Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Một số phương pháp tìm cực trị của hàm nhiều biến và ứng dụng trong toán sơ cấp
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN
ĐÀO NGUYÊN THẢO
LUẬN VĂN THẠC SĨ
ĐỀ TÀI
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP
TÌM CỰC TRỊ CỦA HÀM NHIỀU BIẾN
VÀ ỨNG DỤNG TRONG TOÁN SƠ CẤP
Chuyên ngành: Phương pháp toán sơ cấp
Mã số: 8460113
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Ngọc Quốc Thương
Bình Định - 2022
Mục lục
Mục lục 0
Mở đầu 3
Chương 1 Cực trị của hàm số 1
1.1 Cực trị của hàm một biến . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 1
1.2 Cực trị của hàm nhiều biến . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 3
1.3 Giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của hàm nhiều biến . . . . . . . 11
Chương 2 Một số phương pháp tìm cực trị của hàm nhiều biến 23
2.1 Phương pháp nhân tử Lagrange . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 23
2.1.1 Phương pháp nhân tử Lagrange với một điều kiện . . . . . . 25
2.1.2 Phương pháp nhân tử Lagrange với hai điều kiện . . . . . . 29
2.1.3 Một số bài toán cực trị giải bằng phương pháp nhân tử Lagrange . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 31
2.2 Phương pháp sử dụng các bất đẳng thức cổ điển . . . . . . . . . . . 34
2.2.1 Phương pháp sử dụng bất đẳng thức AM-GM . . . . . . . . 34
2.2.2 Phương pháp sử dụng bất đẳng thức Cauchy-Schwarz . . . . 42
2.3 Phương pháp đạo hàm . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 44
2.3.1 Sử dụng phương pháp đạo hàm cho bài toán cực trị hai biến
số . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 44
2.3.2 Sử dụng phương pháp đạo hàm cho bài toán cực trị ba biến số 52
2.3.3 Một số bài toán cực trị giải bằng phương pháp đạo hàm . . 57
1
2
Chương 3 Một số bài toán thi học sinh giỏi và Olympic Toán học 63
Kết luận 79
Tài liệu tham khảo 80
Mở đầu
Các bài toán về tìm cực trị của hàm số là một trong những vấn đề quan trọng
của toán cao cấp lẫn toán sơ cấp. Chúng có nhiều ứng dụng trong các lĩnh vực khác
nhau của toán học cũng như nhiều ngành khoa học khác như Vật lý, Kỹ thuật,
Kinh tế, Y học,... Ở Toán phổ thông, rất dễ bắt gặp các bài toán này trong các kì
thi tuyển sinh Đại học và Cao đẳng môn Toán học, kì thi học sinh giỏi quốc gia
và quốc tế, kì thi Olympic toán học.
Để giải quyết các bài toán này, có nhiều phương pháp khác nhau. Trong đề tài
này, tôi tìm hiểu, tổng hợp và hệ thống lại một cách đầy đủ, rõ ràng về một số
phương pháp tìm cực trị của hàm số nhiều biến số. Bên cạnh đó, luận văn cũng
tập trung tìm hiểu những ứng dụng của các phương pháp tìm cực trị của hàm số
nhiều biến số vào giải một số dạng toán sơ cấp ở THPT, đề thi tuyển sinh đại học,
đề thi học sinh giỏi và Olympic Toán học các cấp.
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận
văn “Một số phương pháp tìm cực trị của hàm nhiều biến và ứng dụng
trong toán sơ cấp” gồm có 3 chương.
Chương 1: Cực trị của hàm số
Chương này giới thiệu một số định nghĩa và định lý cơ bản về cực trị của hàm
số một biến số, cực trị của hàm số nhiều biến số, điểm tới hạn, điểm yên ngựa, giá
trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của hàm số nhiều biến số.
Chương 2: Một số phương pháp tìm cực trị của hàm số nhiều biến số
Chương này tập trung trình bày một cách hệ thống, chi tiết về các phương
pháp tìm cực trị của hàm số nhiều biến số.
2.1. Phương pháp nhân tử Lagrange
2.2. Phương pháp bất đẳng thức
2.3. Phương pháp đạo hàm
3
4
Chương 3: Một số bài toán thi học sinh giỏi, thi Đại học và Olympic
Toán học
Chương này tập trung trình bày về ứng dụng các phương pháp tìm cực trị của
hàm số nhiều biến số vào giải một số dạng toán ở THPT, đề thi tuyển sinh đại
học, đề thi học sinh giỏi và Olympic Toán học các cấp.
Chương 1
Cực trị của hàm số
1.1 Cực trị của hàm một biến
Cho I “ pa, bq là một khoảng, trong đó a có thể là ´8 và b có thể là `8.
Định nghĩa 1.1 (Cực trị địa phương). Cho hàm số y “ fpxq liên tục trên I. Xét
điểm x0 P I. Ta nói hàm số fpxq
1. đạt cực đại tại x0 nếu tồn tại một lân cận Vεpx0q của điểm x0 sao cho
fpxq ă fpx0q @x P Vεpx0qztx0u.
