Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

MỘT SỐ Ý KIẾN VỀ CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM DƯỚI GÓC ĐỘ HIỆU QUẢ VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NỀN KINH TẾ
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Đỗ Đức Bình và ĐTG Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 79(03): 45 - 49
45
MỘT SỐ Ý KIẾN VỀ CHẤT LƢỢNG TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ VIỆT NAM
DƢỚI GÓC ĐỘ HIỆU QUẢ VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NỀN KINH TẾ
Đỗ Đức Bình1
, Nguyễn Tiến Long2*
1
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
2
Trường ĐH Kinh tế & QTKD - ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Qua 25 năm đổi mới, nhờ có đổi mới cơ chế chính sách và ứng dụng có hiệu quả những thành tựu
của khoa học công nghệ, mặc dù trong bối cảnh chịu ảnh hƣởng của khủng hoảng kinh tế thế giới
nhƣng nền kinh tế Việt Nam vẫn duy trì đƣợc tốc độ tăng trƣởng dƣơng. Cụ thể, thời kỳ 2006 -
2010 bình quân tăng trƣởng 7%/năm (trong đó 2008: 6,23%; 2009: 5,32% và năm 2010: 6,78%).
Tuy nhiên, số lƣợng tăng trƣởng của nền kinh tế tăng lên nhƣng chƣa chú trọng đến chất lƣợng và
hiệu quả của tăng trƣởng, sức cạnh tranh của nền kinh tế chƣa cao. Bài viết trên cơ sở làm rõ
những vấn đề lý luận về chất lƣợng tăng trƣởng, phân tích thực trạng chất lƣợng tăng trƣởng nền
kinh tế Việt Nam thời gian qua, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng tăng trƣởng
kinh tế theo hƣớng hiệu quả và nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam.
Từ khoá: Chất lượng tăng trưởng, hiệu quả, năng lực cạnh tranh, nền kinh tế
QUAN NIỆM VỀ CHẤT LƢỢNG TĂNG
TRƢỞNG KINH TẾ*
Cho đến nay, đã có nhiều quan điểm khác
nhau về chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế.
Chẳng hạn, nếu tiếp cận từ “cơ cấu ngành
kinh tế”, thì chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế là
cơ cấu kinh tế tối ƣu và chuyển dịch cơ cấu
kinh tế theo hƣớng nâng cao hiệu quả. Nếu từ
góc độ “hiệu quả”, chất lƣợng tăng trƣởng
kinh tế đƣợc hiểu là năng lực cạnh tranh của
nền kinh tế, của doanh nghiệp hoặc của hàng
hóa sản xuất trong nƣớc. Tổng quát hơn, theo
quan điểm một số nhà kinh tế học nhƣ G.
Beckeer, R.Lucas, J.Stiglitz,... thì cùng với
quá trình tăng trƣởng, chất lƣợng tăng trƣởng
đƣợc biểu hiện tập trung ở 04 tiêu chuẩn chủ
yếu, đó là:
1) Năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) cao bảo
đảm cho việc duy trì tốc độ tăng trƣởng dài
hạn và tránh đƣợc những biến động kinh tế từ
bên ngoài;
2) Tăng trƣởng đi kèm với phát triển môi
trƣờng bền vững;
3) Tăng trƣởng hỗ trợ cho việc nâng cao hiệu
quả quản lý của Nhà nƣớc, đồng thời quản lý
Nhà nƣớc hiệu quả sẽ thúc đẩy tăng trƣởng ở
tỷ lệ cao hơn;
4) Tăng trƣởng phải đạt mục tiêu cải thiện
phúc lợi xã hội và giảm đƣợc số ngƣời
đói nghèo.
*
Tel: 0912485659, Email: [email protected]
Tuy nhiên, trên thực tế, tùy thuộc vào điều
kiện và gắn với từng thời kỳ phát triển nhất
định của mình, mà từng quốc gia đã có những
cách tiếp cận khái niệm về chất lƣợng tăng
trƣởng khác nhau. Dù lựa chọn cách tiếp cận
khái niệm về tăng trƣởng nhƣ thế nào, nhƣng
theo chúng tôi, việc lựa chọn mô hình phát
triển là hết sức quan trọng, phải xem xét đồng
thời cả hai nhóm chỉ tiêu số lƣợng và chất
lƣợng tăng trƣởng, nhưng trong đó phải thực
sự coi trọng các chỉ tiêu chất lượng tăng
trưởng (04 yếu tố với tư cách là 04 tiêu
chuẩn nêu ở trên). Nói một cách khác, chất
lƣợng tăng trƣởng phải đƣợc thể hiện ở năng
suất, hiệu quả của các yếu tố đầu tƣ, phải đi
liền với tính hiệu quả và nâng cao năng lực
cạnh tranh của nền kinh tế, bao gồm cả các
yếu tố đầu vào nhƣ việc quản lý và phân bổ
các nguồn lực trong quá trình tái sản xuất, lẫn
các kết quả đầu ra của quá trình sản xuất với
chất lƣợng cuộc sống đƣợc cải thiện, các sản
phẩm đầu ra đƣợc phân phối đảm bảo tính
công bằng và góp phần bảo vệ và ổn định môi
trƣờng sinh thái.
KHÁI QUÁT HIỆN TRẠNG TĂNG
TRƢỞNG VÀ CHẤT LƢỢNG TĂNG
TRƢỞNG KINH TẾ Ở VIỆT NAM
Nhƣ chúng ta đều biết, ngay từ những năm
đầu của thời kỳ đổi mới (từ nửa cuối của
những năm 80 của thế kỷ trƣớc), đất nƣớc ta
đã có những thay đổi khá ngoạn mục từ một
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn43