Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

nâng cao hiệu quả việc thực hiện các vấn đề pháp quy trong loại hợp đồng này
MIỄN PHÍ
Số trang
53
Kích thước
304.5 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1991

nâng cao hiệu quả việc thực hiện các vấn đề pháp quy trong loại hợp đồng này

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

A . LỜI MỞ ĐẦU

Thực tập là một giai đoạn quan trọng trong quá trình đào tạo sinh viên. Nó

giúp sinh viên tiếp cận với thực tiễn, học tập, đối chiếu và so sánh giữa thực tiễn và

lý thuyết. Đối với sinh viên chuyên ngành luật kinh tế, giai đoạn thực tập giúp bổ

sung các kiến thức mà trên giảng đường không thể khái quát hết, thấy được các vấn

đề pháp lý trong thực tiễn từ đó thấy được các ưu điểm và hạn chế của các văn bản

pháp quy trong lĩnh vực này.

Trong quá trình thực tập tại công ty Cổ phần thương mại và vận tải quốc tế

Châu Giang tôi đã được tiếp cận với thực tiễn nhiều vấn đề pháp lý như các vấn đề

về lao động, thủ tục thành lập doanh nghiệp, thuế, hợp đồng ….Trong đó vấn đề mà

tôi đặc biệt quan tâm đó là về hợp đồng ủy thác xuất nhập khẩu. Do đặc điểm ngành

nghề kinh doanh của công ty lên số lượng hợp đồng thương mại chiếm một phần

lớn trong số lượng hợp đồng mà công ty ký kết và vấn đề pháp lý về hợp đồng cũng

chiếm một phần lớn trong các vấn đề pháp lý của công ty. Tuy số lượng hợp đồng

ủy thác xuất nhập khẩu tại cơ sở không chiếm một số lượng lớn nhưng xét thấy đây

là một vấn đề tuy không phải là mới nhưng trong thực tiễn các văn bản pháp quy

quy định về các vấn đề này không nhiều trong khi đó các doanh nghiệp kinh doanh

trong lĩnh vực này ngày càng ra tăng và nhu cầu xuất nhập khẩu của nền kinh tế

ngày càng mở rộng, tính chuyên môn hóa ngày càng sâu do vậy tôi quyết định chọn

đề tài: Hợp đồng ủy thác xuất nhập khẩu các vấn đề pháp quy và thực tiễn tại công

ty Cổ phần thương mại và vận tải quốc tế Châu Giang. Đề án này tập trung vào các

vấn đề chính sau:

. Các chế định pháp quy về vấn đề xuất nhập khẩu ủy thác

. Tình hình thực thi các vấn đề pháp quy trong hợp đồng ủy thác xuất

nhập khẩu

. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực thi các quy định của pháp luật

trong loại hợp đồng này tại cơ sở

Và đề tài này được kết cấu gồm ba phần chính

1

Phần I: Cơ sở l‎ý l‎uận về hợp đồng ủy thác xuất nhập khẩu

Phần II: Hợp đồng ủy thác xuất nhập khẩu tại cơ sở

Phần III: Những đánh giá và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả việc thực

hiện các vấn đề pháp quy trong l‎oại hợp đồng này

Trong phần một trình bày về cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý của hợp đồng xuất

nhập khẩu ủy thác. Tuy nhiên đề tài này chỉ đề cập đến các hợp đồng kinh tế.

Trong phần hai của đề tài tập trung vào nêu khái quát tình hình thực hiện hợp

đồng xuất nhập khẩu ủy thác tại cơ sở, phân tích những thuận lợi và vướng mắc

trong quá trình thực hiện loại hợp đồng này. Phần ba của đề tài nêu lên một số giải

pháp và kiến nghị nhằm nâng tính thực thi các vấn đề pháp quy trong loại hợp đồng

này và nâng cao tính hiệu quả của nghiệp vụ xuất nhập khẩu ủy thác tại cơ sở

Qua đây về phía nhà trường tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn tới thầy Nguyễn

Hợp Toàn –Trưởng khoa Luật kinh tế, thầy Nguyễn Vũ Hoàng – Giảng viên khoa

Luật kinh tế trường Đại học kinh tế quốc dân Hà Nội. Về phía cơ sở thực tập tôi xin

chân thành gửi lời cảm ơn tới Ông Nguyễn Châu Thành – Giám đốc công ty, Ông

Vũ Đình Lân – Phó giám đốc công ty cùng toàn thể cán bộ công nhân viên trong

công ty Cổ phần thương mại và vận tải quốc tế Châu Giang đã tận tình giúp đỡ tôi

hoàn thành giai đoạn thực tập này.

