Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nâng cao hiệu quả tiếp cận dịch vụ y tế cho người dân ở các bản xa xôi của huyện Đồng Hỷ Thái Nguyên
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Đàm Khải Hoàn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 195 – 202
195
NÂNG CAO HIỆU QUẢ TIẾP CẬN DỊCH VỤ Y TẾ CHO NGƯỜI DÂN
Ở CÁC BẢN XA XÔI CỦA HUYỆN ĐỒNG HỶ - THÁI NGUYÊN
Đàm Khải Hoàn, Đinh Văn Thắng và CS
Trường Đại học Y Dược – Đại học Thái Nguyên
TÓM TẮT
Một nghiên cứu can thiệp cộng đồng ở xã Hợp Tiến (Thái Nguyên) rút ra một số kết luận sau:
1) Mô hình cung ứng dịch vụ được xây dựng dựa trên cơ sở khoa học và nhu cầu thực tiễn tại
cộng đồng với các nội dung hoạt động được duy trì ổn định: hàng tuần cử cán bộ trạm y tế (TYT)
phối hợp với nhân viên y tế thôn bản (NVYTTB) đưa vật tư, trang thiết bị, thuốc xuống các bản xa
thực hiện khám chữa bệnh (KCB) thông thường, CSSKBM-TE& KHHGĐ, tiêm phòng và truyền
thông giáo dục sức khỏe (TTGDSK).
2) Kết quả thực hiện mô hình nghiên cứu: Hoạt động khám chữa bệnh đã thật sự có hiệu quả: Số
lần khám bệnh bình quân của người dân vùng sâu/năm ở xã Hợp Tiến đã tăng từ 0,39
lần/người/năm lên tới 0,65 lần/người/năm. Tỷ lệ bệnh nhân được khám chữa bệnh bằng y học cổ
truyền hoặc kết hợp với y học hiện đại cũng tăng từ 12,24% lên 29,14%. Tuy nhiên mô hình bệnh
tật ở 2 xã không thay đổi sau can thiệp, hàng đầu vẫn là các bệnh hô hấp (sốt, ho), tiêu chảy, bệnh
da, bệnh về mắt.….Tình hình sử dụng dịch vụ y tế (DVYT) cũng có chuyển biến tích cực đó là tỷ
lệ người ốm được KCB bởi cán bộ (CB) trạm y tế tăng lên ở xã can thiệp từ 22,22% lên 44,44%,
trong khi đó tỷ lệ này ở xã đối chứng chưa thay đổi (từ 20,8 % đến 20,3%). Các chỉ số
CSSKBM,TE & KHHGĐ tăng cao rõ rệt ở xã can thiệp. Các tác giả khuyến nghị: triển khai rộng
mô hình “tăng cường hoạt động cung ứng dịch vụ y tế đến người dân các xã đặc biệt khó khăn…”
ra các xã vùng cao, vùng sâu khác của tỉnh Thái Nguyên.
Từ khoá: tiếp cận, sở y tế
ĐẶT VẤN ĐỀ*
Trong những năm gần đây, dưới tác động của
nền kinh tế thị trường đã dẫn đến sự khác biệt
về tình hình tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế
của người dân giữa các vùng, miền. Người
dân vùng xa xôi hẻo lánh đang có nguy cơ
khó tiếp cận với các dịch vụ y tế có chất
lượng cao ở tuyến cơ sở [2]. Các nghiên cứu
về y tế gần đây đều chung một nhận định rằng
nguồn lực cho các trạm y tế xã tương đối tốt,
nhưng hoạt động của trạm y tế vẫn còn bộc lộ
một số tồn tại như sức thu hút để người dân
sử dụng dịch vụ y tế còn thấp, không tương
xứng với sự đầu tư của nhà nước và chưa đáp
ứng kịp thời với nhu cầu của nhân dân. Điểm
yếu nhất là người dân khó và ít tiếp cận với
dịch vụ y tế tuyến xã do khoảng cách xa, đi
lại khó khăn. Mặt khác cán bộ y tế xã cũng
thiếu năng động và không chủ động đi xuống
thôn bản để phục vụ người dân, trong khi
trình độ chuyên môn của nhân viên y tế thôn
*
bản không đáp ứng được nhu cầu của chăm
sóc sức khỏe của nhân dân. Vậy giải pháp
nào để nâng cao hiệu quả tiếp cận dịch vụ y tế
cho người dân ở các bản xa xôi, hẻo lánh của
tỉnh Thái Nguyên? Chính vì thế chúng tôi
tiến hành đề tài nhằm mục tiêu:
1. Xây dựng mô hình tăng cường hoạt động
cung ứng dịch vụ y tế đến người dân ở các
bản xa xôi, hẻo lánh của xã Hợp Tiến huyện
Đồng Hỷ.
2. Đánh giá kết quả thực hiện mô hình tăng
cường hoạt động cung ứng dịch vụ y tế đến
người dân ở các bản xa xôi, hẻo lánh của xã
Hợp Tiến huyện Đồng Hỷ sau 1 năm can thiệ.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu: Người dân vùng xa
xôi hẻo lánh ở các xã nghiên cứu; Cán bộ y tế
của hai trạm y tế xã Hợp Tiến và Cây Thị,
NVYTTB trên địa bàn nghiên cứu. Cán bộ
chính quyền xã, các tổ chức quần chúng ở xã,
trưởng thôn/bản; Sổ sách hồ sơ lưu ở các
TYT xã được chọn nghiên cứu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn