Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nâng Cao Động Lực Làm Việc Của Nhân Viên Y Tế Tại Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Long Khánh Tỉnh Đồng Nai
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
NGUYỄN THỊ MÉT
NÂNG CAO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA NHÂN VIÊN
Y TẾTẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC
LONG KHÁNH, TỈNH ĐỒNG NAI
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
MÃ SỐ: 8310110
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. TRẦN VĂN HÙNG
Đồng Nai, 2022
i
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, Luận văn Thạc sỹ quản lý kinh tế “Nâng cao động lực làm
việc của nhân viên y tế tại Bệnh viện ĐKKV Long Khánh, tỉnh Đồng Nai” là công trình
nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn của TS. Trần Văn Hùng
Các thông tin, số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa
được công bố trong bất kỳ một luận văn nào trước đây.
Đồng Nai, ngày 19 tháng 8 năm 2022
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Mét
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện Luận văn này, tôi đã nhận được sự quan tâm giúp
đỡ của quý thầy cô, bạn bè và tập thể cán bộ, viên chức tại Bệnh viện ĐKKV Long
Khánh, tỉnh Đồng Nai
Lời đầu tiên, xin trân trọng cảm ơn quý thầy cô khoa Kinh tế và Quản Trị
Kinh Doanh, Ban Giám hiệu, Phòng Sau Đại học, Phòng KHCN&HTQT đã giảng
dạy, hướng dẫn và giúp đỡ em trong quá suốt quá trình học tập và thực hiện Luận
văn.
Đồng thời, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn đến thầy TS. Trần Văn
Hùng, người đã trực tiếp tận tình giúp đỡ, giải đáp mọi thắc mắc và hướng dẫn tôi
trong suốt quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới Ban Giám hiệu nhà trường, các thầy giáo, cô
giáo phòng Sau Đại học – Trường đại học Lâm Nghiệp Phân hiệu Đồng Nai, đặc
biệt những thầy, cô giáo đã giảng dạy tôi trong quá trình học tập tại trường.
Đồng thời, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám đốc, các khoa, phòng tại
Bệnh viện ĐKKV Long Khánh, tỉnh Đồng Nai. Các Anh/chị/em, bạn bè, đồng nghiệp
và gia đình đã luôn tạo điều kiện và giúp đỡ, động viên tôi trong quá trình hoàn thành
luận văn.
Trong quá trình nghiên cứu, vì còn hạn chế về nhận thức và chưa có nhiều
kinh nghiệm thực tế nên chắc hẳn bài luận văn không tránh khỏi những thiếu sót.
Kính mong nhận được sự góp ý, nhận xét từ thầy, cô giáo cũng như các bạn bè và
đồng nghiệp để bài luận văn của tôi thêm hoàn thiện.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Đồng Nai, ngày 19 tháng 8 năm 2022
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Mét
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii
MỤC LỤC................................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ............................................................................viii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ......................................................................ix
MỞ ĐẦU.....................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài.....................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................2
2.1. Mục tiêu chung.....................................................................................................2
2.2. Mục tiêu cụ thể.....................................................................................................2
3. Đối tượng nghiên cứu và Phạm vi nghiên cứu........................................................3
3.1 Đối tượng nghiên cứu: ..........................................................................................3
3.2. Phạm vi nghiên cứu:.............................................................................................3
5. Kết cấu của luận văn ...............................................................................................3
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐỘNG LỰC VÀ NÂNG CAO
ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG NGÀNH Y TẾ ......5
1.1.1 Một số khái niệm cơ bản....................................................................................5
1.1.1.1 Khái niệm lao động, lao động ngành y tế .......................................................5
1.1.1.2. Khái niệm về động lực làm việc của lao động, lao động ngành y tế .............6
1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc ngành y tế .................................9
1.1.3. Các biện pháp tạo động lực làm việc cho người lao động ngành y tế ..............9
1.1.3.1 Sử dụng công cụ tài chính...............................................................................9
1.1.3.2 Các phương thức khác (các công cụ phi tài chính).......................................11
1.1.4. Sự cần thiết phải tạo động lực và nâng cao động lực làm việc cho người lao
động...........................................................................................................................12
