Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nâng cao hiệu quả quản trị tài chính của các doanh nghiệp niêm yết trong ngành xi măng ở Việt Nam
PREMIUM
Số trang
226
Kích thước
3.0 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
978

Nâng cao hiệu quả quản trị tài chính của các doanh nghiệp niêm yết trong ngành xi măng ở Việt Nam

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

--------------

LÊ THỊ NHUNG

NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT

TRONG NGÀNH XI MĂNG Ở VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2017

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

--------------

LÊ THỊ NHUNG

NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT

TRONG NGÀNH XI MĂNG Ở VIỆT NAM

Chuyên ngành : Tài chính - Ngân hàng

Mã số : 62.34.02.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. NGUYỄN THỊ MINH TÂM

2. TS. BẠCH ĐỨC HIỂN

HÀ NỘI - 2017

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan bản luận án là công trình nghiên

cứu riêng của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án

là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.

Tác giả luận án

Lê Thị Nhung

ii

MỤC LỤC

Trang

Lời cam đoan ................................................................................................................i

Mục lục....................................................................................................................... ii

Danh mục chữ viết tắt..................................................................................................v

Danh mục các bảng.....................................................................................................vi

Danh mục các biểu đồ.............................................................................................. viii

Danh mục các hình vẽ.............................................................................................. viii

MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1

Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

DOANH NGHIỆP ...................................................................................................12

1.1. TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP VÀ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

DOANH NGHIỆP ............................................................................................12

1.1.1. Tài chính doanh nghiệp.............................................................................12

1.1.2. Quản trị tài chính doanh nghiệp ................................................................13

1.2. HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP .................................26

1.2.1. Quan niệm về hiệu quả quản trị tài chính doanh nghiệp............................26

1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản trị tài chính doanh nghiệp.................28

1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản trị tài chính doanh nghiệp...........35

1.3. KINH NGHIỆM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

DOANH NGHIỆP CỦA MỘT SỐ DOANH NGHIỆP TRÊN THẾ

GIỚI VÀ BÀI HỌC RÚT RA ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VIỆT NAM.........46

1.3.1. Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả quản trị tài chính của một số

doanh nghiệp trên thế giới........................................................................46

1.3.2. Bài học kinh nghiệm đối với doanh nghiệp Việt Nam ..............................52

Kết luận chương 1...............................................................................................54

Chương 2: HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH

NGHIỆP NIÊM YẾT TRONG NGÀNH XI MĂNG Ở VIỆT NAM...................55

2.1. TỔNG QUAN VỀ CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRONG

NGÀNH XI MĂNG Ở VIỆT NAM...................................................................55

2.1.1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển ngành xi măng Việt Nam.........55

2.1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành

xi măng.....................................................................................................58

iii

2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết

trong ngành xi măng ở Việt Nam.............................................................64

2.2. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH

NGHIỆP NIÊM YẾT TRONG NGÀNH XI MĂNG Ở VIỆT NAM.....................70

2.2.1. Thực trạng quản trị tài chính của các doanh nghiệp niêm yết trong

ngành xi măng ở Việt Nam ......................................................................70

2.2.2. Thực trạng hiệu quả quản trị tài chính của các doanh nghiệp niêm

yết trong ngành xi măng ở Việt Nam .......................................................85

2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH CỦA

CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRONG NGÀNH XI MĂNG Ở

VIỆT NAM......................................................................................................104

2.3.1. Những kết quả đạt được ..........................................................................104

2.3.2. Những hạn chế ........................................................................................106

2.3.3. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến hạn chế .....................................................108

Kết luận chương 2.............................................................................................118

Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ TÀI

CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRONG NGÀNH

XI MĂNG Ở VIỆT NAM......................................................................................119

3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM

YẾT TRONG NGÀNH XI MĂNG Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN

2017- 2020 ......................................................................................................119

3.1.1. Bối cảnh kinh tế- xã hội đối với sự phát triển ngành xi măng ở

Việt Nam ...............................................................................................119

3.1.2. Định hướng phát triển của các doanh nghiệp niêm yết trong ngành

xi măng ở Việt Nam giai đoạn 2017- 2020.............................................122

3.2. QUAN ĐIỂM CƠ BẢN CẦN QUÁN TRIỆT TRONG VIỆC THỰC

HIỆN CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ TÀI

CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRONG NGÀNH

XI MĂNG Ở VIỆT NAM................................................................................125

3.3. CÁC GIẢI PHÁP TRỰC TIẾP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ

QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT

TRONG NGÀNH XI MĂNG Ở VIỆT NAM..................................................127

3.3.1. Xây dựng kế hoạch tài chính cần chú trọng đạt tới sự tăng trưởng

bền vững của doanh nghiệp....................................................................128

3.3.2. Các giải pháp về quản trị đầu tư vốn .......................................................130

iv

3.3.3. Các giải pháp về quản trị huy động vốn ..................................................135

3.3.4. Các giải pháp về quản trị sử dụng vốn ....................................................150

3.3.5. Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị phân phối lợi nhuận................160

3.4. CÁC GIẢI PHÁP BỔ TRỢ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN

TRỊ TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRONG

NGÀNH XI MĂNG Ở VIỆT NAM.................................................................162

3.4.1. Các giải pháp về tổ chức quản lý.............................................................162

3.4.2. Các giải pháp về nguồn nhân lực ............................................................166

3.4.3. Các giải pháp về công cụ hỗ trợ quản trị tài chính và hệ thống

thông tin hỗ trợ ra quyết định .................................................................169

3.5. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ

QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT

TRONG NGÀNH XI MĂNG Ở VIỆT NAM..................................................174

3.5.1. Đảm bảo các điều kiện thuận lợi về môi trường kinh tế, môi

trường ngành và môi trường hội nhập, cạnh tranh quốc tế .....................174

3.5.2. Tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lý và môi trường khoa học￾công nghệ ...............................................................................................178

Kết luận chương 3.............................................................................................181

KẾT LUẬN ............................................................................................................182

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ

LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ..............................................................................184

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................185

PHỤ LỤC ...............................................................................................................191

v

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BCTC Báo cáo tài chính

BKS Ban kiểm soát

CAPM Mô hình định giá tài sản vốn

CTCP Công ty cổ phần

DNNY Doanh nghiệp niêm yết

ERP Phần mềm quản trị doanh nghiệp

EVIEWS 6.1 Phần mềm kinh tế lượng EVIEWS phiên bản 6.1

GDP Tổng sản phẩm quốc nội

HĐQT Hội đồng quản trị

HNX Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội

HOSE Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh

HTK Hàng tồn kho

KNTT Khả năng thanh toán

KPT Khoản phải thu

LNST Lợi nhuận sau thuế

NDH Nợ dài hạn

NNH Nợ ngắn hạn

NHTM Ngân hàng thương mại

QTTC Quản trị tài chính

ROE Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu

TSCĐ Tài sản cố định

TSCĐ HH Tài sản cố định hữu hình

TSDH Tài sản dài hạn

TSLĐ Tài sản lưu động

TSNH Tài sản ngắn hạn

TSSL Tỷ suất sinh lời

VBT Vốn bằng tiền

VCĐ Vốn cố định

VCSH Vốn chủ sở hữu

VDH Vốn dài hạn

VICEM Tổng công ty công nghiệp xi măng Việt Nam

VLXD Vật liệu xây dựng

WACC Chi phí sử dụng vốn bình quân

vi

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang

Bảng 2.1: Danh sách các DNNY ngành xi măng trong mẫu nghiên cứu.................64

Bảng 2.2: Phân loại các DNNY theo quy mô vốn kinh doanh................................65

Bảng 2.3: Quy mô VCSH huy động từ phát hành cổ phiếu thường của các

DNNY trong ngành xi măng giai đoạn 2011- 2016...............................76

Bảng 2.4: Giá trị trung bình một số chỉ tiêu hiệu quả quản trị đầu tư vốn tại

các DNNY trong ngành xi măng ở Việt Nam........................................85

Bảng 2.5: Tỷ lệ tăng trưởng tổng tài sản của các DNNY phân loại theo các

nhóm doanh nghiệp ..............................................................................86

Bảng 2.6: Tỷ lệ đầu tư vào TSCĐ của các DNNY trong ngành xi măng

phân loại theo các nhóm doanh nghiệp .................................................87

Bảng 2.7: Tỷ lệ đầu tư hàng tồn kho của các DNNY trong ngành xi măng

phân loại theo các nhóm doanh nghiệp .................................................88

Bảng 2.8: Tỷ lệ đầu tư khoản phải thu của các DNNY trong ngành xi măng

phân loại theo các nhóm doanh nghiệp .................................................89

Bảng 2.9: Giá trị trung bình một số chỉ tiêu hiệu quả quản trị huy động vốn

tại các DNNY trong ngành xi măng ở Việt Nam...................................90

Bảng 2.10: Giá trị trung bình một số chỉ tiêu hiệu quả quản trị sử dụng vốn

tại các DNNY trong ngành xi măng ở Việt Nam...................................93

Bảng 2.11: Giá trị trung bình một số chỉ tiêu hiệu quả QTTC tổng thể tại

các DNNY trong ngành xi măng ở Việt Nam........................................99

Bảng 2.12: Mô hình hồi quy tác động cố định các nhân tố tác động đến

ROA của các DNNY trong ngành xi măng ở Việt Nam giai đoạn

2011- 2016. ........................................................................................102

Bảng 2.13: Mô hình hồi quy tác động cố định các nhân tố tác động đến

ROE của các DNNY trong ngành xi măng ở Việt Nam giai đoạn

2011- 2016. ........................................................................................103

Bảng 3.1: Nhu cầu tiêu thụ xi măng giai đoạn 2020- 2030...................................123

Bảng 3.2: Kết quả ước lượng mô hình các nhân tố tác động tới g ........................129

Bảng 3.3: Cấu trúc vốn theo giá trị thị trường của HT1 năm 2016 .......................137

vii

Bảng 3.4: Chi phí sử dụng nợ vay tại các mức cấu trúc vốn khác nhau của

HT1 năm 2016....................................................................................138

Bảng 3.5: Kết quả ước lượng hệ số beta cổ phiếu HT1 năm 2016........................140

Bảng 3.6: Chi phí sử dụng vốn cổ phần tại các mức cấu trúc vốn khác nhau

của HT1 năm 2015 .............................................................................141

Bảng 3.7: Chi phí sử dụng vốn bình quân tại các mức cấu trúc vốn khác

nhau của HT1 năm 2016.....................................................................142

Bảng 3.8: Cơ cấu nguồn vốn mục tiêu của các DNNY trong ngành xi măng .......143

Bảng 3.9: Bảng cơ cấu nguồn vốn theo giá trị thị trường và cơ cấu nguồn

vốn mục tiêu.......................................................................................143

Bảng 3.10: Khả năng thanh toán của Công ty cổ phần xi măng Thái Bình

giai đoạn 2011- 2016 ..........................................................................152

Bảng 3.11: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của công ty cổ phần xi măng Thái

Bình năm 2016 ...................................................................................154

Bảng 3.12: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của công ty cổ phần xi măng Thái

Bình sau khi điều chỉnh theo mô hình Miller- Orr...............................155

Bảng 3.13: Khả năng thanh toán và chỉ tiêu phản ánh hiệu quả QTTC tổng

thể của công ty cổ phần xi măng Thái Bình trước và sau khi ứng

dụng mô hình Miller- Orr ...................................................................157

viii

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Trang

Biểu đồ 2.1: Sản lượng sản xuất xi măng và clinke giai đoạn 2011- 2016.......................57

Biểu đồ 2.2: Tình hình tiêu thụ xi măng và clinke giai đoạn 2011- 2016.........................57

Biểu đồ 2.3: Quy mô và tốc độ tăng trưởng vốn kinh doanh của các DNNY xi

măng giai đoạn 2011- 2016...........................................................................66

Biểu đồ 2.4: Quy mô vốn kinh doanh bình quân của các doanh nghiệp phân loại

theo quy mô vốn ............................................................................................67

Biểu đồ 2.5: Quy mô vốn kinh doanh của các doanh nghiệp phân loại theo tiêu

thức sở hữu vốn..............................................................................................68

Biểu đồ 2.6: Doanh thu thuần, lợi nhuận trước thuế, lợi nhuận sau thuế của các

DNNY trong ngành xi măng.........................................................................68

Biểu đồ 2.7: Lợi nhuận sau thuế của các DNNY trong ngành xi măng giai đoạn

2011- 2016 .....................................................................................................69

Biểu đồ 2.8: Hệ số nợ của các DNNY trong ngành xi măng phân loại theo nhóm

doanh nghiệp..................................................................................................91

Biểu đồ 2.9: Hệ số tài trợ thường xuyên của các DNNY trong ngành xi măng

phân loại theo nhóm doanh nghiệp ...............................................................92

Biểu đồ 2.10: Hệ số chi trả cổ tức của các doanh nghiệp phân loại theo tiêu thức

sở hữu vốn......................................................................................................96

