập nhằm nâng cao năng lực dùng từ không đúng kết hợp
(quan hệ kết hợp).............................................................................................52
3.3.3.Các bài tập nâng cao năng lực dùng từ đúng phong cách
..........................................................................................................................55
3.3.4.Các bài tập nâng cao năng lực dùng từ cấu tạo âm thanh
..........................................................................................................................56
Tiểu kết chương 3............................................................................................ 57
PHẦN KẾT LUẬN............................................................................................ 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 61
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Giáo dục và Đào tạo đóng có vai trò quan trọng đối với mọi quốc gia, dân
tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói rằng: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”.
Trong công cuộc đổi mới của đất nước - cách mạng Công nghiệp 4.0, Đảng và
nhà nước đã khẳng định: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu” [1] . Chọn khoa học
và giáo dục là khâu đột phá cho sự phát triển. Chọn giáo dục làm tiền đề, làm
xương sống của phát triển bền vững. Giáo dục đào tạo nguồn lực con người có
tri thức, là động lực để thúc đẩy nền kinh tế- xã hội, bảo vệ chế độ chính trị của
mỗi quốc gia.
Hệ thống giáo dục Việt Nam được chia thành 3 cấp học: Tiểu học, Trung
học cơ sở, Trung học phổ thông. Trong đó, Tiểu học là giai đoạn thứ nhất của
giáo dục bắt buộc. Đây là bậc giáo dục từ trẻ lớp 1 (6 tuổi) đến hết lớp 5 và là
bậc học quan trọng đối với sự phát triển của trẻ em, hình thành những cơ sở ban
đầu cho sự phát triển về nhân cách và năng lực (trí tuệ và thể chất). Nội dung
chính của giáo dục tiểu học là đảm bảo cho học sinh có hiểu biết đơn giản, cần
thiết về tự nhiên và con người; có kỹ năng cơ bản về đọc, viết, nghe, nói và tính
toán; có thói quen rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh; có hiểu biết ban đầu về
hát, múa, âm nhạc, mỹ thuật. Thông qua việc dạy học các môn, học sinh được
trang bị những kiến thức và kỹ năng cần thiết, chuẩn bị cho việc tiếp tục học lên
các cấp cao hơn hay cho công việc lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc sau này.
Theo Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban chấp hành TW Đảng khoá XI đã
chỉ rõ: “ Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình
thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định
hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú
trọng giáo dục, lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học,
năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả
năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời”. Có thể thấy rằng, Đảng ta
ngày càng chú ý hơn trong việc phát triển con người toàn diện. Chú trọng đến cả
việc hình thành năng lực lẫn phẩm chất con người. Tập trung dạy cách học, cách
nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri
thức, kỹ năng. Từ đó, xây dựng lực lượng sản xuất đủ bản lĩnh, đáp ứng yêu cầu
phát triển của đất nước trong thời đạ mới, đủ sức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Trong 9 môn học, môn Tiếng Việt có vai trò quan trọng, nó cung cấp cho
học sinh những hiểu biết về cách thức sử dụng tiếng Việt như một công cụ giao
tiếp và tư duy: học sinh được hình thành, rèn luyện các kĩ năng đọc ,viết, nói,
nghe để sử dụng có hiệu quả tiếng Việt trong học tập và đời sống. Để giúp các