Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nâng cao năng lực hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam theo Basel: Luận văn thạc sĩ kinh tế / Trần Thị Thu Hương
PREMIUM
Số trang
118
Kích thước
2.3 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1102

Nâng cao năng lực hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam theo Basel: Luận văn thạc sĩ kinh tế / Trần Thị Thu Hương

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRẦN THỊ THU HƯƠNG

NÂNG CAO NĂNG LỰC HOẠT ĐỘNG TÍN

DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI

THƯƠNG VIỆT NAM THEO BASEL

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

Chuyên ngành Kinh tế tài chính, ngân hàng

Mã số: 60.31.12

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS HÀ QUANG ĐÀO

TP.HỒ CHÍ MINH - NĂM 2013

LỜI CAM ĐOAN

Tôi tên: TRẦN THỊ THU HƯƠNG Sinh ngày: 16/06/1986 Tại: TPHCM

Hiện tôi đang công tác tại: Vietcombank chi nhánh Bến Thành

Là học viên cao học khóa 12, lớp CH12B1 của Trƣờng Đại Học Ngân Hàng Tp.Hồ

Chí Minh. Mã số học viên: 020112100063.

Cam đoan đề tài: “Nâng cao năng lực hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Thương

mại Cổ phần Ngoại Thương Việt Nam theo Basel”.

Chuyên ngành: Kinh tế tài chính - ngân hàng; Mã số: 60.31.12

Ngƣời hƣớng dẫn: PGS.TS. Hà Quang Đào

Luận văn đƣợc thực hiện tại: Trƣờng Đại Học Ngân Hàng TP.Hồ Chí Minh.

Đề tài này là công trình nghiên cứu của tôi, các kết quả nghiên cứu có tính độc lập

riêng, không sao chép bất kỳ tài liệu nào và chƣa đƣợc công bố nội dung này bất kỳ

nơi đâu; các số liệu, các nguồn trích dẫn trong luận văn đƣợc chú thích nguồn gốc

rõ ràng, minh bạch.

Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan danh dự của tôi.

Ngày 10 tháng 10 năm 2013

TRẦN THỊ THU HƯƠNG

MỤC LỤC

Trang

TRANG PHỤ BÌA

LỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

MỞ ĐẦU

CHƯƠNG 1 ............................................................................................................... 1

TỔNG QUAN VỀ NĂNG LỰC HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG

THƯƠNG MẠI.......................................................................................................... 1

1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NĂNG LỰC HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG

TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI...........................................................................1

1.1.1. Khái niệm về năng lực hoạt động tín dụng....................................................1

1.1.2. Vai trò của hoạt động tín dụng ......................................................................1

1.1.3. Các chỉ tiêu đánh giá năng lực hoạt động tín dụng tại ngân hàng.................3

1.1.4. Các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động tín dụng tại NHTM ..........................6

1.2. QUẢN TRỊ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NHTM THEO HIỆP ƢỚC

BASEL.......................................................................................................................10

1.2.1. Khái niệm quản trị hoạt động tín dụng ........................................................10

1.2.2. Công cụ thực hiện quản trị hoạt động tín dụng của NHTM........................12

1.2.3. Tính hữu ích của việc vận dụng Basel trong quản trị hoạt động tín dụng

của các NHTM .......................................................................................................13

1.2.4. Nguyên tắc cơ bản của Ủy ban Basel ..........................................................14

1.2.5. Mô hình quản trị hoạt động tín dụng theo Ủy ban Basel.............................15

1.3. KINH NGHIỆM NÂNG CAO NĂNG LỰC HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI

MỘT SỐ NGÂN HÀNG TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO

VIETCOMBANK......................................................................................................21

1.3.1. Kinh nghiệm nâng cao năng lực hoạt động tín dụng của một số ngân

hàng trên thế giới....................................................................................................21

1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho Vietcombank ......................................................23