Biểu đồ 2.11: Hệ số chi trả cổ tức của các doanh nghiệp phân loại theo quy mô

vốn kinh doanh...............................................................................................97

Biểu đồ 2.12: Tỷ lệ lợi nhuận giữ lại tái đầu tư của các doanh nghiệp phân loại

theo quy mô vốn kinh doanh.........................................................................97

Biểu đồ 2.13: Tỷ lệ lợi nhuận giữ lại tái đầu tư của các doanh nghiệp phân loại

theo tiêu thức sở hữu vốn ..............................................................................98

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Trang

Hình 2.1: Quy trình công nghệ sản xuất xi măng ..............................................................60

Hình 3.1: Cơ cấu bộ máy tổ chức của doanh nghiệp có xác lập chức danh Giám

đốc tài chính ....................................................................................................163

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Các hoạt động tài chính nói riêng và hoạt động kinh tế nói chung là khoa học của

sự lựa chọn. Khi con người tham gia các hoạt động này, họ luôn mong muốn thu được

lợi ích tối đa trong phạm vi nguồn lực tài chính giới hạn. Muốn vậy, họ phải đưa ra

quyết định lựa chọn những phương án mang lại lợi ích cao nhất, với mức nguồn lực bỏ

ra hợp lý. Vì thế, để đánh giá chất lượng của một hoạt động, chúng ta không chỉ dừng

lại ở việc xem xét kết quả thu được, mà cần quan tâm đến khả năng đáp ứng mục tiêu

của hoạt động đó. Đây chính là vấn đề về hiệu quả - là mối quan tâm lớn của con người

khi thực hiện bất kỳ hoạt động kinh tế- tài chính nào.

Quản trị tài chính doanh nghiệp là hoạt động mang tính chất chủ quan của nhà

quản trị doanh nghiệp trong lĩnh vực tài chính, theo đó, các nhà quản trị tài chính

(QTTC) phải lựa chọn và đưa ra các quyết định. Kết quả của các quyết định này sẽ dẫn

đến việc có hay không thực hiện được mục tiêu mà doanh nghiệp đặt ra. Do đó, một

vấn đề bức thiết là cần đánh giá khả năng đáp ứng mục tiêu của các quyết định này, tức

là cần đánh giá hiệu quả QTTC doanh nghiệp.

Thực tế cho thấy, hiệu quả QTTC doanh nghiệp là phạm trù đã được đề cập trong

nhiều công trình nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước, tuy nhiên, cho đến nay

chưa có công trình nào đề cập một cách toàn diện hệ thống cơ sở lý luận cũng như đánh

giá thực trạng hiệu quả QTTC doanh nghiệp. Trong khi đó, nâng cao hiệu quả QTTC

doanh nghiệp là mục tiêu mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng mong muốn.

Việc nâng cao hiệu quả QTTC doanh nghiệp giúp cho doanh nghiệp có được hiệu

quả kinh doanh tốt hơn, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh, là điều kiện tồn tại và phát

triển của doanh nghiệp. Nâng cao hiệu quả QTTC doanh nghiệp luôn là nhiệm vụ trọng

tâm trong công tác quản trị doanh nghiệp.

Hiện nay, các doanh nghiệp niêm yết (DNNY) sản xuất xi măng ở Việt Nam

chiếm khoảng 20% tổng số các doanh nghiệp sản xuất xi măng và trong đó bao gồm

những doanh nghiệp có thị phần lớn trong ngành như công ty cổ phần xi măng Hà Tiên

1, công ty cổ phần xi măng Bút Sơn,… Các DNNY xi măng thuộc nhóm doanh nghiệp

ngành vật liệu xây dựng, sản phẩm của các doanh nghiệp này có vai trò đặc biệt quan

trọng trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng của xã hội cũng như các công trình dân dụng

trong nền kinh tế quốc dân. Do đó, trong thời gian qua, các DNNY xi măng đã có

những đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế đất nước. Với ưu thế về nguồn

nguyên liệu, các DNNY xi măng cơ bản đã có thể tự chủ hoàn toàn về công nghệ sản

xuất, đảm bảo đưa ra thị trường các sản phẩm chất lượng cao và đa dạng về chủng loại,

đáp ứng yêu cầu ngày càng cao và phong phú của thị trường trong và ngoài nước. Từ

2

đó góp phần tạo nhiều công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, cung cấp

sản phẩm xi măng đáp ứng cho nhu cầu xây dựng các công trình trọng điểm quốc gia,

các công trình xây dựng hạ tầng, xây dựng nhà máy, công sở, trường học, nhà ở,… góp

phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội của đất nước.

