Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA NGÂN HÀNG – TÀI CHÍNH
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Họ và tên sinh viên : NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THANH
Mã sinh viên : CQ482511
Lớp : TÀI CHÍNH QUỐC TẾ
Khoá : 48
Hệ : CHÍNH QUY
Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS. NGUYỄN THỊ THU THẢO
Hµ Néi, 05/2010
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG, BIỂU. SƠ ĐỒ
Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368
Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Kinh tế Quốc
dân
LỜI MỞ ĐẦU
Sau hơn 20 năm đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, nền kinh tế
Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc, đưa nước ta ra khỏi nghèo nàn và
lạc hậu, từng bước thực hiện quá trình công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước, mở
cửa nền kinh tế và hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Nhờ vậy, hoạt động
ngoại thương nói chung và hoạt động XNK nói riêng của Việt Nam trong thời gian
qua đã đạt được những thành tựu đáng kể và ngày càng khẳng định vị trí của mình
trong toàn bộ nền kinh tế. XNK là hoạt động tất yếu khách quan trong quá trình hội
nhập kinh tế quốc tế, phát triển đất nước và đã góp phần đáng kể vào tăng nguồn thu
ngân sách đặc biệt là thu ngoại tệ, cải thiện cán cân thanh toán, giải quyết công ăn
việc làm cho người dân, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao vị thế của đất nước
trong nền kinh tế toàn cầu.
Để hoạt động XNK đạt được những kết quả như vậy không thể không kể đến
vai trò quan trọng của các ngân hàng. Với hoạt động tài trợ cho các doanh nghiệp
XNK dưới hình thức cấp tín dụng, thông qua ngân hàng, các doanh nghiệp được tiếp
cận nguồn vốn cần thiết đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh được thực hiện
một cách nhanh chóng, thuận lợi. Đây là phương thức tài trợ hiệu quả, có ý nghĩa
quyết định đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp XNK đặc
biệt là trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu nổ ra năm 2008 gây tác động và
ảnh hưởng lớn đến các doanh nghiệp XNK.
Xuất phát từ thực tế này, các NHTM Việt Nam nói chung và Ngân hàng
TMCP Công thương Việt Nam- Chi nhánh TP Hà Nội nói riêng rất quan tâm, chú
trọng đến hoạt động tín dụng tài trợ XNK. Tuy nhiên, trong quá trình thực tập tại CN,
em nhận thấy quy mô của hoạt động tín dụng tài trợ XNK vẫn còn nhỏ so với các
hoạt động tín dụng khác. Bên cạnh đó, hiệu quả từ hoạt động tín dụng tài trợ XNK tại
CN cũng là vấn đề cần quan tâm.
Dựa trên tình hình thực tế về hoạt động tín dụng tài trợ XNK tại CN và nhận
thức được ý nghĩa quan trọng của hoạt động này, em đã quyết định lựa chọn đề tài:
“Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng
Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam- Chi nhánh thành phố Hà Nội”
làm đề tài cho chuyên đề tốt nghiệp trong thời gian thực tập tại CN.
Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368
1
Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Kinh tế Quốc
dân
Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu, đánh giá về hiệu quả hoạt động tín dụng
tài trợ XNK tại CN. Từ đó, phát hiện ra những hạn chế và đề xuất những giải pháp,
kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng tài trợ XNK tại CN.
Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài được giới hạn trong phạm vi nghiên cứu:
- Về không gian:
Đề tài được thực hiện tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam- Chi
nhánh TP Hà Nội.
- Về thời gian:
Đề tài sử dụng các số liệu về hoạt động tín dụng tài trợ XNK của CN, cùng
các số liệu liên quan trong 4 năm liên tiếp 2006, 2007, 2008 và 2009.
- Nội dung nghiên cứu:
Hoạt động tín dụng tài trợ XNK của Ngân hàng TMCP Công thương Việt
Nam- Chi nhánh TP Hà Nội.
Kết cấu chuyên đề gồm 3 phần:
CHƯƠNG 1: Những lý luận cơ bản về hiệu quả hoạt động tín dụng tài trợ
xuất nhập khẩu.
CHƯƠNG 2: Thực trạng hiệu quả hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu
tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam- Chi nhánh TP Hà Nội.
CHƯƠNG 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tài trợ xuất
nhập khẩu tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam- Chi nhánh TP Hà Nội.
Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368
2
Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Kinh tế Quốc
dân
CHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU
1.1. Khái quát về hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của tín dụng Ngân hàng thương mại
* Khái niệm tín dụng ngân hàng
Tín dụng ngân hàng là hoạt động tài trợ của ngân hàng cho khách hàng, phản
ánh mối quan hệ vay và trả nợ giữa một bên là ngân hàng và một bên là các chủ thể
kinh tế khác nhau trong xã hội. Ngân hàng chuyển giao tiền hoặc tài sản cho khách
hàng sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định thông qua các nghiệp vụ như cho
vay, chiết khấu, bảo lãnh,… Khách hàng phải có trách nhiệm hoàn trả cả gốc và lãi
đúng hạn theo cam kết trong hợp đồng tín dụng.
* Đặc điểm của tín dụng ngân hàng
- Trong quan hệ tín dụng, ngân hàng là trung gian tài chính, đứng giữa thực
hiện nhiệm vụ huy động vốn từ chủ thể có vốn nhàn rỗi và cho vay các chủ thể khác
đang có nhu cầu về vốn.
- Đối tượng cho vay của tín dụng ngân hàng là tiền tệ. Vốn được cho vay ở
các quy mô khác nhau với thời hạn tín dụng mang tính linh hoạt cao gồm ngắn hạn,
trung hạn và dài hạn.
- Tín dụng ngân hàng với các hình thức đa dạng từ cho vay, bảo lãnh, chiết
khấu,… đã hỗ trợ và khắc phục nhiều hạn chế của tín dụng thương mại.
1.1.2. Các hình thức tín dụng ngân hàng
1.1.2.1. Tín dụng phân theo hình thức tài trợ
Chiết khấu thương phiếu
Chiết khấu thương phiếu là hình thức tín dụng ngắn hạn, theo đó ngân hàng
ứng trước tiền cho khách hàng tương ứng với giá trị của thương phiếu trừ đi phần thu
nhập của ngân hàng để sở hữu thương phiếu chưa đến hạn.
Nghiệp vụ chiết khấu được coi là nghiệp vụ đơn giản, dựa trên sự tín nhiệm
giữa ngân hàng và người ký tên trên thương phiếu. Ngân hàng thường ký với khách
hàng hợp đồng chiết khấu, khi cần chiết khấu, khách hàng chỉ cần gửi thương phiếu
lên ngân hàng xin chiết khấu. Ngân hàng sẽ kiểm tra chất lượng thương phiếu và thực
hiện chiết khấu. Ngoài ra, ngân hàng có thể tái chiết khấu thương phiếu tại NHNN để
đáp ứng nhu cầu thanh khoản với chi phí thấp.
Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368
3
Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Kinh tế Quốc
dân
Cho vay
Cho vay là hình thức cấp tín dụng trong đó ngân hàng giao cho khách hàng
một khoản tiền với cam kết khách hàng phải hoàn trả cả gốc và lãi trong khoảng thời
gian xác định.
Nghiệp vụ cho vay bao gồm các hình thức:
- Cho vay thấu chi: là nghiệp vụ cho vay qua đó ngân hàng cho phép người
vay được chi trội trên số dư tiền gửi thanh toán của mình đến một giới hạn nhất định
và trong khoảng thời gian xác định. Giới hạn này được gọi là hạn mức thấu chi. Đây
là hình thức tín dụng ngắn hạn, linh hoạt, thủ tục đơn giản, phần lớn không có đảm
bảo,… thường được sử dụng đối với khách hàng có độ tin cậy cao, thu nhập đều, kỳ
thu nhập ngắn.
- Cho vay trực tiếp từng lần: là hình thức cho vay tương đối phổ biến của ngân
hàng đối với các khách hàng không có nhu cầu vay vốn thường xuyên, không có điều
kiện để cấp hạn mức thấu chi. Đây là nghiệp vụ cho vay tương đối đơn giản, ngân
hàng có thể kiểm soát từng món vay tách biệt, tiền cho vay dựa vào giá trị của TSĐB.
- Cho vay theo hạn mức: là nghiệp vụ tín dụng mà ngân hàng thoả thuận cấp
cho khách hàng hạn mức tín dụng, có thể tính cho cả kỳ hoặc cuối kỳ. Hạn mức tín
dụng được cấp dựa trên cơ sở kế hoạch sản xuất kinh doanh, nhu cầu vốn và vay vốn
của khách hàng. Đây là hình thức cho vay thuận tiện đối với những khách hàng vay
mượn thường xuyên, vốn vay tham gia nhiều vào quá trình sản xuất kinh doanh.
- Cho vay luân chuyển: là hình thức tín dụng dựa trên sự luân chuyển của hàng
hoá. Doanh nghiệp có thể vay vốn ngân hàng khi thiếu vốn để mua hàng và ngân
hàng sẽ thu nợ khi doanh nghiệp bán hàng. Việc cho vay dựa trên sự luân chuyển của
hàng hoá nên cả ngân hàng và doanh nghiệp đều phải nghiên cứu kế hoạch lưu
chuyển hàng hoá, để dự đoán dòng ngân quỹ trong thời gian tới. Cho vay luân chuyển
thường áp dụng đối với các doanh nghiệp thương nghiệp, sản xuất có chu kỳ tiêu thụ
ngắn ngày, có quan hệ vay mượn thường xuyên với khách hàng.
- Cho vay trả góp: là hình thức tín dụng theo đó ngân hàng cho phép khách
hàng trả gốc làm nhiều lần trong thời hạn tín dụng đã thoả thuận, được áp dụng đối
với các khoản cho vay trung và dài hạn, tài trợ cho tài sản cố định, hàng lâu bền hoặc
cho vay tiêu dùng. Cho vay trả góp rủi ro cao do khách hàng thường thế chấp bằng
hàng hoá mua trả góp nên lãi suất cho vay trả góp thường cao nhất trong khung lãi
suất cho vay của ngân hàng.
Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368
4
Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Kinh tế Quốc
dân
- Cho vay gián tiếp: là hình thức cho vay thông qua các tổ chức trung gian và
thường được áp dụng đối với thị trường có nhiều món vay nhỏ, người vay phân tán,
xa ngân hàng để có thể giảm bớt rủi ro, tiết kiệm chi phí cho vay.
Cho thuê tài sản
Trong nhiều trường hợp, khách hàng không đủ điều kiện vay vốn, để mở rộng
tín dụng, ngân hàng đã mua các tài sản theo yêu cầu của khách hàng để cho khách
hàng thuê. Trong nghiệp vụ cho thuê, ngân hàng phải xuất tiền theo yêu cầu của
khách hàng và sau một thời gian nhất định phải thu đủ gốc và lãi. Tài sản cho thuê
thường là tài sản cố định. Cho thuê được xếp vào tín dụng trung và dài hạn. Khách
hàng phải trả gốc và lãi dưới hình thức tiền thuê hàng kỳ.
Bảo lãnh
Bảo lãnh ngân hàng là cam kết của ngân hàng dưới hình thức thư bảo lãnh về
việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng của ngân hàng trong trường
hợp khách hàng không thực hiện được đúng nghĩa vụ như cam kết. Khách hàng phải
nhận nợ và hoàn trả cho ngân hàng số nợ đã được trả thay. Đây là hình thức tài trợ
của ngân hàng cho khách hàng, qua đó khách hàng có thể tìm nguồn tài trợ mới, mua
hàng hoá hoặc thực hiện được các hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm thu lợi.
Bảo lãnh là hình thức tài trợ thông qua uy tín và được coi là tài sản ngoại bảng
do ngân hàng không phải xuất tiền ngay khi bảo lãnh, mà chỉ đảm bảo bằng uy tín
cho bên được bảo lãnh và nhận một khoản phí bảo lãnh. Chỉ khi khách hàng không
thực hiện được cam kết, ngân hàng mới phải thực hiện nghĩa vụ chi trả cho bên thứ
ba. Khoản chi trả này được xếp vào loại tài sản “xấu” trong nội bảng, cấu thành nợ
quá hạn. Do vậy, bảo lãnh cũng chứa đựng rủi ro như các khoản cho vay và đòi hỏi
ngân hàng phân tích khách hàng như khi cho vay.
1.1.2.2. Tín dụng phân theo thời gian
Phân chia theo thời gian có ý nghĩa quan trọng đối với ngân hàng, vì thời gian
liên quan mật thiết đến tính an toàn và sinh lợi của tín dụng cũng như khả năng hoàn
trả của khách hàng.
Theo thời gian, tín dụng được chia thành:
Tín dụng ngắn hạn: từ 12 tháng trở xuống, tài trợ cho tài sản lưu động.
Tín dụng trung hạn: từ 1 đến 5 năm, tài trợ cho tài sản cố định.
Tín dụng dài hạn: trên 5 năm, tài trợ cho những công trình xây dựng, máy móc
có thời gian sử dụng lâu.
Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368
5
Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Kinh tế Quốc
dân
1.1.2.3. Tín dụng phân theo hình thức đảm bảo
Phân theo hình thức đảm bảo thì tín dụng được chia thành:
Tín dụng không có đảm bảo: tín dụng không cần TSĐB có thể được cấp cho
các khách hàng có uy tín, tình hình tài chính vững mạnh hoặc có món vay tương đối
nhỏ so với vốn của người vay.
Tín dụng có đảm bảo bằng tài sản thế chấp, cầm cố: ngân hàng và khách hàng
phải ký hợp đồng đảm bảo và ngân hàng phải kiểm tra, đánh giá được tình trạng của
TSĐB.
Về nguyên tắc, mọi khoản tín dụng của ngân hàng đều có đảm bảo nhưng
ngân hàng chỉ ghi vào hợp đồng tín dụng loại đảm bảo mà ngân hàng có thể bán đi để
thu nợ khi khách hàng không trả được nợ. Cam kết đảm bảo là cam kết của người
nhận tín dụng về việc dùng tài sản mà mình đang sở hữu, sử dụng hoặc khả năng trả
nợ của người thứ ba để trả nợ cho ngân hàng.
1.1.2.4. Tín dụng phân theo rủi ro
Ngân hàng cần nghiên cứu mức độ, căn cứ để chia loại rủi ro và phân loại rủi
ro, giúp ngân hàng thường xuyên đánh giá lại các khoản mục tín dụng, dự trù quỹ cho
các khoản tín dụng có rủi ro cao, đánh giá chất lượng tín dụng.
Theo Quyết định 493/2005/QĐ- NHNN, nợ được chia thành 5 nhóm:
Tín dụng lành mạnh: nợ đủ tiêu chuẩn
Tín dụng có vấn đề: các khoản nợ cần chú ý
Nợ quá hạn có khả năng thu hồi: nợ dưới tiêu chuẩn
Nợ quá hạn khó đòi: nợ nghi ngờ
Nợ không thể thu hồi được: nợ có khả năng mất vốn.
1.2. Hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu của ngân hàng thương mại
1.2.1. Tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu của ngân hàng thương mại
Trong bối cảnh xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế của các nước trên thế giới
đang diễn ra không ngừng, các quốc gia vận động trong mối tương quan chặt chẽ, vì
vậy, XNK trở thành hoạt động kinh tế đối ngoại cơ bản, là phương tiện để phát triển
kinh tế. Thị trường thương mại thế giới mở rộng, nhu cầu về thị trường tiêu thụ hàng
hoá, thị trường đầu tư đang trở nên cấp bách đối với các doanh nghiệp XNK. Do khả
năng tài chính có hạn, không phải lúc nào các doanh nghiệp XNK cũng có đủ tiền để
thanh toán hàng NK hoặc có đủ vốn để thu mua, chế biến hàng XK, từ đó nảy sinh
quan hệ vay mượn và tài trợ của ngân hàng. Xuất phát từ nhu cầu được tài trợ về tài
chính của các doanh nghiệp XNK mà tín dụng tài trợ XNK ra đời. Có thể nói sự ra
Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368
6