Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

một số ý kiến đóng góp nhằm cải thiện môi trường đầu tư, tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài trên
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Mở đầu
Nền kinh tế thế giới đang chuyển mình mạnh mẽ, nhiều quốc gia bùng
nổ mạnh mẽ như Anh, Pháp, Mỹ,...Tuy nhiên thì các nhà đầu tư tại các quốc
gia này đang có xu hướng chuyển dòng vốn đầu tư của mình tới các quốc gia
khác. Đặc biệt là các quốc gia đang phát triển, đầu tư tại các quốc gia này thì
nhà đầu tư co lợi nhuận cao hơn hẳn bởi tại đây chi phí đầu tư thấp( lao động
rẻ, tài nguyên thiên nhiên phong phú,...).Do đó đang có một luồng vốn lớn
chuyển vào các quốc gia đang phát triển. Nhưng dòng vốn ấy đầu tư một cách
có chọn lọc, mặt khác thì giữa các quốc gia, hay bản thân trong một quốc gia
thì sự cạnh tranh giữa các thành phố nhằm thu hút đầu tư cho địa phương
mình là rất lớn.
Hà Nội với lợi thế là thù đô, là trung tâm của cả nước nhìn chung tình
hình chính trị, trật tự xã hội ổn định, cơ sở hạ tầng tương đối tốt. Nhưng vẫn
còn nhiều tồn tại trong môi trường đầu tư của Thành phố, nhiều yếu tố còn
kém so với các thành phố khác trong khu vực. Do vậy tình hình thu hút đầu tư
nước ngoài của Thành phố vẫn chưa tương xứng với tiềm năng. Nhận thức
được điều này em chọn đề tài: “ Một số ý kiến đóng góp nhằm cải thiện môi
trường đầu tư, tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài trên địa bàn Hà Nội
trong giai đoạn tiếp theo”.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng không thể không tránh khỏi các sai
sót, do vậy em rất mong được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn để
chuyên đề của em được hoàn thiện.
Em xin chân thành cám ơn!
1
Chương I . Môi trường đầu tư của Thành Phố Hà Nội và
tác động của nó tới việc thu hút ngồn vốn FDI trên địa bàn giai
đoạn 2001-2006.
1. Môi trường đầu tư của Thành phố Hà Nội.
1.1 Quan điểm về môi trường đầu tư.
1.1.1 Quan điểm về môi trường đầu tư.
Môi trường đầu tư là một yếu tố hết sức quan trọng vì nó là cơ sở thúc
đẩy đầu tư từ khu vực tư nhân phát triển - động lực cho tăng trưởng và giảm
nghèo. Nó làm tăng việc làm và thu nhập cho nhân dân, đồng thời nó cũng
làm cho giỏ hàng hoá của người tiêu dùng phong phú cả về số lượng, chủng
loại cũng như chất lượng. Mặt khác nó cũng củng cố nguồn thu thuế cho
chính phủ nhằm trang trải cho các mục tiêu xã hội khác. Và nhiều mục tiêu
của môi trường đầu tư tốt - bao gồm cơ sở hạ tầng hiện đại, đồng bộ, toà án,
thị trường tài chính phát triển - đã trực tiếp nâng cao đời sống của nhân dân
cho dù người đó không tham gia vào hoạt động kinh doanh. Như vậy chúng ta
có thể thấy trách nhiệm của Chính phủ cũng như chính quyền mỗi địa phương
trong việc tạo dựng một môi trường đầu tư tốt, hấp dẫn đối với các nhà đầu
tư. Thông qua việc cải thiện môi trường đầu tư thì chúng ta có thể tăng cường
được nguồn vốn cho hoạt động đầu tư từ đó sẽ giải quyết được các vấn đề về
việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện tình trạng đói nghèo.
Vậy câu hỏi đặt ra ở đây là môi trường đầu tư là những gì? Nó bao gồm
những yếu tố gì? Và nó có quan hệ với tăng trưởng và phát triển kinh tế như
thế nào?
2
Môi trường đầu tư đó là tập hợp các yếu tố đặc thù của địa phương,
đang định hình cho các cơ hội để doanh nghiệp đầu tư có hiệu quả, tạo việc
làm và mở rộng sản xuất.
Môi trường đầu tư bao hàm trong nó nhiều thành tố, từ điều kiện tự
nhiên, kinh tế, chính trị, xã hội đến khả năng sinh lợi của các hoạt động đầu
tư, từ sự sẵn sàng đồng thuận của chính phủ, chính quyền một quốc gia đến
chính quyền địa phương và các thể chế tương ứng.
Một môi trường đầu tư được coi là hấp dẫn gồm các tiêu chí: Cơ hội lợi
ích rõ ràng, tính cạnh tranh, khả năng linh hoạt trong vận động của các nguồn
lực, bản thân các nguồn lực có chất lượng phù hợp, tính minh bạch của các
thể chế và trách nhiệm môi trường cũng như quan hệ doanh nghiệp và xã hội
hài hoà và được tôn trọng.
Trong hệ thống các yếu tố tác động mạnh mẽ đến các quyết định đầu tư
của doanh nghiệp, thể chế đặc bệt là các thể chế kinh tế được xem là những
nhân tố quan trọng nhất tác động đến tính hấp dẫn cao hay thấp của môi
trường đầu tư một quốc gia trong tình hình hiện nay.
Đối với mỗi nhà đầu tư thì trước khi đi đến quyết định có nên đầu tư
hay không thì họ luôn luôn xem xét, cân nhắc yếu tố: Chi phí, rủi ro.Giữa các
yếu tố này, mỗi yếu tố đứng độc lập đều có ý nghĩa và đồng thời thì các yếu
tố này cũng có quan hệ với nhau. Một số dạng rủi ro chúng ta có thể giảm
được nếu chúng ta tăng chi phí và ngược lại.
Chi phí: Mỗi nhà đầu tư đều rất nhạy cảm khi đứng trước các cơ hội
đầu tư, mỗi khi thấy xuất hiện các cơ hội làm ăn thì ngay lập tức nhà đầu tư
bắt tay vào tìm hiểu xem xét, xem nó có thực sự khả thi không, nó có thực sự
là một cơ hội làm ăn thuận lợi, một cơ hội làm ăn có khả năng sinh lời lớn hay
không và để có đựơc câu trả lời cho những câu hỏi trên thì nhà đầu tư có rất
nhiều các thức khác nhau tuy nhiên thì một trong những cách thức được dùng
3
phổ biến đó là so sánh giữa chi phí và lợi ích. Trong đó chi phí là tất cả những
gì mà nhà đầu tư phải bỏ ra để thu về được khoản lợi ích nhất định, nó bao
gồm rất nhiều yếu tố và nó là hàm thông thường của các hoạt động thương
mại như chi phí lập thẩm định dự án, chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí
mua nguyên vật liệu, chi phí quản lý,... Tuy nhiên thì cũng có những khoản
chi phí bắt nguồn trực tiếp hoặc gián tiếp từ các hành vi của Chính phủ, trực
tiếp nhất là các khoản thuế, phí, lệ phí. Tuy vậy thì những khoản chi phí này
là rất quan trọng vì nó bảo đảm sự vận hành của bộ máy chính quyền cũng
như cải thiện môi trường đầu tư. Cụ thể nó là nguồn để thực hiện các dự án
xây dựng cơ sở hạ tầng, củng cố an ninh, quốc phòng,... Vấn đề tạo dựng môi
trường đầu tư tốt thì chúng ta tin rằng các doanh nghiệp không những không
phản đối mà còn ủng hộ nhưng vấn đề đặt ra là sử dụng có hiệu quả tránh lãng
phí và cái quan trọng hơn cả đó là đúng mục đích là cải thiện môi trường đầu
tư. Thí dụ: Chi phí liên quan đến tội phạm, tham nhũng, điều tiết, cơ sở hạ
tầng yếu kém chiếm đến 25% doanh số - hoặc hơn 3 lần số thuế mà doanh
nghiệp phải đóng góp, quy mô và cơ cấu của những khoản chi phí này có thể
có sự thay đổi rất lớn hay như việc đăng ký kinh doanh ở Ôxtrâylia chỉ mất 2
ngày trong khi phải mất đến 200 ngày ở Haiti. Như vậy liên quan đến yếu tố
Chi phí chúng ta có thể thấy các yếu tố chi phí cho các khoản Thuế, chi cho
cơ sở hạ tầng, lao động, tham nhũng, ...
Rủi ro: Như chúng ta đều biết đầu tư là sư hi sinh các nguồn lực ở hiện
tại nhằm thu về một khoản lợi ích lớn hơn trong tương lai. Như vậy một trong
những đặc điểm của hoạt động đầu tư đó là chứa đựng yếu tố rủi ro. Một hoạt
động đầu tư càng rủi ro, càng mạo hiểm thì lợi nhuận càng cao. Hoạt động
đầu tư thì mang tình chủ quan còn thị trường thì luôn biến động do vậy chúng
ta rất khó dự đoán hết được những rủi ro có thể xảy ra đối với công cuộc đầu
tư của chúng ta. Rõ ràng là một thị trường mà có nhiều cơ hội làm ăn có lời
4
trong khi môi trường ít biến động, mọi thứ nằm trong sư kiểm soát của chúng
ta thì có thể thấy nó hấp dẫn và chúng ta sẵn sàng bỏ vốn đầu tư, thực hiện
đầu tư cho dự án thích hợp. Ví dụ đơn giản đó là "Khủng hoảng" nó sẽ làm
cho hàng hoá không bán được, sẽ dẫn tới hoạt động sản xuất bị đình trệ, kinh
doanh thua lỗ. Đồng nghĩa với đó là các nghĩa vụ về thuế,... đối với Nhà nước
không thực hiện được và Chính phủ cũng sẽ không có tiền để cải thiện tình
trạng này, đó là tác động mang tính dây truyền. Đứng trước các yếu tố rủi ro
này thì chúng ta có thể nhận thấy không thể thiếu vai trò của Chính phủ trong
ổn định kinh tế vĩ mô, bằng các chính sách của mình thì Chính phủ sẽ ngăn
trặn được các yếu tố rủi ro, tăng tính hấp dẫn cho các nhà đầu tư, tuy nhiên thì
hiện nay đang xảy ra một thực tế là đôi khi các chính sách còn là tăng sự rủi
ro bởi các chính sách do chính phủ đưa ra không thực hiện được vai trò của
nó, không giải quyết được các vấn đề thực tế thậm chí chúng còn cản trở, sự
biến động trong chính sách khiến nhà đầu tư không nắm bắt được và trở nên
hoang mang, đồng thời thì hiện nay tồn tại một khoảng cách rất lớn giữa
chính sách và việc thực thi chính sách. Các cuộc điều tra cho thấy rằng nếu
doanh nghiệp tăng cường được khả năng tiên liệu được các chính sách thì có
thể làm cho khả năng sinh lời của các khoản đầu tư lên tới 30%. Yếu tố này
bao gồm Sự ổn định, quyền về tài sản, khả năng tiên liệu và mức độ ổn định
của các chính sách, phản ứng của người tiêu dùng và của đối thủ cạnh tranh,...
Như vậy đối với mỗi quốc gia cũng như các địa phương thì việc cải
thiện môi trường đầu tư là hết sức quan trọng và khó khăn. Nhưng cải thiện
không đồng nghĩa với giảm tất cả chi phí, rủi ro mà chúng ta chỉ có thể giảm
thiểu tối đa chi phí cung như rủi ro nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các
nhà đầu tư.
