Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Mức độ hài lòng về an ninh công cộng của người dân TP.Hồ Chí Minh
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
CÔNG TRÌNH DỰ THI
“SNH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC” CẤP TRƯỜNG
NĂM HỌC 2012-2013
TÊN CÔNG TRÌNH:
MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ AN NINH CÔNG CỘNG CỦA
NGƯỜI DÂN TP. HỒ CHÍ MINH
Thuộc nhóm ngành: Xã Hội Học
TP Hồ Chí Minh, tháng 04 năm 2013.
2
MỤC LỤC
PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG..............................................................................................5
1. Lý do chọn đề tài.....................................................................................................5
2. Điểm lại thư tịch......................................................................................................7
3. Mục tiêu nghiên cứu..............................................................................................12
4. Cơ sở lí luận ...............................................................................................................12
5. Giả thiết nghiên cứu. ..................................................................................................15
6. Khung nghiên cứu ......................................................................................................16
7. Đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu ........................................................17
8. Phương pháp nghiên cứu............................................................................................17
8.1. Phương pháp chọn mẫu:..........................................................................................17
8.2. Các khái niệm chính:...............................................................................................18
PHẦN II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU....................................................................................19
CHƯƠNG 1: SƠ LƯỢC TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ TỘI PHẠM TẠI TP HỒ
CHÍ MINH NĂM 2012 ......................................................................................................19
1.1..Tình hình tội phạm năm 2012 tại Thành phố Hồ Chí Minh ...................................19
1.2. Tình hình kinh tế- xã hội Thành phố Hồ Chí Minh năm 2012. ..............................20
CHƯƠNG 2: MÔ TẢ MẪU NGHIÊN CỨU ....................................................................24
2.1. Giới tính ..................................................................................................................24
2.2. Nhóm cư dân ...........................................................................................................24
2.3. Nơi ở hiện nay.........................................................................................................25
2.4. Trình độ học vấn .....................................................................................................26
2.5. Mức sống.................................................................................................................26
2.7. Nghề nghiệp ............................................................................................................28
2.8. Tỉ lệ giới tính theo nhóm cư dân ở ba quận ............................................................29
CHƯƠNG 3: MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI DÂN VỀ AN NINH CÔNG CỘNG
TẠI TP HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY.................................................................................30
3.1 Sự an toàn về tài sản và tính mạng của người dân tại Tp Hồ Chí Minh ..................30
3.2. Người dân sống tại Tp Hồ Chí Minh và nỗi sợ hãi khi ra đường ...........................37
3.3. An ninh năm 2012 và an ninh năm 2007 ................................................................46
3.4. Đánh giá về hoạt động của các cơ quan bảo vệ an ninh công cộng........................51
3.5. Mức độ hài lòng của người dân khi sống và làm việc tại Tp Hồ Chí Minh............57
CHƯƠNG 4 : NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI MỨC ĐỘ HÀI LÒNG ANCC
THEO PHÂN TÍCH NHÂN TỐ ........................................................................................66
4.1. Ý kiến của người dân về nguyên nhân gây mất an ninh công cộng........................66
4.2. Mối quan hệ giữa các nhân tố với mức độ hài lòng về an ninh của người dân .....69
PHẦN 3: KẾT LUẬN............................................................................................................70
3.1.Kiểm định giả thiết nghiên cứu ................................................................................70
3.2.Kết luận ....................................................................................................................71
3.3.Hạn chế.....................................................................................................................76
Tài liệu tham khảo……………………………………………………………….…..77
Phiếu khảo sát ý kiến……………………….……………………………………….79
Phụ lục……………………………………………………………………………….86
3
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Mẫu nghiên cứu ................................................................................................18
Bảng 2: Số người thực tế tham gia khảo sát...................................................................29
Bảng 3: Nhận định về sự an toàn ở các khu vực sống của người dân tại Tp Hồ Chí
Minh (%) ........................................................................................................................32
Bảng 4: Sự an toàn về an ninh tại phân theo các biến độc lập (%)................................33
Bảng 5: Quan hệ giữa nhận định về mức độ an toàn tại TP. HCM và nhận định về hoạt
động của cơ quan an ninh...............................................................................................35
Bảng 6: Nỗi sợ hãi khi ra đường tại Tp Hồ Chí Minh theo các yếu tố (%)...................41
Bảng 7: Mức độ thường xuyên chứng kiến người khác bị cướp giật tài sản theo quận
(%)..................................................................................................................................43
Bảng 8: Điểm trung bình nhận định về hoạt động của cơ quan an ninh theo nỗi sợ hãi.
........................................................................................................................................44
Bảng 9: Quan hệ giữa tình hình an ninh hiện nay so với năm 2007 phân theo các yếu tố
độc lập ............................................................................................................................47
Bảng 10: Tốc độ làm việc của cơ quan an ninh phân theo các biến độc lập..................55
Bảng 11: Điểm trung bình mức độ hài lòng về an ninh theo các biến độc lập. .............59
Bảng 12: Quan hệ giữa nhận định về hoạt động của cơ quan an ninh theo tuổi............61
Bảng 13: Quan hệ giữa mức độ hài lòng về an ninh công cộng với các nhận định khác
........................................................................................................................................62
Bảng 14: Mối Quan hệ giữa nhận định về hoạt động của cơ quan an ninh với mức độ
hài lòng về an ninh của người dân. ................................................................................63
Bảng 15: So sánh một vài kết quả nghiên cứu tại Việt Nam và Trung Quốc ................64
Bảng16: Mối Quan hệ giữa nhận định về thái độ của người xung quanh với mức độ hài
lòng của người dân về an ninh. ......................................................................................65
Bảng 17: Mô tả các biến nguyên nhân mất an ninh hiện nay ........................................66
Bảng 18: Ma trận nhân tố...............................................................................................67
Bảng 19: Mối quan hệ các nhân tố với mức độ hài lòng của người dân........................69
4
DANH MỤC BIỂU
Biểu 1: Giới tính.............................................................................................................24
Biểu 2: Tỉ lệ người thành phố và người nhập cư ...........................................................24
Biểu 3: Tỷ lệ người dân ở ba khu vực sống ...................................................................25
Biểu 4: Trình độ học vấn................................................................................................26
Biểu 5: Mức sống ...........................................................................................................26
Biểu 6: Tuổi....................................................................................................................27
Biểu 7: Nghề nghiệp.......................................................................................................28
Biểu 8: Sự an toàn về an ninh khi sống tại Tp Hồ Chí Minh.........................................30
Biểu 9: Tỉ lệ người đã chứng kiến tình huống trộm cướp tài sản ..................................31
Biểu 10: Việc chứng kiến tình huống cướp giật ở các quận (%). ..................................34
Biểu 11: Nỗi sợ khi ra đường (%)..................................................................................37
Biểu 12: Người dân sợ điều gì khi ra đường? ...............................................................39
Biểu 13: Các loại tài sản thường bị cướp giật (%).........................................................42
Biểu 14: Tình hình an ninh hiện nay so với năm 2007 (%) ...........................................46
Biểu 15: Tỷ lệ nữ đã từng chứng kiến trộm cướp (%)...................................................49
Biểu 16: Mức độ nữ chứng kiến trộm cắp......................................................................49
Biểu 17: Tỷ lệ người báo tin cho cơ quan an ninh khi chứng kiến mất an ninh ............51
Biểu 18: Đánh giá tốc làm việc của cơ quan an ninh (%)..............................................52
Biểu 19: So sánh việc báo tin với tốc độ làm việc của cơ quan an ninh (%).................53
Biểu 20: Mức độ hài lòng của người dân về an ninh công cộng....................................57
Biểu 21: Mức độ hài lòng về an ninh của người dân Tp Hồ Chí Minh .........................58
Biểu 22: Nhận định tích cực về tình hình an ninh phân theo tuổi (%)...........................60
Biểu 23: Ý kiến đề xuất giải pháp cải thiện an ninh của người dân...............................73
Biểu 24: Quan hệ giữa tuổi và giới tính .........................................................................89
Biểu 25: Tuổi trung bình theo trình độ học vấn .............................................................89
Biểu 26: Trình độ học vấn theo mức sống .....................................................................90
5
PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG
1. Lý do chọn đề tài
“Vấn đề an ninh công cộng là mối quan tâm quan trọng đối với tất cả mọi người trên thế
giới” (Pradhan and Ravillion, 2003). Theo Maslow, khi con người đã được đáp ứng các nhu
cầu cơ bản, khi đó các nhu cầu về an toàn, an ninh sẽ bắt đầu được kích hoạt. Nhu cầu an
toàn và an ninh này thể hiện trong cả thể chất lẫn tinh thần. Con người mong muốn có sự
bảo vệ cho sự sống còn của mình khỏi các nguy hiểm. Nhu cầu này cũng thường được
khẳng định thông qua các mong muốn về sự ổn định trong cuộc sống, được sống trong các
khu phố an ninh, sống trong xã hội có pháp luật, có nhà cửa để ở.
