Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển TNG Thái Nguyên
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
PHAN DOÃN THẮNG
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI
TNG THÁI NGUYÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH
THÁI NGUYÊN - 2017
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
PHAN DOÃN THẮNG
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI
TNG THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 60.34.01.02
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS. THÁI BÁ CẨN
THÁI NGUYÊN - 2017
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn được
thực hiện nghiêm túc, trung thực và mọi số liệu trong này được trích dẫn có nguồn
gốc rõ ràng.
Tác giả
Phan Doãn Thắng
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận
được sự quan tâm, giúp đỡ tận tình từ phía tập thể và cá nhân:
Tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn tới tất cả các thầy, cô giáo trường Đại
học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên, Phòng Đào tạo đã giúp đỡ tôi
trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với PGS.TS. Thái Bá Cẩn người đã
tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian nghiên cứu đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Công ty cổ phần đầu tư và thương
mại TNG Thái Nguyên, các đồng nghiệp, người thân và gia đình đã giúp đỡ, tạo
điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình nghiên cứu đề tài.
Tác giả
Phan Doãn Thắng
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii
MỤC LỤC................................................................................................................. iii
DANH MỤC TỬ VIẾT TẮT.....................................................................................vi
DANH MỤC BẢNG.................................................................................................vii
DANH MỤC SƠ ĐỒ .............................................................................................. viii
PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................2
3. Đối tượng nghiên cứu..............................................................................................2
4. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................2
5. Những đóng góp của luận văn ................................................................................2
6. Kết cấu của luận văn ...............................................................................................3
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ NĂNG LỰC
CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP TRONG LĨNH VỰC DỆT MAY .......4
1.1. Cơ sở lý luận về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp...................4
1.1.1. Cạnh tranh và vai trò của việc nâng cao năng lực cạnh tranh trong nền
kinh tế thị trường ................................................................................................4
1.1.2. Các lý thuyết phân tích năng lực cạnh tranh.....................................................9
1.2. Cơ sở thực tiễn về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp dệt may...................24
1.2.1. Tổng quan chung về ngành dệt may Việt Nam...............................................24
1.2.2. Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp cùng ngành......29
Kết luận chương 1 .....................................................................................................34
Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................................35
2.1. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................35
2.2. Quy trình nghiên cứu .........................................................................................35
2.3. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................36
2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu..........................................................................36
2.3.2. Phương pháp tổng hợp số liệu.........................................................................36
iv
2.3.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu ..........................................................36
2.4. Thiết kế nghiên cứu............................................................................................38
2.4.1. Khách thể nghiên cứu......................................................................................38
2.4.2. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................38
2.4.3. Thiết kế bảng hỏi.............................................................................................39
2.4.4. Chọn mẫu ........................................................................................................39
2.4.5. Phân tích dữ liệu..............................................................................................40
2.5. Một số chỉ tiêu phản ánh và đo lường năng lực cạnh tranh cho TNG ...............40
Kết luận chương 2 .....................................................................................................43
Chương 3. THỰC TRẠNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG
TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI TNG THÁI NGUYÊN ......44
3.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG Thái Nguyên.....44
3.1.1. Thông tin chung về doanh nghiệp...................................................................44
