Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Một số phương trình hàm thường gặp.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
PHẠM THỊ XUÂN ÁI
MỘT SỐ PHƯƠNG TRÌNH HÀM
THƯỜNG GẶP
Chuyên ngành: Phương pháp Toán sơ cấp
Mã số: 60 46 01 13
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
Đà Nẵng - Năm 2015
Công trình được hoàn thành tại
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
Người hướng dẫn khoa học: TS. CAO VĂN NUÔI
Phản biện 1: TS. NGUYỄN NGỌC CHÂU
Phản biện 2: GS. TSKH NGUYỄN VĂN MẬU
Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn
tốt nghiệp thạc sĩ khoa học họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày
12 tháng 12 năm 2015
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin-Học liệu, Đại học Đà Nẵng
- Trường Đại Học Sư Phạm, Đại học Đà Nẵng
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Phương trình hàm là một lĩnh vực hay của toán sơ cấp. Tuy nhiên,
đây cũng là một dạng toán khó đối với người học, bởi vì nó đòi hỏi
chúng ta phải vận dụng nhiều kiến thức khi giải, có khả năng tư duy
tốt, khả năng khái quát, phán đoán vấn đề. . .
Bên cạnh đó, các bài toán về phương trình hàm thường xuyên xuất
hiện trong các kỳ thi Olympic Toán học Quốc gia, Khu vực và Quốc tế.
Trong đó có các bài toán về: phương trình hàm Jensen, phương trình
hàm Pexider và phương trình hàm dạng toàn phương. Do đó việc giúp
các em học sinh chuyên toán nắm vững và biết cách giải các phương
trình hàm trên là điều hết sức cần thiết. Chính vì thế tôi chọn đề tài:
“MỘT SỐ PHƯƠNG TRÌNH HÀM THƯỜNG GẶP” để làm luận
văn tốt nghiệp bậc cao học của mình.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
• Đối tượng nghiên cứu: Phương trình hàm.
• Phạm vi nghiên cứu: Một số phương trình hàm thường gặp: phương
trình hàm Jensen, phương trình hàm Pexider, phương trình hàm dạng
toàn phương.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
• Nghiên cứu một số phương trình hàm thường gặp: phương trình
hàm Jensen, phương trình hàm Pexider, phương trình hàm dạng toàn
phương.
• Nghiên cứu cách xác định nghiệm tổng quát, nghiệm liên tục của
các phương trình hàm trên cùng cách chứng minh các định lý, bổ đề.
Từ đó vận dụng để chứng minh cho những phương trình hàm liên quan
hoặc suy rộng.
2
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu: thu thập, tổng hợp, phân tích các tài liệu,
sách báo viết về phương trình hàm, các tài liệu về phương trình hàm
trên mạng internet và các tài liệu chuyên khảo khác.
5. Giả thiết khoa học
Nếu học sinh chuyên toán nắm được một số phương trình hàm thường
gặp trên và biết vận dụng chúng để giải toán thì học sinh sẽ phát triển
được năng lực tư duy và tự tin hơn khi tham gia các kỳ thi học sinh
giỏi toán.
6. Nội dung
Ngoài các phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo thì nội dung
đề tài gồm 3 chương, như sau:
Chương 1. Phương trình hàm Jensen
Chương 2. Phương trình hàm Pexider
Chương 3. Phương trình hàm dạng toàn phương
3
CHƯƠNG 1
PHƯƠNG TRÌNH HÀM JENSEN
1.1. GIỚI THIỆU
Trong chương này, đầu tiên ta sẽ giới thiệu sơ lược về hàm lồi. Sau
đó, ta tiến hành xác định nghiệm tổng quát của phương trình hàm
Jensen khi nó thỏa mãn với mọi số thực trong R. Ta cũng tiến hành
tìm nghiệm liên tục của phương trình hàm Jensen trong tập số thực,
trong một tập đóng và trong đoạn [a, b]. Ta sẽ kết thúc chương này với
một kiểu phương trình hàm Jensen mà nó được phát sinh từ bất đẳng
thức Popoviciu.
1.2. HÀM LỒI
Một hàm f : R → R được gọi là lồi khi và chỉ khi nó thỏa mãn bất
đẳng thức:
f
x + y
2
≤
f (x) + f (y)
2
∀x, y ∈ R (1.1)
Hàm lồi được giới thiệu lần đầu tiên bởi J.L.W.V. Jensen vào năm
1905, mặc dù các hàm thỏa mãn điều kiện (1.1) đã được xử lý bởi
Hadamard (1893) và Holder (1889). Năm 1905, Jensen viết: đối với tôi
khái niệm về hàm lồi chỉ cơ bản như là hàm dương hay là hàm tăng.
Nếu tôi không hiểu lầm về việc này thì khái niệm hàm lồi có thể được
tìm thấy nhiều trong lý thuyết các hàm số thực.
Một số ví dụ của hàm lồi như sau:
(a) f(x) = mx + c trên R và m, c bất kỳ thuộc R
(b) f(x) = x
2
trên R
(c) f(x) = e
αx trên R với α ≥ 1 hoặc α ≤ 0
Một tổng hữu hạn các hàm lồi là một hàm lồi. Tuy nhiên, tích của
các hàm lồi không nhất thiết là hàm lồi.
Ví dụ ([8]).
f (x) = x
2
và g (x) = e
x
là các hàm lồi trên R nhưng tích của
4
chúng h (x) = x
2
e
x
không phải là một hàm lồi trên R.
Nếu A : R → R là một hàm cộng tính thì A cũng là một hàm lồi.
Thật vậy, ta có: A : R → R là một hàm cộng tính
Nên:
A (2x) = A (x + x) = A (x) + A (x) = 2A (x)
Suy ra:
A (x) = 1
2
A (2x)
Thay x bởi
x + y
2
, ta được:
A
x + y
2
=
1
2
A (x + y)
Khi đó:
A
x + y
2
=
1
2
A (x + y) = 1
2
(A (x) + A (y))
A thỏa mãn:
A
x + y
2
≤
A (x) + A (y)
2
Do đó A là một hàm lồi.
1.3. PHƯƠNG TRÌNH HÀM JENSEN
Phương trình hàm có dạng:
f
x + y
2
=
f (x) + f (y)
2
∀x, y ∈ R
được gọi là phương trình hàm Jensen.
Định nghĩa 1.1 ([8]). Một hàm f : R → R được gọi là Jensen
nếu nó thỏa mãn:
f
x + y
2
=
f (x) + f (y)
2
∀x, y ∈ R.
5
Định nghĩa 1.2 ([8]). Một hàm f : R → R được gọi là affine
nếu nó có dạng f(x) = cx + a với c, a là những hằng số tùy ý.
Ta sẽ chứng tỏ rằng, mọi hàm Jensen liên tục trên R là affine.
Định lý 1.1 ([8]). Một hàm f : R → R thỏa mãn phương trình
hàm Jensen
f
x + y
2
=
f (x) + f (y)
2
∀x, y ∈ R (1.2)
khi và chỉ khi
f (x) = A (x) + a (1.3)
trong đó, A : R → R là một hàm cộng tính và a là một hằng số
tùy ý.
Định lý 1.2 ([8]). Mọi hàm Jensen liên tục là affine.
Chứng minh của kết quả này không được mở rộng cho hàm xác định
trên một tập đóng và bị chặn. Tiếp theo ta xác định nghiệm liên tục
tổng quát của (1.2) trên một đoạn [a, b] đóng và bị chặn, với a, b nào
đó thuộc R.
Đầu tiên, ta cần định nghĩa sau:
Định nghĩa 1.3 ([8]). Cho m và n là hai số nguyên dương. Một
số hữu tỷ có dạng:
m
2
n
được gọi là số hữu tỷ nhị phân.
Định lý 1.3 ([8]). Nghiệm liên tục của:
f
x + y
2
=
f (x) + f (y)
2
∀x, y ∈ [a, b] (1.6)
được cho bởi:
f (x) = α + βx
trong đó, α, β là những hằng số tùy ý.
6
1.4. MỘT PHƯƠNG TRÌNH HÀM LIÊN QUAN
Popoviciu (1965) đã chứng minh rằng nếu I là một khoảng không
rỗng và f : I → R là một hàm lồi thì f thỏa mãn bất đẳng thức:
3f
x + y + z
3
+ f (x) + f (y) + f (z)
≥ 2
f
x + y
2
+ f
y + z
2
+ f
z + x
2
∀x, y, z ∈ I.
Nếu ta thay đổi dấu của bất đẳng thức trên thành dấu đẳng thức
thì ta có một kiểu khác của phương trình hàm Jensen. Trong mục này,
mục đích của ta là xác định nghiệm tổng quát của phương trình hàm
Jensen:
3f
x + y + z
3
+ f (x) + f (y) + f (z)
= 2
f
x + y
2
+ f
y + z
2
+ f
z + x
2
(1.10)
∀x, y, z ∈ R.
Định lý 1.4 ([8]). Hàm f : R → R thỏa mãn phương trình hàm
(1.10), ∀x, y, z ∈ R nếu và chỉ nếu:
f (x) = A (x) + b ∀x ∈ R (1.11)
trong đó, A : R → R là một hàm cộng tính và b là một hằng số
thực tùy ý.
1.5. MỘT SỐ ĐIỀU LƯU Ý
Nếu thay x = u + v và y = u − v vào (1.2) thì ta có:
f (u) = 1
2
[f (u + v) + f (u − v)] ∀u, v ∈ R.
Như vậy, phương trình hàm Jensen có thể viết dưới dạng: