Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nâng cao hiệu quả kinh tế trồng rừng cây keo tai tượng của hộ gia đình ở huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGUYỄN HỮU TRANG
NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ TRỒNG RỪNG
CÂY KEO TAI TƢỢNG CỦA HỘ GIA ĐÌNH Ở HUYỆN
HOÀNH BỒ, TỈNH QUẢNG NINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
THÁI NGUYÊN - 2015
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGUYỄN HỮU TRANG
NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ TRỒNG RỪNG
CÂY KEO TAI TƢỢNG CỦA HỘ GIA ĐÌNH Ở HUYỆN
HOÀNH BỒ, TỈNH QUẢNG NINH
Chuyên ngành: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Mã số: 60.62.01.15
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. PHÍ VĂN KỶ
THÁI NGUYÊN - 2015
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chƣa hề đƣợc dùng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
đƣợc cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều đã đƣợc chỉ rõ
nguồn gốc.
Thái Nguyên, tháng 5 năm 2015
Tác giả luận văn
Nguyễn Hữu Trang
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
ii
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn:
Ban giám hiệu, Khoa sau đại học, Khoa kinh tế nông nghiệp Trƣờng Đại học
Kinh tế & QTKD Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình
học tập, nghiên cứu để hoàn thành luận văn.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ninh đã tận tình giúp đỡ
tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận văn.
Huyện uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, các phòng ban, Hạt kiểm
lâm của huyện Hoành Bồ. Đảng uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân các xã
Sơn Dƣơng, Đồng Lâm, Đồng Sơn - huyện Hoành Bồ đã tạo mọi điệu kiện cho tôi
trong quá trình thu thập số liệu tại địa phƣơng.
Tôi xin bày tỏ lỏng biết ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Phí Văn Kỷ đã tận tình chỉ
dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các đồng chí, đồng nghiệp, bè bạn và gia
đình đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ, động viên khích lệ tôi, đồng thời có
những ý kiến đóng góp quý báu trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn.
Thái Nguyên, tháng 05 năm 2015
Tác giả luận văn
Nguyễn Hữu Trang
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii
MỤC LỤC................................................................................................................. iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.....................................................................................vi
DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................vii
DANH MỤC CÁC HÌNH....................................................................................... viii
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................3
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu...........................................................................3
4. Đóng góp mới của luận văn ....................................................................................4
5. Bố cục của luận văn ................................................................................................4
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ
TRỒNG RỪNG KEO TAI TƢỢNG........................................................................5
1.1. Cơ sở lí luận về hiệu quả kinh tế trồng rừng Keo tai tƣợng.................................5
1.1.1. Tài nguyên rừng và kinh tế lâm nghiệp ........................................................5
1.1.2. Vai trò của cây Keo tai tƣợng trong kinh tế trồng rừng ...............................9
1.1.3. Kinh tế hộ gia đình trồng rừng....................................................................10
1.1.4. Hiệu quả kinh tế trồng rừng........................................................................15
1.2. Cơ sở thực tiễn hiệu quả kinh tế trồng rừng Keo tai tƣợng ...............................25
1.2.1. Tình hình trồng rừng Keo tai tƣợng trên thế giới .......................................25
1.2.2. Tình hình trồng rừng Keo tai tƣợng ở trong nƣớc ......................................25
1.2.3. Mô hình và Bài học kinh nghiệm trồng rừng Keo tai tƣợng ......................26
Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................................30
2.1. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................30
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu....................................................................................30
2.2.1. Phƣơng pháp chọn điểm điều tra, số lƣợng mẫu điều tra ...........................30
2.2.2. Phƣơng pháp thu thập tài liệu nghiên cứu ..................................................32
2.2.3. Phƣơng pháp xử lý số liệu ..........................................................................33
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
iv
2.2.4. Phƣơng pháp phân tích ...............................................................................33
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu .............................................................................34
2.3.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh mức độ của hiện tƣợng........................................34
2.3.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả sản xuất trồng rừng .............34
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH TẾ TRỒNG RỪNG CÂY
KEO TAI TƢỢNG CỦA HỘ GIA ĐÌNH Ở HUYỆN HOÀNH BỒ TỈNH
QUẢNG NINH.........................................................................................................37
3.1. Đặc điểm chung về địa bàn nghiên cứu .............................................................37
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên.......................................................................................37
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ...........................................................................43
3.1.3. Tình hình phát triển sản xuất nông nghiệp của huyện Hoành Bồ...............48
3.2. Thực trạng trồng rừng Keo tai tƣợng của hộ gia đình ở huyện Hoành Bồ ........50
3.2.1. Tình hình chung về trồng rừng ở huyện Hoành Bồ....................................50
3.2.2. Vị trí của cây Keo tai tƣợng trong ngành lâm nghiệp ở huyện Hoành Bồ .....51
3.2.3. Diện tích, sản lƣợng một số cây lâm nghiệp chủ yếu ở huyện Hoành Bồ......55
3.2.4. Tình hình tiêu thụ gỗ Keo tai tƣợng ở Hoành Bồ.......................................59
3.2.5. Tình hình chế biến gỗ Keo tai tƣợng ở Hoành Bồ......................................65
3.2.6. Tình hình của các hộ điều tra......................................................................66
3.2.7. Tổng chi phí và thu nhập trồng rừng Keo tai tƣợng của hộ gia đình ở
huyện Hoành Bồ tỉnh Quảng Ninh............................................................................74
3.3. Phân tích, đánh giá hiệu quả kinh tế của trồng rừng Keo tai tƣợng của hộ
gia đình ở huyện Hoành Bồ tỉnh Quảng Ninh...........................................................93
3.3.1. Hiệu quả kinh tế trồng rừng Keo tai tƣợng của hộ gia đình .......................93
3.3.2. Đánh giá hiệu quả xã hội từ việc trồng rừng Keo tai tƣợng của các hộ
gia đình ở huyện Hoành Bồ.......................................................................................99
3.3.3. Đánh giá hiệu quả về môi trƣờng trồng rừng Keo tai tƣợng của các hộ
gia đình ở huyện Hoành Bồ.....................................................................................102
3.4. Đánh giá chung về xu hƣớng và hiệu quả trồng rừng Keo tai tƣợng của hộ
gia đình ở huyện Hoành Bồ.....................................................................................102
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
v
Chƣơng 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ TRỒNG
RỪNG CÂY KEO TAI TƢỢNG CỦA HỘ GIA ĐÌNH Ở HUYỆN
HOÀNH BỒ TỈNH QUẢNG NINH ....................................................................106
4.1. Quan điểm - Phƣơng hƣớng - Mục tiêu sản xuất đến năm 2020 .....................106
4.1.1. Quan điểm về phát triển sản xuất lâm nghiệp ở Hoành Bồ ......................106
4.1.2. Phƣơng hƣớng phát triển sản xuất lâm nghiệp ở Hoành Bồ.....................106
4.1.3. Mục tiêu phát triển sản xuất lâm nghiệp ở Hoành Bồ ..............................107
4.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tê trồng rừng cây Keo tai tƣợng của
hộ gia đình trên địa bàn huyện Hoành Bồ...............................................................109
4.2.1. Nhóm giải pháp về kỹ thuật trồng rừng Keo tai tƣợng.............................109
4.2.2. Nhóm giải pháp về qui hoạch, quản lí trồng rừng, qui mô và phƣơng
thức tổ chức của các hộ gia đình .............................................................................113
4.2.3. Nhóm giải pháp về các chính sách đất đai, tài chính - tín dụng, hỗ trợ
phòng chống thiên tai và chính sách đào tạo bồi dƣỡng nguồn nhân lực, tuyên
truyền giáo dục cộng đồng cho các hộ trồng Keo tai tƣợng ...................................115
4.2.4. Nhóm giải pháp về cơ sở hạ tầng, chế biến sản phẩm..............................119
4.2.5. Nhóm giải pháp về giá cả và thị trƣờng tiêu thụ ......................................121
4.3. Kiến nghị..........................................................................................................124
4.3.1. Với chính quyền địa phƣơng ....................................................................124
4.3.2. Với các hộ nông dân .................................................................................124
KẾT LUẬN ............................................................................................................125
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................127
PHỤ LỤC
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BCR : Tỷ lệ thu nhập trên chi phí
BQ : Bình quân
CC : Cơ cấu
DT : Diện tích
GDP : Tổng thu nhập quốc dân
GO : Tổng giá trị sản xuất
HTX : Hợp tác xã
IC : Chi phí trung gian
IRR : Tỷ lệ thu hồi vốn nội bộ
KTT : Keo tai tƣợng
LN : Lợi nhuận
MI : Thu nhập hỗn hợp
NPV : Giá trị hiện tại thuần
NS : Năng suất
PTNT : Phát triển nông thôn
SL : Số lƣợng
SP : Sản phẩm
TC : Tổng chi phí
UBND : Uỷ ban nhân dân
VA : Giá trị gia tăng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Phân loại số lƣợng mẫu chọn điều tra ......................................................32
Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất huyện Hoành Bồ năm 2014.................................41
Bảng 3.2. Tình hình dân số, lao động và việc làm của huyện Hoành Bồ giai
đoạn 2012-2014......................................................................................46
Bảng 3.3. Giá trị và cơ cấu sản xuất nông nghiệp huyện Hoành Bồ giai đoạn
2012 - 2014.............................................................................................49
Bảng 3.4: Giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp huyện Hoành Bồ giai đoạn 2012
- 2014......................................................................................................51
Bảng 3.5. Cơ cấu sử dụng đất ngành lâm nghiệp huyện Hoành Bồ giai đoạn
2012 - 2014.............................................................................................54
Bảng 3.6. Cơ cấu diện tích một số cây lâm nghiệp ở huyện Hoành Bồ giai
đoạn 2012 - 2014....................................................................................58
Bảng 3.7. Tình hình biến động giá gỗ tròn Keo tai tƣợng ở Hoành Bồ giai
đoạn 2012 - 2014....................................................................................61
Bảng 3.8. Sản lƣợng gỗ Keo tai tƣợng đƣợc chế biến ở Hoành Bồ giai đoạn
2012 - 2014.............................................................................................65
Bảng 3.9: Tình hình chung của các hộ điều tra.........................................................67
Bảng 3.10. Thực trạng sử dụng đất của các hộ điều tra ............................................69