Trong thực tế, an ninh công cộng có tác động lớn tới cuộc sống hàng ngày của người dân.
Đặc biệt Tp Hồ Chí Minh là khu vực kinh tế năng động nhất cả nước. Gần đây, báo chí đưa
tin có nhiều vụ trộm cắp tài sản, cướp tiệm vàng, giật láp tóp, iphones, giỏ xách và các
phương tiện đi lại bằng nhiều thủ đoạn khác nhau. Vậy an ninh của thành phố hiện nay như
thế nào? Người dân có hài lòng về an ninh hiện nay không? Đó là lí do chính để chúng tôi đi
tìm hiểu về vấn đề an ninh và mức độ hài lòng của người dân.
Trước khi tiến hành cuộc nghiên cứu chính thức, chúng tôi có phỏng vấn sơ bộ 10 người
dân và nhận được nhiều ý kiến nói về an ninh công cộng trong thành phố. Đa số người được
phỏng vấn chưa hài lòng với an ninh hiện nay vì hầu hết họ đã từng bị mất tài sản: người bị
móc tiền, người bị giật túi xách, người bị mất phương tiện đi lại…Một người phụ nữ được
phỏng vấn nói: “nhiều khi tôi không dám mang theo một cái túi coi được ra đường vì sợ bị
giật”. Còn hàng loạt những vụ việc khác mà chúng tôi đã từng nghe tận tai và chứng kiến
tận mắt. Những vụ dàn cảnh cướp giật trên đường phố, những vụ cướp giật ngay trong nhà,
các cửa hàng…Đâu đó trên đường phố, chúng ta đã từng nghe tiếng kêu “cướp cướp” của ai
đó. Những điều nói trên phản ánh phần nào tình hình an ninh trong thành phố.
Trong cuộc họp Quốc Hội Khóa XIII kỳ họp thứ 3 đã diễn ra sôi nổi cuối năm 2012, thu
hút sự quan tâm của nhân dân trong cả nước. Chúng tôi lưu ý buổi họp chất vấn ông Trần
Đại Quang, Bộ Trưởng Bộ Công An. Trong số những chất vấn cho Bộ Trưởng, đoàn đại
biểu TP Hồ Chí Minh đóng góp 5 chất vấn. Vấn đề chính mà các đại biểu đại diện TP Hồ
Chí Minh đưa ra là tình hình an ninh trật tự trong thành phố, tội phạm tham nhũng …cụ thể,
ông Huỳnh Thành Lập phát biểu: “Tại thành phố Hồ Chí Minh tình hình phạm pháp hình sự
xảy ra năm 2011 và 6 tháng đầu năm 2012 giảm. Tuy nhiên, tình hình tội phạm vẫn diễn
6
biến phức tạp, một số vụ cướp có vũ khí, cướp tiệm vàng, nhất là ở các thành phố lớn. Tuy
chiếm tỷ lệ không cao trong tổng số vụ phạm pháp hình sự nhưng cũng ảnh hưởng đến tâm
lý của nhân dân”.
Trong báo cáo của Bộ Trưởng Bộ Công An, ông Trần Đại Quang cho biết: “phân tích tình
hình tội phạm trong 6 tháng đầu năm chúng tôi thấy nổi lên một số vấn đề đáng chú ý hoạt
động của tội phạm có tổ chức, tội phạm đâm thuê chém mướn, đòi nợ thuê, trộm cướp sử
dụng vũ khí nóng gia tăng”. Nhiều loại tội phạm khác cũng được ông đề cập đến nhưng có
lẽ tính cấp bách, tính bức bối của loại tội phạm về “cướp” là lí do mà Bộ Trưởng đặt lên vị
trí hàng đầu khi mô tả về đặc điểm các loại tội phạm.
Rõ ràng, vấn đề an ninh là vấn đề của mọi dân tộc, mọi thời đại thu hút sự quan tâm của mọi
người nhưng không dân tộc nào, không thời đại nào giống thời đại nào. Vì thế nghiên cứu
về mức độ hài lòng của người dân về an ninh công cộng tại Tp Hồ Chí Minh có giá trị thực
tiễn cho cuộc sống.
Tóm lại, tất cả mọi người đều mong muốn được an toàn trong khu vực sống, nơi làm việc,
nơi học tập và không lo sợ khi ra đường. Tự tin mang theo đồ trang sức, tài sản có giá trị khi
ra đường là điều xem ra là bình thường nhưng hình như nó không còn bình thường trong
cuộc sống của những ai sống tại TP Hồ Chí Minh hiện nay? Chúng tôi hy vọng nghiên cứu
này sẽ là một câu trả lời cụ thể, chi tiết về mức độ hài lòng của người dân thành phố. Từ đó
chúng tôi mong muốn cung cấp một thông tin chân thực nhất cho những ai quan tâm tới an
ninh thành phố đặc biệt là những người làm công tác bảo vệ người dân.
7
2. Điểm lại thư tịch
“Public security” là cụm từ được sử dụng khá phổ biến trên thế giới với nghĩa mà chúng tôi
quen dịch là “an ninh công cộng”. Khi tìm kiếm tài liệu liên quan tới vấn đề này ở Việt Nam
thì hầu như chúng tôi không tìm thấy công trình nào có liên quan trực tiếp mà có chăng chỉ
là một cách gián tiếp nào đó như công trình PAPI (nghiên cứu về mức độ hài lòng của người
dân với dịch vụ công). Đó là khó khăn lớn nhất chúng tôi gặp phải trong khi tìm kiếm tài
liệu tham khảo cho đề tài nghiên cứu của mình. Chúng tôi tìm được một vài công trình
nghiên cứu trong nước và nước ngoài như sau:
2.1 Trước tiên, một công trình được thực hiện bởi Ingrid Nielsen and Russell Smith
với tựa đề “Perceptions of public security in post – reform urban china: routine activity
analysis” (tạm dịch: Nhận thức về an ninh công cộng của người dân ở các đô thị của Trung
Quốc), 9- 2005
Thứ nhất, chúng tôi quan tâm tới cơ sở lí thuyết mà Cohen và Felson đã sử dụng trong
nghiên cứu này. Ba điểm lưu ý trong lí thuyết hành động theo thói quen: tỷ lệ tội phạm bị
ảnh hưởng trực tiếp do sự thay đổi của cấu trúc hành động thường xuyên trong cuộc sống
hàng ngày; tội phạm không phải là hành động ngẫu nhiên mà có sự tham gia của nạn nhân
do vô tình hoặc thay đổi hành vi (đây là điều kiện tối ưu hóa cơ hội phạm tội). Trong cùng
một khoảng thời gian và không gian, hành động phạm tội xảy ra khi hội tụ đủ ba yếu tố:
người phạm tội có động cơ (cố tình gây thiệt hại đến tính mạng và tài sản của người khác);
mục tiêu phù hợp (là người hoặc tài sản có giá trị, có thể nhìn thấy, dễ tiếp cận); vắng mặt
giám hộ có khả năng (cảnh sát, chính quyền, gia đình, hàng xóm).