5
1.1.2 Quan hệ môi trường đầu tư, thu hút đầu tư và
phát triển kinh tế.
Hiện nay các nước trên thế giới có tốc độ tăng dân số một cách chóng
mặt, do trách nhiệm của Chính phủ cũng như chính quyền các địa phương
càng trở nên khó khăn, bài toán đặt ra là phải làm sao giải quyết được tình
trạng này, xoá đói giảm nghèo đặc biệt là đối với các nước đang phát triển thì
trách nhiệm này càng nặng nề. Tình trạng này chỉ có thể được giải quyết khi
mà khắc phục được tình trạng hiện nay đó là kinh tế kém phát triển.
Sơ đồ 1: Quan hệ môi trường đầu tư, thu hút đầu tư
và phát triển kinh tế
Môi trường
đầu tư.
Phát triển
kinh tế. Thu hút đầu
tư.
Chúng ta phải tăng cường đầu tư, xây dựng các xí nghiệp thành lập các
công ty,... nhằm giải quyết việc làm, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần
cho người dân. Như vậy chúng ta phải đẩy mạnh đầu tư.
Như sơ đồ 1 chúng ta có thể thấy giữa ba yếu tố có quan hệ chặt chẽ,
tác động qua lại với nhau:
6
Ví dụ: Như khi mà chúng ta tạo dựng được một môi trường đầu tư tốt
và an toàn thì ngay lập tức chúng ta sẽ thu hút được nhiều nhà đầu tư thực
hiện đầu tư, bởi nó sẽ có lợi cho bản thân nhà đầu tư an toàn mà lại có lợi
chắc chắn sẽ đầu tư. Đồng thời với việc thực hiện đầu tư thì kết quả của công
cuộc đầu tư đó là các nhà xưởng, các cơ sở sản xuất,... và khi đi vào vận hành
thì nó tác động đến cung, làm tổng cung tăng nên, mặt khác với việc nhiều
nhà xưởng được xây dựng thì vấn đề việc làm được giải quyết, nhiều lao động
có thu nhập và một phần thu nhập của họ được tiêu dùng và lại làm tổng cầu
tăng, tổng cầu tăng lại kích thích nhà đầu tư đầu tư thêm và thế là chúng ta sẽ
tao ra sự tăng trưởng và phát triển cho nền kinh tế. Và khi nền kinh tế phát
triển thì sự sẵn sàng đóng góp của các doanh nghiệp cho Chính phủ nhằm cải
thiện môi trường đầu tư càng cao và thể là môi trường đầu tư cũng ngày càng
tốt lên.
Như chúng ta đã biết môi trường đầu tư là tập hợp các yếu tố trực tiếp
tác động đến hoạt động đầu tư. Nó có thể có những tác động tích cực hoặc là
tiêu cực đến hoạt động đầu tư và môi trường đầu tư bao gồm rất nhiều yếu tố
do vậy cải thiện môi trường đầu tư tức là chúng ta phải giải quyết một cách
đồng bộ trong từng yếu tố chúng ta phải xác định đâu là tác động tích cực đâu
là tác động tiêu cực tới hoạt động đầu tư. Từ đó chúng ta phải có các giải
pháp nhằm phát huy tính tích cực, giảm thiểu yếu tố tiêu cực của môi trường
đầu tư, cải thiện tốt môi trường đầu tư sẽ khuyến khích đầu tư, tạo cơ hội cho
tất cả các thành phần kinh tế phát triển. Môi trường đầu tư được cải thiện
đồng nghĩa với việc Đảng và Nhà nước đảm bảo về các yếu tố như pháp luật,
chính sách ổn định từ đó tạo niềm tin và sự an tâm cho các nhà đầu tư từ đó
họ thiết lập , mở rộng và đa dạng hoá các lĩnh vực đầu tư, giảm thiểu các chi
phí ra nhập thị trường, chi phí giao dịch qua đó tạo điều kiện cho doanh
nghiệp hạ giá thành sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh
7