Bảng 3.11. Cơ cấu diện tích các loài cây lâm nghiệp ở điểm điều tra năm
2014 ........................................................................................................72
Bảng 3.12. Chi phí đầu tƣ, chăm sóc bảo vệ, khai thác và thu nhập của 01 ha
Keo tai tƣợng nhóm hộ trồng tự do ........................................................77
Bảng 3.13. Chi phí đầu tƣ, chăm sóc bảo vệ, khai thác và thu nhập của 01 ha
Keo tai tƣợng nhóm hộ trồng dự án .......................................................82
Bảng 3.14. So sánh tổng chi phí đầu tƣ và thu nhập trồng 1ha Keo tai tƣợng
của 2 nhóm hộ ........................................................................................87
Bảng 3.15. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế 1 ha rừng trồng Keo tai tƣợng
không tính chiết khấu dòng tiền .............................................................94
Bảng 3.16. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế bằng phƣơng pháp tính chiết
khấu dòng tiền của 01 ha rừng trồng Keo tai tƣợng chu kỳ 7 năm............96
Bảng 3.17. So sánh hiệu quả kinh tế một số cây lâm nghiệp huyện Hoành Bồ........98
Bảng 4.1. Qui hoạch các cơ sở chế biến gỗ khu vực huyện Hoành Bồ ..................108
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
viii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Biểu đồ 3.1. Cơ cấu diện tích rừng trồng các loại cây lâm nghiệp ở huyện
Hoành Bồ năm 2014............................................................................59
Đồ thị 3.1. So sánh giá gỗ Keo tai tƣợng giữa các chủng loại sử dụng ở
Hoành Bồ giai đoạn 2012 - 2014 ........................................................62
Sơ đồ 3.1: Kênh tiêu thụ gỗ Keo tai tƣợng ở huyện Hoành Bồ ................................64
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cây Keo tai tƣợng có tên gọi khác là Keo lá to (Keo mỡ), có nguồn gốc mọc
tự nhiên ở Australia, đƣợc nhập trồng ở nhiều nƣớc nhiệt đới Châu Á. Đây là loài
cây đã đƣợc xác định là thích hợp với điều kiện đất đai, khí hậu ở Việt Nam. Với
điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng ẩm và cận ẩm, Keo tai tƣợng tỏ ra thích hợp, sinh
trƣởng và phát triển rất nhanh và có diện tích gây trồng tƣơng đối lớn trong các
chƣơng trình trồng rừng. Keo tai tƣợng có khả năng cải tạo đất rất tốt, đồng thời
sinh trƣởng, phát triển nhanh, dễ chăm sóc, chu kỳ kinh doanh ngắn (chu kỳ 15
năm, 7 năm sau khi trồng có thể thu hoạch). Sản phẩm gỗ từ keo tai tƣợng đƣợc
dùng chủ yếu cho công nghiệp giấy, ván dăm, đồ gỗ xây dựng và đồ gỗ mỹ nghệ.
Một ƣu điểm nữa rất đáng chú ý, rừng Keo tai tƣợng khó bị cháy hơn các loại rừng
cây khác, điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ rừng. Keo tai tƣợng là
cây mọc nhanh tán rậm, thƣờng xanh, rễ phát triển mạnh, dùng làm cây che phủ đất,
cải tạo và bảo vệ ở vùng đất trống đồi núi trọc, nó cũng làm cây lục hóa, trồng trong
công viên, đƣờng phố, lá có thể làm thức ăn gia súc cho dê, hƣơu...
Hiện nay, Keo tai tƣợng đang đƣợc mở rộng ở nhiều nƣớc, điển hình nhƣ
Inđônêxia, Malaixia, Philippin,Thái Lan, Ấn độ, Nigiêria, Tanzania, Băng-la-đét,
Trung quốc, Mỹ. Ở Việt Nam, Cùng với một số loài Keo khác Keo tai tƣợng đƣợc
nhập vào trồng thử nghiệm ở miền Nam nƣớc ta từ những năm 1960 (Nguyễn
Hoàng Nghĩa, Lê Đình Khả,1993). Năm 1970-1971 Keo tai tƣợng đƣợc đƣa ra Huế
trồng để trang trí đƣờng phố và làm cây phong cảnh dọc hai bên bờ sông Hƣơng.
Năm 1976, Keo tai tƣợng đƣợc trồng thử nghiệm mở rộng trên một số dạng lập địa
nhƣ đất phèn ở Tân Tạo (TP Hồ Chí Minh), đất xám miền đông nam bộ, đất Bazan
Tây Nguyên (Lâm Đồng và Pleiku). Năm 1977-1980, Keo tai tƣợng đƣợc trồng mở
rộng từ vĩ tuyến 17 trở ra nhƣ Đông Hà - Quảng Trị, Đại Lải - Vĩnh Phúc, Hữu
Lũng - Lạng Sơn, Đồng Hỷ-Thái Nguyên,… Hiện nay Keo tai tƣợng đã trở thành
loài cây trồng chủ yếu tại một số nơi nhƣ Quảng Ninh, Thái Nguyên, Bắc Giang,
Thanh Hoá... với mục đích trồng rừng kinh doanh thƣơng mại, trồng rừng nguyên
liệu và phát triển kinh tế hộ gia đình...