Lí thuyết trên đã gợi mở trong chúng tôi một vài câu hỏi: liệu rằng “sự vô ý” (thiếu ý thức
tự vệ) của người dân có ảnh hưởng tới tỉ lệ tội phạm hiện nay không? Khi cuộc sống của
người dân đang “thay da đổi thịt” thì việc họ thay đổi lối sống, hành vi và ứng xử của mình
trong cuộc sống có tác động tới tỉ lệ tội phạm không? Thí dụ, khi có thêm điều kiện để ăn
ngon mặc đẹp và chưng diện những đồ trang sức có giá trị tức là có sự tăng thêm mục tiêu
hấp dẫn thì có tác động tới tỉ lệ phạm tội nhiều hay ít hay không có ảnh hưởng gì?
Đã từ lâu, Tp Hồ Chí Minh là khu vực có sức hấp dẫn cả người lao động lẫn sinh viên đến
sinh sống học tập và làm việc. Thực tế, lượng người nhập cư vào thành phố đang ở mức báo
động. Điều này kéo theo sự thay đổi hành động thường xuyên của người cư trú. Với lượng
dân nhập cư vào thành phố ngày càng đông thì không chỉ những người nhập cư phải thay
8
đổi cách sống thường ngày nơi thôn quê mình đã sống mà chính những người dân thành phố
cũng phải thay đổi cách sống của họ.
Liệu rằng, đó có phải là nguyên nhân gây mất an ninh công cộng không? Chúng ta cùng tìm
câu trả lời khi nghiên cứu về mức độ hài lòng người dân tại Tp Hồ Chí Minh về an ninh
công cộng.
Thứ hai, chúng tôi quan tâm tới mẫu nghiên cứu của công trình Perceptions of public
security in post – reform urban china: routine activity analysis thực hiện trên 32 đô thị
(tháng 9- 2003) với 10.716 cư dân Trung Quốc. Trong đó mẫu được chia đều về giới tính.
Độ tuổi trung bình trong mẫu này là 39.11 (Độ lệch chuẩn= 13.9), trong phạm vi từ 19- 88
tuổi.
Thứ ba, chúng tôi so sánh kết quả nghiên cứu tại Trung Quốc và các nước phương Tây mà
công trình đã nhắc tới:
Nhận định giống nhau: những người di cư và nghèo đói là những người có động cơ phạm tội
lớn.
Nhận định khác nhau: Ở các quốc gia phương Tây, mục tiêu phù hợp cho tội phạm gồm các
yếu tố liên quan tới tuổi, giới tính, cố kết cộng đồng, tình trạng hôn nhân. Cụ thể, giới nữ sợ
tội phạm xâm hại tình dục, người già sợ hãi tội phạm nhiều hơn người trẻ, người có cố kết
cộng đồng cao ít sợ hãi về an ninh công cộng hơn người ít cố kết cộng đồng, số lượng thành
viên trong gia đình có quan hệ nghịch với mức độ trộm cắp. Nhưng ở Trung Quốc, người
trong độ tuổi từ 18- 28 sợ tội phạm hơn người từ trên 28 tuổi. Những người già sợ trộm cắp
hơn người trẻ. Cố kết cộng đồng không ảnh hưởng tới nhận định của người dân về an ninh
công cộng, số lượng thành viên trong gia đình cũng không ảnh hưởng tới nhận định về an
ninh công cộng. Ngoài ra trong công trình nghiên cứu của tại Trung Quốc còn tìm ra kết quả
khác: tình trạng hôn nhân có ảnh hưởng tới nhận định về an ninh công cộng.