Tuy nhiên, khả năng tạo ra giá trị gia tăng tài sản cho chủ sở hữu của các doanh

nghiệp này trong giai đoạn 2011- 2016 chỉ ở mức rất thấp, thậm chí ROE bình quân âm

trong một số năm. Điều đó cho thấy, công tác QTTC doanh nghiệp của các DNNY

trong ngành xi măng giai đoạn vừa qua chưa hướng tới khả năng đáp ứng mục tiêu tối

đa hóa giá trị doanh nghiệp cho chủ sở hữu. Không những vậy, các quyết định tài chính

đưa ra chưa hợp lý, thiếu kịp thời và thiếu sự phối hợp trong quá trình ra quyết định.

Những thực trạng trên phản ánh thực tế công tác QTTC doanh nghiệp kém hiệu quả tại

các DNNY trong ngành xi măng ở Việt Nam giai đoạn vừa qua.

Vì vậy, hiệu quả QTTC doanh nghiệp là phạm trù cần được giải quyết thấu đáo

về mặt lý luận trong công tác quản trị doanh nghiệp nói chung. Đồng thời, cũng là một

vấn đề cấp thiết, mang tính thời sự trong công tác quản trị doanh nghiệp đối với các

DNNY trong ngành xi măng ở Việt Nam nói riêng. Cần phải có những giải pháp đồng

bộ để nâng cao hiệu quả QTTC của các doanh nghiệp này. Đây là vấn đề vừa có tính

bức xúc trước mắt lại vừa có tính chiến lược lâu dài, được nhiều người quan tâm. Đề

tài luận án: “Nâng cao hiệu quả quản trị tài chính của các doanh nghiệp niêm yết

trong ngành xi măng ở Việt Nam” nhằm giải quyết những yêu cầu đó.

2. Mục đích nghiên cứu của đề tài

Thứ nhất, tổng hợp và hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về tài chính

doanh nghiệp và QTTC doanh nghiệp. Xây dựng cơ sở lý luận về hiệu quả QTTC

doanh nghiệp bao gồm: Quan niệm về hiệu quả QTTC doanh nghiệp; hệ thống chỉ tiêu

đánh giá hiệu quả QTTC doanh nghiệp; chỉ ra và phân tích rõ ràng, đầy đủ các nhân tố

tác động đến hiệu quả QTTC của doanh nghiệp.

Thứ hai, thông qua nghiên cứu kinh nghiệm nâng cao hiệu quả QTTC của các

doanh nghiệp trên thế giới, rút ra bài học kinh nghiệm đối với các doanh nghiệp ở

Việt Nam.

Thứ ba, đánh giá thực trạng hiệu quả QTTC của các DNNY trong ngành xi măng

ở Việt Nam giai đoạn 2011- 2016. Từ đó, chỉ ra những kết quả đạt được, những hạn

chế và nguyên nhân cơ bản dẫn đến những hạn chế trong thực trạng hiệu quả QTTC

của các DNNY trong ngành xi măng ở Việt Nam.

Thứ tư, trên cơ sở những hạn chế còn tồn tại trong thực trạng hiệu quả QTTC của

các DNNY trong ngành xi măng, luận án đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả

QTTC doanh nghiệp phù hợp đối với từng nhóm doanh nghiệp.

3

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

a. Đối tượng nghiên cứu

Luận án nghiên cứu hiệu quả QTTC của các DNNY trong ngành xi măng ở Việt

Nam. Trong đó, luận án tập trung nghiên cứu về hiệu quả quản trị đầu tư vốn, hiệu quả

quản trị huy động vốn, hiệu quả quản trị sử dụng vốn, hiệu quả quản trị phân phối lợi

nhuận và hiệu quả QTTC tổng thể của các DNNY trong ngành xi măng ở Việt Nam.

b. Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung: Nghiên cứu những vấn đề về cơ sở lý luận và thực tiễn hiệu quả

quản trị đầu tư vốn, hiệu quả quản trị huy động vốn, hiệu quả quản trị sử dụng vốn,

hiệu quả quản trị phân phối lợi nhuận và hiệu quả QTTC tổng thể của các DNNY trong

ngành xi măng ở Việt Nam từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả QTTC

trong các DNNY xi măng.

