Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Một số nghiên cứu về mối quan hệ giữa các yếu tố môi trường xã hội với bạo lực học đường.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 448 (Kì 2 - 2/2019), tr 26-31
26 Email: [email protected]
MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC YẾU TỐ
MÔI TRƯỜNG XÃ HỘI VỚI BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG
Nguyễn Thị Mai Hương - Nguyễn Thu Hà
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Ngày nhận bài: 08/12/2018; ngày sửa chữa: 18/12/2018; ngày duyệt đăng: 04/01/2019.
Abstract: This paper reviews the international and Vietnamese studies on school violence and its
manifestation. These studies indicated that social environmental factors such as family, school and
friend groups are related to school violence, are factors affecting violent behavior and students with
violence in school. From that results, the author suggests some support of school social workers who
works with students involved in school violence through solving the relationships between students and
social environmental factors to contribute to the prevention and mitigation of violence in schools today.
Keywords: School violence, social environmental factors, social work, school social work, social
worker.
1. Mở đầu
Trẻ em ngày nay đã và đang trở thành nạn nhân ngoài
ý muốn, bất đắc dĩ của các vấn đề trong môi trường học
đường. Các vấn đề học sinh (HS) gặp phải trong nhà
trường ngày càng phức tạp và khó lường. Bên cạnh các
rối nhiễu tâm lí, định dạng giới, quan hệ ứng xử với bạn
bè, với thầy cô thì bạo lực học đường (BLHĐ) là một vấn
đề nhức nhối cần phải giải quyết. Trước thực trạng
BLHĐ ngày càng gia tăng và có tính chất ngày càng
nghiêm trọng, các nhà nghiên cứu đã tập trung phân tích
các hành vi BLHĐ, chỉ ra những ảnh hưởng nghiêm
trọng của nó tới nạn nhân và những người liên quan như:
BLHĐ không chỉ làm ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường
học đường, làm suy thoái đạo đức xã hội mà nó còn ảnh
hưởng nghiêm trọng đến HS bị bạo lực và những người
liên quan, đặc biệt là có ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết
quả học tập và sự phát triển tâm lí của HS. Bên cạnh đó,
có nhiều nghiên cứu đã tập trung phân tích những nguyên
nhân gây ra BLHĐ trong trường học, bao gồm có nhóm
yếu tố cá nhân và nhóm yếu tố môi trường xã hội, để từ
đó đưa ra các biện pháp phòng ngừa.
Bài viết tập trung phân tích các quan niệm về BLHĐ
và mối quan hệ giữa các yếu tố môi trường xã hội với
BLHĐ để từ đó đưa ra một số gợi ý hỗ trợ của nhân viên
công tác xã hội (CTXH) trường học trong làm việc với
HS có liên quan tới BLHĐ.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Quan niệm về bạo lực học đường
Theo Furlong & Morrison, đến năm 1992, khái niệm
“BLHĐ” mới được sử dụng rộng rãi như một thuật ngữ
để mô tả những hành động bạo lực và căng thẳng trong
trường học. Thuật ngữ BLHĐ (Violence School) được
hiểu là “khái niệm gồm nhiều khía cạnh liên quan đến
thủ phạm gây ra bạo lực và nạn nhân bị bạo lực, từ các
hành vi chống đối xã hội đến cả hành vi phạm tội và gây
hấn trong trường học ngăn cản sự phát triển và học tập,
cũng như làm ảnh hưởng đến môi trường học đường, bao
gồm cả sự khiếp sợ/ lo lắng, sợ hãi, kỉ luật/ môi trường
học đường và các khía cạnh khác” [1; tr 71].
Theo Điều 2, Nghị quyết số 80/2017/NĐ-CP quy định
về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện,
phòng, chống BLHĐ: “BLHĐ là hành vi hành hạ, ngược
đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc
phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành
vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của người
học xảy ra trong cơ sở giáo dục hoặc lớp độc lập” [2].
Theo Phan Thị Mai Hương: “BLHĐ là thuật ngữ
dùng để chỉ những hành vi bạo lực trong môi trường học
đường hoặc những hành vi bạo lực của lứa tuổi học
đường, bao gồm hàng loạt các hành vi bạo lực với các
mức độ khác nhau, từ không lời đến có lời, từ hành động
đơn giản đến những hành động thù địch, gây hấn, phá
phách, gây tổn thương tâm lí, thậm chí tổn hại đến thể
chất của người khác” [3; tr 28]. Theo Huỳnh Văn
Sơn:”BLHĐ là một thuật ngữ dùng để chỉ các hành động
làm tổn hại đến thể chất, tinh thần và vật chất của người
khác dưới những hình thức khác nhau diễn ra trong môi
trường học đường” [4; tr 60]. Còn theo Nguyễn Văn
Tường:”BLHĐ là hệ thống xâu chuỗi lời nói, hành vi
mang tính miệt thị, đe dọa, khủng bố người khác” [5; tr
568] và Nguyễn Văn Lượt: “Hành vi BLHĐ được coi là
những hành vi lệch chuẩn bởi nó vi phạm các quy tắc,
chuẩn mực đạo đức xã hội, nội quy của nhà trường nơi
mà các em là thành viên” [6; tr 322].
Theo chúng tôi, BLHĐ là hành vi dùng ngôn ngữ, cử
chỉ và hành động gây tổn thương về thể chất và tinh thần
của người khác trong môi trường học đường; BLHĐ