Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhằm mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội huyện thanh trì
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhằm mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội huyện Thanh Trì
LỜI NÓI ĐẦU
Ngân sách nhà nước hay còn gọi là ngân sách chính phủ là một thành phần
trong hệ thống tài chính. Ngân sách nhà nước là công cụ điều chỉnh vĩ mô nền kinh
tế xã hội, định hướng phát triển sản xuất, điều tiết thị trường, điều chỉnh đời sống xã
hội. Nguồn ngân sách nhà nước là chìa khóa là điều kiện để thực hiện thành công sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở mỗi quốc gia. Nguồn vốn từ ngân sách có
một vai trò rất lớn trong việc phát triển đất nước, đặc biệt là đầu tư công có ý nghĩa
xã hội rất lớn trong định hướng phát triển chung, mang cả tính hiệu quả về mặt kinh
tế cũng như xóa đói giảm nghèo, phát triển an sinh xã hội .
Mặc dù cải cách công tác quản lý đầu tư từ ngân sách nhà nước đã diễn ra
trên mọi góc độ trong hơn 20 năm đổi mới nền kinh tế từ phân cấp quản lý đến phân
bổ, quản lý giá và vấn đề cấp phát, thanh toán vốn đầu tư…Dàn trải, lãng phí,
không hiệu quả là những tính từ quen thuộc gắn liền với nguồn vốn đầu tư từ ngân
sách nhà nước trong nhiều năm nay. Trong quá trình xây dựng dự toán vẫn còn xảy
ra tình trạng thiếu minh bạch công khai, thiếu hẳn các căn cứ kinh tế xã hội, làm
cho hiệu quả đầu tư công không đạt như mong đợi.
Thanh Trì là một huyện ngoại thành nằm ở phía Nam của thành phố, là
một huyện đang có tốc độ đô thị hóa rất nhanh, trong những năm qua đã có rất
nhiều công trình và dự án của thành phố đã và đang được đầu tư xây dựng,
nguồn ngân sách đầu tư cho phát triển kinh tế xã hội là vô cùng lớn. Song việc
sử dụng và dàn trải vốn như thế nào, ưu tiên cho hạng mục nào lại là một câu
hỏi lớn đặt ra. Vì vậy việc sử dụng nguồn ngân sách như thế nào cho hiệu quả, như
thế nào để tránh thất thoát lãng phí. Làm sao để tăng thu cho ngân sách nhà nước,
làm sao để sử dụng hiệu quả từng đồng vốn từ ngân sách cho đầu tư phát triển,
chống thất thoát lãng phí?
Là sinh viên ngành Kế hoạch, thông qua đề tài “Nâng cao hiệu quả sử dụng ngân
sách nhằm mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội huyện Thanh Trì” em hy vọng có
thể đóng góp một số ý kiến để đưa ra các giải pháp nhằm sử dụng ngân sách một
cách có hiệu quả nhất để đạt kết quả tích cực và toàn diện hơn
Nội dung của đề tài được chia thành ba chương:
Chương I . Vai trò của ngân sách với phát triển kinh tế địa phương.
Phạm Thị Ngọc Quỳnh - Lớp KH48B
1
Nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhằm mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội huyện Thanh Trì
Chương II Thực trạng sử dụng ngân sách trên địa bàn huyện Thanh trì
2005-2009.
Chương III Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách cho
mục tiêu phát triển kinh tế huyện Thanh trì tới năm 2015.
Trong thời gian thực tập và hoàn thiện đề tài của mình, em xin chân thành
cảm ơn PGS.TS Phan Thị Nhiệm người đã trực tiếp hướng dẫn em để hoàn thành đề
tài này và các thầy cô giáo khác trong khoa Kế hoạch và Phát triển đã cung cấp cho
em những kiến thức quý báu tạo điều kiện cho em thực hiện tốt đề tài này.
Em cũng xin cảm ơn tập thể cán bộ nhân viên của phòng tài chính huyện
Thanh Trì đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện cho em trong quá trình thực tập.
Vì thời gian cũng như kiến thức còn hạn chế nên bài viết của em không thể
tránh khỏi những sai sót. Do đó em mong được sự góp ý của các thầy cô giáo để em
có thể hoàn thiện chuyên đề thực tập của mình.
Em xin chân thành cảm ơn!
