Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nâng cao hiệu quả của việc vận hành chiến lược marketing mix tại Công ty cổ phần Đức Phát
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
LỜI NÓI ĐẦU
Bước vào thế kỷ 21, các cuộc cách mạng khoa học công nghệ đặc biệt là
công nghệ thông tin tiếp tục phát triển nhảy vọt, thúc đẩy sự hình thành nền
kinh tế tri thức. Toàn cầu hoá kinh tế và xã hôi ngày càng sâu rộng, cạnh tranh
ngày càng khốc liệt hơn. Châu á nói chung và Việt Nam nói tiêng được nhận
định là một khu vực phát triển năng động với tố độ tăng trưởng GDP hàng
năm rất cao, thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài.
Những gì mà Việt Nam đạt được như ngày hôm nay là nhờ sự lãnh đạo
sáng suốt, đúng đắn của Đảng và Nhà nước. Từ một đất nước nghèo đói lạc
hậu, sản lượng lương thực bình quân đầu người từ 330kg lên 450kg năm 2001.
Chúng ta không chỉ đảm bảo đủ lương thực, thực phẩm mà còn xuất khẩu ra
các nước với vị trí xuất khẩu gạo lớn thứ hai trên thế giới - đấy là điều mà
chúng ta đáng tự hào.
Kinh tế ngày càng phát triển thì nhu cầu trong nước cũng ngày càng
nhiều, đa dạng và phức tạp hơn, do đó hàng năm chúng ta vẫn phải nhập khẩu
một khối lượng hàng hoá lớn để phục vụ đời sống, vì các cơ sở sản xuất trong
nước vẫn chưa đáp ứng được. Đặc biệt nước ta đang trong thời kỳ công nghiệp
hoá- hiện đại hoá đất nước, phát triển kinh tế nhiều thành phần nên nhu cầu về
các thiết bị máy móc, dây chuyền công nghệ sản xuất là rất lớn. Hơn nữa quan
điểm của Đảng và Nhà nước về phát triển hàng nhập khẩu là: lấy việc phát
triển nhập khẩu các thiết bị khoa học kỹ thuật làm tiền đề cho sự phát triển
kinh tế đất nước. Chú trọng vào việc nhập khẩu các loại hàng hoá thiết bị phục
vụ thiết yếu cho cuộc sống nhân dân.
Nắm bắt được điều đó cho nên ngày càng có nhiều những công ty kinh doanh
xuất nhập khẩu kinh doanh mặt hàng này tuy nhiên việc kinh doanh có đật
hiệu quả cao hay không thì lại phụ thuộc vào rất nhiều thứ trong đó việc đưa
1
ra một chiến lược Marketing cũng quyết định đến việc kinh doanh có hiệu quả
của một công ty.
Trong quá trình thực tập và nghiên cứu tại công ty cổ phần Đức Phát em
nhận thấy đây là một công ty có những hoạt động tích cực, năng động sáng tạo
trong kinh doanh, vượt qua các khó khăn thách thức trở thành công ty kinh
doanh có hiệu quả hiện nay. Bên cạnh đó Đức Phát còn có nhiều hạn chế về tư
duy, hoạch định chiến lược Marketing, khai thác nhu cầu thị trường, mục tiêu
kinh doanh. Đây là vấn đề mà công ty cần nghiên cứu, giải quyết trong cả hiện
tại và tương lai. Với các vấn đề nêu trên và kết hợp với nhiệm vụ thực tập cuối
khoá em lựa chon đề tài: “Nâng cao hiệu quả của việc vận hành chiến lược
Marketing-mix nhập khẩu tại công ty cổ phần Đức Phát”.
Mục đích nghiên cứu chiến lược Marketinh- mix nhập khẩu kinh doanh
là một bộ phận trọng yếu cấu thành trong hệ thống chiến lược kinh doanh, có
vai trò đặc biệt quan trọng tạo tiền đề cho sự phối hợp với các biến số kinh
doanh chủ yếu khác của công ty như giá, phân phối, xúc tiến thương mại. Vì
thế đề tài này được nghiên cứu với mục đích: Phân tích, đánh giá đặc điểm,
quá trình hoạch định chiến lược mặt hàng kinh doanh nhập khẩu của Đức Phát
và hiệu quả vận hành chiến lược này. Từ đó đề xuất một số giải pháp để nâng
cao hiệu quả của việc vận hành chiến lược Marketing-mix nhập khẩu tại công
ty cổ phần Đức Phát.
Mục đích nghiên cứu: chuyên đề tập trung nghiên cứu hệ thống lí luận
về nhập khẩu và chiến lược Marketing- mix nhập khẩu của công ty kinh doanh
quốc tế. Bên cạnh đó đánh giá tình hình thực hiện và hiệu quả đem lại của
chiến lược marketing- mix nhập khẩu trong quá trình nhập khẩu máy móc
thiết bị của công ty cổ phần Đức Phát. Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn
thiện chiến lược marketing- mix của công ty.
2
Giới hạn nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu chính của chuyên đề là
chiến lược marketing – mix nhập khẩu sản phẩm may móc . Bên cạnh đó còn
nghiên cứu môi trường, thị trường và các nhân tố ảnh hưởng đến chiến lược
marketing- mix nhập khẩu của công ty, nghiên cứu về các sản phẩm máy móc
thiết bị nhập khẩu.
Phương pháp nghiên cứu:Chuyên đề sử dụng tổng hợp các phương pháp
nghiên cứu khác nhau như: phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử,
phương pháp logic, thống kê, qui nạp , diễn dịch, thực tiễn hoá các vấn đề lí
luận, phân tích văn bản. Ngoài việc thu thập thông tin thứ cấp sẵn có còn sử
dụng phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp qua điều tra, thu thập thông tin cấp
1, cấp 2, phân tích, thống kê, so sánh để minh hoạ từ đó đưa ra các kết luận
giải pháp và kiên nghị
Cấu trúc của đề tài gồm ba chương:
Chương I: Cơ sở lý luận về chiến lược Marketing-Mix nhập khẩu
hàng hoá của công ty cổ phần Đức Phát.
Chương II: Phân tích thực trạng của việc vận hành chiến lược
Marketing-mix nhập khẩu máy móc thiết bị của công ty cổ phần Đức Phát
Chương III: Các giải pháp đề xuất hoàn thiện chiến lược Marketingmix nhập khẩu máy móc thiết bi tại công ty cổ phần Đức Phát
CHƯƠNG I
NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHIẾN LƯỢC
MARKETING- MIX NHẬP KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP
3
I. Khái quát chung về chiến lược Marketing - Mix nhập khẩu:
1. Nhập khẩu và vai trò của nhập khẩu:
1.1. Khái niệm nhập khẩu:
Nhập khẩu là một hình thức hoạt động thương mại quốc tế của chủ thể
(doanh nghiệp) kinh doanh từ quốc gia này mua hàng hoá dịch vụ từ quốc gia
khác để phục vụ những mục đích cụ thể. Ở nước ta thì những mục đích đó là
như nâng cao chất lượng thoả mãn nhu cầu thị trường, tăng cường hội nhập và
quan hệ thương mại đa phương, đa dạng theo mục tiêu chiến lược thương mại
quốc tế nước ta.
1.2. Vai trò của nhập khẩu hàng hoá:
Nhập khẩu là một hoạt động quan trọng của ngoại thương. Nhập khẩu
tác động một cách trực tiếp và quyết định đến sản xuất và đời sống trong
nước. những hàng hoá mà sản xuất trong nước sẽ không có lợi bằng nhập
khẩu.
Vai trò quan trọng của nhập khẩu được thể hiện ở những khía cạnh sau:
- Nhập khẩu trang bị cho các doanh nghiệp những máy móc thịết bị hiện
đại, công nghệ tiên tiến, tăng cường chuyển giao công nghệ, chuyển dịch cơ
cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.
- Bổ sung kịp thời những mặt còn mất cân đối của nền kinh tế, đảm bảo
phát triển nền kinh tế cân đối và ổn định.
- Hàng hoá nhập khẩu góp phần thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng.
cải thịện và nâng cao đời sống nhân dân, đảm bảo đầy đủ các yếu tố đầu vào
mà trong nước không thể đáp ứng được.
4
- Những ngành nghề, lĩnh vực mà sản xuất trong nước có lợi thế kém
hơn sẽ được nhập khẩu. Điều này sẽ làm tăng hiệu quả kinh tế xã hội, phát huy
tối đa những nguồn lực và lợi thế ổtng doanh nghiệp.
- Nhập khẩu có vai trò tích cực trong việc thúc đẩy xuất khẩu. Sự tác
động này thể hiện ở chỗ nhập khẩu tạo đầu vào cho sản xuất hàng xuất khẩu,
tạo môi trường thuận lợi cho việc xuất khẩu hàng Việt Nam ra nước ngoài, đặc
biệt là nước xuất khẩu.
2. Marketing nhập khẩu và vai trò nhiệm vụ của Marketing nhập khẩu:
2.1. Marketing nhập khẩu:
Marketing nhập khẩu là việc thực hiện các hoạt động kinh doanh nhằm
đinh hướng dòng vận động của hàng hoá dịch vụ của các nhà cung ứng nước
ngoài tới người trung gian hoặc người' tiêu dùng cuối cùng ở trong nước nhằm
thoả mãn nhu cầu tiêu dùng hoặc sản xuất, kinh doanh của họ.
2.2. Vai trò và nhiệm vụ của Marketing nhập khẩu:
2.2. 1. Vai trò của Marketing nhập khẩu:
Nhờ có Marketing nhập khẩu doanh nghiệp có thể tiếp cận thị trường và
khách hàng trực tiếp, có thể nắm bắt được thông tin về nguồn hàng nhập khẩu
môi trường và thị trường nhập khẩu công ty.
Các quyết định trong chiến lược kinh doanh hàng nhập khẩu của doanh
nghiệp có cơ sở khoa học và vững chắc hơn, doanh nghiệp có đầy đủ thông tin
để thoả mãn toàn diện nhu cầu của khách hàng và có khả năng điều chỉnh hoạt
động kinh doanh theo hướng biến đổi của thị trường.
Hạn chế những khó khăn trên thị trường nhập khẩu do ảnh hưởng của các
tác nhân ở tầm vĩ mô, quy đinh pháp luật, thông lệ buôn bán mang tính quốc tế
ảnh hưởng tới hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp. Từ đó rủi ro có thê xảy
ra tại thị trường nhập khẩu cũng được giảm thịểu. Với những đặc điểm đó
5
Marketing có vai trò rất lớn và có tính quyết định đến doanh số, lợi
nhuận, chi phí, thị phần và hình ảnh của công ty trên thị trường.
2.2.2. Nhiệm vụ của Marketing nhập khẩu:
Một kế hoạch Marketing tốt không chỉ đảm bảo kết quả sinh lãi mà còn
phải có tính linh hoạt. Nội dung cơ bản của Marketing nhập khẩu gồm:
- Nghiên cứu Marketing quốc tế trên cơ sở nghiên cứu quốc tế và phân
tích môi trường thị trường nhập khẩu, môi trường trong nước và thị trường
tiêu thụ hàng nhập khẩu.
- Lựa chọn cặp sản phẩm - thị trường nhập khẩu.
- Thích ứng chính sách kinh doanh của doanh nghiệp với nhu cầu và thị
trường nội địa thông qua chiến lược Marketing - Mix.
- Đánh giá hiệu lực Marketing nhập khẩu.
II. Xây dựng chiến lược Marketing- Mix nhập khẩu
1. Nghiên cứu tình thế môi trường, thị trường:
1.1. Tình thế môi trường:
* Môi trường Marketing vĩ mô: Có 4 nhóm:
- Môi trường kinh tế - dân cư:
+ Nhóm môi trường này tác động đến doanh nghiệp trên 2 giác độ: Xác
lập nên sức mua, quy mô và cơ cấu thị trường và xác lập lực lượng nhân sự
trong doanh nghiệp.
+ Môi trường kinh tế quốc dân xét trên các yếu tố: Tình hình kinh tế,
mối quan hệ đối nội, đối ngoại, sự gia tăng về GDP, xác lập thu nhập bình
quân đầu người; tổng dân số, mật độ dân số, đặc điểm dân số.
- Môi trường chính trị - pháp luật:
6