Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Một số nội dung cơ bản của chính sách phát triển giảng viên qua thực tiễn tại trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Trần Tú Hoài Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 172(12/2): 121-126 X
121
MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN
GIẢNG VIÊN QUA THỰC TIỄN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
Trần Tú Hoài*
Trường Đại học Sư phạm - ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Thực hiện “Chính sách phát triển giảng viên” là sự cụ thể hóa các chủ trương, đường lối của Đảng,
Nhà nước và các cơ quan quản lý giáo dục về vấn đề giáo dục, đào tạo, nhà giáo. Củng cố nhận
thức cho giảng viên về chính sách phát triển giảng viên chính là vì quyền lợi của họ và của các
trường đại học. Đây cũng là sự cụ thể hóa một bước dân chủ cơ sở trong trường đại học. Bài báo
đề cập đến việc thực hiện một số hoạt động liên quan đến chính sách phát triển giảng viên ở trường
Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên như: tuyển dụng giảng viên, quản lý và sử dụng giảng
viên, đào tạo và bồi dưỡng giảng viên, đánh giá giảng viên, thi đua, khen thưởng, kỷ luật giảng
viên và đãi ngộ giảng viên. Thông qua thực tiễn đó, bài báo đề xuất một số giải pháp liên quan đến
việc chuẩn bị thực hiện chính sách, thực hiện chính sách, kiểm soát và đánh giá chính sách phát
triển giảng viên ở các trường thành viên thuộc Đại học Thái Nguyên.
Từ khóa: Chính sách phát triển giảng viên, tuyển dụng giảng viên, sử dụng, đào tạo bồi dưỡng,
đánh giá, khen thưởng, kỷ luật, đãi ngộ, chuẩn bị thực hiện chính sách, thực hiện chính sách, kiểm
soát và đánh giá chính sách, các đề xuất
MỞ ĐẦU *
Thực hiện “Chính sách phát triển giảng viên”
là sự cụ thể hóa các chủ trương, đường lối của
Đảng [6], Nhà nước và các cơ quan quản lý
giáo dục về vấn đề giáo dục đào tạo và nhà
giáo, là một trong những công cụ quản lý của
Nhà nước, định hướng, tạo động lực, huy
động các nguồn lực, có vai trò quyết định đối
với sự phát triển đội ngũ giảng viên và các
trường đại học. Mục tiêu chung của chính
sách phát triển giảng viên là xây dựng một
đội ngũ giảng viên đảm bảo về cơ cấu trình
độ, đảm bảo về chất lượng chuyên môn và
nghiệp vụ sư phạm, có phẩm chất đạo đức
nghề nghiệp tốt, có phong cách giảng dạy và
quản lý hiện đại.
Nằm trong hệ thống giáo dục Việt Nam,
trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái
Nguyên nhận thức được nhiệm vụ đào tạo và
chuẩn hóa đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý
giáo dục để khẳng định vai trò cung cấp
nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, xứng đáng là trường
trọng điểm trong đào tạo giáo viên và cán bộ
quản lý giáo dục đối với các tỉnh trung du,
miền núi phía Bắc.
* Tel: 0963552888; Email: [email protected]
Từ việc nghiên cứu lý thuyết về chính sách
phát triển giảng viên và thực trạng việc thực
hiện chính sách phát triển giảng viên tại
Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái
Nguyên, tác giả nhận thấy cần phải tuyên
truyền trong giảng viên về các hoạt động liên
quan đến chính sách phát triển giảng viên đã
và đang được triển khai ở Trường Đại học
Sư phạm nói riêng và ở Đại học Thái
Nguyên nói chung.
Việc củng cố nhận thức cho giảng viên về
chính sách phát triển giảng viên chính là vì
quyền lợi của giảng viên và của các trường
đại học thành viên, nơi họ đang làm việc. Đây
cũng là sự cụ thể hóa một bước dân chủ cơ sở
trong trường đại học. Khi giảng viên hiểu
được chính sách này có những hoạt động gì
và các bước được triển khai cụ thể ra sao thì
họ sẽ chủ động trong việc nghiên cứu, thực
hiện cho phù hợp để bảo vệ quyền lợi của
mỉnh cũng như thực hiện những nghĩa vụ và
trách nhiệm cá nhân của mình trong việc phát
triển trường đại học. Xuất phát từ mục tiêu
như trên, tác giả bài báo mong muốn góp
phần thực hiện tốt chính sách phát triển giảng
viên của nhà trường, tạo động lực cho sự phát
triển nhà trường nói riêng và cho toàn Đại học
Thái Nguyên nói chung.