- Về không gian: Luận án tập trung nghiên cứu hiệu quả QTTC doanh nghiệp

trong 12 DNNY tiến hành hoạt động sản xuất xi măng (bao gồm những doanh nghiệp

thực hiện đầy đủ quy trình sản xuất xi măng và những doanh nghiệp gia công xi măng

cho các đơn vị khác), có cổ phiếu được niêm yết trên hai sàn là Sở giao dịch chứng

khoán Hà Nội (HNX) và Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE).

- Về thời gian: Các số liệu phục vụ đánh giá thực trạng hiệu quả QTTC trong các

DNNY ngành xi măng được luận án sử dụng số liệu trong giai đoạn từ năm 2011 đến

năm 2016.

4. Phương pháp nghiên cứu

Dựa trên nền tảng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, luận

án sử dụng kết hợp hai phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng,

cụ thể như sau:

Thứ nhất, phương pháp nghiên cứu định tính

Nguồn dữ liệu thu thập: Nguồn cung cấp thông tin chủ yếu từ doanh nghiệp (bao

gồm: Hệ thống sổ sách, báo cáo, thông tin trên website của các doanh nghiệp); và

thông qua các tổ chức cung cấp thông tin chuyên nghiệp như: Tổng cục thống kê, Ủy

ban chứng khoán nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán, Hiệp hội Vật liệu xây dựng,...

Cách thức thu thập và xử lý dữ liệu: Với nguồn thông tin được xác định như trên,

luận án sử dụng 3 cách thu thập và xử lý dữ liệu, bao gồm:

+ Phỏng vấn sâu các cán bộ quản lý doanh nghiệp: Đây là cách người phỏng vấn

sử dụng nhiều loại câu hỏi khác nhau (câu hỏi đóng/ mở, cấu trúc/ bán cấu trúc) để tìm

hiểu người được phỏng vấn về tình hình QTTC thực tế tại doanh nghiệp của mình,

đồng thời lý giải về các quyết định, cũng như bày tỏ quan điểm về khó khăn, thuận lợi

trong quá trình nâng cao hiệu quả QTTC doanh nghiệp.

4

Do những thông tin cần thu thập vừa mang tính chuyên sâu, vừa liên quan đến

nhiều bộ phận khác nhau đòi hỏi sự am hiểu bao quát nên đối tượng được phỏng vấn là

nhà quản lý trong ban Giám đốc (Tổng giám đốc) doanh nghiệp và kế toán trưởng

(Giám đốc tài chính) tại 12 DNNY trong ngành xi măng.

Nội dung chính của các câu hỏi xoay quanh thực trạng QTTC doanh nghiệp và

các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả QTTC của doanh nghiệp. Do hạn chế về thời gian

và nguồn lực nên việc phỏng vấn được thực hiện dưới hai hình thức là đối thoại trực

diện và qua điện thoại. Mặc dù lượng thông tin lớn nhưng số quan sát ít nên việc xử

lý dữ liệu được thực hiện theo cách thức thủ công, không có hỗ trợ của phần mềm

máy tính. Bảng phỏng vấn và tổng hợp kết quả phỏng vấn được trình bày tại phụ lục

số 01.

+ Quan sát trực tiếp tại doanh nghiệp: Cách thức này được tiến hành kết hợp với

phỏng vấn sâu để tiết kiệm nguồn lực. Dưới sự hướng dẫn của cán bộ quản lý doanh

nghiệp, nghiên cứu sinh trực tiếp quan sát cách thức tổ chức QTTC tại doanh nghiệp.

Trong quá trình đó, nghiên cứu sinh có thể trao đổi với cán bộ quản lý để làm rõ thêm

những vấn đề cần biết. Kết quả quan sát được ghi chép dưới dạng văn bản, không sử

dụng hình thức quay phim, chụp ảnh (theo yêu cầu của cán bộ quản lý doanh nghiệp).

+ Nghiên cứu tại bàn: Nghiên cứu sinh tiến hành đọc và chắt lọc thông tin từ các

văn bản như báo cáo, bài viết chuyên sâu, đề tài nghiên cứu khoa học các cấp,… có

liên quan đến QTTC và hiệu quả QTTC doanh nghiệp.

