Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần Sông Đà 1 .DOC
MIỄN PHÍ
Số trang
53
Kích thước
396.4 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1557

Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần Sông Đà 1 .DOC

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Bùi Thị Hồng Việt

Lời mở đầu

Từ khi nước ta bước vào nền kinh tế thị trường kéo theo đó là sự cạnh tranh gay gắt,

nhiều đơn vị xuất hiện hơn nữa, nhà nước khuyến khích các đơn vị đầu tư. Tuy vậy một đơn

vị muốn tồn tại và phát triển được thì điều kiện đầu tiên là vốn. Vốn là điều kiện không thể

thiếu được để một đơn vị được thành lập và tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh.

Vốn và nhân tố chi phối hầu hết các nhân tố khác. Việc sử dụng và quản lý vốn có hiệu quả

mang ý nghĩa quan trọng trong quản lý đơn vị phải có chiến lược, biện pháp hữu hiệu để tận

dụng nguồn vốn nội bộ trong đơn vị và nguồn bên ngoài. Từ khi đất nước ta đang thực hiện

công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thì việc sử dụng vốn hiệu quả càng trở nên quan

trọng. Vì vậy việc sử dụng và quản lý vốn hiệu quả của nó đem lại cho đơn vị nhiều lợi

nhuận, làm cho đất nước ngày càng phát triển.

Từ thực tiễn tình hình hoạt động của công ty, ta thấy không phải công ty nào cũng đạt

được các mục tiêu như mong muốn, những công ty có chiến lược phát triển phù hợp với điều

kiện kinh tế thị trường cộng với việc sử dụng và quản lý các nguồn vốn hiệu quả đã mang lại

cho đơn vị những kết quả đáng khích lệ. Ví như doanh số tiêu thụ sản phẩm tăng, lợi nhuận

sau thuế tăng, mở rộng quy mô sản xuất, chiếm lĩnh thị trường … Nhưng bên cạnh những

đơn vị kinh doanh có hiệu quả thì cũng có không ít những đơn vị kinh doanh làm ăn thua lỗ

dẫn đến phải sáp nhập hoặc bị phá sản. Điều này là lẽ tất yếu sẽ xẩy ra trong nền kinh tế thị

trường. Bởi lẽ khi khoa học công nghệ càng phát triển thì càng đòi hỏi việc áp dụng những

thành tựu đó vào trong quá trình sản xuất càng cao. Các đơn vị kinh doanh không ngừng thu

thập thông tin và đổi mới sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường. Đơn vị nào làm ăn có

hiệu quả sẽ thắng được các đối thủ cạnh tranh. Mà vốn là nhân tố quan trọng tới quyết định

tới quy mô sản xuất, việc quản lý và sử dụng vốn hiệu quả quyết định tới kết quả sản xuất

kinh doanh của đơn vị. Vì vậy việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn luôn chiếm vị trí hàng

đầu trong chiến lược phát triển của các đơn vị kinh doanh.

Chính vì tầm quan trọng và sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nên trong

khi thực tập tại công ty cổ phần Sông Đà 1 thuộc tổng công ty xây dựng Sông Đà em đã

chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần Sông Đà 1 ”.

Chuyên đề thực tập của em bao gồm ba chương:

Sinh viên: Tạ Mỹ Hạnh Lớp: Quản lý công 48 1

Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Bùi Thị Hồng Việt

Chương I: Lý luận chung về hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp.

Chương II: Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần Sông Đà 1.

Chương III: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ở công ty.

Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo hướng dẫn cùng với các anh chị trong công

ty đã giúp em hoàn thành tốt công tác của mình.

Sinh viên: Tạ Mỹ Hạnh Lớp: Quản lý công 48 2

Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Bùi Thị Hồng Việt

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ

SỬ DỤNG VỐN TRONG DOANH NGHIỆP

1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VỐN CỦA DOANH NGHIỆP

Vốn là một phạm trù kinh tế, điều kiện tiên quyết cho bất cứ doanh nghiệp , nghành

nghề kỹ thuật, kinh tế ,dịch vụ nào trong nền kinh tế. Để tiến hành được hoạt động sản xuất

kinh doanh, doanh nghiệp phải nắm giữ được lượng vốn nào đó.

