Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nâng cao năng lực cạnh tranh của trường Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh tự chủ đại học: Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh / Nguyễn Thị Hương Thủy ; Nguyễn Văn Thích người hướng dẫn khoa học
PREMIUM
Số trang
137
Kích thước
1.6 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1452

Nâng cao năng lực cạnh tranh của trường Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh tự chủ đại học: Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh / Nguyễn Thị Hương Thủy ; Nguyễn Văn Thích người hướng dẫn khoa học

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ HƢƠNG THỦY

NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH

CỦA TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ

HỒ CHÍ MINH TRONG BỐI CẢNH TỰ CHỦ ĐẠI HỌC

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2020

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ HƢƠNG THỦY

NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH

CỦA TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ

HỒ CHÍ MINH TRONG BỐI CẢNH TỰ CHỦ ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

Mã số: 8340101

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN VĂN THÍCH

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2020

i

TÓM TẮT LUẬN VĂN

1. Tiêu đề

“Nâng cao năng lực cạnh tranh của trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh

trong bối cảnh tự chủ đại học”

2. Tóm tắt

Tác giả vận dụng mô hình đánh giá các yếu tố nội bộ của doanh nghiệp do

Thompson & Strickland đề xuất, đồng thời kế thừa các công trình nghiên cứu đã

thực hiện trước đây để xây dựng mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến

năng lực cạnh tranh của trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh trong bối

cảnh tự chủ đại học. Nghiên cứu thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định

tính và định lượng, cụ thể là: phỏng vấn chuyên gia, thảo luận nhóm, phân tích

dữ liệu, thống kê và kỹ thuật định lượng hồi quy. Kết quả nghiên cứu cho thấy

có 7 nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh của trường Đại học Ngân hàng

TP. Hồ Chí Minh theo mức độ tác động từ mạnh đến yếu tương ứng với hệ số

beta β giảm dần, bao gồm: (1) Năng lực quản trị - điều hành (β=0.330); (2) Tiềm

lực tài chính (β=0.326); (3) Năng lực nguồn nhân lực (β=0.233); (4) Thương

hiệu (β=0.220); (5) Năng lực nghiên cứu khoa học (β=0.113); (6) Chất lượng

sinh viên đầu ra (β=0.108); (7) Năng lực quan hệ hợp tác đào tạo (β=0.102). Kết

quả nghiên cứu là một kênh tham khảo đáng tin cậy giúp ban lãnh đạo nhà

trường đánh giá cụ thể và toàn diện hơn về năng lực cạnh tranh của trường, từ đó

sẽ có những chính sách, chiến lược phù hợp hơn cho sự phát triển của trường

trong bối cảnh hiện nay. Hướng nghiên cứu tiếp theo: mở rộng cỡ mẫu khảo sát,

đa dạng đối tượng khảo sát như sinh viên, nhà sử dụng lao động, cán bộ giảng

viên từ các trường đại học khác; thực hiện kiểm định sự khác biệt giữa các đối

tượng khác nhau về việc đánh giá năng lực cạnh tranh.

3. Từ khóa: trường đại học, cạnh tranh, năng lực cạnh tranh, tự chủ đại học.

ii

ABSTRACT

1. Title

“Enhancing the Banking University Hochiminh City’s Competitiveness in the

Context of University Autonomy”

2. Abstract

The author has applied the Thompson & Strickland’s business internal

factors evaluation model. She has also inherited the previous researches to build

a research model about the factors influencing the competitiveness of Banking

University Hochminh City in the context of university autonomy. Quantitative

and qualitative researches are applied, namely specialists’ interviews, group

discussion, data analysis, statistics and regression analysis. The result includes

seven factors influencing the university competitiveness ranking from the

strongest to the weakest corresponding with decreasing beta β including (1)

executive capacity (β=0.330); (2) financial potential (β=0.326); (3) personnel

capacity (β=0.233); (4) brand (β=0.220); (5) doing scientific research capacity

(β=0.113); (6) output quality of students (β=0.108); (7) training cooperative

capacity (β=0.102). The research result can be a trustworthy reference channel

for the Senate to have an overall as well as specific evaluation on the

competitiveness. From that perspective, they can make decision on appropriate

policy and strategy for the future. The incoming research: widening the survey

samples in the students, employers, lecturers from other institutions; verification

the difference between different subjects in assessing the competitiveness.

3. Key words: university, competitiveness, university autonomy

iii

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn “Nâng cao năng lực cạnh tranh của trường

Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh trong bối cảnh tự chủ đại học” là công

trình nghiên cứu của riêng tác giả, kết quả nghiên cứu là hoàn toàn trung thực,

trong đó không có các nội dung đã được công bố trước đây hoặc các nội dung do

người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn nguồn đầy đủ trong luận

văn. Luận văn này chưa từng được trình nộp để lấy học vị thạc sĩ tại bất cứ một

trường đại học nào.

Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính trung thực của số liệu và các

nội dung khác trong luận văn của mình.

TP. Hồ Chí Minh, tháng năm 2020

Ngƣời thực hiện luận văn

Nguyễn Thị Hƣơng Thủy

iv

LỜI CẢM ƠN

Luận văn Thạc sĩ với đề tài nghiên cứu “Nâng cao năng lực cạnh tranh

của trƣờng Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh trong bối cảnh tự chủ đại

học” được hoàn thành vào tháng 9/2020. Kết quả đạt được này là nhờ sự hỗ trợ

rất lớn từ thầy cô, đồng nghiệp, bạn bè và gia đình. Tôi rất biết ơn và xin gửi lời

cảm ơn chân thành đến:

- Thầy Nguyễn Văn Thích, người Thầy đã tận tình hướng dẫn và góp ý đề

tài cho tôi ngay từ giai đoạn hình thành ý tưởng về nghiên cứu, xây dựng đề

cương, cách thức tìm kiếm tài liệu tham khảo, xuyên suốt quá trình phát triển sâu

nội dung, đến giai đoạn hoàn thành luận văn này.

- Cảm ơn Quý Thầy/Cô là cán bộ quản lý, là giảng viên tại trường Đại học

Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh, Quý Anh/Chị/Em đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi

trong quá trình thảo luận, tham gia khảo sát và góp ý cho bảng câu hỏi khảo sát

cũng như các nội dung khác trong bài luận.

- Cảm ơn tất cả Quý Thầy/Cô tại trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí

Minh đã tận tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức quý báu trong suốt thời

gian tôi theo học tại trường.

- Sau cùng tôi xin cảm ơn đến gia đình đã luôn ủng hộ, động viên và tạo

điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành luận văn này.

TP. Hồ Chí Minh, tháng năm 2020

Học viên: Nguyễn Thị Hƣơng Thủy

Lớp: CH05QTKD

v

MỤC LỤC

1.1. Lý do chọn đề tài.............................................................................................1

1.1.1. Đặt vấn đề.....................................................................................................1

1.1.2. Lý do chọn đề tài..........................................................................................1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................4

1.2.1. Mục tiêu tổng quát: ......................................................................................4

1.2.2. Mục tiêu cụ thể:............................................................................................4

1.3. Câu hỏi nghiên cứu .........................................................................................5

1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...................................................................5

1.5. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................5

1.6. Đóng góp của đề tài.........................................................................................6

1.7. Kết cấu của đề tài ............................................................................................6

2.1. Lý thuyết về tự chủ đại học.............................................................................8

2.2. Lý thuyết về cạnh tranh, lợi thế cạnh tranh, năng lực cạnh tranh.................10

2.2.1. Cạnh tranh ..................................................................................................10

2.2.2. Lợi thế cạnh tranh ......................................................................................12

2.2.3. Năng lực cạnh tranh ...................................................................................13

2.3. Các công trình nghiên cứu liên quan đến năng lực cạnh tranh .....................17

2.3.1. Các công trình nghiên cứu nước ngoài ......................................................17

TÓM TẮT..............................................................................................................i

LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................... iii

LỜI CẢM ƠN......................................................................................................iv

DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................... viii

DANH MỤC CÁC HÌNH...................................................................................ix

DANH MUC TỪ VIẾT TẮT...............................................................................x

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ...............................1

CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU..............8

vi

2.3.2. Nghiên cứu trong nước...............................................................................20

2.4. Giả thuyết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu đề xuất ................................27

2.4.1. Giả thuyết nghiên cứu ................................................................................27

2.4.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất.......................................................................36

3.1. Quy trình nghiên cứu.....................................................................................39

3.2. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................40

3.2.1. Nghiên cứu định tính..................................................................................40

3.2.2. Xây dựng và phát triển thang đo................................................................40

3.2.3. Nghiên cứu định lượng...............................................................................52

4.1. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu...................................................................58

4.2. Kiểm định độ tin cậy của thang đo (Hệ số Cronbach’s Alpha) ....................59

4.3. Phân tích nhân tố EFA ..................................................................................61

4.3.1. Phân tích nhân tố khám phá đối với các biến độc lập................................62

4.3.2. Phân tích nhân tố biến phụ thuộc ...............................................................65

4.4. Kiểm định mô hình và giả thuyết nghiên cứu...............................................66

4.4.1. Phân tích tương quan Pearson....................................................................67

4.4.2. Kiểm định độ phù hợp và ý nghĩa các hệ số hồi quy của mô hình ............68

4.4.3. Kiểm tra các vi phạm trong mô hình..........................................................70

4.4.4. Kết luận các giả thuyết nghiên cứu............................................................71

4.5. Thảo luận kết quả đạt được ...........................................................................73

4.5.1. Thảo luận kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo.........................................73

4.5.2. Thảo luận kết quả phân tích nhân tố EFA..................................................74

4.5.3. Thảo luận kết quả phân tích mô hình hồi quy............................................74

4.6. Kiểm định sự khác biệt về các thuộc tính của đối tượng khảo sát khi đánh

giá năng lực cạnh tranh của BUH ........................................................................75

CHƢƠNG 3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................39

CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.........................................................58

vii

5.1. Kết luận nghiên cứu ......................................................................................78

5.2. Một số hàm ý quản trị ...................................................................................80

5.2.1. Nâng cao năng lực quản trị - điều hành .....................................................80

5.2.2. Nâng cao năng lực tài chính.......................................................................81

5.2.3. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.........................................................83

5.2.4. Nâng cao hình ảnh thương hiệu của BUH .................................................85

5.2.5. Nâng cao hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ ......86

5.2.6. Nâng cao chất lượng sinh viên đầu ra ........................................................88

5.2.7. Mở rộng phát triển các mối quan hệ hợp tác đào tạo.................................89

5.3. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo .......................................91

CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ.......................................78

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................i

PHỤ LỤC........................................................................................................... vii

PHỤ LỤC 01 - DANH SÁCH CHUYÊN GIA................................................ vii

PHỤ LỤC 02 – BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT............................................ viii

PHỤ LỤC 03 - KẾT QUẢ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU BẰNG SPSS 20.0........ xii

viii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Tổng hợp các nghiên cứu có liên quan đến năng lực cạnh tranh ........24

Bảng 3.1: Thang đo Năng lực quản trị - điều hành..............................................42

Bảng 3.2: Thang đo Thương hiệu ........................................................................43

Bảng 3.3: Thang đo tiềm lực tài chính.................................................................44

Bảng 3.4: Thang đo năng lực nguồn nhân lực .....................................................46

Bảng 3.5: Thang đo năng lực nghiên cứu khoa học.............................................46

Bảng 3.6: Thang đo năng lực quan hệ hợp tác đào tạo ........................................47

Bảng 3.7: Thang đo chất lượng sinh viên đầu ra .................................................48

Bảng 3.8: Thang đo năng lực cạnh tranh .............................................................49

Bảng 3.9: Tổng hợp thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh

của trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh ...............................................49

Bảng 4. 1. Kết quả kiểm định thang đo Cronbach's Alpha ..................................59

Bảng 4. 2. Bảng hệ số KMO và kiểm định Bartlett's...........................................63

Bảng 4. 3. Bảng hệ số Eigenvalues......................................................................63

Bảng 4.4. Bảng kết quả ma trận xoay nhân tố .....................................................64

Bảng 4. 5. Kiểm định giá trị thang đo biến phụ thuộc bằng phân tích EFA........65

Bảng 4. 6. Gộp nhóm các nhân tố (tạo biến đại diện)..........................................66

Bảng 4. 7. Bảng hệ số tương quan Pearson..........................................................67

Bảng 4. 8. Bảng tóm tắt mô hình hồi quy b

..........................................................68

Bảng 4. 9. Bảng kết quả phân tích ANOVAa

trong hồi quy ................................69

Bảng 4. 10. Hệ số hồi quy giữa các biến độc lập lên biến phụ thuộc ..................70

Bảng 4. 11. Kết luận các giả thuyết .....................................................................72

Bảng 4.12. Kết quả phân tích phương sai một nhân tố ........................................76

Bảng 5.1. Giá trị trung bình mẫu nghiên cứu.......................................................79

ix

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1. Mô hình lý thuyết đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh

tranh của BUH trong bối cảnh tự chủ đại học......................................................37

Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu ...........................................................................39

x

DANH MUC TỪ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Nguyên nghĩa

TP. HCM Thành phố Hồ Chí Minh

BUH Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh

QH Quốc hội

CBCNV Cán bộ, công nhân viên

NCKH Nghiên cứu khoa học

SPSS Statistical Package for the Social Sciences

EFA Exploratory Factor Analysis

KMO Kaiser –Mayer –Olkin

ANOVA Analysis of Variance

1

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

Chương 1 giới thiệu sơ bộ về đề tài nghiên cứu, đưa ra mục tiêu nghiên

cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng, phạm vi, phương pháp, những đóng góp và

kết cấu của đề tài nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh

của trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh (BUH).

1.1. Lý do chọn đề tài

1.1.1. Đặt vấn đề

Ngày nay, trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là tất yếu và đồng thời

là một yếu tố kích thích kinh doanh. Quy luật cạnh tranh là động lực thúc đẩy

phát triển sản xuất. Bất kỳ doanh nghiệp, tổ chức, đơn vị kinh doanh nào nếu

muốn tồn tại và phát triển đều cần phải cạnh tranh hiệu quả, tìm mọi biện pháp

để đáp ứng nhu cầu thị hiếu của người dùng, biết phát huy hết ưu thế của mình,

tạo ra những điểm khác biệt vượt trội so với đối thủ cạnh tranh khác.

Trong xu thế mở và hội nhập quốc tế về giáo dục hiện nay, cạnh tranh

trong giáo dục đại học ở Việt Nam ngày càng gia tăng do sự bùng nổ về số lượng

các trường đại học mới, sự góp mặt của không ít chủ thể về các chương trình đào

tạo nước ngoài tại Việt Nam, số lượng sinh viên Việt Nam đi du học tại nước

ngoài ngày càng nhiều hơn. Trong bối cảnh đó, các cơ sở giáo dục đại học có

những biểu hiện giống như hoạt động của một doanh nghiệp khi triển khai các

hoạt động marketing, phát triển thương hiệu. Các trường đại học cần tìm ra

phương thức để cạnh tranh và tồn tại. Vì vậy, việc phân tích, nhận diện các nhân

tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh, đề ra các giải pháp để nâng cao năng lực

cạnh tranh của cơ sở giáo dục đại học là rất cần thiết.

1.1.2. Lý do chọn đề tài

Theo số liệu thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm học 2018 - 2019,

cả nước ta hiện có 237 trường đại học, học viện (không tính các trường thuộc

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!