CHƯƠNG 2 .............................................................................................................25

THỰC TRẠNG NĂNG LỰC HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI

VIETCOMBANK THEO BASEL GIAI ĐOẠN TỪ 2009-2012............................25

2.1. TỔNG QUAN VỀ VIETCOMBANK ...............................................................25

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Vietcombank ........................................25

2.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của Vietcombank từ năm 2009 đến 2012 27

2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI VIETCOMBANK...............32

2.2.1. Cơ cấu dƣ nợ theo thời gian đáo hạn...........................................................34

2.2.2. Cơ cấu dƣ nợ theo đối tƣợng khách hàng và loại hình doanh nghiệp .........35

2.2.3. Cơ cấu dƣ nợ cho vay theo ngành ...............................................................36

2.2.4. Hiệu suất sử dụng vốn .................................................................................39

2.2.5. Tình hình nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu và phân loại nợ ....................................40

2.3. ỨNG DỤNG HIỆP ƢỚC BASEL TRONG QUẢN TRỊ HOẠT ĐỘNG TÍN

DỤNG TẠI VIETCOMBANK..................................................................................42

2.3.1. Một số văn bản pháp lý của NHNN về quản trị hoạt động tín dụng theo

Basel .....................................................................................................................42

2.3.2. Ứng dụng Hiệp ƣớc Basel trong quản trị hoạt động tín dụng tại

Vietcombank ..........................................................................................................43

2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ NĂNG LỰC HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI

VIETCOMBANK THEO CÁC CHUẨN MỰC CỦA BASEL................................62

2.4.1. Những thành công đạt đƣợc trong hoạt động tín dụng................................62

2.4.2. Những tồn tại và nguyên nhân của tồn tại...................................................65

CHƯƠNG 3 .............................................................................................................69

GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI

VIETCOMBANK THEO HIỆP ƯỚC BASEL......................................................69

3.1. Định hƣớng phát triển của Vietcombank đến năm 2020 ...................................69

3.2. Giải pháp nâng cao năng lực hoạt động tín dụng tại Vietcombank theo Basel .70

3.2.1. Xây dựng và hoàn thiện chính sách tín dụng...............................................70

3.2.2. Nâng cao chất lƣợng và tính chuyên nghiệp của cán bộ làm công tác tín

dụng .....................................................................................................................73

3.2.3. Quản lý và giám sát chặt chẽ quy trình giải ngân và sau giải ngân.............74

3.2.4. Củng cố và hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng.....................................76

3.2.5. Nâng cao chất lƣợng thẩm định và phân tích tín dụng:...............................77

3.2.6. Chú trọng chất lƣợng và hiệu quả của hoạt động kiểm tra nội bộ...............80

3.2.7. Tăng cƣờng xử lý nợ xấu.............................................................................80

3.2.8. Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng theo Basel..................81

3.3. Một số giải pháp hỗ trợ từ Chính phủ và NHNN Việt Nam..............................82

3.3.1. Giải pháp hỗ trợ từ Chính phủ.....................................................................82

3.3.2. Giải pháp hỗ trợ từ NHNN Việt Nam .........................................................83

KẾT LUẬN CHUNG

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

AGRIBANK Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam

BIDV Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam

CBTD Cán bộ tín dụng

CNTT Công nghệ thông tin

DSCV Doanh số cho vay

HĐQT Hội đồng quản trị

HMTD Hạn mức tín dụng

NH Ngân hàng

NHNN Ngân hàng Nhà nƣớc

NHTM Ngân hàng thƣơng mại

TCKT Tổ chức kinh tế

TCTD Tổ chức tín dụng

TGĐ Tổng Giám đốc

TSĐB Tài sản đảm bảo

VCB

VIETCOMBANK

Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Ngoại thƣơng Việt Nam

VIETINBANK Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Công Thƣơng Việt Nam

XHTDNB Xếp hạng tín dụng nội bộ

XNK Xuất nhập khẩu

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Tên bảng biểu Trang

Bảng 2.1 Một số chỉ tiêu hoạt động chính của VCB giai đoạn 2009-

2012

28

Bảng 2.2 Dƣ nợ theo thời gian đáo hạn 35

Bảng 2.3 Cơ cấu dƣ nợ theo đối tƣợng khách hàng và loại hình doanh

nghiệp

36

Bảng 2.4 Cơ cấu dƣ nợ cho vay theo ngành 38

Bảng 2.5 Hiệu suất sử dụng vốn của Vietcombank 40

Bảng 2.6 Tình hình nợ quá hạn tại Vietcombank 41

Bảng 2.7 Tình hình nợ xấu tại Vietcombank 42

Bảng 2.8 Hệ số an toàn vốn (CAR) tại Vietcombank 50

Bảng 2.9 Dự phòng rủi ro các khoản cho vay tại Vietcombank 53

Biểu đồ 2.1 Tình hình hoạt động tín dụng của VCB giai đoạn 2009-2012 33

Hình 2.1 Mô hình chấm điểm xếp hạng tín dụng khách hàng doanh

nghiệp

55

Hình 2.2 Mô hình chấm điểm xếp hạng tín dụng cá nhân, hộ kinh

doanh

59

Hình 2.3 Mô hình chấm điểm xếp hạng tín dụng các định chế tài

chính

61

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài:

Trong hoạt động của các Ngân hàng thƣơng mại Việt Nam hiện nay, hoạt động

tín dụng là một nghiệp vụ truyền thống, nền tảng, chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu tài

sản và cơ cấu thu nhập của ngân hàng (NH). Một mặt, hoạt động tín dụng vừa đóng

góp nguồn thu đáng kể cho lợi nhuận ngân hàng nhƣng mặt khác lại tiềm ẩn nhiều

rủi ro khi các ngân hàng tăng cƣờng phát triển tín dụng để gia tăng thị phần. Do

vậy, công tác quản trị, giám sát không hiệu quả thì hệ quả xấu nhất có thể là làm sụp

đổ cả hệ thống tài chính – tiền tệ quốc gia.

Trong điều kiện nền kinh tế mở, cạnh tranh và hội nhập, tín dụng vẫn tiếp tục

đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng và đang đặt ra nhiều

thách thức cho các ngân hàng thƣơng mại (NHTM) nói chung và Ngân hàng

Thƣơng mại Cổ Phần Ngoại Thƣơng Việt Nam (Vietcombank) nói riêng. Với

phƣơng châm hoạt động của Vietcombank là “Đổi mới – Chất lƣợng – An toàn –

Hiệu quả”, bên cạnh các sáng kiến nhằm thúc đẩy hoạt động bán hàng, phân khúc

khách hàng nhằm nâng cao giá trị và chất lƣợng dịch vụ, phát triển mạng lƣới và

các kênh phân phối, việc nâng cao năng lực hoạt động tín dụng từ đó nâng cao hiệu

quả hoạt động tín dụng để tăng thu nhập lãi trên cơ sở rủi ro chấp nhận đƣợc đang là

vấn đề vô cùng cấp thiết.

Để nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng, nâng cao năng lực hoạt động tín

dụng Vietcombank cần phải tiếp cận, học hỏi kinh nghiệm từ các NHTM trên thế

giới. Hiện nay Hiệp ƣớc Basel đƣợc xem là kim chỉ nam cho các NHTM hàng đầu

trên thế giới trong công tác quản trị ngân hàng nói chung và quản trị rủi ro tín dụng

nói riêng. Việc áp dụng các chuẩn mực, thông lệ quốc tế là một quá trình đầy thách

thức nhƣng là xu thế tất yếu bắt buộc các NHTM Việt Nam phải thực hiện thì mới

có thể tồn tại và phát triển bền vững. Xuất phát từ nhu cầu cấp thiết đó, tôi đã chọn

đề tài “Nâng cao năng lực hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ

Phần Ngoại Thương Việt nam theo Basel” để làm đề tài nghiên cứu cho luận văn

của mình..