1.1.5. Một số học thuyết về tạo động lực .................................................................14
1.2.1.2 Các công trình nghiên cứu trong nước..........................................................18
1.2.2. Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu đề xuất..............................................21
iv
1.2.2.1. Cơ sở lý thuyết của mô hình ........................................................................21
1.2.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất............................................................................25
1.3.1. Kinh nghiệm của một số Bệnh viện, Trung tâm y tế tại một số địa phương ..26
1.3.1.1. Kinh nghiệm của Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai..........................................26
1.3.1.3. Trung tâm y tế huyện Tân Phú.....................................................................29
Chương 2: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............32
2.1. Đặc điểm cơ bản của Thành phố Long Khánh, tỉnh Đồng Nai..........................32
2.1.1. Giới thiệu chung về thành phố Long Khánh, tỉnh Đồng Nai:.........................32
2.1.1.2. Khí hậu, thời tiết...........................................................................................33
2.1.1.3. Đặc điểm dân số, lao động ...........................................................................34
2.1.1.4. Đặc điểm phát triển các kinh tế ngành.........................................................35
2.1.2. Giới thiệu chung về Bệnh viện ĐKKV Long Khánh......................................40
2.1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Bệnh viện ĐKKV Long Khánh.........40
2.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, số lao động và trình độ chuyên môn
của cán bộ công nhân viên tại Bệnh viện ĐKKV Long Khánh qua 2 năm 2019-202041
2.1.3. Đánh giá đặc điểm của Bệnh viện ĐKKV Long Khánh ảnh hưởng tới động
lực làm việc của cán bộ viên chức-người lao động..................................................45
2.1.3.1. Về thuận lợi..................................................................................................45
2.1.3.2. Về khó khăn, thách thức...............................................................................47
2.2.1. Phương pháp tiếp cận và khung phân tích ......................................................48
2.2.2. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu...............................................................48
2.2.3. Phương pháp nghiên cứu định tính, định lượng.............................................50
2.2.4. Phương pháp thu thập số liệu..........................................................................50
2.2.4.1. Thu thập số liệu thứ cấp ...............................................................................50
2.2.4.2. Thu thập số liệu sơ cấp.................................................................................51
2.2.5. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu ..........................................................51
2.2.5.1. Phương pháp xử lý số liệu............................................................................51
2.2.5.2. Phương pháp phân tích số liệu .....................................................................51
2.2.6. Các chỉ tiêu đánh giá sử dụng trong luận văn .................................................51
v
2.2.6.1. Mức độ hài lòng của người lao động: ..........................................................51
3.1.1. Tình hình và đặc điểm viên chức lao động làm việc tại Bệnh viện ...............54
3.1.2. Một số kết quả đạt được của Bệnh viện ĐKKV Long Khánh qua hai năm
2020-2021..................................................................................................................61
3.1.3. Thực trạng công tác tạo động lực làm việc cho nhân viên tại Bệnh viện
ĐKKV Long Khánh ..................................................................................................63
3.1.3.1. Tạo động lực cho người lao động thông qua tiền lương, phụ cấp ...............63
3.1.3.2 Tạo động lực cho người lao động thông qua khen thưởng và phúc lợi ........68
3.1.3.3. Tạo động lực cho người lao động thông qua phúc lợi .................................72
3.1.3.4 Thực trạng tạo động lực làm việc thông qua biện pháp phi tài chính...........74
3.2.1. Mô tả mẫu khảo sát .........................................................................................79
3.2.2. Thống kê các biến mô tả .................................................................................82
3.2.3. Kiểm định thang đo.........................................................................................83
3.2.4. Phân tích nhân tố khám phá (EFA).................................................................86
3.2.4.1. Phân tích nhân tố khám phá của biến độc lập..............................................86
3.2.4.2. Phân tích nhân tố khám phá của biến phụ thuộc (DLLV) ...........................89
3.2.5. Phân tích hồi quy và kiểm định mô hình ........................................................90
3.2.5.1. Ma trận tương quan .....................................................................................90
3.2.5.2. Phân tích hồi quy..........................................................................................90
3.2.5.3. Kiểm định mô hình.......................................................................................92
3.2.6. Kiểm định ANOVA sự khác biệt về động lực làm việc của người lao động
giữa các nhóm viên chức lao động............................................................................93
3.2.7. Thảo luận kết quả nghiên cứu .........................................................................94
3.2.7.1. Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động
tại Bệnh viện ĐKKV Long Khánh............................................................................94
3.2.7.2. Những thành tựu, hạn chế của công tác nâng cao động lực làm việc cho
nhân viên tại Bệnh viện ĐKKV Long Khánh. ..........................................................95
Thông qua việc phân tích và đánh giá thực trạng về động lực làm việc và công tác
tạo động lực làm việc cho người lao động tại Bệnh viện ĐKKV Long khánh có thể
vi
tổng kết những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân tồn tại hạn chế của công tác nâng
cao động lực làm việc cho nhân viên tại Bệnh viện ĐKKV Long Khánh................95
3.3. Các giải pháp nhằm nâng cao động lực làm việc cho viên chức lao động trong
thời gian tới. ............................................................................................................100
3.3.2.1. Nhóm giải pháp về chính sách tiền lương, phụ cấp ...................................101
3.3.2.2. Nhóm giải pháp về chính sách khen thưởng, phúc lợi...............................102
3.3.2.3.1. Nhóm giải pháp về vị trí việc làm, cơ hội thăng tiến phát triển nghề
nghiệp......................................................................................................................104
3.3.2.3.2. Nhóm giải pháp về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ viên chức .....................106
3.3.2.3.3. Nhóm giải pháp cải thiện môi trường, điều kiện làm việc......................107
3.3.2.3.4. Nhóm giải pháp về đánh giá, xếp loại viên chức ....................................108
3.4. Kiến nghị..........................................................................................................110
KẾT LUẬN.............................................................................................................112
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................114
vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Chữ đầy đủ
ĐKKV Đa khoa khu vực
BNV Bộ nội vụ
BHXH Bảo hiểm xã hội
BHYT Bảo hiểm y tế
BYT Bộ y tế
CNTT Phòng công nghệ thông tin
CĐHA Khoa chẩn đoán hình ảnh
CTCH Khoa chấn thương chỉnh hình
HIS Hệ thống quản lí thông tin bệnh viện
LIS Hệ thống thông tin xét nghiệm
PACS Hệ thống truền tải hình ảnh
EMG Bệnh án điện tử
CME Đào tạo y khoa liên tục
EFA Phân tích nhân tố khám phá
HSTC Khoa hồi sức tích cực
KMO Hệ số kiểm định độ phù hợp của mô hình (EFA)
HCQT-TCCB Phòng Hành chính quản trị - Tổ chức cán bộ
NCKH Ngiên cứu khoa học
KSNK Khoa kiểm soát nhiễm khuẩn
SPSS Phần mềm thống kê cho khoa học xã hội
KCB Khám chữa bệnh
TCKT Phòng tài chính kế toán
UBND Ủy ban nhân dân
YHCT Khoa y học cổ truyền
VLTL-PHCN Khoa Vật lí trị liệu - Phục hồi chức năng
viii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Các đơn vị hành chính của Thành phố Long khánh.................................34
Bảng 2.2 Một số chỉ tiêu về Kinh tế xã hội đạt được của Thành phố Long khánh
năm 2020, 2021.........................................................................................................37
Bảng 2.3: Phân bổ điều tra khảo sát viên chức lao động ..........................................49
Bảng 3.1: Số lượng và cơ cấu lao động của Bệnh viện ĐKKV Long Khánh qua hai
năm 2020-2021..........................................................................................................55
Bảng 3.2: Phân loại lao động tại Bệnh viện ĐKKV Long Khánh theo trình độ
chuyên môn ...............................................................................................................58
Bảng 3.3: Cơ cấu nhân sự theo giới tính...................................................................59
Bảng 3.4: Cơ cấu nhân sự theo độ tuổi.....................................................................60
Bảng 3.5: Bảng phân bổ hệ số khuyến khích............................................................66
Bảng 3.6: Tiền lương và thu nhập của người lao động tại Bệnh viện ĐKKV Long
khánh qua 3 năm 2019-2021.....................................................................................67
Bảng 3.7. Mức độ hài lòng của viên chức về công tác khen, thưởng .......................72
Bảng 3.8. Thực tế công tác bố trí, sắp xếp, phân công công việc tại Bệnh viện qua
khảo sát thu được kết quả như sau: ...........................................................................74
Bảng 3.9: Bảng thống kê mô tả mẫu khảo sát theo một số thuộc tính của người được
khảo sát......................................................................................................................79
Bảng 3.10: Giá trị trung bình của các nhóm nhân tố ...............................................82
Bảng 3.11: Chỉ số CRONBACH’S ALPHA của nhóm các nhân tố.........................84
Bảng 3.12: Phân tích EFA thành phần thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến động lực
làm việc .....................................................................................................................86
Bảng 3.13: Phân tích EFA thành phần thang đo Động lực làm việc ........................89
ix
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ
Hình 1.1: Mô hình nghiên cứu đề xuất .....................................................................25
Hình 2.1: Bản đồ Thành phố Long Khánh, tỉnh Đồng Nai.......................................32
Hình 2.2: Sơ đồ tổ chức Bệnh viện ĐKKV Long Khánh .........................................44
Hình 2.3: Phân loại cơ cấu lao động tại Bệnh viện ĐKKV Long Khánh năm 2021 45
Hình 3.1: Cơ cấu lao động theo phòng ban chức năng .............................................57
Hình 3.2. Trình độ chuyên môn của CBVC Bệnh viện ĐKKV Long khánh năm
2020-2021..................................................................................................................59
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ở mỗi quốc gia nguồn nhân lực luôn được coi là nguồn lực đặc biệt, không thể
thiếu trong mọi lĩnh vực, mọi tổ chức, quyết định tới sự thành bại, tăng trưởng và
phát triển của quốc gia đó. Một nước cho dù có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong
phú, máy móc kỹ thuật hiện đại nhưng không có những con người có trình độ, đủ
khả năng khai thác nguồn lực đó thì khó có thể hoàn thành được những mục đích đã
đặt ra. Vì vậy, việc làm thế nào để người lao động phát huy được những khả năng,
tinh thần, thái độ làm việc của bản thân vì mục tiêu chung của tổ chức là điều không
phải dễ.
Trong mọi giai đoạn lịch sử, đội ngũ viên chức y tế luôn chiếm một vị trí
quan trọng, đặc biệt là trải qua đợt đại dịch Covid-19 vừa qua càng chứng tỏ đội
ngũ y tế đang gánh vác trọng trách rất lớn đối với sự sống còn của nhân loại, sự ổn
định phát triển của quốc gia. Vì vậy đòi hỏi đội ngũ này cần phải tăng cả về số
lượng và chất lượng, giỏi về chuyên môn, tốt về đạo đức, lối sống. Cùng với sự
tiến bộ của xã hội và những thay đổi ở môi trường hiện tại đặt ra yêu cầu ngày
càng cao và khắt khe từ phía người bệnh. Các Bệnh viện luôn phải đối mặt với
những thách thức và khó khăn lớn trong công tác phục vụ bệnh nhân về cơ sở hạ
tầng, trang thiết bị y tế hiện đại đi cùng với phát triển đội ngũ bác sĩ, y tá để nâng
cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.
Trong thời gian qua, Bệnh viện Đa Khoa Khu Vực Long Khánh luôn coi trọng
công tác chăm sóc sức khỏe và khám điều trị cho người bệnh. Đồng thời Bệnh viện
cũng luôn coi trọng việc ổn định bộ máy hoạt động, xây dựng và phát triển nguồn
nhân lực tại đơn vị là một trong những nội dung đặc biệt quan trọng trong quá trình
phát triển. Bệnh viện đã có nhiều chính sách hỗ trợ, chế độ khen thưởng thích đáng
cho cán bộ viên chức nhằm tạo động lực làm việc cho toàn bộ viên chức và để phát
huy hiệu quả nhân tố nguồn nhân lực thì việc tạo động lực làm việc cho viên chức
đóng vai trò quan trọng. Lãnh đạo Bệnh viện luôn quan tâm, hỗ trợ tạo mọi điều
kiện cho viên chức, người lao động yên tâm công tác, học tập nâng cao trình độ,
2
cống hiến và gắn bó lâu dài tại Bệnh viện. Bệnh viện luôn quan tâm đảm bảo những
nhu cầu về vật chất và những nhu cầu về tình thần cho viên chức, trong đó việc tạo
động lực làm việc của viên chức nhằm phát huy nhân tố con người luôn được lãnh
đạo chú trọng nhằm nâng cao năng suất lao động của viên chức và đóng góp vào
việc hoàn thành nhiệm vụ phát triển Bệnh viện. Tuy nhiên, thời gian gần đây số
lượng nhân viên xin nghỉ việc ngày càng tăng, để chuyển nghề hoặc sang hệ thống
tư nhân để làm. Cụ thể theo số liệu thống kê của Phòng Tổ chức hành chính năm
2019 có 34 nhân viên y tế nghỉ việc, năm 2020 có 48 nhân viên nghỉ việc. Tìm kiếm
người tài đã khó và giữ được họ sau khi đã tuyển dụng là việc rất quan trọng. Chính
vì vậy, việc tìm ra các giải pháp tạo động lực làm việc cho đội ngũ y tế là vấn đề
then chốt và có ý nghĩa sống còn đối với Bệnh viện ĐKKV Long Khánh nói riêng
và ngành y tế công lập hiện nay nói chung.
