Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Một số phương pháp chế biến phụ phẩm nông nghiệp cho chăn nuôi trâu bò ở đồng bằng sông Cửu Long
MIỄN PHÍ
Số trang
4
Kích thước
231.4 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
942

Một số phương pháp chế biến phụ phẩm nông nghiệp cho chăn nuôi trâu bò ở đồng bằng sông Cửu Long

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

30 Tạp chí chăn nuôi số 12 - Tập 2 năm 2008

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://rwww.lrc-tnu.edu.vn

Một số phương pháp chế biến phụ phẩm nông nghiệp cho chăn nuôi trâu bò ở

đồng bằng sông Cửu Long

Nguyễn Thị Hồng Nhân*

1. Giới thiệu

Thức ăn thô xanh là một trong những yếu tố

quan trọng hàng đầu trong chăn nuôi gia súc

nhai lại. Tuy nhiên, hiện nay các nguồn này, kể

cả các phụ phẩm qui đổi, chỉ đáp ứng được

khoảng 53% nhu cầu thực tế của đàn gia súc.

Sự mất cân đối về các nguồn thức ăn theo mùa

vụ, diện tích đất trồng cỏ thu hẹp và chất lượng

thức ăn chưa cao là những trở ngại lớn đối với

chăn nuôi gia súc ăn cỏ. Ngoài ra, việc khai

thác kém hiệu quả các nguồn phụ phẩm nông

nghiệp cũng là một nguyên nhân dẫn đến sự

mất cân đối giữa nhu cầu và nguồn thức ăn

cung cấp. Thực tế cho thấy, hàng năm sản

lượng của các loại phụ phẩm nông nghiệp đạt

khoảng 100 ngàn tấn, nhưng chỉ có khoảng

40% trong số này được sử dụng trong chăn nuôi

gia súc, phần còn lại được sử dụng vào các mục

đích khác nhau như làm chất đốt, làm chất độn

chuồng hoặc trồng nấm. ở Đồng Bằng Sông

Cửu Long (ĐBSCL), các loại phụ phẩm trên rất

nhiều bao gồm rơm rạ, thân bắp, ngọn mía, vỏ

khóm, xác mì v.v… Các nguồn phụ phẩm này

nếu được bảo quản và chế biến một cách hợp lý

sẽ góp phần cải thiện tình hình khan hiếm thức

ăn trong chăn nuôi đại gia súc hiện nay.

2. Các loại phụ phẩm nông nghiệp ở ĐBSCL

và các phương pháp chế biến

- Rơm rạ: là nguồn phụ phẩm phổ biến nhất ở

ĐBSCL, thông thường khi thu hoạch thì rơm

TS. Nguyễn Thị Hồng Nhân, Khoa Nông nghiệp & Sinh

học ứng dụng, Đại học Cần Thơ; Khu 2 - Trường Đại học

Cần Thơ - Tp Cần Thơ. ĐT: 0919434989; Email:

[email protected]

lúa còn xanh, gia súc có thể sử dụng ngay, nếu

để ngoài mưa hoặc nơi ẩm ướt thì giá trị của

rơm lúa sẽ giảm, do đó sau khi thu hoạch, người

ta phải tiến hành làm khô rơm để dự trữ. Một

trong những phương pháp bảo quản đơn giản và

được áp dụng nhiều nhất là phơi khô và chất

thành cây rơm. Rơm được đánh thành cây ở

những nơi khô ráo, không bị ẩm ướt, độ ẩm

dưới 10%. Chất lượng của rơm trữ theo phương

pháp trên còn giữ tốt trong khoảng 6 tháng. Nếu

điều kiện diện tích giới hạn, người dân sẽ đóng

bánh rơm rạ với các kích thước khác nhau tùy

theo điều kiện thực tế với các dụng cụ rẻ tiền

như khuôn gỗ hay khung sắt. Ngoài 2 phương

pháp trên, rơm còn được ủ với urea (4%) hoặc

vôi Ca(OH)2 với mục đích là phá vỡ các liên kết

hóa học giữa lignin với

xenlulose/hemixenlulose của vách tế bào thực

vật tạo điều kiện thuận lợi cho sự tiêu hóa thức

ăn của hệ vi sinh vật dạ cỏ. Phương pháp này đã

được giới thiệu rất nhiều trong các chương trình

khuyến nông hoặc trong đề tài nghiên cứu của

những nhà khoa học, nhưng trong thực tế người

dân vẫn chưa áp dụng nhiều có lẽ do tốn công

lao động và mất thêm chi phí.

- Thân cây bắp: cũng là một loại thức ăn thô

cho chăn nuôi trâu bò ở nhiều vùng khác nhau ở

ĐBSCL. Giá trị dinh dưỡng của thân bắp không

cao, thân bắp chứa nhiều xơ (30-40%) và ít đạm

(7-10%), do đó việc chế biến để bảo quản và

tăng giá trị dinh dưỡng của chúng là cần thiết.

Kết quả nghiên cứu của Lê Phạm Hoàng Nhựt

(2006) cho thấy thân và lá bắp sau khi cắt ngắn

và trộn chung lại có thể được bảo quản bằng

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!