Từ những kết quả trên chúng tôi hy vọng, các biến tuổi, giới tính, có tương quan tới mức độ
hài lòng về an ninh công cộng tại Tp. Hồ Chí Minh. Trình độ học vấn có ảnh hưởng tới
mong đợi của người dân về an ninh. Tại phương Tây, người dân tin vào cơ quan chính
quyền cao nhưng tại Trung quốc thì ngược lại. Người dân đánh giá chính phủ hoạt động
không hiệu quả đi kèm với những tệ nạn như tham nhũng, bỏ bê nhiệm vụ. Rõ ràng có
tương quan thuận giữa mức độ hài lòng về an ninh công cộng tại Trung Quốc và niềm tin
của họ vào hoạt động có hiệu quả của chính phủ.
9
Như vậy, người dân Trung Quốc lo sợ về tội phạm cướp giật nhất. Còn tại Tp Hồ Chí Minh,
người dân lo sợ nhất là loại tội phạm nào? Người dân Trung Quốc đánh giá mức độ hài lòng
trung bình là 2.93 (Độ lệch chuẩn= 1.03). Còn ở Tp. Hồ Chí Minh thì sao?
2.2 Tiếp theo, chúng ta cùng điểm lại công trình được thực hiện bởi Ủy ban Trung
ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (TCMT), Ban Dân Nguyện- Ủy ban thường vụ quốc
hội (BDN) và Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP), Chỉ sổ hiệu quả quản
trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam: Đo lường kinh nghiệm thực tiễn của người
dân. Báo cáo nghiên cứu chính sách chung của Trung tâm Nghiên cứu phát triển và hỗ
trợ cộng đồng (CECODES)-( viết tắt là PAPI), Tạp chí Mặt trận- Hà Nội, Việt Nam, 25-
4-2012.
PAPI là hệ thống chỉ báo thể hiện giá trị đo lường định lượng hiệu quả của nhiều lĩnh vực
liên quan tới quản trị và hành chính công. Công cụ này đã được sử dụng để đo lường tại
Việt Nam từ năm 2009, 2010 và được sự tin tưởng của giới chuyên môn. PAPI tập trung
nghiên cứu 22 nội dung thành phần, 92 chỉ số trong sáu lĩnh vực liên quan tới quản trị và
hành chính công cấp tỉnh, bao gồm: Tham gia của người dân ở cấp cơ sở; Công khai, minh
bạch; Trách nhiệm giải trình với người dân; Kiểm soát tham nhũng; Thủ tục hành chính
công; Cung ứng dịch vụ công
Trong sáu lĩnh vực mà PAPI nghiên cứu chỉ có một thành phần nhỏ trong lĩnh vực sáu khi
điều tra về an toàn trật tự là liên quan tới đề tài mà chúng tôi đang nghiên cứu. Lãnh vực sáu
bao gồm: Y tế công lập; Giáo dục tiểu học công lập; Cơ sở hạ tầng căn bản; Tình hình an
ninh trật tự ở địa bàn khu dân cư.
Tình hình an ninh là một nội dung thành phần nhỏ trong nghiên cứu PAPI. Công trình chỉ
sử dụng ba câu hỏi chính để đo lường về an ninh trật tự đó là: Câu 1: mức độ trật tự an toàn
ở khu vực bạn đang sống? (0: rất không an toàn, 3: rất an toàn); Câu 2: người dân cho biết
có thay đổi mức độ an toàn theo hướng tốt lên sau 3 năm?; Câu 3: người dân cho biết là nạn
nhân của một trong 4 loại hình trộm cặp: trộm cắp phương tiện đi lại, trộm đột nhập vào
nhà, bị cướp giật, bị hành hung)
PAPI chỉ đo lường mức độ hiệu quả của việc cung ứng các dịch vụ an ninh trật trự bảo đảm
an toàn của người dân. Có lẽ vì vậy mà nghiên cứu này chú ý nhiều tới an toàn liên quan tới
tài sản vật chất (mất phương tiện đi lại, cướp giật…). Và chúng tôi không tìm thấy đo lường
liên quan tới tinh thần như các vụ quấy rối tình dục, hiếp dâm,…