Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nâng cao hiệu quả và hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm của Bảo Minh An Giang
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Nâng cao hiệu quả & hạn chế rủi ro GVHD: Trần Thị Thanh Phương
MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Nhu cầu an toàn đối với các cá nhân và tổ chức trong xã hội là vĩnh cửu.
Lúc nào con người cũng tìm cách bảo vệ chính bản thân và tài sản của mình
trước những bất hạnh của số phận và những biến cố bất ngờ xảy ra trong sản xuất
kinh doanh. Để đáp ứng nhu cầu bức xúc và chính đáng đó của người dân nên
bảo hiểm đã ra đời, tồn tại và phát triển qua nhiều thế kỷ. Ngày nay, nó đã trở
thành một lãnh vực kinh doanh phổ biến ở tất cả các nền kinh tế. Đặc biệt, ở Việt
Nam sau khi luật kinh doanh bảo hiểm ra đời đã tạo nên hành lang pháp lý ổn
định để bảo hiểm phát triển toàn diện với tốc độ tăng trưởng cao, góp phần thúc
đẩy và duy trì sự phát triển bền vững của nền kinh tế - xã hội, ổn định đời sống
cho nhân dân.
Kinh doanh bảo hiểm là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục
đích sinh lời, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro của bên mua bảo
hiểm, trên cơ sở bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm
trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng, hoặc bồi thường cho bên mua bảo hiểm
khi có các sự kiện xảy ra.
Kinh doanh bảo hiểm là hoạt động hết sức phức tạp nhất là trong bối cảnh
số lượng doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động trên thị trường ngày càng nhiều, sức
ép cạnh tranh ngày một lớn và gay gắt thì sự thành công hay thất bại của doanh
nghiệp bảo hiểm phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố cả bên trong lẫn bên ngoài. Vì
thế đòi hỏi doanh nghiệp bảo hiểm phải có các chiến lược và biện pháp thích hợp
để kinh doanh có hiệu quả và đạt mục tiêu đề ra.
Với những lý do nêu trên nên em đã chọn đề tài: “ Nâng cao hiệu quả và
hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm của Bảo Minh An Giang”
làm luận văn tốt nghiệp
II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
SVTH: Trương Lê Thùy Dung – DH1TC3
Nâng cao hiệu quả & hạn chế rủi ro GVHD: Trần Thị Thanh Phương
Trọng tâm của đề tài:
- Đánh giá tổng quan hiệu quả hoạt động kinh doanh bảo hiểm của Bảo
Minh An Giang.
- Đánh giá hiệu quả của một số loại hình bảo hiểm do Bảo Minh An Giang
triển khai trên địa bàn hoạt động.
- Đề ra một số biện pháp nâng cao hiệu quả & giảm thiểu rủi ro.
III. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Nhằm đạt mục tiêu nghiên cứu đề ra cần tiến hành một số nội dung sau:
- Đánh giá hiệu quả hoạt động của Bảo Minh An Giang thông qua các
khoản mục trong báo cáo kết quả: doanh thu, chi phí, lợi nhuận để có cái nhìn
khái quát về hiệu quả trong quá khứ
- Tiến hành phân tích tình hình doanh thu, chi bồi thường của một số
nghiệp vụ, từ đó rút ra môt số nguyên nhân dẫn đến hiệu quả hay không hiệu quả
để có phương hướng phát triển trong thời gian sắp tới.
Đề ra các giải pháp giúp Bảo Minh An Giang nâng cao hiệu quả và hạn
chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Phương pháp thu thập số liệu
- Trực tiếp xin số liệu ở chi nhánh.
- Thu thập các số liệu trên báo chí, internet cùng các kiến thức đã học
2. Phương pháp phân tích số liệu
Trong quá trình phân tích phương pháp sử dụng chủ yếu là so sánh. Đây là
phương pháp dùng để so sánh giữa thời kỳ này với thời kỳ khác, từ đó thấy được
sự tăng giảm của các chỉ tiêu qua các thời kỳ khác nhau.
V. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Bảo Minh An Giang hoạt động trong lãnh vực bảo hiểm phi nhân thọ. Vì
vậy muốn đánh giá chính xác hiệu quả nhằm đề ra các biện pháp nâng cao hiệu
SVTH: Trương Lê Thùy Dung – DH1TC3
Nâng cao hiệu quả & hạn chế rủi ro GVHD: Trần Thị Thanh Phương
quả và hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm cần phải có quá trình
nghiên cứu lâu dài về mọi mặt và am tường tất cả các nghiệp vụ bảo hiểm. Tuy
nhiên do khả năng có hạn, em chỉ nghiên cứu khái quát thông qua các số liệu thu
thập được tại chi nhánh và chỉ tập trung vào một số nghiệp vụ chủ yếu.
