Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Một số yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn học ngành nông lâm ngư nghiệp - Trường Đại học học Nông lâm TPHCM
PREMIUM
Số trang
114
Kích thước
992.6 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1344

Một số yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn học ngành nông lâm ngư nghiệp - Trường Đại học học Nông lâm TPHCM

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

VIỆN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC

Lê Thị Minh Trúc

MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC CHỌN HỌC

NGÀNH NÔNG LÂM NGƯ NGHIỆP - TRƯỜNG ĐẠI HỌC

NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Hà Nội - Năm 2014

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

VIỆN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC

Lê Thị Minh Trúc

MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC CHỌN HỌC

NGÀNH NÔNG LÂM NGƯ NGHIỆP - TRƯỜNG ĐẠI HỌC

NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành: Đo lường và Đánh giá trong giáo dục

(60140120)

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Người hướng dẫn khoa học: TS. HOÀNG THỊ XUÂN HOA

Hà Nội - Năm 2014

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn với tiêu đề “Một số yếu tố ảnh hưởng đến việc

chọn học ngành Nông Lâm Ngư Nghiệp - trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ

Chí Minh” hoàn toàn là kết quả nghiên cứu của chính bản thân tôi và chưa được

công bố trong bất cứ một công trình nghiên cứu nào của người khác. Trong quá

trình thực hiện luận văn, tôi đã thực hiện nghiêm túc các quy tắc đạo đức nghiên

cứu; các kết quả trình bày trong luận văn là sản phẩm nghiên cứu, khảo sát của

riêng cá nhân tôi; tất cả các tài liệu tham khảo sử dụng trong luận văn đều được

trích dẫn tường minh, theo đúng quy định. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính trung thực của số liệu và các nội

dung khác trong luận văn của mình.

Học viên

Lê Thị Minh Trúc

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn đối với TS. Hoàng Thị Xuân Hoa đã tận

tụy, nhiệt tình hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy (Cô) tham gia giảng dạy trong khóa học

đã giúp tôi tích lũy được những kiến thức quan trọng về Đo lường và Đánh giá, để

tôi ứng dụng những kiến thức đã học trong việc phân tích và xử lý số liệu trong luận

văn. Xin chân thành cảm ơn các Thầy (Cô) làm việc tại Viện Đảm bảo Chất lượng - Đại học Quốc gia Hà Nội, các Thầy (Cô) trường Đại học Nông Lâm TPHCM đã tạo

điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn.

Học viên

Lê Thị Minh Trúc

1

MỤC LỤC

MỤC LỤC................................ ................................ ................................ ............... 1

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT................................ ................................ ................ 4

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT................................ ................................ ................ 4

DANH MỤC BẢNG................................ ................................ ................................ 5

1. Lý do chọn đề tài............................................................................................................7

2. Mục đích nghiên cứu......................................................................................................8

3. Nhiệm vụ nghiên cứu .....................................................................................................9

4. Giới hạn nghiên cứu .......................................................................................................9

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài....................................................................... 10

5.1 Ý nghĩa khoa học........................................................................................................ 10

5.2 Ý nghĩa thực tiễn ........................................................................................................ 10

6. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................. 10

6.1 Câu hỏi nghiên cứu..................................................................................................... 10

6.2 Giả thuyết nghiên cứu................................................................................................. 10

6.3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu............................................................................. 11

6.4 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................ 11

6.4.1 Phương pháp chọn mẫu........................................................................................... 11

6.4.2 Phương pháp thu thập thông tin............................................................................... 11

6.4.3 Phương pháp xử lý thông tin.................................................................................... 12

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA NGHIÊN CỨU ...... 13

1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu..................................................................................... 13

1.2 Một số khái niệm........................................................................................................ 21

1.2.1 Ảnh hưởng .............................................................................................................. 21

1.2.2 Lựa chọn ................................................................................................................. 21

1.2.3 Cá nhân ................................................................................................................... 21

1.2.4 Môi trường .............................................................................................................. 22

1.2.5 Năng lực.................................................................................................................. 23

1.2.6 Nhóm ngành Nông Lâm Ngư nghiệp ....................................................................... 23

1.3.1 Lý thuyết hành vi lựa chọn duy lý............................................................................ 25

1.3.1.1 Nguồn gốc lý thuyết hành vi lựa chọn duy lý - thuyết lựa chọn duy lý................... 25

2

1.3.1.2 Lý thuyết hành vi lựa chọn hợp lý ......................................................................... 26

1.3.2 Thuyết nhu cầu........................................................................................................ 27

1.4 Các giả thuyết nghiên cứu .......................................................................................... 29

1.4.1 Yếu tố về thuộc về cá nhân....................................................................................... 29

1.4.2 Yếu tố thuộc về môi trường ...................................................................................... 30

1.4.2.1 Yếu tố gia đình...................................................................................................... 30

1.4.2.2 Yếu tố nhà trường ................................................................................................. 31

1.4.2.3 Yếu tố đặc điểm trường và ngành học đã lựa chọn................................................ 31

1.4.2.4 Yếu tố nhu cầu xã hội và cơ hội việc làm sau tốt nghiệp........................................ 32

1.5 Mô hình lý thuyết của nghiên cứu............................................................................... 33

CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU................................ ...... 35

2.1 Bối cảnh và tình hình tuyển sinh địa bàn nghiên cứu .................................................. 35

2.2 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................ 37

2.2.1 Phương pháp điều tra xã hội học............................................................................. 37

2.2.1.1 Phương pháp chọn mẫu ........................................................................................ 37

2.2.1.2 Phương pháp thu thập thông tin............................................................................ 39

2.2.1.3 Phương pháp xử lý thông tin................................................................................. 39

2.3 Thiết kế công cụ khảo sát ........................................................................................... 39

2.4 Tiến trình nghiên cứu ................................................................................................. 40

2.5 Đánh giá độ tin cậy và phù hợp của bộ công cụ đo lường............................................ 42

2.5.1 Giai đoạn điều tra thử nghiệm................................................................................. 42

2.5.1.1 Số liệu điều tra thử nghiệm................................................................................... 42

2.5.1.2 Đánh giá độ tin cậy của thang đo ......................................................................... 42

2.5.1.3 Đánh giá mức độ phù hợp của các câu hỏi ........................................................... 46

2.5.2 Giai đoạn điều tra chính thức .................................................................................. 48

2.5.2.1 Số liệu điều tra chính thức .................................................................................... 48

2.5.2.2 Đánh giá độ tin cậy của bộ công cụ đo lường ....................................................... 49

2.5.2.3 Đánh giá mức độ phù hợp của các câu hỏi ........................................................... 52

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................ ............................... 54

3.1 Phân bố khách thể nghiên cứu .................................................................................... 54

3.1.1 Phân bố khách thể nghiên cứu theo ngành học và giới tính...................................... 54

3

3.1.2 Phân bố khách thể nghiên cứu theo nơi cư trú ......................................................... 54

3.2 Thống kê mô tả........................................................................................................... 55

3.2.1 Thống kê mô tả các yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn học ngành NLNN................... 55

3.2.1.1 Sở thích cá nhân ................................................................................................... 55

3.2.1.2 Năng lực cá nhân.................................................................................................. 56

3.2.1.3 Gia đình................................................................................................................ 57

3.2.1.4 Nhà trường (trường THPT nơi bạn học)................................................................ 57

3.2.1.5 Đặc điểm trường và ngành học đã lựa chọn........................................................... 58

3.2.1.6 Nhu cầu xã hội và cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp............................................ 59

3.2.2 Giá trị trung bình của các biến độc lập..................................................................... 59

3.2.2.1 Giá trị trung bình của các biến độc lập theo nơi cư trú........................................... 60

3.2.2.2 Giá trị trung bình của các biến theo giới tính......................................................... 63

3.2.2.3 Giá trị trung bình của các biến theo ngành ............................................................ 63

3.4 Phân tích hồi qui và kiểm định giả thuyết nghiên cứu ................................................. 64

3.4.1 Mô hình 1................................................................................................................ 65

3.4.1.1 Xây dựng mô hình hồi qui .................................................................................... 65

3.4.1.2 Kiểm định giả thuyết ............................................................................................ 68

3.4.2 Mô hình 2................................................................................................................ 69

3.4.2.1 Xây dựng mô hình hồi qui .................................................................................... 69

3.4.2.2 Kiểm định giả thuyết ............................................................................................ 72

3.4.3 Mô hình 3................................................................................................................ 73

3.4.3.1 Xây dựng mô hình hồi qui .................................................................................... 73

3.4.3.2 Kiểm định giả thuyết ............................................................................................ 75

KẾT LUẬN ................................ ................................ ................................ ........... 77

1. Kết luận........................................................................................................................ 77

2. Hạn chế đề tài nghiên cứu ............................................................................................ 78

TÀI LIỆU THAM KHẢO................................ ................................ ...................... 79

PHỤ LỤC................................ ................................ ................................ .............. 82

4

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

NLNN : Nông Lâm Ngư nghiệp

THPT : Trung học phổ thông

TP. HCM : Thành phố Hồ Chí Minh

5

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Bảng phân loại nhóm ngành Nông-Lâm-Ngư nghiệp ........................................ 24

Bảng 3.1: Phân bố khách thể nghiên cứu theo ngành học và giới tính ............................... 54

Bảng 3.2 : Phân bố khách thể theo nơi cư trú.................................................................... 54

Bảng 3.3: Giá trị trung bình các biến độc lập theo nơi cư trú ............................................ 60

Bảng 3.4: Ma trận hệ số tương quan giữa các yếu tố trong mô hình hồi qui ...................... 66

Bảng 3.5: Kết quả phân tích hồi qui mô hình 1 ................................................................. 68

Bảng 3.6: Hệ số tương quan riêng và tương quan từng phần của các yếu tố...................... 69

Bảng 3.7: Kết quả phân tích hồi qui mô hình 2 ................................................................. 71

Bảng 3.8: Hệ số tương quan riêng và tương quan từng phần của các yếu tố...................... 72

Bảng 3.9: Kết quả phân tích hồi qui mô hình 3 ................................................................. 74

Bảng 3.10: Hệ số tương quan riêng và tương quan từng phần của các yếu tố .................... 75

6

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1: Sơ đồ tiến trình nghiên cứu ............................................................................... 41

Hình 3.1: Mức độ quyết định của các biến quan sát thuộc yếu tố sở thích cá nhân đến việc

lựa chọn học ngành NLNN............................................................................................... 55

Hình 3.2: Mức độ quyết định của các biến quan sát thuộc yếu tố năng lực cá nhân đến việc

lựa chọn học ngành NLNN............................................................................................... 56

Hình 3.3: Mức độ quyết định của các biến quan sát thuộc yếu tố gia đình đến việc lựa chọn

học ngành NLNN............................................................................................................. 57

Hình 3.4: Mức độ quyết định của các biến quan sát thuộc yếu tố nhà trường đến việc lựa

chọn học ngành NLNN..................................................................................................... 58

Hình 3.5: Mức độ quyết định của các biến quan sát thuộc yếu tố đặc điểm trường và ngành

học đến việc lựa chọn học ngành NLNN .......................................................................... 58

Hình 3.7: Giá trị trung bình các biến độc lập .................................................................... 59

Hình 3.8: Giá trị trung bình của các biến theo giới tính..................................................... 63

Hình 3.9: Giá trị trung bình các biến độc lập theo ngành .................................................. 64

Hình 3.10: Biểu đồ phân tán của phần dư chuẩn hóa......................................................... 67

7

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Cùng với sự phát triển theo định hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa, phần lớn xã

hội lại không nhận thấy được vai trò của nông nghiệp, tầm quan trọng của nhóm ngành

NLNN. Điều này biểu hiện rõ nét qua tình hình tuyển sinh những năm gần đây đối với

các ngành thuộc nhóm ngành NLNN. Trường Đại học Nông Lâm TPHCM là một trong

những trường có bề dày về đào tạo các ngành trong nhóm ngành NLNN. Do đó, tỉ lệ thí

sinh lựa chọn học một số ngành thuộc nhóm ngành NLNN tương đối cao. Tuy nhiên, ở

một số ngành thuộc nhóm ngành trên đang có xu hướng tỉ lệ thí sinh lựa chọn học thấp

hơn so với các nhóm ngành ngoài NLNN. Vậy làm thế nào để có thể thu hút sự quan

tâm, duy trì và ngày càng gia tăng số lượng học sinh lựa chọn học ngành NLNN của

trường Đại học Nông Lâm TPHCM? Để trả lời được câu hỏi trên, thiết nghĩ cần thiết

phải tìm hiểu các các yếu tố nào đã ảnh hưởng đến việc chọn học ngành NLNN của sinh

viên, từ đó có thể đưa ra những giải pháp tác động nhằm thu hút số lượng học sinh quan

tâm đến nhóm ngành NLNN ngày càng nhiều hơn.

Liên quan đến việc nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn ngành nghề và

chọn trường đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài:

nghiên cứu của Michael Brochert (2002)đã khẳng định yếu tố cá nhân là yếu tố có ảnh

hưởng quan trọng nhất đến việc chọn ngành nghề. Ngược lại với kết quả nghiên cứu

này, công trình nghiên cứu của Bromley H.Kniventon (2004)lại khẳng định yếu tố về

gia đình và nhà trường là hai yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến việc chọn nghề của học

sinh. Đặc biệt, nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn học ngành nông

nghiệp của tác giả F.M.Onu & Michael E.Ikehi (2013) cho thấy: sở thích cá nhân, cơ

hội công việc và nghề nghiệp trong tương lai là các yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn

học ngành nông nghiệp. Liên quan gần với nghiên cứu này, một công trình nghiên cứu

khác của Blannie & Levon T.Esters lại cho rằng cha mẹ, người giám hộ và bạn bè là

những người có ảnh hưởng đến việc chọn ngành nghề của sinh viên.

Kế thừa các công trình nghiên cứu nước ngoài, trong nước có một số nghiên

cứu của các tác giả: kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Lan Hương (2012) cho

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!