1.1.1 Vốn là gì?

Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn

định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm thực hiện các hoạt động

kinh doanh với mục tiêu chung và quan trọng nhất đối với doanh nghiệp đó là lợi nhuận. Quá

trình kinh doanh của doanh nghiệp phải luôn gắn liền với sự hoạt động của đồng vốn. Để

hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thực sự có hiệu quả thì điều đầu tiên

mà các doanh nghiệp quan tâm và nghĩ đến là làm thế nào để có đủ vốn và sử dụng nó như

thế nào để đem lại hiệu quả cao nhất. Vậy vốn là gì?

Như vậy, theo quan điểm của K.Marx, vốn (tư bản) là giá trị đem lại giá trị thặng dư,

là một đầu vào của quá trình sản xuất. Định nghĩa này mang một tầm khái quát lớn, nhưng

do bị hạn chế bởi những điều kiện lúc bấy giờ nên Marx đã quan niệm chỉ có khu vực sản

xuất vật chất mới tạo ra giá trị thặng dư cho nền kinh tế. Cùng với sự phát triển của nền kinh

tế, các nhà khoa học đại diện cho các trường phái khác nhau đã bổ sung các yếu tố mới cũng

được coi là vốn. Nổi bật nhất là Paul.A.Samuelson_ Nhà kinh tế học trường phái tân cổ điển

đã kế thừa các quan niệm của phái cổ điển đã phân chia các yếu tố đầu vào của quá trình sản

xuất thành 3 bộ phận là đất đai, lao động và vốn . Trong đó đất đai và lao động là các yều tố

đầu tiên sơ khai, và vốn, hàng hóa là các yếu tố kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh.

Trong cuốn “Kinh tế học” của David Begg đã bổ sung thêm: “Vốn được phân chia

theo hai hình thái là vốn hiện vật và vốn tài chính”. Như vậy, ông đã đồng nhất vốn với tài

sản của doanh nghiệp.Trong đó:

Vốn hiện vật: Là các hàng hoá dự trữ đã sản xuất mà sử dụng để sản xuất ra các hàng

hoá khác.

Vốn tài chính: Là tiền và tài sản trên giấy của doanh nghiệp.

Sinh viên: Tạ Mỹ Hạnh Lớp: Quản lý công 48 3

Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Bùi Thị Hồng Việt

Vốn của doanh nghiệp dùng vào hai mục đích: thứ nhất dùng cho các hoạt động và

khai thác (đảm bào cho các hoạt dộng hàng ngày của doanh nghiệp, trả tiền cho người cung

ứng, thanh toán tiền lương, nộp phí, lệ phí, đóng góp cho xã hội vv…); thứ hai dùng để đầu

tư trung và dài hạn (tiếp tục sản xuất, đầu tư mở rộng theo chiều rộng và chiều sâu ).

Ngoài ra, có nhiều quan niệm khác về vốn nhưng đều có thể khái quát lại trong mọi

quá trình sản xuất kinh doanh hình thái biểu hiện như sau:

T...... H (TLLD, TLSX) ....... SX ....... H’......T’

Như vậy, muốn tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh doanh nghiệp nào cũng cần

phải có một lượng vốn nhất định. Trong nền kinh tế thị trường, vốn là điều kiện tiên quyết,

có ý nghĩa quyết định tới mọi khâu trong quá trình sản xuất kinh doanh.

Nhưng tiền không phải là vốn. Nó chỉ trở thành vốn khi có đủ các điều kiện sau:

Thứ nhất: Tiền phải đại diện cho một lượng giá trị tài sản hữu hình hoặc vô hình hay

nói cách khác, tiền phải được đảm bảo bằng một lượng hàng hoá có thực (máy móc, nhà

xưởng, bằng phát minh, tài sản trí tuệ khác …).

Thứ hai: Tiền phải được tích tụ và tập trung đến một lượng nhất định. Doanh nghiệp

muốn tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh phải có được lượng tiền đủ lớn đề đầu tư xây

dựng cơ sở vật chất ban đầu (mua sắm trang thiết bị máy móc, thuê nhà xưởng…). Muốn

làm được điều đó, các doanh nghiệp không chỉ dựa vào tiềm năng về vốn của mình, mà phải

tìm cách thu hút vốn từ nhiều nguồn khác như phát cổ phiếu, góp vốn liên doanh liên kết...

Thứ ba: Khi có đủ một lượng nhất định thì tiền phải luôn vận động để sinh lời: tiền

chỉ là một dạng tiềm năng của vốn thông qua quá trình sản xuất kinh doanh lượng tiền ban

đầu tăng lên. Trong quá trình vận động vốn không ngừng thay đổi hình thái biểu hiện nhưng

bắt đầu hay kết thúc của vòng tuần hoàn này luôn là biểu hiện dưới dạng tiền.

Từ những vấn đề trên ta rút ra vốn có các đặc điểm cơ bản sau:

Thứ nhất: Vốn là hàng hoá đặc biệt:

- Vốn là hàng hoá vì nó bao hàm giá trị và giá trị sử dụng.

+ Về mặt giá trị: giá trị của vốn được thể hiện ở chi phí mà ta bỏ ra để có được nó.

+ Về mặt giá trị sử dụng thể hiện ở việc ta sử dụng vốn để đầu tư vào quá trình sản

xuất kinh doanh như mua máy móc, thiết bị vật tư, hàng hoá...

Sinh viên: Tạ Mỹ Hạnh Lớp: Quản lý công 48 4

Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Bùi Thị Hồng Việt

- Vốn là hàng hoá đặc biệt vì có sự tách biệt rõ ràng giữa quyền sử dụng và quyền sở

hữu nó. Khi mua các hàng hóa khác quyền sử dụng và quyền sở hữu không tách rời nhau

nhưng với vốn ta có thể vay mượn khi đó chỉ có quyền sử dung mà không có quyền sở hữu.

Tính đặc biệt của vốn còn thể hiện ở chỗ: Nó không bị khấu hao trong quá trình sử

dụng mà còn có khả năng tạo ra giá trị lớn hơn bản thân nó, có khả năng sinh lời. Chính vì

vậy, giá trị của nó phụ thuộc vào lợi ích cận biên của của bất kỳ doanh nghiệp nào. Vì vậy

nhiệm vụ đặt ra là phải làm sao sử dụng tối đa hiệu quả của vốn để đem lại một giá trị thặng

dư tối đa, đủ chi trả cho chi phí đã bỏ ra mua nó nhằm đạt hiệu quả lớn nhất.

Thứ hai: Vốn phải gắn liền với chủ sở hữu nhất định chứ không thể có đồng vốn vô

chủ. Tuỳ theo hình thức đầu tư mà người sở hữu và người sử dụng vốn có thể đồng nhất hay

độc lập. Song, trường hợp nào đi chăng nữa, người sở hữu vốn vẫn được ưu tiên đảm bảo

quyền lợi và quyền sở hữu vốn của mình.

Thứ ba: Vốn phải luôn luôn vận động sinh lời. Một đồng hôm nay có giá trị hơn giá

trị đồng tiền ngày hôm sau, do giá trị của đồng tiền chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như:

đầu tư, rủi ro, lạm phát, chính trị...

Thứ tư: Vốn phải được tích tụ tập trung đến một lượng nhất định mới có thể phát

huy tác dụng để đầu tư vào sản xuất kinh doanh.

Vì vậy, một doanh nghiệp muốn khởi sự thì phải có một lượng vốn pháp định đủ lớn.

Muốn kinh doanh tốt thì doanh nghiệp phải tìm cách gom tiền thành món để có thể đầu tư

vào phương án sản xuất của mình. Trong hoạt động tài chính của doanh nghiệp quản lý vốn

kinh doanh và sử dụng vốn kinh doanh có hiêu quả là nội dung quan trọng nhất, có tính chất

quyết định đến mức độ tăng trưởng hay suy thoái của doanh nghiệp. Do vậy, để nâng cao

hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ta vần phải nắm được vốn có những loại nào, đặc biệt vận

động của nó ra sao...

1.1.2 Vai trò của vốn đối với doanh nghiệp

Vốn là một yếu tố đầu vào cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là điều kiện vật

chất không thể thiếu được trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Như vậy,

vốn kinh doanh của doanh nghiệp có vai trò quyết định trong thành lập hoạt động và phát

triển cuả doanh nghiệp. Vốn của doanh nghiệp lớn hay nhỏ là một trong những điều kiện để

Sinh viên: Tạ Mỹ Hạnh Lớp: Quản lý công 48 5

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!