SVTH: Trương Lê Thùy Dung – DH1TC3
Nâng cao hiệu quả & hạn chế rủi ro GVHD: Trần Thị Thanh Phương
KẾT LUẬN
Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường hiện nay, để tồn tại và phát triển các
doanh nghiệp nói chung, Bảo Minh An Giang nói riêng đang gặp rất nhiều khó
khăn nhất là chi nhánh chỉ mới thành lập 6 năm trở lại đây nhưng đơn vị dần đi
vào hoạt động ổn định, quy mô đang được mở rộng, không ngừng cải thiện và
từng bước nâng cao đời sống tinh thần cũng như vật chất của tập thể nhân viên
trong chi nhánh trong chi nhánh.
Hiện nay, chi nhánh đang thực hiện đa dạng hoá các loại hình bảo hiểm
nhằm đáp ứng các nhu cầu ngày càng phong phú của khách hàng. Tạo thêm uy
tín đối với khách hàng gần xa khi đến với chi nhánh bằng cách tăng cường công
tác giám định giải quyết bồi thường nhanh chóng.
Hiệu quả hoạt động của chi nhánh đang từ bước nâng cao, trong khi các
rủi ro thì từng bước giảm thiểu, tình hình tài chính đang được cải thiện theo chiều
hướng tốt
Tuy nhiên, Bảo Minh An Giang còn một số hạn chế trong công tác quản
lý công nợ, nợ quá hạn dây dưa kéo dài, chi phí, tình hình bồi thường còn khá
cao ở một số loại hình truyền thống. Vì thế chi nhánh nên sớm có biện pháp khắc
phục tình trạng này
Chi nhánh luôn được sự hổ trợ giúp đỡ của các sở ban ngành trong tỉnh
nên Bảo Minh An Giang nổ lực cố gắng để xứng đáng với sự quan tâm đó.
SVTH: Trương Lê Thùy Dung – DH1TC3
Nâng cao hiệu quả & hạn chế rủi ro GVHD: Trần Thị Thanh Phương
CHƯƠNG I: CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BẢO HIỂM
I. CÁC KHÁI NIỆM
1. Tổn thất
1.1 Định nghĩa
Tổn thất là sự hư hỏng mất mát hoặc thiệt hại một đối tượng nào đó ngoài
ý muốn của chủ sở hữu.
1.2 Phân loại tổn thất
Căn cứ vào mức độ thiệt hại: tổn thất được chia làm 2 loại:
+ Tổn thất bộ phận: hư hỏng, mất mát một phần giá trị tài sản.
+ Tổn thất toàn bộ: mất toàn bộ giá trị sử dụng, mất toàn bộ giá trị.
Căn cứ vào khả năng lượng hóa của tổn thất:
+ Tổn thất xác định được: là loại tổn thất tài chính có thể quy đổi ra
tiền tệ.
+ Tổn thất không thể xác định được: là loại tổn thất mà khi nó xảy
ra người ta không thể lượng hóa quy đổi ra tiền được.
Căn cứ vào mối quan hệ giữa tổn thất và các loại quyền lợi đang
có:
+ Tổn thất riêng: tổn thất xảy ra liên quan đến một quyền lợi.
+ Tổn thất chung: liên quan đến tất cả các quyền lợi và mỗi quyền
lợi phải gánh chịu một phần tổn thất.
2. Rủi ro
2.1 Định nghĩa
Có rất nhiều định nghĩa về rủi ro dưới nhiều góc nhìn khác nhau. Tuy
nhiên theo nhiều tác giả: “ Rủi ro là một biến cố không chắc chắn xảy ra hoặc
ngày giờ xảy ra không chắc chắn. Để chống lại điều đó người ta có thể yêu cầu
bảo hiểm”.
2.2 Nguồn gốc rủi ro
Nguồn gốc tự nhiên:
SVTH: Trương Lê Thùy Dung – DH1TC3 1
Nâng cao hiệu quả & hạn chế rủi ro GVHD: Trần Thị Thanh Phương
Do con người chưa nhận thức được hết các quy luật của tự nhiên hoặc
không đủ khả năng chế ngự hết những tác động của tự nhiên dù đã nhận biết
được quy luật.
Nguồn gốc kinh tế - xã hội:
Do tiến bộ của khoa học kỹ thuật, thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển với
việc phát minh ra các máy móc, các phương tiện tinh vi, hiện đại. Và cũng chính
những thành tựu đó làm nảy sinh các rủi ro đe dọa đời sống con người khi có sự
mất khả năng kiểm soát, chế ngự nhất thời.
Bên cạnh đó, xã hội phát triển cùng với các mối quan hệ nảy sinh càng
ngày càng nhiều, càng phức tạp và không phải lúc nào cũng diễn một cách thuận
lợi. Các mâu thuẩn tất yếu sẽ phát sinh dẫn đến phá vỡ các mối quan hệ xã hội,
trở thành một trong những nguyên nhân làm phát sinh các rủi ro dẫn đến các hậu
quả tổn thất.
2.3 Nguyên nhân rủi ro
Khách quan: là những rủi ro xảy ra nằm ngoài hoạt động của con
người.
Chủ quan: do con người tạo ra.
2.4 Phân loại rủi ro
Căn cứ vào khả năng tính toán:
- Rủi ro đo được: tính được xác suất xảy ra.
- Rủi ro không đo được: không tính được xác suất xảy ra.
Căn cứ ảnh hưởng của rủi ro với các cộng đồng trong nền kinh tế.
- Rủi ro riêng: là những rủi ro tác động đến một hoặc một nhóm
người.
- Rủi ro chung: là những rủi ro tác động đến tất cả các đối tượng,
các thành phần kinh tế.
Căn cứ vào tính chất của rủi ro.
- Rủi ro cơ bản.
- Rủi ro đầu cơ…
SVTH: Trương Lê Thùy Dung – DH1TC3 2
Nâng cao hiệu quả & hạn chế rủi ro GVHD: Trần Thị Thanh Phương
3. Nguy cơ: là một thuật ngữ dùng để báo động rủi ro sắp xảy ra hoặc
rủi ro gần kề.
4. Hiểm họa: thuật ngữ hiểm họa thường được dùng trong các đơn
bảo hiềm “mọi rủi ro”. Nó biểu hiện hàng loạt các sự cố có thể xảy ra gây thiệt
hại cho một đối tượng hoặc sự cố không chắc chắn nào đó có ảnh hưởng đến
nhiều người khác nhau với tư cách khác nhau.
5. Bảo hiểm
Có nhiều định nghĩa khác nhau về bảo hiểm
5.1 Căn cứ vào nguyên tắc hoạt động bảo hiểm: bảo hiểm là sự cộng
đồng hóa rủi ro, lấy số đông bù cho số ít.
5.2 Căn cứ vào mối quan hệ pháp lý: bảo hiểm là một nghiệp vụ qua
đó một người (được bảo hiểm) tự cam đoan đóng một số tiền (phí bảo hiểm) cho
mình hoặc người thứ 3 trong trường hợp rủi ro xảy ra (sự cố bất ngờ và gây thiệt
hại) sẽ nhận được một khoản tiền bồi thường từ một bên khác (nhà bảo hiểm).
Nhà bảo hiểm sẽ nhận trách nhiệm với toàn bộ rủi ro và bồi thường thiệt hại dựa
theo các quy luật thống kê.
5.3 Căn cứ vào nghiệp đoàn bảo hiểm Lloyd’s: bảo hiểm là sự đóng
góp của số đông người vào sự bất hạnh của số ít người.
5.4 Căn cứ vào mục đích hoạt động của bảo hiểm: bảo hiểm là sự dự
trữ chất từ số đông người nhằm bù đắp, khắc phục hậu quả tổn thất xảy ra cho
một số ít người trong đám đông đó đảm bảo cho quá trình sản xuất và sinh hoạt
của cả cộng đồng được thường xuyên và liên tục.
II. MỘT SỐ LOẠI HÌNH BẢO HIỂM BẢO MINH AN GIANG KHAI
THÁC
1. Bảo hiểm thân tàu biển
Mục đích bảo hiểm thân tàu biển khôi phục tình trạng thân tàu khi
tổn thất xảy ra nhằm giúp chủ tàu tiếp tục vận chuyển kinh doanh.
SVTH: Trương Lê Thùy Dung – DH1TC3 3