3.1.2. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển ......................................................44
3.1.3. Chiến lược kinh doanh của Công ty................................................................47
3.1.4. Lĩnh vực hoạt động và cơ cấu tổ chức của TNG Thái Nguyên ......................48
3.1.5. Thị trường tiêu thụ ..........................................................................................50
3.1.6. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất của TNG ..........................................50
3.1.7. Thực trạng nguồn nhân lực của công ty TNG.................................................52
3.1.8. Thực trạng năng lực tài chính của TNG..........................................................53
3.1.9. Thực trạng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty...................58
3.2. Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của TNG...........................................62
3.2.1. Thị phần và tốc độ tăng trưởng thị phần .........................................................62
3.2.2. Mạng lưới hệ thống kênh phân phối ...............................................................64
3.2.3. Năng lực cạnh tranh về sản phẩm ...................................................................66
3.2.4. Năng lực cạnh tranh về thương hiệu ...............................................................72
3.2.5. Năng lực cạnh tranh về năng suất lao động ....................................................73
3.2.6. Năng lực cạnh tranh về tài chính.....................................................................74
3.2.7. Ma trận hình ảnh cạnh tranh (CIM) của TNG so với các đối thủ cạnh tranh ........76
3.3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của TNG....................79
v
3.3.1. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng bên ngoài......................................................79
3.3.2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng bên trong doanh nghiệp ...............................93
3.4. Đánh giá năng lực cạnh tranh của TNG.............................................................99
3.4.1. Những kết quả đạt được ..................................................................................99
3.4.2. Những tồn tại cần khắc phục và nguyên nhân ..............................................100
Kết luận chương 3 ...................................................................................................103
Chương 4. GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CHO
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI TNG THÁI NGUYÊN......104
4.1. Định hướng và chiến lược phát triển của Công ty TNG Thái Nguyên............104
4.1.1. Định hướng phát triển của Công ty TNG......................................................104
4.1.2. Chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh cho TNG đến năm 2025 .............105
4.2. Quan điểm xây dựng giải pháp ........................................................................107
4.3. Một số giải pháp tác nghiệp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho Công
ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG Thái Nguyên..................................108
4.3.1. Các giải pháp về nhân lực .............................................................................108
4.3.2. Các giải pháp về tài chính .............................................................................114
4.3.3. Các giải pháp về marketing...........................................................................115
4.3.4. Các giải pháp liên quan tới quản trị sản phẩm..............................................116
4.4. Điều kiện thực hiện các giải pháp ....................................................................121
4.1.1. Một số kiến nghị với TNG Thái Nguyên ......................................................121
4.4.2. Một số kiến nghị với Nhà nước.....................................................................123
4.4.3. Một số kiến nghị với Hiệp hội dệt may Việt Nam........................................125
Kết luận chương 4 ...................................................................................................126
KẾT LUẬN CHUNG ............................................................................................127
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................128
PHỤ LỤC...............................................................................................................130
vi
DANH MỤC TỬ VIẾT TẮT
STT TỪ VIẾT TẮT NỘI DUNG
1. AEC Cộng đồng kinh tế ASEAN
2. AFTA Khu vực mậu dịch tự do ASEAN
3. APEC Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương
4. BHXH Bảo hiểm xã hội
5. CBCNV Cán bộ công nhân viên
6. CIM Ma trận hình ảnh cạnh tranh
7. CL Chênh lệch
8. CNH - HĐH Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa
9. CPBH Chi phí bán hàng
10. CPQLDN Chi phí quản lý doanh nghiệp
11. DT Doanh thu
12. DTT Doanh thu thuần
13. EFE Ma trận yếu tố bên ngoài
14. EU Liên minh châu Âu
15. EVFTA Hiêp đ̣ iṇh thương maị tựdo Viêt Nam ̣ -châu Âu
16. FTA Hiệp định Thương mại Tự do
17. GMC Công ty CP Sản xuất Thương mại May Sài Gòn
18. GVHB Giá vốn hàng bán
19. IFE Ma trận yếu tố bên trong
20. LNST Lợi nhuận sau thuế
21. LNTT Lợi nhuận trước thuế
22. NPS Công ty CP May Phú Thịnh Nhà Bè
23. OECD Theo Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế
24. ROA Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản
25. ROE Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