Phạm Thị Ngọc Quỳnh - Lớp KH48B
2
Nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhằm mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội huyện Thanh Trì
CHƯƠNG I
VAI TRÒ CỦA NGÂN SÁCH VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ ĐỊA PHƯƠNG
I. Hệ thống Ngân sách nhà nước
1. Khái niệm
Trong hệ thống tài chính thống nhất ngân sách nhà nước là khâu tài chính tập
trung giữ vị trí chủ đạo. Ngân sách nhà nước cũng là khâu tài chính được hình thành
sớm nhất, nó ra đời tồn tại và phát triển gắn liền với sự ra đời của hệ thống quản lý
nhà nước và sự phát triển của kinh tế hàng hoá tiền tệ. Cho đến nay, thuật ngữ
“ngân sách nhà nước” được sử dụng rộng rãi trong đời sống kinh tế xã hội ở mọi
quốc gia. Song, quan niệm về ngân sách nhà nước lại chưa thống nhất. Trên thực tế,
người ta đã đưa ra nhiều định nghĩa về ngân sách nhà nước không giống nhau tuỳ
theo quan điểm của người định nghĩa thuộc các trường phái kinh tế khác nhau hoặc
tuỳ theo mục đích nghiên cứu khác nhau.
Theo quan điểm của các nhà nghiên cứu kinh tế cổ điển thì ngân sách nhà
nước là một văn kiện tài chính, mô tả các khoản thu và chi của chính phủ được thiết
lập hàng năm.
Giáo trình quản lý tài chính nhà nước: ngân sách nhà nước là một phạm trù
kinh tế lịch sử gắn liền với sự ra đời của nhà nước, gắn liền với kinh tế hàng hoá -
tiền tệ. Nói một cách khác, sự ra đời của nhà nước, sự tồn tại của kinh tế hàng hoá
tiền tệ như những điều kiện cần và đủ cho sự phát sinh tồn tại của kinh tế hàng hoá
tiền tệ những điều kiện cần và đủ cho sự phát sinh tồn tại của ngân sách nhà nước.
Hai tiền đề nói trên xuất hiện rất sớm trong lịch sử, nhưng thuật ngữ ngân sách nhà
nước lại xuất hiện muộn hơn, vào buổi bình minh của phương thức sản xuất tư bản
chủ nghĩa. Thuật ngữ này chỉ các khoản thu và các khoản chi của nhà nước để thể
chế hoá bằng pháp luật thực hiện quyền lập pháp về ngân sách nhà nước (quyết định
về các khoản thu, các khoản chi, tổng số thu, tổng số chi ..) còn quyền hành pháp
giao cho chính phủ thực hiện. Trong thực tế vai trò điều hành ngân sách của chính
phủ rất lớn nên còn thuật ngữ “ngân sách chính phủ” mà thực ra là nói tới “Ngân
sách nhà nước”.
Giáo trình lý thuyết tài chính: “ngân sách nhà nước là phạm trù kinh tế và
phạm trù lịch sử. Ngân sách nhà nước được đặc trưng bằng sự vận động của các
nguồn tài chính gắn liền với quá trình tạo lập, sử dụng quỹ tiền tệ tập trung của nhà
Phạm Thị Ngọc Quỳnh - Lớp KH48B
3
Nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhằm mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội huyện Thanh Trì
nước và các chủ thể trong xã hội, phát sinh khi nhà nước tham gia phân phối các
nguồn tài chính quốc gia theo nguyên tắc không hoàn trả trực tiếp là chủ yếu”.
Luật ngân sách nhà nước đã được Quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam khoá IX, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 20 – 03 – 1996 cũng có ghi: “
Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước trong dự toán đã
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm
để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước”.
Như vậy định nghĩa về ngân sách như trong Luật ngân sách nhà nước sửa đổi
năm 1998 là đúng đắn. Định nghĩa này đã nhìn nhận ngân sách nhà nước một cách
toàn diện theo nhiều góc độ khác nhau.
2 Đặc điểm
2.1 Hệ thống ngân sách nhà nước gồm bốn cấp:
Với nghị quyết 138/HĐBT ( ngày 19 – 11- 1983) ngân sách xã được tổng
hợp vào ngân sách nhà nước và hệ thống ngân sách nhà nước gồm bốn cấp:
- Ngân sách trung ương.
- Ngân sách tỉnh, thành phố.
- Ngân sách huyện ( quận, thị xã).
- Ngân sách xã ( phường, thị trấn).
Nhằm phù hợp với điều kiện mới của đất nước trong thời kỳ mới, ngày 20 –
03- 1996 Quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua luật
Ngân sách nhà nước. Luật này có hiệu lực thi hành từ năm ngân sách 1997. Theo đó
thì hệ thống ngân sách nước ta được chia ra làm bốn cấp:
- Ngân sách trung ương.
- Ngân sách cấp tỉnh.
- Ngân sách cấp huyện.
- Ngân sách cấp xã.
2.2 Ngân sách huyện là một cấp ngân sách thực hiện vai trò, chức năng, nhiệm
vụ của ngân sách nhà nước trên phạm vi địa bàn huyện.
Khảo sát quá trình hình thành ngân sách huyện, ta có thể thấy ngân sách
huyện từ một cấp dự toán đã trở thành một cấp ngân sách có nguồn thu và nhiệm vụ
Phạm Thị Ngọc Quỳnh - Lớp KH48B
4
Nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhằm mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội huyện Thanh Trì
chi riêng. Đó là một lối đi đúng đắn trong quá trình phát triển nền tài chính quốc
gia. Trước tiên, nó giúp cho ngân sách cấp tỉnh, trung ương giảm được khối lượng
công việc. Tiếp theo, nó giúp cho các cấp chính quyền có thể nắm bắt được tình
hình kinh tế nói chung và tài chính nói riêng từ cơ sở.
Ngân sách huyện mang bản chất của ngân sách nhà nước, đó là mối quan hệ
giữa ngân sách huyện với các tổ chức, cá nhân trên địa bàn huyện trong quá trình
phân bổ, sử dụng các nguồn lực kinh tế của huyện, mối quan hệ đó được điều
chỉnh, điều tiết sao cho phù hợp với bản chất Nhà nước xã hội chủ nghĩa. Đó là
Nhà nước của dân, do dân, vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Nhà nước Việt Nam là Nhà nước của công nhân và nhân dân lao động, bộ phận
người chiếm tuyệt đại đa số trong xã hội. Do vậy, lợi ích của Nhà nước xã hội chủ
nghĩa Việt Nam không có gì hơn ngoài mong muốn được phục vụ tổ quốc, phục vụ
nhân dân.
Có thể nói, việc Ngân sách Huyện trở thành một cấp ngân sách đã làm cho
bộ mặt ngân sách nhà nước mang một diện mạo, sắc thái mới, nền tài chính quốc
gia trở nên lành mạnh và hiệu quả hơn. Thực tế đã chứng minh, trong những năm
qua, xét riêng ở cấp độ huyện, tình hình kinh tế - tài chính có những bước tiến đáng
kể. Ngoài ra, Ngân sách Huyện còn thể hiện bản chất chính trị của Nhà nước ta
thông qua việc thực hiện đúng đắn, hiệu quả, có sáng tạo các chủ chương, chính
sách của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm đã phát huy được
là một loạt những hạn chế cần khắc phục kịp thời, đòi hỏi sự quan tâm, tâm huyết
của các cá nhân, ban, ngành phối hợp cùng giải quyết.
Là một cấp chính quyền Huyện cũng tổ chức ra cho mình một hệ thống các
cơ quan, đoàn thể hành chính nhằm thực hiện các chức năng của Nhà nước. Điều đó
cũng có nghĩa là để cho các cơ quan đoàn thể đó hoạt động được cần phải có một
quỹ tài chính tập trung cho nó - đó chính là Ngân sách Huyện. Mặc dù không lớn
mạnh như ngân sách trung ương nhưng Ngân sách Huyện cũng tạo cho mình một vị
thế nhất định nhằm chủ động trong việc thực hiện chức năng Nhà nước ở điạ
phương. Tuỳ theo phạm vi địa lý, tình hình kinh tế xã hội trên từng Huyện mà nhu
cầu đảm bảo này là khác nhau.
Hiện nay, nước ta có trên hàng triệu công chức đang làm việc trong cả nước.
Để duy trì hoạt động của bộ máy này phải tốn một khoản Ngân sách khổng lồ.
Nhưng trong khi Nhà nước đang chắt chiu từng đồng thì ở một số đơn vị việc sử
Phạm Thị Ngọc Quỳnh - Lớp KH48B
5
Nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhằm mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội huyện Thanh Trì
dụng Ngân sách vẫn lãng phí, sai phạm. Do vậy, đòi hỏi Ngân sách Huyện, với tư
cách là Ngân sách của các đơn vị cơ sở cần phải quản lý chặt chẽ, cấp phát đúng
chính sách, chế độ, hạn mức làm sao cho bộ máy Nhà nước hoạt động tốt mà vẫn
tiết kiệm, hiệu quả.
Trong các chức năng của Nhà nước, chức năng đảm bảo an ninh trật tự, quốc
phòng đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Đây là công cụ quyền lực của Nhà nước,
nhằm bảo vệ ý chí của Nhà nước, tạo điều kiện an toàn để Huyện phát triển mọi
mặt. Để đảm bảo cho chức năng đặc biệt này, Ngân sách Huyện cần phải có kế
hoạch cụ thể, chi tiết, có các khoản dự phòng hợp lý.
Ngoài việc quan tâm đến đời sống vật chất của người lao động, Huyện phải
thường xuyên quan tâm đến đời sống văn hoá, tinh thần của quần chúng, cải tạo các
sân chơi, phương tiện giải trí lành mạnh, tiến bộ. Các dịch vụ công cộng như giáo
dục, y tế phải giảm được chi phí cho người dân, làm sao để ai cũng được học hành,
chăm sóc sức khoẻ đầy đủ.
3. Cơ cấu thu- chi
3.1 Các khoản thu của Ngân sách Huyện
3.1.1 Theo quy định của pháp luật, Ngân sách Huyện có các nguồn thu như
sau:
Các khoản thu 100%
a) Thuế môn bài thu từ các doanh nghiệp, hợp tác xã và các hộ sản xuất kinh
doanh ngoài quốc doanh gồm:
Từ bậc 1 đền bậc 3 thu trên địa bàn xã, thị trấn.
b) Thuế sát sinh thu từ các doanh nghiệp giết mổ gia súc trên địa bàn
phường.
c) Các khoản phí và lệ phí từ các hoạt động do các cơ quan thuộc cấp Huyện
quản lý.
d) Tiền thu từ hoạt động sự nghiệp của các đơn vị do cấp Huyện quản lý.
đ) Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài cho cấp
Huyện theo quy định của pháp luật.
g) Đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước cho
Ngân sách Huyện.
Phạm Thị Ngọc Quỳnh - Lớp KH48B
6
Nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhằm mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội huyện Thanh Trì
h) Thu từ xử lý vi phạm hành chính trong các lĩnh vực thu từ các hoạt động
chống buôn lậu và kinh doanh trái phép luật theo phân cấp của tỉnh.
i) Thu kết dư ngân sách cấp huyện.
k) Bổ sung từ ngân sách cấp tỉnh.
l) Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
Các khoản thu được phân chia theo tỷ lệ phần trăm giữa ngân sách cấp tỉnh
và Ngân sách Huyện và Ngân sách xã, thị trấn.
a) Thuế chuyển quyền sử dụng đất.
b) Thuế nhà đất.
c) Tiền sử dụng đất.
d) Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm giữa Ngân sách cấp tỉnh và
Ngân sách trung ương, do tỉnh quy định trong phạm vi tỉnh được phân cấp.
e) Các khoản thuế sử dụng đất nông nghiệp; thuế tài nguyên; lệ phí trước bạ
nhà đất; thuế tiêu thụ đặc biệt hàng sản xuất trong nước thu vào mặt hàng (Ngân
sách địa phương hưởng 100%). Việc phân cấp cho Ngân sách các cấp (tỉnh, huyện,
xã) do cấp tỉnh quy định. Riêng tỷ lệ phần trăm phân chia thuế sử dụng đất nông
nghiệp cho xã, thị trấn tối đa là 100%, tối thiểu là 20%.
3.2 Nội dung chi của Ngân sách Huyện
Nếu như quá trình thu là quá trình tạo lập, hình thành Ngân sách thì chi Ngân
sách là quá trình sử dụng Ngân sách. Nó ngược lại hoàn toàn với quá trình thu
nhưng lại chịu sự điều khiển của quá trình thu (không thể chi nhiều trong khi thu ít
và ngược lại) đồng thời, lại tạo thêm nguồn thu (Đầu tư Ngân sách nhàn rỗi vào các
cơ sở sản xuất, kinh doanh). Chi Ngân sách là quá trình sử dụng quỹ ngân sách nhà
nước theo nguyên tắc không hoàn trả trực tiếp nhằm thực hiện các nhiệm vụ kinh tế,
chính trị, xã hội của Nhà nước.
3.2.1 Nhiệm vụ chi của Ngân sách -Huyện
3.2.1.1.Chi thường xuyên về:
a) Các hoạt động sự nghiệp giáo dục đào tạo, y tế thực hiện theo phân cấp
của tỉnh.
b) Các hoạt động sự nghiệp văn hoá, thông tin, thể dục thể thao, xã hội và
các sự nghiệp khác do cơ quan cấp huyện quản lý.
Phạm Thị Ngọc Quỳnh - Lớp KH48B
7