Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nâng cao hiệu quả cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Hà Hòa tỉnh Phú Thọ
PREMIUM
Số trang
94
Kích thước
1.5 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1569

Nâng cao hiệu quả cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Hà Hòa tỉnh Phú Thọ

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

TIẾT THỊ MINH HOA

NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY ƯU ĐÃI

ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO TẠI NGÂN HÀNG

CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN HẠ HÒA

TỈNH PHÚ THỌ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

THÁI NGUYÊN - 2017

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

TIẾT THỊ MINH HOA

NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY ƯU ĐÃI

ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO TẠI NGÂN HÀNG

CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN HẠ HÒA

TỈNH PHÚ THỌ

Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp

Mã số: 60.62.01.15

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học: TS. BÙI ĐÌNH HÒA

THÁI NGUYÊN - 2017

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả

nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ luận văn

nào khác.

Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ

rõ nguồn gốc. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Thái Nguyên, tháng 12 năm 2017

Tác giả luận văn

Tiết Thị Minh Hoa

ii

LỜI CẢM ƠN

Trước hết với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm

ơn đến TS.Bùi Đình Hòa, người trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận

văn này.

Tôi xin trân trọng cảm ơn đến quý Thầy giáo, Cô giáo Khoa Kinh tế và PTNT,

phòng Đào tạo - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã trực tiếp giảng dạy và

giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.

Tôi cũng xin bày tỏ sự cảm ơn đến Huyện Ủy, UBND huyện Hạ Hòa tỉnh Phú

Thọ, các phòng ban chức năng của huyện Hạ Hòa tỉnh Phú Thọ; UBND các xã điều

tra thuộc huyện Hạ Hòa; Ngân hàng CSXH huyện Hạ Hòa tỉnh Phú Thọ; các hộ

nông dân đã cung cấp số liệu thực tế và thông tin cần thiết để tôi hoàn thành luận

văn này.

Tôi xin chân thành cảm ơn đồng nghiệp, bạn bè, cùng toàn thể gia đình, người

thân đã động viên tôi trong thời gian học tập và nghiên cứu thực hiện đề tài.

Thái Nguyên, tháng 12 năm 2017

Tác giả luận văn

Tiết Thị Minh Hoa

iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................................i

LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................................ii

MỤC LỤC...........................................................................................................................iii

DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH.....................................................................................v

MỞ ĐẦU..............................................................................................................................1

1. Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................................1

2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài........................................................................................3

Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ....................................................................4

1.1. Đói nghèo và cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo...........................................................4

1.1.1. Định nghĩa về nghèo ..................................................................................................4

1.1.2. Chuẩn mực xác định nghèo đói.................................................................................6

1.2. Tín dụng đối với hộ nghèo..........................................................................................12

1.2.1. Khái niệm tín dụng...................................................................................................12

1.2.2. Tín dụng đối với người nghèo.................................................................................12

1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo..........................13

1.2.4. Cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo của Ngân hàng CSXH......................................14

1.3. Nội dung, hệ thống chỉ tiêu đánh giá và nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả cho

vay ưu đãi đối với hộ nghèo của NHCSXH .........................................................17

1.3.1. Một vài nét về Ngân hàng chính sách xã hội .........................................................17

1.3.2. Khái niệm hiệu quả cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo của Ngân hàng chính

sách xã hội...............................................................................................................23

1.3.3. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo của

NHCSXH ................................................................................................................23

1.3.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo của

NHCSXH ................................................................................................................28

1.4. Kinh nghiệm ở một số nước trên thế giới và Việt Nam về cho vay đối với

người nghèo.............................................................................................................30

1.4.1. Kinh nghiệm một số nước trên thế giới..................................................................30

1.4.2. Kinh nghiệm ở Việt Nam ........................................................................................31

1.4.3. Một số bài học kinh nghiệm cho huyện Hạ Hoà tỉnh Phú Thọ.............................39

iv

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........41

2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..............................................................................41

2.2. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................41

2.2.1. Phương pháp chọn điểm và thu thập tài liệu ..........................................................41

2.2.2. Phương pháp PRA ...................................................................................................42

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu......................................................................................42

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................................44

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu .....................................................................................44

3.1.1. Điều kiện tự nhiên....................................................................................................44

3.1.2. Đặc điểm KT - XH...................................................................................................46

3.2. Tình trạng nghèo đói của huyện Hạ Hòa...................................................................51

3.2.1. Thực trạng nghèo của huyện Hạ Hòa năm 2015-2016 theo chuẩn nghèo mới.........51

3.2.2. Thực trạng nghèo của huyện Hạ Hòa theo các nhóm đối tượng...........................55

3.3. Thực trạng hoạt động cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo của NHCSXH huyện

Hạ Hòa tỉnh Phú Thọ..............................................................................................57

3.3.1. Giới thiệu tổng quan về mô hình tổ chức và hoạt động của NHCSXH

huyện Hạ Hòa - tỉnh Phú Thọ ................................................................................57