2. Mục đích nghiên cứu:

Đề tài tập trung phân tích thực trạng hoạt động tín dụng và việc ứng dụng Hiệp

ƣớc Basel trong quản trị hoạt động tín dụng tại Vietcombank theo Basel. Từ đó đƣa

ra đánh giá chung về năng lực hoạt động tín dụng tại Vietcombank nhằm rút ra

những ƣu điểm và hạn chế của hoạt động này. Tất cả nhằm đạt đƣợc mục đích: đƣa

ra các giải pháp nhằm nâng cao năng lực hoạt động tín dụng tại Vietcombank theo

Hiệp ƣớc Basel.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu: hoạt động tín dụng tại Vietcombank và việc ứng dụng

Hiệp ƣớc basel trong quản trị hoạt động tín dụng tại Vietcombank.

Phạm vi nghiên cứu: hoạt động tín dụng tại Vietcombank và giai đoạn nghiên

cứu từ năm 2009 đến năm 2012.

4. Phư ng ph p nghiên cứu

- Phương pháp thống kê: thu thập và xử lý thông tin qua hai nguồn, cụ thể là:

 Dùng dữ liệu nội bộ của Vietcombank

 Dùng dữ liệu ngoại vi thu thập từ các nguồn: sách báo, tạp chí, các

phƣơng tiện truyền thông, thông tin kinh tế, thông tin thống kê, thông

tin thƣơng mại, các báo cáo thƣờng niên của các ngân hàng thƣơng

mại.

- Phương pháp khác: ngoài ra, luận văn còn sử dụng các phƣơng pháp khác

nhƣ: duy vật biện chứng gắn liền với phƣơng pháp phân tích, so sánh, quy nạp, diễn

giải, tổng hợp; kết hợp giữa lý luận và thực tiễn tƣ duy logic để phân tích đánh giá,

chứng minh…

5. Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận chung, nội dụng của luận văn gồm 3 chƣơng:

Chương 1: Tổng quan về năng lực hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thƣơng mại.

Chương 2: Thực trạng năng lực hoạt động tín dụng tại Vietcombank theo Basel giai

đoạn từ 2009 đến 2012.

Chương 3: Giải pháp nâng cao năng lực hoạt động tín dụng tại Vietcombank theo

Hiệp ƣớc Basel.

1

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ NĂNG LỰC HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NĂNG LỰC HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG

TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1.1. Kh i niệm về năng lực hoạt động tín dụng

Tín dụng là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hóa) giữa bên cho vay

(ngân hàng và các định chế tài chính khác) và bên đi vay (cá nhân, doanh nghiệp và

các chủ thể khác), trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng

trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả

vô điều kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán.

Hoạt động cấp tín dụng là việc tổ chức tín dụng thỏa thuận để khách hàng sử

dụng một khoản tiền với nguyên tắc có hoàn trả bằng các nghiệp vụ cho vay, chiết

khấu, cho thuê tài chính, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ khác.

Theo quan điểm của tác giả năng lực hoạt động tín dụng là khả năng mà tổ

chức tín dụng (TCTD) sử dụng nguồn vốn tự có, nguồn vốn huy động của tổ chức,

cá nhân thông qua các hình thức nhận tiền gửi, phát hành trái phiếu hay vay nợ của

các tổ chức tín dụng khác trên thị trƣờng Liên ngân hàng để thỏa thuận cấp tín dụng

cho khách hàng với nguyên tắc có hoàn trả bằng các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu,

cho thuê tài chính, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ khác.

1.1.2. Vai trò của hoạt động tín dụng

1.1.2.1. Đối với bản thân ngân hàng

Hoạt động tín dụng là hoạt động sinh lời lớn nhất, chiếm tỉ trọng lớn trong

tổng tài sản của ngân hàng (NH) và cũng là hoạt động mang lại nhiều rủi ro nhất

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!