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
2
Hoành Bồ là huyện miền núi tỉnh Quảng Ninh với diện tích tự nhiên là:
84.463,2 ha, trong đó đất lâm nghiệp xấp xỉ 68.126,19 ha (chiếm 80,66% tổng diện
tích đất tự nhiên). Diện tích đất rừng sản xuất là 37.203,9 ha, trong đó rừng trồng là
20.821,02 ha. Là vùng có khí hậu, đất đai thích hợp với nhiều loại cây lâm nghiệp
nhƣ: Mỡ, Thông, Bạch đàn, Keo tai tƣợng,… trong đó rừng trồng cây Keo tai tƣợng
chiếm trên 86% điện tích rừng trồng của Huyện năm 2014 (Chi cục Thống kê
Hoành Bồ, 2014). Trong những năm qua, toàn huyện mỗi năm đã trồng đƣợc từ
1.500 đến 1.800 ha rừng Keo tai tƣợng, chủ yếu là rừng trồng của các hộ gia đình
chiếm 80%, các tổ chức, doanh nghiệp chiếm 20% tổng diện tích rừng trồng Keo tai
tƣợng trên địa bàn huyện. Sản lƣợng gỗ khai thác bình quân năm 2005-2010 đạt từ
28.000 đến 30.000m3
. Trong 3 năm 2012-2014, sản lƣợng khai thác đạt bình quân
mỗi năm đạt 40.000m3
. Theo điều tra nông nghiệp nông thôn tháng 12/2014 huyện
Hoành Bồ có tổng diện tích rừng trồng cây Keo tai tƣợng là 21.802,4 ha, trong đó
rừng trồng Keo tai tƣợng là rừng sản xuất là 14.890,4ha, tổng sản lƣợng xấp xỉ
600.000 m3
, giá trị sản xuất khoảng 90 tỷ đồng/năm (Phòng kinh tế huyện Hoành
Bồ, 2014). Trong những năm qua diện tích và sản lƣợng trồng rừng Keo tai tƣợng
không ngừng tăng lên, trồng rừng cây Keo tai tƣợng đã góp phần nâng cao độ che
phủ rừng của huyện Hoành Bồ từ 61,1% năm 2005 lên 63% năm 2014 và đem lại
lợi ích kinh tế lớn góp phần đặc biệt trong việc tăng thu nhập của các hộ gia đình
trồng rừng, điều đó khẳng định vị trí kinh tế của trồng rừng cây Keo tai tƣợng luôn
giữ vai trò quan trọng đối với ngƣời dân huyện Hoành Bồ.
Song trong thời kỳ nền kinh tế hội nhập quốc tế, kinh tế Việt Nam đang ngày
càng tăng trƣởng, đời sống ngày càng đƣợc cải thiện, môi trƣờng và thời tiết diễn
biến phức tạp. Nhu cầu sử dụng gỗ phục vụ cuộc sống ngày càng nhiều, cùng với sự
chuyển dịch cơ cấu cây trồng, sự tái cấu trúc các lâm trƣờng quốc doanh... các chính
sách phát triển lâm nghiệp đã và đang có sự tác động và ảnh hƣởng to lớn, đem lại
nhiều cơ hội và thách thức cho sự phát triển của sản xuất lâm nghiệp nói chung và
sản xuất lâm nghiệp huyện Hoành Bồ nói riêng. Tuy nhiên hiện nay câu hỏi đặt ra là
việc trồng cây gì để phù hợp, giá trị và hiệu quả của việc trồng cây đó là nhƣ thế
nào đối với sự phát triển kinh tế của địa phƣơng, doanh nghiệp, cộng đồng và của
hộ gia đình trồng rừng đang là vấn đề trăn trở của nhiều địa phƣơng và nhiều tổ
chức, doanh nghiệp và hộ gia đình.Vì vậy việc nghiên cứu thực trạng, đánh giá hiệu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
3
quả kinh tế của việc trồng rừng cây Keo tai tƣợng trên địa bàn huyện Hoành Bồ
thực sự là cần thiết, quan trọng và cấp bách. Việc nghiên cứu là nhằm xây dựng một
bức tranh tổng quát, đƣa ra cái nhìn rõ nét hơn việc phát triển trồng rừng Keo tai
tƣợng, đánh giá mức hiệu quả kinh tế việc trồng rừng Keo tai tƣợng của cấp hộ gia
đình và so sánh hiệu quả kinh tế của trồng rừng cây Keo tai tƣợng với hiệu quả kinh
tế trồng rừng các loài cây khác trên địa bàn huyện, từ đó tìm ra những giải pháp,