3.3.2. Thực trạng hoạt động cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo của NHCSXH

huyện Hạ Hòa - tỉnh Phú Thọ ................................................................................60

3.3.3. Hiệu quả sử dụng vốn vay của nhóm hộ điều tra...................................................63

3.4. Giải pháp thực hiện nâng cao hiệu quả cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo tại

NHCSXH huyện Hạ Hòa.......................................................................................67

3.4.1. Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội huyện Hạ Hòa và phương hướng nâng

cao hiệu quả cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo của NHCSXH Hạ Hòa đến

năm 2020.................................................................................................................67

3.4.2. Giải pháp thực hiện nâng cao hiệu quả cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo tại

NHCSXH huyện Hạ Hòa.......................................................................................67

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................................................79

TÀI LIỆU THAM KHẢO ..............................................................................................82

PHỤ LỤC...........................................................................................................................91

v

DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH

Bảng 2.1. Quy định về chuẩn nghèo đói (theo tiêu chuẩn quốc gia) ................................8

Bảng 3.1. Tình hình sử dụng đất của huyện Hạ Hòa năm 2016.................................. 45

Bảng 3.2. Giá trị tăng thêm trên địa bàn huyện Hạ Hòa năm 2016 ............................ 46

Bảng 3.3. Tình hình dân số huyện Hạ hòa năm 2016 phân theo thành thị, nông

thôn và giới tính............................................................................................ 47

Bảng 3.4. Lao động huyện Hạ Hòa phân theo đơn vị và ngành kinh tế năm 2016.......... 48

Bảng 3.5. Thực trạng giáo dục huyện Hạ Hòa............................................................... 50

Bảng 3.6. Thực trạng nghèo của huyện Hạ Hòa năm 2015-2016 ............................... 51

Bảng 3.7. Thực trạng nghèo của huyện Hạ Hòa theo các nhóm đối tượng ............... 55

Bảng 3.8. Cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo của NHCSXH huyện Hạ Hòa............... 60

Bảng 3.9. Doanh số cho vay, dư nợ cho vay hộ nghèo ................................................ 60

Bảng 3.10. Cơ cấu cho vay hộ nghèo ............................................................................. 61

Bảng 3.11. Dư nợ hộ nghèo theo ngành nghề................................................................ 61

Bảng 3.12. Tỷ trọng dư nợ hộ nghèo trong tổng dư nợ của NHCSXH huyện Hạ Hòa...... 62

Bảng 3.13. Tỷ lệ nợ quá hạn cho vay hộ nghèo của NHCSXH huyện Hạ Hòa ................. 62

Bảng 3.14. Tỷ lệ hộ nghèo sử dụng vốn sai mục đích xin vay............................................ 62

Bảng 3.15. Mức độ đáp ứng nhu cầu vay vốn của NHCS huyện Hạ Hòa.......................... 63

Bảng 3.16. Tỷ lệ hộ nghèo được vay vốn............................................................................ 63

Bảng 3.17. Mức thu nhập bình quân các hộ trước và sau vay vốn...................................... 64

Bảng 3.18. Tỷ lệ hộ thoát nghèo nhờ chương trình cho vay ưu đãi (*)............................... 65

Bảng 3.19. Ý kiến các hộ điều tra về lượng, thời hạn và lãi suất vay vốn của

ngân hàng CSXH ........................................................................................... 65

Bảng 3.20. Ý kiến các hộ điều tra về vay vốn của ngân hàng CSXH................................. 66

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, nền kinh tế nước ta đã đạt được nhiều

thành tựu quan trọng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm đều đạt mức khá cao,

ngay cả thời kỳ suy thoái của nền kinh tế thế giới. Nhờ đó, đời sống nhân dân ngày

càng được cải thiện, đưa tỷ lệ hộ nghèo giảm từ hơn 60% năm 1990 xuống còn

17,2% năm 2000 và 4,5% năm 2015[1]. Tuy vậy, xóa đói giảm nghèo (XĐGN) là

một sự nghiệp khó khăn và lâu dài, đòi hỏi phải có sự giúp đỡ của các ngành, các

cấp, trong đó Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH) đóng vai trò rất quan trọng.

Để đưa đồng vốn chính sách của Chính phủ đến tận tay người nghèo và đối

tượng chính sách với chi phí thấp nhất, hiệu quả cao nhất, NHCSXH (thành lập

tháng 10-2002) đã xây dựng mô hình tổ chức và phương thức quản lý tín dụng đặc

thù, hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam. Mạng lưới hoạt động

của NHCSXH có 63 chi nhánh cấp tỉnh, 629 phòng giao dịch cấp huyện và gần

11.000 điểm giao dịch (hoạt động một ngày cố định trong tháng) tại các

xã/phường/thị trấn trên cả nước. Ngoài ra, còn hệ thống gần 200.000 tổ tiết kiệm và

vay vốn do các hội đoàn thể quản lý tại các thôn xóm, bản làng, đến tận vùng sâu,

vùng xa, biên giới, biển đảo… Tính đến tháng 9-2016, với 20 chương trình tín

dụng, tổng nguồn vốn của NHCSXH đạt hơn 157.000 tỷ đồng, tổng dư nợ đạt hơn

150.000 tỷ đồng, góp phần giúp hơn 28,8 triệu lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và các

đối tượng chính sách được vay vốn phát triển sản xuất; hơn 4 triệu hộ vượt qua

ngưỡng nghèo. Các chương trình của NHCSXH đã tạo việc làm mới cho 3,2 triệu

lao động, trong đó 107.000 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; giúp 3,4

triệu học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập; xây dựng

gần 8.000 căn nhà tránh lũ cho hộ nghèo tại các tỉnh miền Trung, hơn 104.000 căn

nhà vượt lũ cho hộ gia đình vùng Đồng bằng sông Cửu Long và gần 484.000 căn

nhà cho hộ nghèo và các gia đình chính sách chưa có nhà ở trên toàn quốc… Đặc

biệt, chất lượng tín dụng chính sách không ngừng được củng cố, tỷ lệ nợ quá hạn và

nợ khoanh giảm đáng kể khi chỉ chiếm 0,87% tổng dư nợ.Kể từ khi thành lập

NHCSXH đã cho thấy mô hình của chúng ta còn ưu việt hơn, quy mô lớn hơn nhiều

ngân hàng đã tồn tại trong khu vực và trên thế giới chuyên về phục vụ người

2

nghèo.Tín dụng chính sách là một giải pháp có tính nhân văn sâu sắc và phù hợp

với thực tiễn đất nước. Đây là kênh quan trọng để chúng ta phát huy vai trò chủ

động, sáng tạo của người nghèo; đồng thời giảm thiểu tư duy trông chờ, ỷ lại. Vì khi

sử dụng vốn vay, người dân có ý thức chủ động hơn so với với các chương trình hỗ

trợ cho không, phát không, các chương trình hỗ trợ trực tiếp.

Mặc dù đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, tuy nhiên, giai đoạn 2016-

2020 theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều, tổng số hộ nghèo trên toàn quốc là hơn

2,3 triệu hộ; hộ cận nghèo hơn 1,2 triệu hộ. Như vậy, đối tượng có nhu cầu vay vốn

rất lớn, đây là thách thức đối với NHCSXH trong điều kiện nguồn vốn ngân sách

còn hạn hẹp. Công cuộc thực hiện giảm nghèo bền vững thêm thách thức khi thực tế

những năm qua cho thấy, nguồn lực để thực hiện các chương trình tín dụng chính

sách xã hội còn thấp so với nhu cầu thực tế của các đối tượng chính sách. Kế hoạch

giao tăng trưởng tín dụng hàng năm chưa phù hợp với Chiến lược phát triển

NHCSXH được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; vốn ngân sách Nhà nước cấp bổ

sung vốn điều lệ, vốn các chương trình tín dụng chính sách chưa kịp thời,… Điều

này Ban Bí thư Trung ương Đảng đã nêu rõ tại Chỉ thị 40-CT/TW ngày 22-11-

2014: “Nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội chưa thực sự ổn định, cơ cấu chưa

hợp lý, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế; chất lượng tín dụng chưa đồng đều. Một

số cấp ủy đảng, chính quyền chưa thực sự vào cuộc, chưa quan tâm đúng mức tới

hoạt động tín dụng chính sách xã hội…”.

Tại huyện Hạ Hòa tỉnh Phú Thọ, Chương trình XĐGN đã và đang được các

cấp, các ngành tại địa phương hết sức quan tâm. Nhờ vậy, đã có hàng trăm hộ thoát

nghèo, trong đó nhiều hộ đã tự vươn lên làm giàu chính đáng. Tỷ lệ hộ nghèo của

huyện năm 1996 là 32%, đến năm 2015 giảm còn 7,5%. Góp sức vào sự nghiệp

chung đó có sự nỗ lực của NHCSXH của huyện. Cụ thể, hàng năm ngân hàng này

đã cho hàng trăm lượt hộ nghèo vay vốn để đầu tư sản xuất kinh doanh. Mặc dù đã

đạt được những thành tựu, xong hoạt động cho vay hộ nghèo tại NHCSXH huyện

Hạ Hòa hiện vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế. Đó là: nguồn vốn huy động thiếu

tính ổn định, qui mô cho vay còn nhỏ, điều kiện cho vay còn thiếu rõ ràng, và đặc

biệt, thủ tục cho vay còn rườm rà, người vay vốn chưa sử dụng có hiệu quả nguồn

vốn vay… Để nâng cao vai trò và hiệu quả hoạt động cho vay hộ nghèo tại

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!