2. đạt cực tiểu tại x0 nếu tồn tại một lân cận Vεpx0q của điểm x0 sao cho
fpxq ą fpx0q @x P Vεpx0qztx0u.
Nếu hàm số fpxq đạt cực đại (cực tiểu) tại x0 thì ta nói x0 là điểm cực đại (điểm
cực tiểu) của hàm số fpxq, và f px0q được gọi là giá trị cực đại (giá trị cực tiểu)
của hàm số fpxq, còn điểm Mpx0; fpx0qq được gọi là điểm cực đại (điểm cực tiểu)
của đồ thị hàm số y “ fpxq. Các điểm cực đại và cực tiểu của hàm số fpxq được
gọi chung là điểm cực trị của hàm số fpxq.
Định lý 1.1 (Định lí Fermat). Nếu hàm số f đạt cực trị tại điểm x0 và có đạo
hàm tại điểm x0 thì f
1
px0q “ 0.
Định lý 1.2 (Điều kiện đủ loại I). Giả sử hàm số fpxq liên tục trên khoảng
K “ px0 ´ h; x0 ` hq, với h ą 0, và có đạo hàm trên K hoặc trên Kz tx0u.
1
2
1. Nếu f
1
pxq ą 0 trên px0 ´ hq và f
1
pxq ă 0 trên px0 ` hq thì x0 là điểm cực đại
của hàm số fpxq;
2. Nếu f
1
pxq ă 0 trên px0 ´ hq và f
1
pxq ą 0 trên px0 ` hq thì x0 là điểm cực tiểu
của hàm số fpxq.
Áp dụng Định lí 1.2, ta có quy tắc tìm cực trị của hàm số fpxq như sau.
Quy tắc I (dùng điều kiện đủ loại I)
1. Tìm tập xác định.
2. Tính f
1
pxq. Tìm các điểm tại đó f
1
pxq bằng 0 hoặc f
1
pxq không xác định.
3. Lập bảng biến thiên.
4. Từ bảng biến thiên suy ra các điểm cực trị.
Định lý 1.3 (Điều kiện đủ loại II). Giả sử hàm số fpxq có đạo hàm cấp hai trong
khoảng px0 ´ h; x0 ` hq, với h ą 0. Khi đó
1. Nếu f
1
px0q “ 0 và f
2
px0q ą 0 thì x0 là điểm cực tiểu của hàm số fpxq;
2. Nếu f
1
px0q “ 0 và f
2
px0q ă 0 thì x0 là điểm cực đại của hàm số fpxq.
Áp dụng Định lí 1.3 , ta có quy tắc sau đây để tìm các điểm cực trị của một hàm
số.
Quy tắc II:
1. Tìm tập xác định.
2. Tính f
1
pxq. Giải phương trình f
1
pxq “ 0 và kí hiệu xipi “ 1, 2, . . . , Nq là các
nghiệm của nó.
3. Tính f
2
pxq và f
2
pxiq.
4. Dựa vào dấu của f
2
pxiq suy ra tính chất cực trị của điểm xi
.
Định nghĩa 1.2 (Giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất). Cho hàm số fpxq xác định
trên tập D Ă R. Hàm số fpxq được gọi là
3
1. đạt giá trị lớn nhất trên D nếu tồn tại x0 P D sao cho
fpxq ď fpx0q @x P D.
2. đạt giá trị nhỏ nhất trên D nếu tồn tại x1 P D sao cho
fpxq ě fpx1q @x P D.
Khi đó ta ký hiệu
M “ fpx0q “ max
D
fpxq, m “ fpx1q “ min
D
fpxq.
Định lý 1.4 (Weierstrass). Nếu hàm số fpxq liên tục trên đoạn ra; bs thì fpxq đạt
giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất trên đoạn đó.
Quy tắc tìm giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của hàm số liên tục trên
một đoạn:
1. Tìm các điểm x1, x2, . . . , xn trên khoảng pa; bq, tại đó f
1
pxq bằng 0 hoặc f
1
pxq
không xác định.
2. Tính fpaq, f px1q, f px2q, . . . , f pxnq, fpbq.
3. Tìm số lớn nhất M và số nhỏ nhất m trong các số trên. Ta có
M “ max
ra;bs
fpxq, m “ min
ra,bs
fpxq.
Chú ý 1.1. Hàm số liên tục trên một khoảng có thể không có giá trị lớn nhất và
giá trị nhỏ nhất trên khoảng đó. Chẳng hạn, hàm số fpxq “ 1
x
không có giá trị lớn
nhất, giá trị nhỏ nhất trên khoảng p0; 1q.
1.2 Cực trị của hàm nhiều biến
Đạo hàm thường được dùng để xác định cực trị của hàm số. Trong phần này,
ta sẽ tìm hiểu cách sử dụng đạo hàm riêng xác định cực trị của hàm hai biến.
Nhìn vào đồ thị của Hình 1, ta thấy hàm f có cực đại địa phương tại hai điểm.
Giá trị lớn hơn trong hai cực đại được gọi là giá trị lớn nhất. Tương tự, f có cực
tiểu địa phương tại hai điểm. Giá trị nhỏ hơn trong hai cực tiểu được gọi là giá trị
nhỏ nhất.