Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nâng cao hiệu quả dạy học môn hóa học ở trường thpt bằng hệ thống câu hỏi và bt thực tiễn.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Lan Anh
SVTH: Bùi Thị Thanh Hằng 1 Lớp: 08SHH
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Lan Anh
SVTH: Bùi Thị Thanh Hằng 2 Lớp: 08SHH
MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
Chúng ta đang sống trong một đất nước có nền kinh tế đang phát triển và
ngày càng phát triển nhanh chóng. Vì vậy, giáo dục cũng phải từng bước thay đổi
để ngày càng hiện đại hơn, phù hợp hơn và đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Đó là
đào tạo ra những con người năng động, sáng tạo, có khả năng thích ứng cao, có
năng lực giải quyết vấn đề đặt ra từ cuộc sống. Để đáp ứng được những yêu cầu đó
giáo dục môn Hoá học THPT cần hướng tới mục tiêu: cung cấp cho HS hệ thống
kiến thức, kĩ năng phổ thông, cơ bản, hiện đại, thiết thực và gắn với đời sống.
Hóa học là một bộ môn thực nghiệm, có nhiều kiến thức liên quan đến thực
tiễn. Vì vậy, mục tiêu trên được định hướng như sau:
- Nội dung phải gắn bó thực tiễn đời sống, xã hội.
- Nội dung phải gắn liền với thực hành, TN.
- BT Hóa học phải có nội dung thiết thực.
Hệ thống câu hỏi và BT thực tiễn là mục đích, là nội dung và cũng là
phương pháp dạy học hiệu quả. Bằng cách này, bài giảng Hóa học sẽ dễ dàng đạt
yêu cầu vì có liên hệ thực tiễn; giúp HS giải thích những hiện tượng trong tự nhiên,
tránh việc mê tín dị đoan; kích thích được lòng say mê học hỏi, phát triển tư duy
sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề của HS. Tăng cường sử dụng câu hỏi và BT
thực tiễn trong dạy học Hoá học sẽ góp phần thực hiện nguyên lí giáo dục: học đi
đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lí luận gắn với thực tiễn.
Bằng những kiến thức Hoá học, HS có thể trả lời được những câu hỏi “Tại sao?”
nảy sinh từ thực tiễn và hơn nữa có thể đưa ra giải pháp tối ưu cho tình huống từ
chính thực tiễn đó.
Môn Hoá học là môn học khó, nếu không có những bài giảng và phương
pháp hợp lý phù hợp với thế hệ học trò dễ làm cho HS thụ động trong việc tiếp thu,
cảm nhận. Đã có hiện tượng một bộ phận HS không muốn học Hoá học, ngày càng
lạnh nhạt với giá trị thực tiễn của Hoá học; nhiều GV dùng đồng loạt cùng một cách
dạy, một bài giảng cho nhiều lớp, nhiều thế hệ học trò là không ít. Do phương pháp
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Lan Anh
SVTH: Bùi Thị Thanh Hằng 3 Lớp: 08SHH
ít có tiến bộ mà người GV đã trở thành người cảm nhận, truyền thụ tri thức một
chiều.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài “ Nâng cao hiệu quả
dạy học môn Hóa học ở trường THPT bằng hệ thống câu hỏi và BT thực tiễn”
để nghiên cứu trong luận văn tốt nghiệp.
II. Mục đích - nhiệm vụ nghiên cứu
II.1. Mục đích nghiên cứu
- Lựa chọn và xây dựng hệ thống câu hỏi và BT thực tiễn môn Hóa học THPT
nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học.
II.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận để lựa chọn, xây dựng câu hỏi và BT thực tiễn
trong dạy Hóa học THPT.
- Lựa chọn, xây dựng hệ thống câu hỏi và BT thực tiễn Hóa học THPT.
III. Khách thể - đối tượng nghiên cứu
III.1. Khách thể nghiên cứu
- Quá trình học tập môn Hoá học ở trường THPT.
III.2. Đối tượng nghiên cứu
- Hệ thống câu hỏi và BT thực tiễn Hóa học THPT.
IV. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu các tài liệu liên quan về lý luận dạy học, giáo
dục học và các tài liệu khoa học có liên quan đến đề tài.
- Nghiên cứu thực tiễn: sưu tầm các câu hỏi và BT thực tiễn.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Lan Anh
SVTH: Bùi Thị Thanh Hằng 4 Lớp: 08SHH
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Mục tiêu, nguyên lý, phương pháp giáo dục THPT [11], [12]
Theo Luật giáo dục ban hành năm 1998:
- Giáo dục trung học phổ thông nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những
kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và những hiểu
biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học đại học, cao đẳng,
trung cấp chuyên nghiệp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động.
- Hoạt động giáo dục phải đuợc hoạt động theo nguyên lý học đi đôi với hành,
giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà
trường kết hợp với giáo dục gia đình và xã hội.
- Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, chủ động sáng
tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng
phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động
đến tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú học tập cho học sinh.
Như vậy giáo dục phổ thông không phải là truyền thụ kiến thức đơn thuần
mà chú trọng hơn tới:
- Bồi dưỡng năng lực tự học, học suốt đời, học để nâng cao trình độ chuyên
môn, học để chuyển đổi nghề nghiệp…
- Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề nảy
sinh trong đời sống, lao động và sản xuất.
- Khích lệ học sinh phát huy tính chủ động trong việc chiếm lĩnh tri thức, phát
huy tính sáng tạo trong việc vận dụng kiến thức để giải quyết tình huống có vấn đề
nảy sinh trong học tập và trong thực tiễn.
1.2. Mục tiêu – nhiệm vụ giảng dạy môn Hóa học THPT [2]
1.2.1. Mục tiêu
- Cung cấp cho HS hệ thống kiến thức, kỹ năng cơ bản, hiện đại, thiết thực và
gắn với đời sống.
- Giúp HS có học vấn tương đối toàn diện để có thể tiếp tục học lên cũng như
việc có thể giải quyết các vấn đề có liên quan đến Hóa học trong đời sống và sản
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Lan Anh
SVTH: Bùi Thị Thanh Hằng 5 Lớp: 08SHH
xuất, mặt khác góp phần phát triển tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề cho
HS.
1.2.2. Nhiệm vụ
a. Kiến thức
Phát triển và hoàn chỉnh những kiến thức Hóa học ở cấp trung học sơ sở,
cung cấp một hệ thống kiến thức Hóa học phổ thông gồm:
- Hóa đại cương: Bao gồm hệ thống lý thuyết chủ đạo, làm cơ sở để nghiên cứu
các chất Hóa học cụ thể. Mức độ lý thuyết đề cập chủ yếu ở mức độ định tính giúp
HS vận dụng để xem xét các đối tượng Hóa học cụ thể.
- Hóa vô cơ: Vận dụng lý thuyết chủ đạo nghiên cứu các đối tượng cụ thể như
nhóm nguyên tố, những nguyên tố điển hình và các hợp chất có nhiều ứng dụng
quan trọng, gần gũi trong đời sống, sản xuất Hóa học.
- Hóa hữu cơ: Vận dụng lý thuyết chủ đạo nghiên cứu các hợp chất hữu cơ cụ
thể, một số dãy đồng đẳng hoặc loại hợp chất hữu cơ tiêu biểu, có nhiều ứng dụng,
gần gũi trong đời sống và sản xuất.
- Một số vấn đề về phân tích Hóa học, Hóa học và các vấn đề kinh tế, xã hội,
môi trường.
+ Hóa học và vấn đề phát triển kinh tế: Vai trò của sản xuất Hóa học trong
việc nâng cao chất lượng cuộc sống (các vật liệu mới, chất mới, sản phẩm mới,
năng lượng mới…)
+ Hóa học và vấn đề xã hội: Vai trò của Hóa học đối với sự phát triển của
xã hội.
+ Hóa học và vấn đề môi trường: Mối liên quan giữa các hoạt động của con
người, giữa sản xuất Hóa học với sự ô nhiễm môi trường, phương pháp xử lí chất
thải.
Những vấn đề trên vừa được lồng ghép trong khi học về các chất cụ thể vừa
được tách ra thành chương trình riêng nhằm tăng thêm tính thiết thực của chương
trình.
b. Kỹ năng
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Lan Anh
SVTH: Bùi Thị Thanh Hằng 6 Lớp: 08SHH
Phát triển các kỹ năng giải quyết vấn đề nhằm phát triển năng lực nhận thức
và năng lực hành động cho HS như:
- Quan sát TN, dự đoán, phân tích, kết luận và kiểm tra kết quả…
- Làm việc với tài liệu giáo khoa và các tài liệu tham khảo: tóm tắt nội dung
chính, thu thập tài liệu, phân tích và kết luận…
- Thực hiện một số TN Hóa học độc lập và theo nhóm.
- Cách làm việc hợp tác với các HS khác trong nhóm nhỏ để hoàn thành một
nhiệm vụ nghiên cứu.
- Vận dụng kiến thức để giải quyết một số vấn đề đơn giản của cuộc sống hằng
ngày có liên quan đến Hóa học.
- Lập kế hoạch giải một BT Hóa học, thực hiện một vấn đề thực tế, một TN,
một đề tài nhỏ có liên quan đến Hóa học.
c. Thái độ
Tiếp tục hình thành và phát triển thái độ tích cực ở HS như:
- Hứng thú học tập môn Hóa học.
- Có ý thức trách nhiệm đối với một vấn đề của cá nhân, tập thể, cộng đồng có
liên quan đến Hóa học.
- Nhìn nhận và giải quyết vấn đề một cách khách quan, trung thực trên cơ sở
phân tích khoa học.
- Có ý thức vận dụng những điều đã biết về Hóa học vào cuộc sống và vận
động người khác cùng thực hiện.
1.3. Định hướng xây dựng chương trình môn Hóa học THPT [2], [8]
- Đảm bảo tính mục tiêu.
- Đảm bảo tính phổ thông, cơ bản, hệ thống, tính khoa học, hiện đại, thực tiễn
và tính đặc thù của bộ môn Hóa học.
- Hình thành những kỹ năng Hóa học cho HS: kỹ năng sử dụng hóa chất, dụng
cụ, tiến hành TN Hóa học đơn giản, tư duy Hóa học và kỹ năng vận dụng kiến thức
Hóa học vào thực tiễn.
- Tăng cường nội dung gắn kiến thức Hóa học vào thực tiễn để giúp cho việc
học Hóa học trở nên có ý nghĩa hơn.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Lan Anh
SVTH: Bùi Thị Thanh Hằng 7 Lớp: 08SHH
- Quan điểm thực tiễn và đặc thù bộ môn Hóa học cần được hiểu dưới ba góc
độ sau đây:
Nội dung phải gắn bó thực tiễn đời sống, xã hội.
Nội dung phải gắn liền với thực hành, TN.
Bài tập Hóa học phải có nội dung thiết thực.
- Nội dung có sự chọn lọc từ chương trình Hóa học của các nước tiên tiến trên
thế giới.
- Kế thừa và phát huy những kinh nghiệm quý báu của Việt Nam.
- Đảm bảo tính phân hóa ở cấp THPT.
- Đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng tích cực.
- Coi trọng thực hành và TN Hóa học.
- Đổi mới cách đánh giá kết quả học tập của HS:
+ Chú ý hơn việc đánh giá trình độ tư duy, năng lực và kỹ năng vận dụng
kiến thức Hóa học để giải quyết vấn đề.
+ Đa dạng hóa nội dung, hình thức câu hỏi và BT nhằm đánh giá được
những mục tiêu đã đặt ra cho môn Hóa học.
+ Tạo điều kiện và bồi dưỡng để HS biết đánh giá và tự đánh giá kết quả
học tập Hóa học.
+ Loại bỏ những câu hỏi có nội dung lắt léo, quá khó, mang tính chất đánh
đố HS hoặc xa rời với thực tiễn Hóa học.
1.4. Giáo dục kỹ thuật tổng hợp trong môn Hóa học [2], [8]
Thông qua quá trình đào tạo nhà giáo dục giúp HS lĩnh hội về cả lý thuyết
lẫn thực hành, những cơ sở khoa học của nền sản xuất hiện đại, nền công nghệ tiên
tiến và nền kinh tế quốc dân đang đổi mới, chuẩn bị tốt cho HS tự giác, tích cực, tự
lực bước vào thế giới lao động.
Thông qua việc học môn Hóa học HS sẽ được:
- Tìm hiểu về sản xuất Hóa học, công nghệ Hóa học (tham quan, tìm hiểu các
công nghệ, dây chuyền sản xuất, nhà máy sản xuất).
- Biết được vai trò của Hóa học và cách vận dụng khoa học Hóa học vào sản
xuất nhằm nâng cao hiệu suất, chất lượng sản phẩm, giảm chi phí, hạ giá thành sản