26. TCM Công ty CP Dệt may Đầu tư Thương mại Thành Công
27. TNG Công ty CP Thương mại và đâu tư TNG
28. TPP Hiêp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương ̣
29. TSCĐ Tài sản cố định
30. TSDH Tài sản dài hạn
31. TSNH Tài sản ngắn hạn
32. USD Đồng đô la Mỹ
33. VCSH Vốn chủ sở hữu
34. Vitas Hiệp hội Dệt may Việt Nam
35. VLĐ Vốn lưu động
36. VND Đồng Việt Nam
37. WTO Tổ chức Thương mại Thế giới
vii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Mô hình PEST.....................................................................................10
Bảng 1.2. Ma trận các yếu tố bên ngoài của doanh nghiệp đang nghiên cứu .....17
Bảng 1.3. Ma trận hình ảnh cạnh tranh của các doanh nghiệp trong cùng ngành.....18
Bảng 1.4. Ma trận các yếu tố nội bộ trong doanh nghiệp đang nghiên cứu ........19
Bảng 3.1. Cơ cấu lao động theo trình độ năm 2014-2016...................................52
Bảng 3.2. Thu nhập bình quân hàng tháng của người lao động trong TNG .......53
Bảng 3.3. Tài sản và nguồn vốn của TNG trong 3 năm 2014-2016....................54
Bảng 3.4. Tài sản và cơ cấu tài sản của TNG trong 3 năm 2014-2016 ...............55
Bảng 3.5. Nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn của TNG trong 3 năm 2014-2016 .......57
Bảng 3.6. Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của TNG trong 3
năm 2014-2016....................................................................................59
Bảng 3.7. Sản lượng sản xuất theo sản phẩm giai đoạn 2014-2016....................61
Bảng 3.8. Quy mô thị trường may mặc trong nước, so sánh doanh thu của
TNG so với thị trường và các đối thủ cạnh tranh trong cùng ngành.........62
Bảng 3.9. Hệ thống cửa hàng, đại lý, trung tâm thương mại của TNG, May
Nhà Bè và May Việt Tiến ...................................................................64
Bảng 3.10. Bảng so sánh giá bán một số dòng sản phẩm của TNG so với
Việt Tiến và May Nhà Bè hiện nay.....................................................67
Bảng 3.11. Năng suất lao động của TNG so với đối thủ cạnh tranh mạnh
nhất là Dệt may Thành Công...............................................................73
Bảng 3.12. Một số chỉ tiêu tài chình của TNG so với đối thủ cạnh tranh năm 2015..... 74
Bảng 3.13. Mức độ tầm quan trọng của các yếu tố so sánh............................................. 76
Bảng 3.14. Ma trận hình ảnh cạnh tranh CIM của TNG Thái Nguyên .................77
Bảng 3.15. Mức độ quan trọng của các yếu tố bên ngoài......................................90
Bảng 3.16. Ma trận EFE của TNG ........................................................................91
Bảng 3.17. Ma trận IFE của TNG..........................................................................98
Bảng 4.1. Ma trận SWOT của TNG ..................................................................106
viii
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Hình 1.1. Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Michael Porter.............................11
Hình 2.1. Quy trình nghiên cứu.............................................................................35
Hình 2.2. Mô hình tổ chức công ty của TNG Thái Nguyên..................................49
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện tại Việt Nam đang trong quá trình chuẩn bị cho việc ra nhập Hiêp đ ̣ inh ̣
đối tác chiến lươc̣ xuyên Thá
i Bình Dương (TPP) và Hiệp đinh thương m ̣ ai t ̣ ự do
Viêt Nam ̣ -châu Âu (EVFTA). Đây là cơ hội lớn cho Việt Nam trong kỷ nguyên hội
nhập và phát triển với những ngành quan trọng như may mặc, thủy hải sản, công
nghiệp chế biến… Tuy nhiên, bên cạnh đó các doanh nghiệp Việt Nam cũng phải
đối mặt với những thách thức không nhỏ trong việc cạnh tranh với các doanh
nghiệp lớn trên thế giới khi mà hàng hàng rào thuế quan được rỡ bỏ, các công cụ
bảo hộ sản xuất trong nước không còn hiệu lực mạnh mẽ.
Chính vì vậy, thị trường nội địa đang được đánh giá là rất tiềm năng đối với
các doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Lâu nay, các doanh nghiệp dệt may chỉ chú
trọng đến xuất khẩu và chưa quan tâm nhiều đến thị trường nội địa. Những khó
khăn do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu thời gian qua đã giúp cho
nhiều doanh nghiệp dệt may trong nước nhìn nhận lại thị trường này và nhận thấy
các cơ hội cho chính doanh nghiệp may mặc Việt trên sân nhà là rất khả quan. Tuy
thị trường sẵn có nhưng vấn đề quan trọng nhất là phải làm sao mỗi doanh nghiệp
dệt may phải xây dựng được một chỗ đứng bền vững ở thị trường trong nước là điều
vô cùng khó khăn. Rất nhiều giải pháp đã được đưa ra nhằm giúp doanh nghiệp may
mặc Việt tháo gỡ những khó khăn này, nhưng trọng tâm của cuộc thay đổi vẫn nằm
ở chính nội tại các doanh nghiệp dệt may, khi mà mọi vướng mắc đều được giải
quyết nếu cải thiện được năng lực cạnh tranh trong tương lai.
Là người có điều kiện được tiếp cận, tìm hiểu và nghiên cứu về các doanh
nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, trong đó có Công ty Cổ phần Đầu tư và
Thương mại TNG Thái Nguyên, là Công ty sản sản xuất và kinh doanh các mặt
hàng may mặc trong điều kiện hội nhập và phát triển. Với mong muốn đóng góp
cho sự phát triển của các Doanh nghiệp Thái Nguyên nói chung và cho Công ty Cổ
phần Đầu tư và Thương mại TNG Thái Nguyên nói riêng thì việc lựa chọn Đề tài
“Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại
TNG Thái Nguyên” làm nội dung nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình.
2
Kết quả nghiên cứu của đề tài có ý nghĩa thiết thực góp phần giải quyết cả về lý
luận cũng như thực tiễn kinh doanh.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Đề tài tập trung nghiên cứu, phân tích năng lực cạnh tranh Công ty Cổ phần
Đầu tư và Thương mại TNG Thái Nguyên trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế,
từ đó đưa ra những giải pháp, đề xuất để nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty
Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG Thái Nguyên.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa về mặt cơ sở lý luận và thực tiễn những vấn đề cơ bản về
cạnh tranh; năng lực cạnh tranh của Doanh nghiệp
- Phân tích và đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh Công ty Cổ phần Đầu
tư và Thương mại TNG Thái Nguyên trên thị trường.
- Đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao nâng cao năng lực cạnh tranh
cho Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG Thái Nguyên
3. Đối tượng nghiên cứu
Tác giả phân tích và đánh giá các yếu tố thuộc về năng lực cạnh tranh của Công
ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG Thái Nguyên trong việc sản xuất và kinh
doanh các mặt hàng may mặc chủ lực, có sự đối sánh với các đối thủ cạnh tranh.
4. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu hoạt động kinh doanh và các yếu tố thuộc về
năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG Thái Nguyên.
Phạm vi về không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại Công ty Cổ phần Đầu
tư và Thương mại TNG Thái Nguyên.
Phạm vi về thời gian: Số liệu được thu thập từ năm 2014 - 2016.
5. Những đóng góp của luận văn
* Đóng góp về lý luận
Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác nghiên
cứu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Góp phần cung cấp cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu năng lực cạnh tranh
cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
3
* Đóng góp về thực tiễn
Trên cơ sở những nghiên cứu thực tế nhằm đưa ra giải pháp nâng cao năng
lực cạnh tranh cho Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG Thái Nguyên và
các doanh nghiệp khác trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục,
luận văn gồm 4 chương là:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về nâng cao năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp trong lĩnh vực dệt may.
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu.
Chương 3: Thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Đầu tư và
Thương mại TNG Thái Nguyên.
Chương 4: Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho Công ty Cổ
phần Đầu tư và Thương mại TNG Thái Nguyên.
4
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA DOANH NGHIỆP TRONG LĨNH VỰC DỆT MAY
1.1. Cơ sở lý luận về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
1.1.1. Cạnh tranh và vai trò của việc nâng cao năng lực cạnh tranh trong nền
kinh tế thị trường
1.1.1.1. Khái niệm về cạnh tranh và lợi thế cạnh tranh
Tuy cạnh tranh là vấn đề phổ biến và được nghiên cứu từ rất lâu nhưng vì cạnh
tranh là một khái niệm có nhiều cách hiểu khác nhau nên cho đến nay trên thế giới
vẫn chưa có khái niệm thống nhất về cạnh tranh của doanh nghiệp. Do vậy, để đưa
ra khái niệm này một cách có căn cứ, cần điểm lại một số lý thuyết về cạnh tranh
trên thế giới và trong nước.
Cạnh tranh gắn liền với hành vi của chủ thể như các doanh nghiệp, các cá nhân
kinh doanh hay một nền kinh tế. Trong quá trình cạnh tranh với nhau, để giành lợi
thế về phía mình, các chủ thể phải áp dụng nhiều biện pháp nhằm duy trì và phát
triển vị thế của mình trên thị trường. Đã có rất nhiều định nghĩa về năng lực cạnh
tranh được đưa ra, ví dụ:
Theo K. Marx: “Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh gay gắt giữa các nhà
tư bản nhằm dành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu dùng hàng
hóa để thu được lợi nhuận siêu ngạch”. Nghiên cứu sâu về sản xuất hàng hóa tư
bản chủ nghĩa và cạnh tranh tư bản chủ nghĩa K.Marx đã phát hiện ra quy luật cơ
bản của cạnh tranh tư bản chủ nghĩa là quy luật điều chỉnh tỷ suất lợi nhuận bình
quân, và qua đó hình thành nên hệ thống giá cả thị trường. Quy luật này dựa trên
những chênh lệch giữa giá cả chi phí sản xuất và khả năng có thể bán hành hoá dưới
giá trị của nó nhưng vẫn thu được lợi nhuận.
Theo Từ điển kinh doanh nước Anh (1992): Cạnh tranh trong cơ chế thị
trường được định nghĩa là “Sự ganh đua, sự kình địch giữa các nhà kinh doanh
nhằm giành tài nguyên sản xuất cùng một loại hàng hoá về phía mình”.
Theo Từ điển Bách khoa Việt nam (tập 1): “Cạnh tranh (trong kinh doanh) là
hoạt động tranh đua giữa những người sản xuất hàng hoá, giữa các thương nhân,