Thứ hai, phương pháp nghiên cứu định lượng

Nguồn dữ liệu thu thập: Luận án sử dụng số liệu trên BCTC tổng hợp từ HNX và

HOSE của các DNNY xi măng để tính toán các chỉ tiêu cần thiết. Ngoài ra, luận án còn

sử dụng thêm các thông tin về kế hoạch kinh doanh, định hướng phát triển, ưu thế của

từng doanh nghiệp,… trên website riêng của từng doanh nghiệp, hoặc website của Ủy

ban chứng khoán nhà nước, website của các công ty chứng khoán, website của các sở

giao dịch chứng khoán. Bên cạnh đó, để so sánh, đánh giá các DNNY xi măng với các

DNNY trong ngành VLXD, luận án thu thập dữ liệu từ Tổng cục thống kê, Hiệp hội

vật liệu xây dựng, Ủy ban chứng khoán Nhà nước, HNX, HOSE,..

Cách thức thu thập và xử lý dữ liệu:

Do là số liệu thứ cấp, được công bố rộng rãi nên cách thu thập dữ liệu khá dễ

dàng bằng cách tải từ những website đã được trình bày ở trên. Kết hợp phương pháp

nghiên cứu tại bàn để chắt lọc những thông tin có liên quan. Các số liệu trong luận án

được nghiên cứu sinh thu thập, phân tích, tổng hợp các số liệu lịch sử bằng công cụ

thống kê toán với sự hỗ trợ của phần mềm EXCEL.

5

Bên cạnh đó, luận án đã sử dụng phương pháp mô hình tác động cố định (Fixed

Effect) trên phần mềm EVIEWS dựa trên dữ liệu bảng (panel data) nhằm đánh giá tác

động của hiệu quả QTTC thành phần đến ROA và ROE của các DNNY trong ngành xi

măng giai đoạn 2011- 2016.

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Đóng góp của luận án thể hiện trên cả hai mặt, khoa học và thực tiễn, cụ thể:

Về mặt khoa học:

+ Luận án đã khái quát hóa những nội dung cơ bản trong công tác QTTC doanh

nghiệp theo các hoạt động: Quản trị đầu tư vốn, quản trị huy động vốn, quản trị sử

dụng vốn và quản trị phân phối lợi nhuận.

+ Luận án hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận về hiệu quả QTTC doanh nghiệp

bao gồm: Quan niệm về hiệu quả QTTC doanh nghiệp, hệ thống chỉ tiêu phản ánh hiệu

quả QTTC doanh nghiệp. Đồng thời, luận án chỉ ra và phân tích sâu sắc các nhân tố

ảnh hưởng đến hiệu quả QTTC doanh nghiệp.

+ Luận án đã khái quát kinh nghiệm nâng cao hiệu quả QTTC của một số doanh

nghiệp trên thế giới như: Ấn Độ, Nhật Bản, Thụy Sỹ, Đan Mạch và Mỹ. Trên cơ sở đó

rút ra những bài học có thể tham khảo đối với các doanh nghiệp Việt Nam trong việc

nâng cao hiệu quả QTTC doanh nghiệp.

Về mặt thực tiễn:

+ Luận án khảo sát thực trạng công tác QTTC theo các hoạt động và đi sâu xem

xét thực trạng hiệu quả QTTC của các DNNY trong ngành xi măng ở Việt Nam; qua

đó chỉ ra những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân cơ bản dẫn đến

những hạn chế về hiệu quả QTTC của các DNNY trong ngành xi măng.

+ Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu, khảo sát, đánh giá và định hướng phát triển

của các DNNY trong ngành xi măng ở Việt Nam, luận án đã đề xuất nhóm giải pháp

trực tiếp, nhóm giải pháp bổ trợ có tính khả thi nhằm nâng cao hiệu quả QTTC của các

DNNY trong ngành xi măng ở Việt Nam. Đồng thời, luận án cũng đưa ra các điều kiện

nhằm đảm bảo thực hiện thành công các giải pháp đã đề xuất.

6. Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài

Quản trị tài chính doanh nghiệp nói chung và hiệu quả QTTC doanh nghiệp nói

riêng với các phạm vi, góc độ khác nhau là chủ đề luôn thu hút sự quan tâm nghiên cứu

của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Một số công trình nghiên cứu tiêu biểu

liên quan đến hiệu quả QTTC doanh nghiệp gồm:

a. Những nghiên cứu ở nước ngoài có liên quan đến luận án

Các nghiên cứu về QTTC, hiệu quả các hoạt động tài chính ở các nước trên thế

giới thường tập trung vào hai vấn đề chính:

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!