chiến lƣợc cho qui hoạch phát triển trồng rừng cây Keo tai tƣợng cho từng vùng,
từng địa phƣơng và các mô hình trồng rừng cây Keo tai tƣợng đem lại hiệu quả kinh
tế cao nhất cũng nhƣ tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trồng
rừng cây Keo tai tƣợng của các hộ gia đình trên địa bàn huyện Hoành Bồ.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên tôi chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả
kinh tế trồng rừng cây Keo tai tượng của hộ gia đình ở huyện Hoành Bồ tỉnh
Quảng Ninh” làm luận văn Thạc sỹ kinh tế nông nghiệp.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu chung
Trên cơ sở khảo sát đánh giá thực trạng trồng rừng và hiệu quả kinh tế trồng
rừng bằng cây Keo tai tƣợng của hộ gia đình ở huyện Hoành Bồ tỉnh Quảng Ninh
thời gian qua, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển và nâng cao
hiệu quả kinh tế trồng rừng cây Keo tai tƣợng của hộ gia đình trên địa bàn huyện
trong thời gian tới.
2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế trồng rừng nói
chung và trồng rừng cây Keo tai tƣợng nói riêng.
- Đánh giá thực trạng sản xuất, hiệu quả kinh tế và phát hiện những vấn đề
tồn tại, cản trở cần đƣợc tháo gỡ trong việc trồng rừng cây Keo tai tƣợng của hộ gia
đình trên huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trồng
rừng cây Keo tai tƣợng của hộ gia đình trên địa bàn huyện Hoành Bồ, tỉnh
Quảng Ninh.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
4
Các hộ trồng rừng Keo tai tƣợng, những vấn đề kinh tế kỹ thuật liên quan tới
trồng rừng và hiệu quả kinh tế trồng rừng cây Keo tai tƣợng của các hộ gia đình trên
địa bàn huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu tại 3 xã Sơn Dƣơng, Đồng
Lâm, Đồng Sơn huyện Hoành Bồ, đại diện 3 vùng có đặc điểm tự nhiên, khí hậu
phù hợp với phát triển cây Keo tai tƣợng và có số hộ gia đình trồng rừng có diện
tích, sản lƣợng Keo tai tƣợng lớn.
- Về thời gian: Thu thập số liệu và thông tin cần thiết phục vụ cho đề tài từ
các tài liệu đã công bố trong những năm gần đây, các số liệu thống kê của huyện từ
năm 2012-2014 và số liệu điều tra các hộ gia đình trồng rừng cây Keo tai tƣợng
khai thác năm 2014.
4. Đóng góp mới của luận văn
- Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế trong
trồng rừng Keo tai tƣợng của hộ gia đình.
- Đánh giá thực trạng và phát hiện những mặt mạnh và những tồn tại cần
tháo gỡ trong việc trồng rừng Keo tai tƣợng của hộ gia đình ở huyện Hoành Bồ, tỉnh
Quảng Ninh.
- Đề xuất các giải pháp chính về kinh tế, kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả
kinh tế trồng rừng cây Keo tai tƣợng của hộ gia đình ở huyện Hoành Bồ, tỉnh
Quảng Ninh.
5. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn đƣợc chia thành bốn chƣơng:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế trồng rừng Keo
tai tƣợng.
Chương 2: Phƣơng pháp nghiên cứu.
Chương 3: Thực trạng hiệu quả kinh tế trồng rừng cây Keo tai tƣợng của hộ
gia đình ở huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh.
Chương 4: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trồng rừng cây Keo tai tƣợng
của hộ gia đình ở huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh.