Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nâng cao hiệu quả công tác ngoại giao nhân dân của liên hiệp các tổ chức hữu nghị Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn hội nhập quốc tế
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA XHH - CTXH - ĐNAH
£
PHẠM LÊ HẢI VÂN
MSSV: 0855010121
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NÂNG CAO HIỆU QUẢ
CỒNG TÁC NGOẠI GIAO NHÂN DÂN CỦA
T IÊN HBÊP CÁC TỐ CHỨC HỮU NGHỊ
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN
HỘI NHẬP QUỐC TÉ
Giáo viên hướng dẫn
TS. PHAN THỊ HÒNG XUÂN
Tp.Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2012
NHẶN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
1. ƯU ĐIỂM:
2. HẠN CHẾ:
3. KẾT QUẢ:
GIÁO VIÊN NHẬN XÉT
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
1. ƯU ĐIỂM:
2. HẠN CHẾ:
3. KẾT QUẢ:
GIÁO VIÊN NHẬN XÉT
Em chân thành cảm ơn Quý Thầy, Cô trong Khoa Xã hội học - Công tác xã hội -
Đông Nam Á học, trường Đại học Mở Tp. Hồ Chí Minh đã tận tình dạy bảo, truyền đạt
những kiến thức căn bản cũng như những kiến thức chuyên ngành trong suốt 4 năm em
học tập và rèn luyện ở trường.
Em chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn, TS. Phan Thị Hồng Xuân, Khoa Nhân
học, trường Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn - Đại học Quốc gia TP.HCM đã tận
tình giúp đỡ, hướng dẫn em trong quá trình thực tập tốt nghiệp, viết báo cáo, nghiên cứu
và hoàn thành khoá luận tốt nghiệp.
Em chân thành cảm ơn các cô chú, anh chị trong Liên hiệp các tổ chức Hữu nghị
Thành phố Hồ Chí Minh đã cho phép và tạo điều kiện thuận lợi cho em thực tập, nghiên
cứu tại Liên hiệp, chia sẻ tư liệu cũng như kinh nghiệm quý báu giúp em hoàn thành khoá
luận.
Em kính chúc Quý Thầy, Cồ sức khoẻ, hạnh phúc và thật nhiều nghị lực tiếp tục sự
nghiệp giáo dục cao đẹp.
PHẠM LÊ HẢI VÂN
DẢN LUẬN
1. Lý do chọn đề tài....................................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cửu đề tài.............................................................................................. 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................................6
4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu................................................................. 6
5. Mục đích - Ý nghĩa đề tài........................................................................................... 6
6. Bố cục......................................................................................................................... 7
CHƯƠNG 1: C ơ SỞ LÝ LUẬN VÀ THựC TIỄN
1.1. Những thuật ngữ liên quan đến đề tài......................................................................... 8
LLL Ngoại giao, đối ngoại và đường lối, chính sách đối ngoại.............................. 8
1.1.1.1. Ngoại giao.......................................................................................... 8
1.1.1.2. Đối ngoại và đường lối, chính sách đối ngoại:................................. 9
1.1.2. Hội nhập quốc tế và hội nhập kinh tế quốc tế ............................................... 10
1.1.2.1. Hội nhập quốc tế........................................................................... 11
1.1.2.2. Hội nhập kinh tế quốc tế................................................................ 16
1.1.3. Đối ngoại nhân dân hay Ngoại giao nhân dân:................................................17
1.2. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đường lối đối ngoại nhân dân ở Việt Nam.................18
1.3. Vài nét về Liên hiệp Các tổ chức Hữu nghị Việt Nam............................................ 27
Tiểu kết chương 1
CHƯƠNG 2: CÔNG TÁC NGOẠI GIAO NHÂN DÂN CỦA LIÊN HIỆP
CÁC TỒ CHỨC HỮU NGHỊ THÀNH PHỐ HÒ CHÍ MINH TRONG THỜI
GIAN QUA
2.1. Giới thiệu về Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Tp. Hồ Chí Minh 31
2.1.1. Lịch sử hình thành của Liên hiệp các tổ chức Hữu nghị Tp. LIỒ Chí Minh... 31
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Liên hiệp các tổ chức Hữu nghị Tp. Hồ Chí M inh........34
2.1.3. Mục đích hoạt động của Liên hiệp các tổ chức Hữu nghị Tp. Hồ Chí Minh..35
2.2. Vai trò của Liên hiệp các tổ chức Hữu nghị Thành phố.......................................... 36
2.3. Thành tựu đạt được trong công tác ngoại giao nhân dân.........................................44
2.4. Những hạn chế còn tồn tại tronơ việc thực hiện công tác ngoại giao nhân dân......47
Tiểu kết chương 2
CHƯƠNG 3:MỘT SÔ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC
NGOẠI GIAO NHÂN DÂN CỦA LIÊN HIỆP CÁC TỒ CHỨC HỮU NGHỊ
TP. HÔ CHÍ MINH TRONG GIAI ĐOẠN HỘI NHẬP QUỐC TẾ
3.1. Mục tiêu và định hướng nâng cao hiệu quả hoạt động của Liên hiệp các tổ chức Hữu
nghị TP.HỒ Chí Minh giai đoạn hội nhập quốc tế................................................... 49
3.1.1. Mục tiêu ...........................................................................................................49
3.1.2. Định hướng.................................................................................................... 50
3.2. Các giải pháp cụ thể góp phần nâng cao hiệu quả công tác ngoại giao nhân dân của
Liên hiệp các tổ chức Hữu nghị giai đoạn hội nhập quốc tế ................................. 52
3.2.1. Nhóm giải pháp về nội dung............................................................................52
3.2.2. Nhóm giải pháp về hình thức hoạt động......................................................... 53
3.2.3. Nhóm giải pháp về công tác tổ chức nhân s ự .................................................54
Tiểu kết chương 3
KẾT LUẬN ....................................................................................................................57
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................. 60
PHỤ LỤC 63
1
DẲN LUẬN
1. Lý do chọn đề tài:
Bước vào thế kỷ XXI, mặc dù nền chính trị thế giới và quan hệ quốc tế vẫn
mang bản chất thời đại quá độ từ Chủ nghĩa tư bản lên Chủ nghĩa xã hội, nhưng
những vấn nạn mà con người phải đối đầu như ô nhiễm môi trường đe dọa tâng
ozone, sinh quyển của trái đất, biến đổi khí hậu, hay AIDS - căn bệnh thế kỷ, v.v...
ngày càng gia tăng. Muốn phát triển đồng thời bảo vệ môi trường sống, nhân loại
phải cộng đồng trách nhiệm, đặt lợi ích toàn cục với lợi ích từng bộ phận ở vị thế
cân bằng, chung tay hợp tác, thực hiện những mục tiêu chiến lược hướng đến phát
triển bền vững. Thế giới theo đó chuyển biến nhanh, toàn cầu hóa, hội nhập khu vực
và thế giới được khẳng định là một xu thế tất yếu của thời đại. Điều này trở thành
một cơ sở quan trọng cho mọi quốc gia xem xét khi xây dựng đường lối chính trị,
chiến lược kinh tế - xã hội, đặc biệt là đường lối, chính sách ngoại giao của mình.
Việt Nam nằm trong khu vực Đông Nam Á, thuộc Châu Á - Thái Bình
dương, có một vị trí chiến lược hết sức quan trọng trên trục giao thông Đông - Tây
trên cả đất liền và trên biển, một trong những nơi dừng chân của các thương nhân
trên con đường thương mại Bắc - Nam, Tây - Đông và ngược lại. về mặt văn hóa
xã hội, Việt Nam là nơi gặp gỡ và tiếp xúc giữa các nhóm cư dân thuộc nhiều thành
phần nhân chủng khác nhau, cũng như nhiều nền văn hóa của các dân tộc trên thế
giới và khu vực, theo một tất yếu khách quan Việt Nam không thể đứng ngoài tiến
trình hội nhập toàn cầu. Do vậy, việc xác định đúng ý nghĩa, bản chất, nội hàm, xu
hướng vận động cũng như hệ lụy của hội nhập quốc tế là rất cần thiết và có ý nghĩa
quan trọng trong việc xây dựng chiến lược, chính sách và các biện pháp cụ thể giúp
Việt Nam rút ngắn khoảng cách, tận dụng thời cơ, vượt qua thách thức trong quá
trình hội nhập.
Những năm 1990 của thế kỷ XX, trước sự sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu,
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII (tháng 6 - 1991) và sau đó tại các Hội nghị lần
thứ hai, thứ ba Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Khóa VII đã
liên tục đánh giá diễn biến tình hình thế giới và khu vực cũng như những tác động
2
của diễn biến ấy đến Việt Nam. Với thời gian, chúng ta ngày càng nhận thức được ý
nghĩa quan trọng của chính sách đối ngoại theo định hướng mới của Đảng và Nhà
nước, đó là:
“...thực hiện chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa dạng hóa và
đa phương hóa, tranh thủ tối đa mặt đồne thuận, hạn chế mặt bất đồng, tạo điều kiện
thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đồng thời góp phần tích cực
vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân
chủ và tiến bộ xã hội.” [8, 55]
Theo định hướng này, Việt Nam đã và đang thực hiện một bước chuyên căn
bản về tư duy và thực tiễn của hoạt động đối ngoại.
Kiên trì đi theo con đường xã hội chủ nghĩa, Đảng Cộng sản và Nhà nước
Việt Nam lấy mục tiêu hòa bình và phát triển làm chuẩn mực trong mọi hoạt động
quốc tế của mình. Đẻ thực hiện mục tiêu ấy, trong khi triển khai đường lối đa dạng
và đa phương hóa quan hệ, Việt Nam coi trọng việc tạo ra những chuyển biến cơ
bản trong quan hệ với các nước lớn và thúc đẩy nhanh quan hệ với các nước trong
khu vực. Mở ra và tăng cường quan hệ với các nước lớn là tạo điều kiện để thực sự
tham gia vào quá trình hội nhập thế giới; đẩy nhanh quan hệ với các nước ở khu vực
Đông Nam Á tạo điều kiện cho ta tích cực tham gia quá trình hội nhập khu vực.
Ngoài con đường ngoại giao chính thống qua quan hệ Nhà nước - Nhà
nước, việc xây dựng quan hệ hữu nghị qua con đường ngoại giao nhân dân luôn là
một nội dung mang tính truyền thống trong đường lối đối ngoại của Nhà nước và
nhân dân Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử, càng được nâng cao kề từ Đảng Cộng
sản lãnh đạo sự nghiệp cách mạng của đất nước.
Thành phố Hồ Chí Minh, một trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, có vị trí,
vai trò quan trọng của đất nước với lịch sử hơn 300 năm phát triển. Trong cuộc
kháng chiến chống thực dân, đế quốc, đấu tranh với điều kiện bị chiếm đóng, Đảng
bộ và nhân dân Thành phố đã rất sáng tạo phát động phong trào đấu tranh chính trị
và ngoại giao nhân dân. Được giao trọng trách “đi trước về đích trước” trong công
cuộc đồi mới thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa và hội nhập, Thành phố càng
3
phải sớm đúc kết kinh nghiệm, phát huy hơn nữa hiệu quả hoạt động ngoại giao, đôi
ngoại nhân dân.
Hơn nữa, qua thời gian thực tập tốt nghiệp tại cơ quan Liên hiệp các tổ chức
Hữu nghị Thành phố Hồ Chí Minh, tuy ngán ngủi, nhưng được sự hướng dẫn tận
tình của các đồng chí lãnh đạo, các cán bộ dày dạn kinh nghiệm phụ trách các bộ
phận, đã cho chúng tôi những kiến thức thực tiễn sâu sắc về hoạt động thực hiện
nhiệm vụ đối ngoại nhân dân.
Chính vì những lý do nêu trên, với mong muốn và tâm huyết được góp
phần nhỏ bé của một công dân Thành phố vào hoạt động ngoại giao nhân dân trong
giai đoạn mới, chúng tôi chọn đề tài “NÂNG CAO HIỆU QƯẢ CÔNG TÁC
NGOẠI GIAO NHÂN DÂN CỦA LIÊN HIỆP CÁC TỒ CHỨC HỮU NGHỊ
THÀNH PHỐ HÒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN HỘI NHẬP QƯỔC TẾ” làm khóa luận
tốt nghiệp.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Lịch sử bang giao, ngoại giao của Nhà nước Việt Nam qua các thời đại hay
chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước hơn 80 năm qua luôn được giới nghiên
cứu quan tâm.
Ở tầm vĩ mô, các công trình biên soạn Lịch sử Việt Nam các giai đoạn, nhất
là lịch sử giai đoạn dân tộc ta tiến hành hai cuộc kháng chiến chống thực dân, đế
quốc xâm lược, tất nhiên đều không thể thiếu nhữne phần, chương về đường lối,
chính sách ngoại giao bao gồm ngoại giao nhân dân mang tính truyền thống hòa
hiếu của dân tộc Việt Nam. Tiêu biểu có quyển: “Lịch sử cuộc kháng chiến chống
thực dân Pháp - tập I, tập II của Viện Lịch sử quân sự Việt Nam - Nhà xuất bản
Quân đội nhân dân, Hà Nội - 1994; “Lịch sử cuộc kháng chiến chong Mỹ círu nước
- tập I, tập II - của Viện Lịch sử quân sự Việt Nam Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội1990)...;
Ờ tầm chuyên sâu hơn, nhiều công trình nghiên cứu về quan điếm tư tưởng
ngoại giao của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đường lối chính sách đối ngoại của Đảng -
Nhà nước Việt Nam, đồng thời có đề cập ở những góc độ khác nhau về việc thực
hiện đường lối, chính sách ngoại giao nhân dân. Chẳng hạn, “Mặt trận ngoại giao