Xuất phát từ lý do này, tôi đã chọn đề tài “Nâng cao động lực làm việc của nhân
viên y tế tại Bệnh viện Đa Khoa Khu Vực Long Khánh, tỉnh Đồng Nai”
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở phân tích thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của
nhân viên y tế tại Bệnh viện ĐKKV Long Khánh, tỉnh Đồng Nai. Đề xuất một số giải
pháp khuyến nghị nhằm nâng cao động lực làm việc của nhân viên y tế tạiBệnh viện
ĐKKVLong Khánh, tỉnh Đồng Nai trong thời gian tới.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về động lực và nâng cao động lực cho
người lao động trong ngành y tế
Đánh giá thực trạng động lực làm việc của nhân viên y tế tại Bệnh viện ĐKKV
Long Khánh, tỉnh Đồng Nai.
Xây dựng mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên y
tế tạiBệnh viện ĐKKVLong Khánh, tỉnh Đồng Nai
Đề xuất một số giải pháp khuyến nghị góp phần nâng cao động lực làm việc
việc của nhân viên y tế tạiBệnh viện ĐKKV Long Khánh, tỉnh Đồng Nai.
3
3. Đối tượng nghiên cứu và Phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu là động lực làm việc và các yếu tố ảnh hưởng đến động
lực làm việc của nhân viên y tế tạiBệnh viện ĐKKVLong Khánh
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
Về nội dung: nghiên cứu thực trạng động lực làm việc; các yếu tố ảnh hưởng
đến động lực làm việc; thành tựu, hạn chế, nguyên nhân tồn tại hạn chế về động lực làm việc;
một số giải pháp khuyến nghị nhằm nâng cao động lực làm việc của nhân viên y tế tại
Bệnh viện ĐKKVLong Khánh, tỉnh Đồng Nai.
Phạm vi thời gian:
- Số liệu thứ cấp: thu thập về động lực làm việc từ các văn bản, chính sách
pháp luật của Nhà nước về lao động, chế độ tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ đối với
người lao động trong ngành y tế, số liệu và các báo cáo về động lực làm việc của
nhân viên y tế,… tạiBệnh viện ĐKKV Long Khánh trong thời gian từ 2019-2021.
- Số liệu sơ cấp: thu thập từ việc điều tra khảo sát thực tế nhân viên y tế làm
việc tại Bệnh viện ĐKKVLong Khánh vào tháng 3 đến tháng 5 năm 2022.
Phạm vi không gian:
Nghiên cứu này được thực hiện tại Bệnh viện ĐKKV Long Khánh, tỉnh Đồng
Nai.
4. Nội dung nghiên cứu:
Cơ sở lý luận và thực tiễn về động lực và nâng cao động lực cho người lao
động trong ngành y tế
Thực trạng động lực làm việc của nhân viên y tế tại Bệnh viện ĐKKV Long
Khánh, tỉnh Đồng Nai.
Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên y tế tạiBệnh
viện ĐKKV Long Khánh, tỉnh Đồng Nai
Giải pháp khuyến nghị góp phần nâng cao động lực làm việc việc của nhân viên
y tế tạiBệnh viện ĐKKV Long Khánh, tỉnh Đồng Nai.
5. Kết cấu của luận văn