2

B. PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG I

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG XUẤT NHẬP KHẨU UỶ THÁC

I. Cơ sở lý luận

1.Vai trò của xuất nhập khẩu trong nền kinh tế quốc dân

Xuất nhập khẩu là một khâu không thể thiếu đối với một nền kinh tế quốc dân

bởi những yếu tố:

Sự phát triển không đồng đều của các quốc gia trên các lĩnh vực công nghệ,

nhân lực …do vậy xuất nhập khẩu được coi là giải pháp tốt nhất cho bài toán di tắt

đón đầu rút ngắn thời gian theo kịp các quốc gia khác. Nước ta là một thí dụ điển

hình, nếu bỏ thời gian và chi phí để nghiên cứu có được công nghệ sản xuất máy

bay thì cần một khoảng thời gian rất dài và chi phí lớn trong khi đó ta có thể nhập

khẩu công nghệ hoặc máy bay nguyên chiếc với giá cả phải chăng. Do vậy đây

được coi là lời giải cho các bài toán mà khi sản phẩm sản xuất trong nước giá thành

còn cao.

Mỗi quốc gia đều có đặc điểm về tự nhiên, dân cư khác nhau, có các thế mạnh

và điểm yếu riêng, nếu phát triển tất cả các lĩnh vực ngành nghề bao gồm cả các

ngành mà chi phí sản xuất sản phẩm còn cao thì hiệu quả kinh tế không cao trong

khi tập trung vào các ngành mà quốc gia mình có thế mạnh để giảm giá thành nâng

cao chất lượng sản phẩm cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại trên thị trường và

nhập khẩu các sản phẩm mà nếu sản xuất trong nước giá thành còn cao. Trở lại thí

dụ ở phần trên, nước ta do đặc điểm về tự nhiên và dân cư nên có thế mạnh trong

ngành nông nghiệp, công nghiệp may mặc, thủy hải sản, do đó tập trung vào các

ngành nghề này giúp giảm giá thành nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm cạnh

tranh với hàng hóa cùng loại của các quốc gia khác trên các thị trường xuất khẩu và

nhập về các sản phẩm mà nước ta chưa đủ năng lực sản xuất hoặc sản xuất với giá

thành còn quá cao. Tuy nhiên không phải chỉ có tập trung vào các ngành nghề mà

quốc gia mình có thế mạnh, bên cạnh chiến lược trên ta cũng phải gấp rút đầu tư

vào nghiên cứu chế tạo các sản phẩm mà giá thành sản phẩm trong nước còn cao từ

3

đó mở rộng phạm vi các ngành nghề có thế mạnh. Vậy xuất nhập khẩu còn được coi

là giải pháp tiết kiệm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm.

Sự chuyên môn hóa ngày càng cao, sự phân công và hiệp tác lao động ngày

càng mở rộng và chuyên sâu, có những sản phẩm được hoàn thành sau nhiều công

đoạn và mỗi công đoạn đó được thực hiện ở nhiều quốc gia khác nhau do vậy xuất

nhập đóng vai trò là một khâu trong quá trình hoàn thiện sản phẩm.

2. Tổng quan về tình hình xuất nhập khẩu của nước ta từ năm 1990 tới nay

Trong thời kỳ kinh tế kế hoạch hóa, nhà nước độc quyền việc xuất nhập khẩu,

do không đủ năng động nắm bắt được nhu cầu của nền kinh tế đã dẫn đến tình trạng

tắc nghẽn nền kinh tế cung và cầu mất cân bằng như một số mặt hàng sản xuất ra

không tiêu thụ được do thiếu đối tác, thiếu máy móc, công nghệ phục vụ cho sản

xuất. Ngày nay với xu thế hội nhập kinh tế thế giới đảng và nhà nước ta đã có

những chính sách cụ thể và thiết thực nhằm thúc đẩy và khai thác các lợi thế do hoạt

động xuất nhập khẩu đem lại. Tổng kim ngạch xuất khẩu 10 năm(1990-2000) kim

ngạch xuất nhập khẩu đạt 67,3 tỷ USD vượt mục tiêu nêu trong chiến lược 10 năm

(37 - 45 tỷ USD), bình quân hàng năm tăng 18,2%, trong đó, thời kỳ 1991-1995

là17,2 tỷ USD, tăng 17,8%, thời kỳ 1996-2000 là là 50,1 tỷ USD, tăng 18,6%.

Kim ngạch xuất khẩu năm 2000 gấp khoảng 5,3 lần so với năm 1990, cao hơn

mục tiêu nêu trong Chiến lược là 5 lần, nhưng xuất khẩu đầu người chỉ tăng từ 36,3

USD năm 1990 lên 166 USD năm 2000, thấp hơn mục tiêu nêu trong Nghị quyết

Đại hội VIII là 200 USD.

Thị trường được củng cố và mở rộng. Cuối thập kỷ 1980 và đầu thập kỷ 1990,

ngoại thương Việt Nam chỉ có những bạn hàng chủ yếu là các nước thuộc Liên Xô

và Đông Âu cũ với những mặt hàng xuất khẩu manh múi, đơn điệu, chủ yếu là nông

sản nguyên liệu và hàng thủ công mỹ nghệ, hàng gia công bán thành phẩm. Tuy

nhiên khi thị trường khu vực này bị đột ngột thu hẹp, chúng ta đã nhanh chóng tìm

kiếm, tiếp cận và mở rộng thị trường ở các khu vực khác để tránh sự hẫng hụt, tháo

gỡ khó khăn.

Nhờ có chính sách đổi mới đa phương hoá quan hệ kinh tế của Đảng và Nhà

nước, đến cuối năm 1997 và đầu năm 1998 hàng hoá và dịch vụ của Việt Nam đã có

mặt trên thị trường của trên 150 nước ở khắp các châu lục với những chủng loại mặt

4

hàng đa dạng và phong phú hơn. Có một số mặt hàng đã có vị trí trên thị trường như

dầu thô, gạo, hàng thuỷ hải sản chế biến, cà phê, cao su, quần áo may sẵn...

Thị trường xuất - nhập khẩu của nước ta được mở rộng về phạm vi và dung

lượng. Hiện nay, khu vực Châu Á vẫn đang là thị trường xuất và nhập khẩu lớn nhất

của nước ta, đã chiếm gần 63% tổng kim ngạch xuất khẩu và gần 74% tổng kim

ngạch nhập khẩu của Việt Nam. Nhật Bản, Trung Quốc, ASEAN là những đối tác

chiếm thị phần buôn bán lớn nhất trong số các đối tác châu á.

Riêng các nước ASEAN chiếm 24,3% tổng kim ngạch xuất khẩu và 32,4%

kim ngạch nhập khẩu của nước ta trong năm 1998. Triển vọng trong những năm

cuối của thập kỷ này các nước Châu Á vẫn là những bạn hàng lớn nhất trong quan

hệ buôn bán với nước ta.

Hàng hoá của Việt Nam đã tiếp cận vào thị trường Châu Âu, Châu Mỹ, đặc

biệt là thị trường các nước EU, Hoa Kỳ và Canađa.

Thị trường các nước Trung Đông cũng đã và đang được khai thác triệt để,

bước đầu là các mặt hàng trả nợ như gạo, chè, cà phê, cá hộp, quần áo may sẵn và

một số mặt hàng tiêu dùng khác..., đến nay một số mặt hàng của Việt Nam như cà

phê, gạo, chè đã có sức cạnh tranh trên thị trường này.

Bên cạnh đó, chúng ta cũng đã tìm kiếm các giải pháp khôi phục lại thị trường

các nước thuộc Liên Xô cũ và Đông Âu sau một thời gian gián đoạn, sẽ mở ra

những khả năng mới trong quan hệ kinh tế và trao đổi hàng hoá khu vực này.

Dung lượng hàng hoá tham gia thị trường quốc tế của Việt Nam ngày càng

phát triển về cả khối lượng và chất lượng. Tổng kim ngạch hàng hoá xuất khẩu

trong những năm 1991 - 1997 tăng bình quân 25%. Tuy nhiên, năm 1998 do bị ảnh

hưởng của cuộc khủng hoảng tiền tệ Châu á, kim ngạch xuất khẩu năm 1998 đã

chững lại, chỉ tăng khoảng1,9%. Năm 1999, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất

khẩu đã tăng trở lại 23,1%. Kế hoạch năm 2000, dự kiến có thể tăng trên 11%.

Cơ cấu hàng xuất khẩu đã thay đổi theo hướng phát huy lợi thế so sánh trong

mối quan hệ kinh tế quốc tế. Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng nông

lâm thuỷ sản tuy vẫn ở vị trí đáng kể trong kim ngạch xuất khẩu nhưng cũng có xu

hướng giảm dần, từ bình quân là 48,0% thời kỳ 1991 - 1995 giảm còn 38,5% trong

thời kỳ 1996 - 2000, trong khi tỷ trọng của nhóm hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ

5

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!