Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

nâng cao hiệu quả việc áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với các tổ chức kinh tế trong
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
MỤC LỤC
MỤC LỤC..............................................................................................1
LỜI MỞ ĐẦU........................................................................................5
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XẾP HẠNG TÍN DỤNG...........7
1.1. Khái niệm về xếp hạng tín dụng..........................................................7
1.2. Sự cần thiết của việc xếp hạng tín dụng nội bộ các doanh nghiệp
trong ngân hàng thương mại......................................................................8
1.2.1. Theo yêu cầu đảm bảo an toàn của các cơ quan giám sát hoạt động
Ngân hàng.................................................................................................8
1.2.2. Yêu cầu tăng cường quản lý tín dụng tập trung thống nhất trong
nội bộ Ngân hàng....................................................................................10
1.3. Nội dung của công tác xếp hạng tín dụng trong NHTM.................10
1.3.1. Phương pháp được sử dụng để xếp hạng tín dụng........................10
1.3.1.1. Phương pháp chuyên gia......................................................10
1.3.1.2. Phương pháp cho điêm theo tiêu chuẩn...............................11
1.3.1.3. Phương pháp so sánh...........................................................12
1.3.1.4. Phương pháp kết hợp...........................................................12
1.3.2. Quy tình xếp hạng tín dụng nội bộ đối với các tổ chức kinh tế tại
NHTM.....................................................................................................12
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG HỆ THỐNG XẾP HẠNG
NỘI BỘ CÁC DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ
PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH HÀ NỘI...............................................15
2.1. Khái quát về ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh Hà Nội...15
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Chi nhánh............................15
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh Hà
Nội...........................................................................................................17
1
2.1.3. Các dịch vụ của Ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh Hà Nội
.................................................................................................................18
2.1.4. Thực trạng và tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng đầu
tư và phát triển chi nhánh Hà Nội...........................................................19
2.1.4.1. Tình hình huy động vốn trong 3 năm gần đây (2007-2009) 19
2.1.4.2. Tình hình sử dụng vốn trong 3 năm gần đây (2007-2009)...21
2.4.1.3. Các hoạt động khác..............................................................23
2.2. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ các doanh nghiệp tại BIDV Việt
Nam.............................................................................................................26
2.2.1. Vai trò của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ.............................26
2.2.2. Căn cứ xây dựng – xếp hạng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ. 28
2.2.2.1. Căn cứ xây dựng..................................................................28
2.2.2.2. Căn cứ xếp hạng...................................................................29
2.2.3. Nguyên tắc chấm điểm..................................................................30
2.2.4. Quy trình xếp hạng........................................................................32
2.2.5. Tổ chức thực hiện xếp hạng tín dụng các tổ chức kinh tế tại BIDV
.................................................................................................................42
2.2.5.1. Tổ chức thực hiện.................................................................42
2.2.5.2. Tần suất................................................................................43
2.3. Thực trạng việc áp dụng xếp hạng tín dụng nội bộ các doanh
nghiệp tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Chi nhánh Hà Nội.............44
2.3.1. Kết quả xếp hạng tín dụng các tổ chức kinh tế tại BIDV Hà Nội.44
2.3.2. Ví dụ..............................................................................................46
2.3.2.1. Kết quả xếp hạng của công ty cổ phần vật tư thiết bị Kim
Dương................................................................................................46
2.3.2.1. Kết quả xếp hạng của Công ty xây dựng Công trình giao
thông 829...........................................................................................50
2
2.4. Đánh giá công tác áp dụng xếp hạng tín dụng nội bộ các doanh
nghiệp tại BIDV Hà Nội ...........................................................................54
2.4.1 Những thành công đạt được...........................................................54
2.4.1.1. Trong công tác đánh giá và phân loại nợ ...........................54
2.4.1.2. Hỗ trợ quá trình ra quyết định vay vốn................................57
2.4.1.3. Xây dựng chính sách khách hàng hiệu quả..........................58
2.4.2. Hạn chế..........................................................................................61
2.4.2.1. Nguồn thông tin được sử dụng để xếp hạng ........................61
2.4.2.2. Quy trình xếp hạng...............................................................62
2.4.2.3. Trình độ của cán bộ tín dụng...............................................63
2.4.3. Nguyên nhân ................................................................................64
2.4.3.1. Nguyên nhân khách quan.....................................................64
2.4.3.2. Nguyên nhân chủ quan.........................................................66
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN
THIỆN CÔNG TÁC XẾP HẠNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH HÀ NỘI........................67
3.1. Định hướng phát triển.......................................................................67
3.1.1. Định hướng chung:........................................................................67
3.1.2. Định hướng phát triển của BIDV Hà Nội đến năm 2015..............68
3.2. Giải pháp hoàn thiện công tác xếp hạng tín dụng nội bộ tại BIDV
Hà Nội.........................................................................................................69
3.2.1. Cải thiện chất lượng và tăng tính phong phú của nguồn thông tin
sử dụng để xếp hạng tín dụng..................................................................69
3.2.2. Hoàn thiện quy trình xếp hạng tín dụng........................................70
3.2.3. Nâng cao trình độ của cán bộ xếp hạng tín dụng..........................72
3.2.4. Giảm thiểu tính chủ quan trong hệ thống chỉ tiêu sử dụng để xếp
hạng.........................................................................................................72
3
3.3. Kiến nghị.............................................................................................73
3.3.1.Kiến nghị với BIDV Việt Nam......................................................73
3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước..............................................76
3.3.3. Kiến nghị với các đơn vị liên quan...............................................77
KẾT LUẬN........................................................................................... 79
4
LỜI MỞ ĐẦU
Một trong lĩnh vực mà Việt Nam sớm mở cửa khi gia nhập WTO là lĩnh
vực tài chính ngân hàng. Do nhiều rào cản bị bãi bỏ nên hoạt động ngân hàng
chắc chắn sẽ trở nên sôi động và cạnh tranh khốc liệt hơn. Để tham gia vào
cuộc cạnh tranh đặc biệt là trong hoạt động tín dụng, các ngân hàng thương
mại trong nước ngay từ bây giờ phải tự đổi mới mình, xây dựng hệ thống
quản lý rủi ro tín dụng hiệu quả, phù hợp với chuẩn mực và thông lệ quốc tế.
Hoạt động tín dụng là hoạt động có nhiều rủi ro nhất trong những hoạt
động của ngân hàng thương mại. Vì vậy để hoàn thiện các công cụ quản lý rủi
ro tín dụng một cách khoa học và hiệu quả mà các ngân hàng thương mại hiện
nay đang triển khai áp dụng. Mặc dù mang những tên gọi khác nhaum tùy
thuộc vào mỗi ngân hàng, có ngân hàng gọi là “hệ thống xếp hạng tín dụng
nội bộ”, “hệ thống chấm điểm tín dụng “ nhưng bản chất đều nhằm đánh giá
mức độ tín nhiệm, khả năng trả nợ trong tương lai của khách hàng có quan hệ
dựa trên hệ thống xếp hạng.
Từ những lý do đó, em chọn đề tài : “Nâng cao hiệu quả việc áp dụng
hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với các tổ chức kinh tế trong công
tác đánh giá và phân loại nợ tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Chi
nhánh Hà Nội”.
Trong bài chuyên đề của mình, em xin đi sâu tìm hiểu đối tượng khách
hàng là các doanh nghiệp. Kết cấu bài chuyên để ngoài phần mở đầu và két
luận, mục lục gồm ba chương:
Chương I: Cơ sở lý luận về xếp hạng tín dụng
Chương II: Thực trạng áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối
với các tổ chức kinh tế tại BIDV Hà Nội
5
Chương III: Một số giải pháp kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác xếp
hạng tín dụng tại BIDV Hà Nội.
Trong quá trình thực hiện chuyên đề, em xin chân thành cảm ơn sự
hướng dẫn của thầy giáo TS. Lê Việt Thủy cũng như phòng Quan hệ khách
hàng 2 – BIDV Hà Nội đã giúp em hoàn thành chuyên đề này!
6
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XẾP HẠNG TÍN DỤNG
1.1. Khái niệm về xếp hạng tín dụng
Theo Standards & Poor, xếp hạng tín nhiệm là những ý kiến đánh giá
hiện tại về rủi ro tín dụng, chất lượng tín dụng, khả năng và thiện ý của chủ
thể đi vay trong việc đáp ứng các nghĩa vụ tài chính một cách đầy đủ và đúng
hạn.
Theo Moody's, xếp hạng tín nhiệm là những ý kiến đánh giá về chất
lượng tín dụng và khả năng thanh toán nợ của chủ thể đi vay dựa trên những
phân tích tín dụng cơ bản và biểu hiện thông qua hệ thống ký hiệu Aaa-C.
Định nghĩa của Viện nghiên cứu Nomura: Xếp hạng tín nhiệm là đánh giá
hiện tại về mức độ sẵn sàng và khả năng trả gốc hoặc lãi đối với chứng khoán
nợ của một nhà phát hành trong suốt thời gian tồn tại của chứng khoán đó
Như vậy, có thể định nghĩa, xếp hạng tín nhiệm là những ý kiến đánh giá về
rủi ro tín dụng và chất lượng tín dụng, thể hiện khả năng và thiện ý trả nợ
(gốc, lãi hoặc cả hai) của đối tượng đi vay để đáp ứng các nghĩa vụ tài chính
một cách đầy đủ và đúng hạn thông qua hệ thống xếp hạng theo ký hiệu.
Trong thực tế, xếp hạng tín nhiệm mới chỉ đánh giá khả năng trả nợ của chủ
thể trong quá khứ và hiện tại. Nên các tổ chức xếp hạng tín nhiệm lớn thường
cung cấp thêm những tín hiệu bổ sung thể hiện những sự kiện xảy ra trong
khoảng thời gian gần (3 tháng) mà có thể tác động đến hạng mức tín nhiệm
hay dựa trên cơ sở đánh giá triển vọng hạng mức tín nhiệm của doanh nghiệp
trong tương lai với thời hạn trung bình (6 - 24 tháng). Các tổ chức xếp hạng
tín nhiệm cũng dự báo hạng mức tín nhiệm, bằng cách dự phóng báo báo cáo
tài chính tương lai rồi xếp hạng lại hoặc xây dựng mô hình toán học để dự báo
hạng mức tín nhiệm doanh nghiệp.
7