Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nâng cao hiệu quả đào tạo nghề gắn với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
DƯƠNG THỊ NGỌC MỸ
NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐÀO TẠO NGHỀ GẮN VỚI
XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN
THỊ XÃ PHỔ YÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ
KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
THÁI NGUYÊN – 2020
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
DƯƠNG THỊ NGỌC MỸ
NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐÀO TẠO NGHỀ GẮN VỚI
XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN
THỊ XÃ PHỔ YÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN
Ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số: 8 62 01 15
LUẬN VĂN
THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Người hướng dẫn khoa học: TS. ĐỖ XUÂN LUẬN
THÁI NGUYÊN - 2020
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là kết quả nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả
trong luận văn này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ trong quá trình thực hiện luân
văn đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ
nguồn gốc.
Thái Nguyên, tháng 5 năm 2020
Tác giả luận văn
Dương Thị Ngọc Mỹ
ii
LỜI CẢM ƠN
Luận văn được hoàn thành là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu
lý luận và tích luỹ kinh nghiệm thực tế của tác giả. Những kiến thức mà thầy
cô giáo truyền thụ đã làm sáng tỏ những ý tưởng, tư duy của tác giả trong suốt
quá trình thực hiện luận văn này.
Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn và kính trọng sâu sắc đối với
TS. Đỗ Xuân Luận - người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành luận
văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Ban chủ nhiệm Khoa Kinh tế
và Phát triển nông thôn, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã giúp đỡ tôi
trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Có được kết quả này, tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ của Phòng Kinh tế thị xã
Phổ Yên, các Phòng, ban của thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên và các cán bộ
đã cung cấp số liệu, tư liệu khách quan, chính xác giúp đỡ tôi hoàn thành bản
luận văn này.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn những người thân trong gia đình đã
giúp đỡ tôi lúc khó khăn, vất vả để hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành
cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp đã động viên tạo mọi điều kiện thuận lợi và đóng
góp những ý kiến quý báu để giúp tôi hoàn thành luận văn này.
Thái Nguyên, tháng 5 năm 2020
Tác giả luận văn
Dương Thị Ngọc Mỹ
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ..............................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................ii
MỤC LỤC........................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC BẢNG...............................................................................vi
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN.............................................................................viii
MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1
1.Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................... 2
3. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................... 2
4. Phạm vi nghiên cứu....................................................................................... 2
5. Ý nghĩa khoa học của luận văn ..................................................................... 3
Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI ............................................... 4
1.1. Cơ sở lý luận về hiệu quả đào tạo nghề gắn với xây dựng nông thôn mới........ 4
1.1.1 Một số khái niệm cơ bản .......................................................................... 4
1.1.2. Đặc điểm đào tạo nghề trong xây dựng nông thôn mới ......................... 6
1.1.3. Các hình thức đào tạo nghề gắn với xây dựng nông thôn mới............... 8
1.1.4. Nội dung công tác đào tạo nghề gắn với xây dựng nông thôn mới ...... 10
1.1.5. Hiệu quả và hiệu quả đào tạo nghề gắn với xây dựng nông thôn mới. 15
1.1.6. Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến hiệu quả đào tạo nghề gắn với xây
dựng nông thôn mới ........................................................................................ 17
1.2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 21
1.2.1 Kinh nghiệm đào tạo nghề gắn với xây dựng nông thôn mới tại một số
địa phương ở Việt Nam ................................................................................... 21
1.2.2. Bài học kinh nghiệm về đào tạo nghề gắn với xây dựng nông thôn mới
cho thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên............................................................. 27
Chương 2: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 29
2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu................................................................... 29
2.1.1. Điều kiện tự nhiên thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên........................... 29
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên................ 35
2.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thị xã Phổ Yên 42
2.2. Nội dung nghiên cứu................................................................................ 43
2.3. Các phương pháp nghiên cứu................................................................... 43
iv
2.3.1. Chọn điểm nghiên cứu .......................................................................... 43
2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu ............................................................... 43
2.3.3. Phương pháp xử lý thông tin................................................................. 46
2.3.4.Phương pháp phân tích số liệu............................................................... 46
2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................... 46
2.4.1 Trình độ, khả năng ứng dụng vốn học tập của người học..................... 47
2.4.2 Sự thành đạt của người được đào tạo nghề trong thực tiễn cuộc sống. 47
2.4.3 Cơ sở đào tạo sử dụng hiệu quả các nguồn lực về giáo viên/ nhân viên,
cơ sở vật chất và các nguồn lực khác cho đào tạo. ........................................ 47
2.4.5 Mức độ sử dụng được lao động đào tạo nghề cho xây dựng nông thôn mới. 48
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN............................ 49
3.1. Thực trạng hiệu quả đào tạo nghề gắn với xây dựng nông thôn mới trên
địa bàn thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên...................................................... 49
3.1.1. Chủ trương đào tạo nghề gắn với xây dựng nông thôn mới của tỉnh
Thái Nguyên .................................................................................................... 49
3.1.2. Tình hình triển khai chính sách đào tạo nghề gắn với xây dựng nông
thôn mới trên địa bàn thị xã Phổ Yên giai đoạn 2017 – 2019........................ 50
3.1.3. Hiệu quả đào tạo nghề gắn với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thị
xã Phổ Yên giai đoạn 2017 - 2019.................................................................. 71
3.1.3.1. Số lượng lao động nông thôn được đào tạo trên địa bàn thị xã Phổ
Yên giai đoạn 2017 – 2019 ............................................................................ 71
3.2.1. Các chính sách của Nhà nước và chính quyền địa phương.................. 84
3.2.2. Trình độ của đội ngũ cán bộ giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề........ 84
3.2.3 Cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo nghề ........................................... 85
3.2.4. Chương trình đào tạo nghề ................................................................... 86
3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo nghề gắn với xây dựng nông thôn
mới trên địa bàn thị xã Phổ Yên...................................................................... 86
3.3.1. Quan điểm, mục tiêu và định hướng đào tạo nghề gắn với xây dựng
nông thôn mới trên địa bàn thị xã Phổ Yên .................................................... 86
3.3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo nghề gắn với xây dựng nông thôn
mới tại thị xã Phổ Yên..................................................................................... 90
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ............................................................... 101
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................. 104
PHỤ LỤC 01................................................................................................. 106
v
PHỤ LỤC 02................................................................................................. 109
PHỤ LỤC 03................................................................................................. 111
vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Hiện trạng sử dụng đất thị xã Phổ Yên năm 2019.......................... 32
Bảng 2.2: Biến động sử dụng đất của thị xã Phổ yên giai đoạn 2017 -2019.. 33
Bảng 2.3. Giá trị sản xuất của Thị xã Phổ Yên giai đoạn 2017 – 2019.......... 37
Bảng 2.4: Tình hình dân số thị xã Phổ Yên giai đoạn 2017 – 2019................ 39
Bảng 3.1: Tổng hợp nhu cầu học nghề trên địa bàn thị xã Phổ Yên
từ năm 2017-2019 ........................................................................................... 52
Bảng 3.2: Nhu cầu học nghề của lao động nông thôn ở 3 xã Thuận Thành, Tiên
Phong, Phúc Thuận năm 2019 ......................................................................... 54
Bảng 3.3: Tổng hợp số lượng cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn thị xã Phổ Yên
từ năm 2017 -2019 .......................................................................................... 55
Bảng 3.4. Số giáo viên, người dạy nghề tham gia đào tạo nghề cho lao động
nông thôn từ năm 2017-2019 .......................................................................... 61
Bảng 3.5: Kết quả một số hình thức đào tạo nghề chủ yếu từ năm 2017 – 2019.... 68
Bảng 3.6: Số lượng lao động được đào tạo trên địa bàn thị xã Phổ Yên giai đoạn
2017 – 2019..................................................................................................... 73
Bảng 3.7: Số lượng ngành nghề đào tạo lao động nông thôn thị xã Phổ Yên giai
đoạn 2017 - 2019............................................................................................. 74
Bảng 3.8: Chất lượng đào tạo nghề cho LĐNT Phổ Yên 2017 – 2019 .......... 77
Bảng 3.9: Tình hình việc làm sau đào tạo của LĐNT giai đoạn
2017 – 2019..................................................................................................... 78
Bảng 3.10: Đánh giá của người lao động về hình thức và nội dung chương trình
đào tạo ............................................................................................................. 79
Bảng 3.11: Đánh giá của người lao động về việc tham gia học nghề............. 80
Bảng 3.12: Đánh giá của các cơ sở sản xuất kinh doanh có sử dụng lao động
nông thôn trên địa bàn thị xã Phổ Yên............................................................ 81
vii
DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ
Hình 3.1. Bản đồ thị xã Phổ Yên..................................................................... 29
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ nhu cầu học nghề phân theo loại hình đào tạo
2017 - 2019...................................................................................................... 52
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ nhu cầu học nghề phân theo ngành nghề được đào tạo
2017 - 2019...................................................................................................... 53
Biểu đồ 3.3: Số giáo viên, người dạy nghề tham gia đào tạo nghề cho lao động
nông thôn từ năm 2017-2019 .......................................................................... 62
viii
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Dương Thị Ngọc Mỹ
Tên luận văn: Nâng cao hiệu quả đào tạo nghề gắn với xây dựng nông thôn
mới trên địa bàn thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên
Ngành: Kinh tế nông nghiêp Mã số: 8.62.01.15
Tên cơ sở đào tạo: Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên
1. Mục tiêu của đề tài
1.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu thực trạng đào tạo nghề gắn với xây dựng nông thôn mới
trên địa bàn thị xã Phổ Yên. Từ đó đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo
nghề gắn với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thị xã Phổ Yên
1.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận, thực tiễn về đào tạo nghề gắn với xây dựng
nông thôn mới.
- Phân tích được thực trạng đào tạo nghề gắn với xây dựng nông thôn
mới trên địa bàn thị xã Phổ Yên.
- Đưa ra được những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo nghề gắn
với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thị xã Phổ Yên.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Vấn đề về đào tạo nghề gắn với xây dựng nông thôn mới như kế hoạch,
nội dung và hình thức đào tạo; hiệu quả đào tạo thể hiện ở khả năng tìm việc
làm và tăng thu nhập của lao động được đào tạo, những thuận lợi, khó khăn của
công tác đào tạo nghề...
2.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian: Đề tài được nghiên cứu trên địa bàn thị xã Phổ
Yên, tỉnh Thái Nguyên.
ix
- Phạm vi về thời gian: Đề tài tiến hành từ tháng 10/2019 đến tháng
6/2020
3. Nội dung nghiên cứu
- Nội dung 1: Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội liên quan đến
đào tạo nghề gắn với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thị xã Phổ Yên, tỉnh
Thái Nguyên
- Nội dung 2: Đánh giá thực trạng hiệu quả đào tạo nghề gắn với xây
dựng nông thôn mới trên địa bàn thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.
- Nội dung 3: Đề ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo
nghề gắn với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái
Nguyên giai đoạn 2020-2025.
4. Kết luận
Đào tạo nghề gắn với xây dựng nông thôn mới là sự nghiệp của Đảng,
của nhà nước, của các cấp, các ngành và xã hội nhằm nâng cao chất lượng
LĐNT, đáp ứng yêu cầu CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn. Nhà nước tăng
cường đầu tư để phát triển đào tạo nghề cho LĐNT, có chính sách đảm bảo
thực hiện công bằng xã hội về cơ hội học nghề, khuyến khích huy động và tạo
điều kiện để toàn xã hội tham gia đào tạo nghề cho LĐNT. Quá trình phát triển
của thị xã Phổ Yên trong thời kỳ mới đặt ra yêu cầu phải tiếp tục hoàn thiện
hiệu quả đào tạo nghề góp phần tạo ra sự ổn định về kinh tế - xã hội trên địa
bàn, tạo lập, phân phối và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, mở rộng đầu tư
để thực hiện mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của thị xã đến năm
2025. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả đào tạo nghề gắn với xây dựng nông
thôn mới của thị xã Phổ Yên là: Các chính sách của Nhà nước và chính quyền
địa phương; Trình độ của đội ngũ cán bộ giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề; Cơ sở
vật chất, trang thiết bị đào tạo nghề; Chương trình đào tạo nghề.
Nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo nghề gắn với xây dựng nông thôn mới
trên địa bàn thị xã Phổ Yên, một số giải pháp được đề xuất gồm: Tăng cường
x
vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương về đào tạo nghề;
Hoàn thiện quy hoạch, kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn; Nâng
cao hiệu quả công tác triển khai thực hiện đào tạo nghề; Tăng cường công tác
kiểm tra, giám sát hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn; Gắn đào tạo
nghề với giải quyết việc làm và bao tiêu sản phẩm.
5. Kết quả đạt được của đề tài
Sự chỉ đạo quyết liệt của cấp ủy, chính quyền, huy động được sự tham
gia cả hệ thống chính trị, phân công rõ ràng về trách nhiệm của các cơ quan và
phối hợp chặt chẽ trong thực hiện các chính sách trong hoạt động đề án được
triển khai nhanh có hiệu quả.
Tăng cường công tác phối hợp giữa các cơ quan chuyên môn trong việc
tham mưu chỉ đạo, tổ chức thực hiện, quản lý đào tạo nghề tại các cơ sở dạy
nghề và các địa phương.
Công tác tuyên truyền, tư vấn học nghề, hướng nghiệp phải đi trước một
bước, cán bộ tuyên truyền phải am hiểu chính sách, nắm vững thông tin về đào
tạo nghề và khả năng giải quyết việc làm sau học nghề để thông tin đầy đủ, kịp
thời cho người LĐNT.